6.
Chuyện tang sự của bà nội tôi, phải giữ nguyên quan tài trong ba ngày, đưa tang vào ban đêm và ch/ô/n cất khi bình minh ló rạng.
Làm gì có ai từng thấy cảnh làm tang ma vào ban đêm?
Nhưng lão đạo sĩ nói như thế mới tốt cho ngài thái tử.
Phía trên linh đường, quan tài không được đóng nắp.
Bụng của bà nội tôi phình to ra, bị nhét một con chó vào trong, cứ nằm như thế trong quan tài.
Dân làng đến thăm viếng chứng kiến cảnh tượng này, nhưng bác trai tôi đều sử dụng những lý do sáo rỗng để nói cho qua chuyện:
“Ôi! Không phải chỉ là một cái x/á/c thôi à? Có gì đặc biệt đâu!”
Sau đó, ông ta đắc ý hứa hẹn với mọi người:
“Khi nào tôi có nhà mới, mời mọi người đến nhà tôi uống rượu nhé!”
Lúc này, nhiều dân làng thể hiện ánh mắt ghen tị và ngưỡng mộ.
Chỉ có tôi nhìn trộm bằng mắt trái, nhận ra điều khác lạ.
Khuôn mặt bà nội tôi tím tái, trong miệng mọc răng nanh, dị thường gớm ghiếc.
Tôi không biết gì về huyền học.
Thế nhưng tôi biết.
Minh hôn với chó không chỉ trái với lẽ trời, mà còn làm ô uế nhân luân.
Kết quả cuối cùng của đám tang này, chỉ có thể là đại hung.
7.
Vào đêm đưa tang, gia đình tôi tổ chức một bữa tiệc lớn.
Trong sân, tám cái bàn được bày ra.
Không chỉ có bà con họ hàng, mà cả ông chủ hầm mỏ cũng dẫn đạo sĩ tới.
Trong làng của chúng tôi, phụ nữ không có địa vị gì hết.
Vì vậy, mặc dù tôi cảm thấy không khỏe, nhưng vẫn uống một bát thuốc giảm đau, cắn răng chịu đựng xuống giường lò, bận bịu chạy tới chạy lui hầu hạ bọn họ.
Sau khi uống hết ba vòng rượu, họ mới bắt tay vào việc chính.
Lão đạo sĩ nói:
“Mọi người nghe đây, chúng ta sẽ đưa tang vào lúc nửa đêm, đi thẳng đến lăng mộ Ngũ Thọ ở ngọn núi sau làng.”
“Đó là một vị trí tốt, ngài thái tử sẽ được chôn cất ở đó.”
Trong nháy mắt, cả khoảng sân trở nên yên tĩnh lạ thường.
Lăng mộ Ngũ Thọ của làng chúng tôi rất đặc biệt.
Ngược dòng thời gian về trước đây, từ rất lâu rất lâu có năm cụ già sống rất thọ trong làng chúng tôi, khi gần 100 tuổi họ mới lần lượt tạ thế.
Bởi vì điều này mà họ đã được chôn cất cùng nhau ở ngọn núi sau làng.
Trên đỉnh núi có năm ngôi mộ, xếp thành một hàng.
Mọi người đều nói năm vị thọ tinh này có thể phù hộ cho làng chúng tôi mưa thuận gió hòa, con cháu thịnh vượng.
Nhưng bây giờ vùng đất thiêng liêng này sắp bị một con chó bá chiếm.
Dân làng cúi gằm mặt.
Cha và bác trai tôi bối rối đến mức chỉ biết nhe răng cười.
“Cái này, cái này, ông chủ…”
Cha tôi muốn nói lại thôi.
Ông chủ hầm mỏ chỉ bắt chéo chân, thờ ơ phả ra một hơi khói:
“Không phải chỉ là dời năm ngôi mộ mục nát đấy đi rồi chôn cất con trai tao vào đó thôi sao?”
“Có mỗi cái việc cỏn con mà lèm bèm lắm thế.”
“Sao hả? Chúng mày không muốn kiếm tiền, không muốn làm việc trong mỏ của tao nữa chứ gì?”
Ông ta trừng mắt vỗ bàn.
Dân làng càng cúi thấp đầu hơn.
Cha và bác trai tôi thấy thế, vội vàng cười làm lành.
Cha tôi nói:
“Không có vấn đề gì, cứ quyết định như thế đi ạ!”
8.
Lão đạo sĩ tiếp tục sắp xếp mọi việc trong đám tang, chia đủ các vị trí khiêng quan tài, thổi kèn bầu và chịu trách nhiệm mang cống phẩm.
Quan trọng nhất, lão ta còn nhắc đến việc rước cờ tang và rải vàng thỏi.
(*) Vàng mã hình thỏi vàng.
Thông thường, chỉ những người thân trong gia đình mới được thực hiện điều này.
Họ sẽ đi trước đội ngũ đưa tang.
Nếu là hỷ tang, nghe nói những người đảm nhận vị trí này sẽ được hưởng sái may mắn và vía tốt.
Nhưng nếu trong quá trình ch/ôn cất gặp phải việc bất trắc gì, hai người này sẽ phải đứng mũi chịu sào, nhận mọi sự bất hạnh.
Lúc này, ông chủ hầm mỏ lên tiếng:
“Phía ngài thái tử chắc chắn không được. Tao chỉ nuôi mỗi mình nó thôi, tìm đâu ra anh em cho nó.”
Lão đạo sĩ đáp lời:
“Đúng thế.”
Sau đó, lão chỉ vào cha và bác trai tôi rồi nói:
“Chuyện này để nhà lão Triệu đứng ra đại diện đi. Không phải hai người họ có hai đứa con gái à?”
Nghe đến đây, mặt tôi trắng bệch, đầu cúi xuống đất.
Không chỉ thế, lão đạo sĩ kia lại tính thêm một điều nữa.
“Lần này là một đám tang hoành tráng. Vì vậy, khi thời điểm đến thì hai cô nhóc này phải hợp tác khóc một lúc lâu.”
“Đến lúc đào huyệt ở lăng mộ Ngũ Thọ thì chúng nó phải giậm chân, khóc càng to càng tốt.”
“Khi hạ táng ngài thái tử, chúng nó phải bổ nhào vào quan tài, ra sức khóc đến mức không ai có thể cản nổi.”
“Nhớ chưa?”
Lão lớn tiếng hỏi tôi.
Tôi nín thinh, không muốn đáp lời.
Ông chủ hầm mỏ vỗ lên bàn:
“Ngày mai, sau khi xong việc cho ngài thái tử, tao sẽ xây luôn nhà cho hai chúng mày!”
Câu nói này như tiêm m/á/u gà cho cha tôi, ông ta lập tức mắng tôi:
“Nhị Nha, chỉ bảo mày rước cờ với khóc tang thôi mà. Có bắt mày phải làm việc gì nặng nhọc đâu hả!”
Bác trai tôi cũng vội vàng nói:
“Triệu Minh Nhi, sau khi mày trở về, tao sẽ lấy năm mươi đồng cho mày và chị mày đến tiệm tạp hóa trong làng.”
“Không phải chúng mày vẫn luôn thèm đồ ăn vặt sao! Thế nào, vậy đã được chưa?”
Tôi chỉ biết rằng, giờ phút này ở xung quanh linh đường là một bầu không khí âm u ảm đạm.
Làn khí màu đen lan tỏa khắp nơi, hệt như mực đen thấm đẫm từ trong ra ngoài.
Hẳn rằng ấy là oán khí.
Thế nhưng, những người tham dự bữa tiệc hoàn toàn không hề nhận ra.
Đặc biệt là ông chủ hầm mỏ, ông ta còn nhả khói thuốc về phía tôi, hiển nhiên là đang chờ tôi tỏ thái độ.
“Mau nói đi!”
Cha tôi rất tức giận.
Ông ta và bác trai tôi lại định lao tới đánh tôi.
Trái tim tôi đau đớn, không khác nào rơi xuống hầm băng.
Rất nhiều chuyện cũ, như chiếc đèn kéo quân* dần hiện lên trong tâm trí tôi.
(*) Đèn kéo quân: một loại đồ chơi bằng giấy có nguồn gốc từ Trung Quốc, đèn có đặc điểm khi thắp nến thì những hình ảnh được thiết kế bên trong sẽ hiện ra trên mặt đèn và xoay vòng theo cùng một chiều liên tục không dừng lại.
Ngày ấy mẹ tôi khó sinh, là vì cha tôi khăng khăng rằng bà mang thai một thằng cu, khiến mẹ tôi lỡ mất thời gian cứu chữa kịp thời, cứ thế qua đời.
Bà nội tôi già rồi, ông ta và bác trai oán hận nói bà chẳng sống được bao lâu nữa, giữ lại chỉ tổ lãng phí lương thực trong nhà thôi.
“Em này, người già sống đến cái tuổi này rồi thì có còn khỏe mạnh nữa đâu! Cũng chả khác ch/et là mấy!”
Cuối cùng, bà nội tôi bị nhốt vào nhà kho, bị bỏ đói tới ch/et.
Còn cả ông chủ hầm mỏ này nữa, ngày nào cũng nhắc đến chuyện này, nói mạng của chúng tôi không bằng một con chó.
Vô số lần như thế, tất cả những cảnh tượng này cứ quay đi quay lại…
“Nói mau!”
Cha tôi hét lớn, dường như sắp mất hết kiên nhẫn.
Tôi quyết định rồi, chỉ là rước cờ và khóc tang mà thôi, có gì mà phải sợ chứ!
Khi thời khắc đó đến, chưa biết ai mới là người gặp rắc rối đâu!
Vì vậy, tôi lạnh lùng đáp:
“Được, tôi làm!”
9.
Gần nửa đêm, trong sân bận rộn tấp nập.
Trong bụng bà nội tôi vẫn chứa x/á/c của một con chó.
Quan tài đậy kín.
Cha và bác trai tôi giả vờ khóc, cùng mọi người đốt tiền giấy trên linh đường.
Ngoài ra còn một vài người thổi kèn bầu, có những người ăn uống no say, lười nhác trò chuyện trong sân.
Lúc này, tôi và chị cả đang túc trực trong lều.
Tôi cầm lá cờ tang màu trắng, chị cả cầm một túi thỏi vàng.
Chị cả cứ ngây ngô nhìn tôi.
Tên chị ấy là Đại Nha, ban đầu chị ấy không phải thế này.
Nhưng khi tôi còn nhỏ, chị bị bác trai tôi đánh đập quá nhiều, bị thương ở đầu nên mới trở thành như vậy.
Dân làng gọi chị ấy là con nhỏ ngu ngốc.
Bác trai rất tức giận:
“Ngu ngốc gì chứ. Con gái chúng tôi rất có phúc đấy!”
Trên thực tế, từ đầu đến cuối ông ta chưa từng cảm thấy hổ thẹn vì hành động của mình.
Không lâu sau, lão đạo sĩ lách người vào lều tìm hai chúng tôi.
Lão ta cầm thứ gì đó trên tay, là hai đồng xu treo trên một sợi dây mỏng.
“Đeo lên đi. Đây là đồ tốt đấy.”
“Đi đến ngọn núi phía sau, nếu gặp phải chuyện gì quái lạ thì nó sẽ báo nguy cho chúng mày.”
“Đây đều là vì tốt cho bọn bay thôi, biết chưa?”
Nói xong, lão ta nhét luôn cho chúng tôi mà không cần sự đồng ý.
Chị cả ngốc nghếch của tôi ngoan ngoãn làm theo.
Tôi dùng mắt trái để nhìn, thấy trên hai đồng xu này có màu xanh mướt, tỏa ra ánh sáng.
Điều này khiến tôi liên tưởng đến đám ma trơi đang trỗi dậy trên những ngôi mộ cũ.
“Mày nữa, còn lề mề cái gì!”
Lão đạo sĩ ra lệnh.
Sau khi thấy tôi làm theo, lão ta tỏ ra cực kì hài lòng, vẻ mặt xảo quyệt.
Như thể muốn nói, mọi thứ đều đang nằm trong tầm kiểm soát của lão ta.
10.
Một lát sau, lão đạo sĩ rời đi.
Chỉ còn lại tôi và chị cả.
“Lạnh, cổ chị lạnh quá!”
Chị cả phàn nàn với tôi.
Tôi nghi ngờ, chỉ e đây không phải đồng xu bình thường.
Theo phong tục của làng tôi, khi có người qua đời, họ sẽ cho một đồng xu vào trong miệng xác ch/et.
Nó được gọi là hàm khẩu.
Đáy lòng tôi đau đớn.
Rất có thể, thứ mà hai chúng tôi đang đeo là thứ mà lão đạo sĩ kia lấy ra từ miệng một người đã ch/et.
Nói thẳng ra, lão chỉ muốn thu hút tà ma đến chỗ hai chúng tôi.
Sau đó, chẳng phải những người khác sẽ được thoải mái sao?
Đúng là gặp chuyện ác rồi, chúng tôi là chuột thí nghiệm, là bia đỡ đạn, còn họ sẽ có thời gian để trốn thoát và rút lui.
Tên khốn này!
Tôi thầm rủa trong lòng.
“Lạnh quá! Khó chịu quá!”
Chị cả liên tục la hét.
Tôi vội vàng cởi cả hai đồng xu hàm khẩu ra.
Ở làng chúng tôi, tiền xu thực sự rất phổ biến, hầu như nhà nhà đều có.
Tôi lẻn ra ngoài, lục tìm trong phòng của cha tôi rồi tìm thấy hai đồng như thế.
Tôi lấy một đồng để tráo đổi.
Đúng lúc này, biểu cảm của tên đạo sĩ kia lại hiện lên trong tâm trí tôi.
Cái vẻ mặt đắc ý đáng khinh của lão.
Báo nguy ư, ông cứ chờ đấy!Xem thêm...
Danh Sách Chương:
Bạn đang đọc truyện trên website TruyenOnl.COM
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK