• Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Tầm 20 phút sau Nam nhìn xô cũng đã đủ cá cho ngày hôm nay, nhìn chú Đại vẫn đang hí hửng Nam nói:



- - Về thôi chú ơi, nhiều quá ăn không hết nuôi nó cũng gầy đi. Đúng là giờ ít ai đi câu nên cá vừa to lại vừa nhiều.



Chú Đại chưa muốn về, vẫn cố:



- - Mới được tiếng mà đã về rồi, từ từ đã...Cho chú câu thê tí nữa. Khòng ngờ ở đây lại vui thế.



Nam chiều ông chú, nó nói:



- - Quê mỗi mùa một thứ chú ạ, hôm nay mình câu cá rô, chứ ở ra sông chú cháu mình còn có thể câu cá bống, có khi câu được cả nhệch, riêng con kênh này tầm tháng 5-6 đi câu rạm thì nhiều lắm. Năm sau đến mùa rạm cháu dẫn chú đi câu rạm…



Chú Đại ồ lên ngạc nhiên:



- - Con rạm có phải giống con cua không…?



Nam đáp:



- - Giống thì giống nhưng chỉ cùng họ thôi. Rạm nó lành hơn cua, mà chú ăn rạm khi lá lốt chưa…Ngon cực kỳ, cháu khoái món đó lắm. Nghĩ đến lại thèm..



Chú Đại trả lời:



- - Có, có chú ăn rồi, bà ngày xưa cũng hay mua về làm lắm. Nhưng chú chỉ thấy ở chợ bán chứ chưa biết câu như thế nào..?



Nam cười:



- - Câu rạm dễ lắm, không cần cầu kỳ, chỉ cần một thanh tre, một cành cây, dây len, mồi thối như xác ếch, nhái...không thì bắt ốc bưu vàng phơi khô cho ỉnh ỉnh ra rồi buộc vào sợi dây len. Thả xuống lưng chừng thi thoảng nhấc lên có khi 3-4 con nó bám vào một lúc. Tả chú không hình dung được đâu, vào mùa cháu dẫn chú đi câu. Câu rạm xong chui vào vườn dừa chặt trộm dừa uống thì thích lắm.






Chú Đại ngồi nghe Nam kể chuyện mà thấy hấp dẫn vô cùng. Đúng kiểu người thành phố về quê lại thích lội ruộng bắt ốc, tát vũng bắt cá. Đang dở mồm thì cần câu của chú Đại bị kéo xệch hẳn đi. Nam chỉ tay nói:



- - Cá cắn câu kìa chú, con này to lắm...Nó lôi kìa..



Chú Đại mắm môi nghiến lợi dùng hay tay giật cần câu, nhưng con cá dường tư rất to lên cần bị kéo xuống cong veo, chú Đại dùng hết sức giật thật mạnh:



“ Rắc.”



Chiếc cần câu bị gãy mất một nửa, chú Đại giật mình:



- - Đm, gãy cụ nó cần rồi…



Trời thì lạnh nhưng thằng Nam nhanh như cắt nhảy xuống kênh, nó bơi theo túm lại nửa chiếc cần câu bị gãy. Xong cứ thế đứng dưới nước dùng tay kéo dây cước lại. Càng kéo dây lên gần mặt nước thì tiếng nước quẫy bì bõm bắn tung tóe lên trên. Con cá vẫn bị mắc câu đang cố gắng vùng vẫy để thoát nhưng không thành. Nam hét toáng lên:



- - Cá Chuối chú ơi, con này phải hai cân. Trơn quá….chú chú...lấy cái xô lại đây..



Chú Đại nghe cá chuối thì không biết là cá gì, nhưng thấy con cá đen xì, bóng loáng đang quẫy đành đạnh trong tay thằng Nam thì mừng lắm. Nam thả con cá vào xô xong leo lên bờ. Nó nhìn chú Đại hớn hở:



- - Chú đúng là may thật đấy, câu được hẳn cá chuối.



Chú Đại ngơ ngác:



- - Cá chuối là cá gì..?



Nam cười hềnh hệch:



- - À thì nó cũng là cá quả, cá chuối cá quả giống nhau. Con này to thật, loại này nó khỏe lắm. May cháu nhảy xuống kịp không chắc nó giật lúc nữa thì đứt cước. Trưa nay chú cháu mình được bữa canh chua cá quả rồi.



Chú Đại nhìn nó chép miệng:



- - Lạnh thế này nhảy xuống làm gì..?



Nam xách xô đáp:



- - Chú không biết gì, đi câu mà câu được con cá to nó thích lắm. Mấy khi được đâu mà, với lại gãy mất cần ít ra cũng phải lấy được cái gì chứ. Về cháu tắm phát rồi làm cá nấu cơm chú cháu mình ăn. Đàm bảo ngon tuyệt cú mèo, mấy hôm nữa là cháu được nghỉ tết rồi. Không biết năm nay bà có gói bánh trưng không, đêm giao thừa ngồi trông bánh trưng cũng thích.



Chú Đại gật đầu vác cần câu đi về, đi được một đoạn chú Đại mới sực nhớ:



- - Mấy hôm nữa cháu nghỉ tết rồi à..?



Nam đáp:



- - Vâng.



Chú Đại lúc này mới tá hỏa:



- - Thôi chết, về, về nhanh xong chú bảo cái này..Quên mẹ nó mất..



Nam với chú Đại trở về nhà khoe thành tích với bà ngoại, bà ngoại cười khen chú Đại giỏi, mới đi câu mà đã câu đươc cá to. Nam lấy dao lấy thớt làm nhoằng tí xong con cá, vừa tắm xong chú Đại kéo nó lên trên nhà rồi nói:



- - Chú bảo này, chú lại có việc muốn nhờ cháu đây. Mà việc này ông bà giao mới chết.






Nam vừa lau khô đầu vừa hỏi:



- - Có việc gì hả chú..?



Chú Đại nhìn nó nói nhỏ:



- - Cháu biết nhà cô Thúy ở đâu không..?



Nam tròn mắt:



- - Uây, chú định tấn công đến tận nhà cơ à..?



Chú Đại vội giải thích:



- - Không phải, ông bà giao cho chú nhiệm vụ đi tết thầy cô giáo của hai đứa. Mà không biết nhà thì đi làm sao được. Thế nên chú mới hỏi mày..?



Nam lắc đầu:



- - Cháu có biết đâu, cháu đã bao giờ đến nhà cô ấy đâu mà biết..?



Chú Đại thắc mắc:



- - Thế 20/11 không đi lễ thầy cô giáo à..?



Nam tiếp tục lắc:



- - Hôm đó trong lớp mỗi người đóng 100k mua quà cho thầy cô rồi tổ chức đến nhà, nhưng cháu không có tiền đóng lên không đi. Để cháu hỏi mấy đứa cùng lớp xem sao..?



Chú Đại chép miệng:



- - Vài ngày nữa là tết rồi, giờ đợi hỏi xong đi tìm thì đến bao giờ. Chú tưởng mày biết thì dẫn chú đến luôn.



Nam cười:



- - Mà cũng chẳng phải đi tết gì đâu chú ơi, kệ đi, học đến đâu hay đến đó. Mất công làm gì..?



Chú Đại vội gắt:



- - Không được, phải đang hoàng chứ…? Hơn nữa, mày cũng biết rồi còn gì...He he..



Nam lè lưỡi:



- - Biết ngay mà..?



Chú Đại ghé sát tai Nam nói nhỏ gì đó, Nam thì vừa nghe vừa gật xong đáp:



- - Để cháu xem nào, ngày mai được đấy. Trưa mai tầm 12h chú đến trường cháu nhé.



Chú Đại nhìn nhìn rồi nói:



- - Sớm hơn không được à..?



Nam trả lời:



- - Sớm hơn thì đợi lâu lắm, mai chú muốn gặp cô Thúy thì cứ tầm 12h đến trường là được. Tại mai cô ấy dạy lớp cháu tiết cuối, chắc dạy xong sinh hoạt lớp một lúc, khoảng 12h trưa là về thôi. Mà cháu bảo cái này….



Thằng Nam lại ghé tai chú Đại thì thầm cái gì đấy xong nó cười khúc khích, chú Đại nghe xong cũng cười có phần hơi điêu. Không ai biết hai chú cháu nhà này đang mưu tính chuyện gì. Chỉ biết bữa trưa hôm đó chú Đại ăn suýt nữa thì thủng cả nồi cơm bởi món cá quả nấu chua cùa bà ngoại. Chẳng biết từ bao giờ, nhưng mỗi khi chú Đại ra đây chơi cả nhà lúc nào cũng cười ầm ỹ.



Ở ngoài sân bà ngoại sáng nay đã đi chợ mua nào là gạo nếp, đỗ xanh, hành củ….Không khí tết đang đến thật gần.

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website TruyenOnl.COM
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK