Khương Trầm Ngư gật đầu. Khương Hiếu Thành thiếu chút nữa nhảy dựng lên, phản ứng đầu tiên chính là: “Muội điên rồi à? Muội biết rành rành hoàng thượng bây giờ muốn trừ bỏ tận gốc Tiết gia, muội còn muốn cướp người trong vuốt hổ? Muội chán sống rồi phải không?”.
So với sự kích động của Hiếu Thành, Khương Trọng thâm trầm mưu kế vẫn bình tĩnh hơn nhiều, trầm ngâm nói: “ Trong gia tộc Tiết thị, Tiết Hoài tuy là thần tướng, nhưng tuổi đã già; Tiết Mính tuy là hoàng hậu, nhưng đã bị phế truất; Tiết Hoàng Phi tuy thiện chiến, nhưng chỉ là nghĩa tử…Đúng là chỉ còn lại Tiết Thái. Có điều, tuổi vẫn còn quá nhỏ, khó nói được tương lai a sao. Tạo sao con phải giữ lại huyết mạch của Tiết thị cho bằng được?”.
Khương Trầm Ngư ngẩng đầu, nói rành rọt, dứt khoát hai tiếng: “Lập địch”.
“Lập làm kẻ địch của ai?”.
“Khương gia, Cơ gia, còn có … hoàng thượng”.
Khương Trọng bỗng ngộ ra: “Hóa ra là thế… Con muốn dùng Tiết gia để kiềm chế Cơ gia, không để họ tiếp tục lớn manh?”.
“Chính là thế, trong ba đại thế gia, hễ Tiết gia diệt vong, chỉ còn lại hai nhà Khương, Cơ, cho dù nhìn từ mặt nào, Khương gia chúng ta cũng không phải là đối thủ của Cơ gia, mà hoàng thượng vừa không tín nhiệm cũng không gần gũi chúng ta, suy yếu chỉ là chuyện sớm muộn. Tuy hoàng thượng coi trọng Cơ thị, nhưng có tấm gương tày liếp thế mạnh lấn chủ của Tiết gia, ngài chắc chắn sẽ không để cho Cơ gia lớn mạnh. Cho nên, từ điểm này mà nói, chúng ta thực ra cũng giống như hoàng thượng, đều cần một mắt xích để kiềm chế Cơ gia. Thử hỏi, hiện nay còn có thứ gì thích hợp hơn đứa con côi nhà họ Tiết?”.
Lúc này, đến Khương Hiếu Thành cũng hiểu ra, ánh mắt bắt đầu sáng lên, nhưng vẫn u mê hỏi: “Tiết Thái còn nhỏ thì có thể làm được gì? Sao có thể kiềm chế được Cơ Anh? Huynh không tin?”.
Khương Trầm Ngư cười nhạt một tiếng: “Nếu như hoàng thượng ban Tiết Thái cho Cơ anh thì sao?”.
Khương Hiếu Thành ngẩn ra một lát, rồi nhảy lên nói: “Sao có thể?”.
“Sao lại không thể? Nếu như hoàng thượng không giết Tiết Thái, vậy thì đối với ngài mà nói, còn có chỗ nào an toàn hơn, cũng nguy hiểm hơn ở bên cạnh Kỳ Úc Hầu? Ngài ban hắn cho Cơ Anh, bởi vì ngài tín nhiệm Cơ anh, cho nên mới giao mối lo lắng cho thần tử mình tín nhiệm nhấy, tin rằng người đó nhất định sẽ trông chừng Tiết Thái cẩn thận, không để hắn tự ý làm bừa; nếu như hoàng thượng không tín nhiệm Cơ Anh, vừa hay có thể mượn việc này để thử thách lòng trung thành của Cơ Anh, xem xem công tử đối đãi với Tiết Thái ra sao, là bồi dưỡng hắn thành tài, hay là vùi dập hắn?”.
“Nhưng hoàng thượng không có lý do gì để không giết Tiết Thái cả!”.
Ánh mắt Trầm Ngư sầm xuống, giọng chắc nịch: “Vậy chúng ta hãy tìm cho ngài một lý do không thể không giữ Tiết Thái lại”.
Khương Trọng ngần ngừ rất lâu, cuối cùng mới than thật khẽ: “Kế này tuy hay, nhưng vi phụ luôn cảm thấy không ổn. Bởi vì, nếu là do chúng ta ra mặt cứu Tiết Thái, há chẳng hải tuyên bố với hoàng thượng, chúng ra không trung thành với ngài? E rằng không đợi Cơ gia lớn mạnh, hoàng thượng đã khai dao với chúng ta trước rồi…”.
Khương Hiếu Thành bỗng mở miệng cười ha ha. Khương Trọng nhíu mày, nói: “Con cười cái gì, Hiếu Thành?”.
“Lo lắng của cha thật buồn cười, chỉ dựa vào chúng ta, có thể cứu được Tiết Thái sao?”.
Gương mặt già nua của Khương Trọng trong nháy mắt tối sầm lại, thằng nhãi này quả nhiên ngốc đến mức phá đám người nhà mình.
Khương Trầm Ngư biết ý, vội vàng xoa dịu: “Cha đừng giận, điều ca ca nói đúng là sự thực. Chuyện của Tiết Thái, đương nhiên chúng ta không thể ra mặt, kỳ thực, Trầm Ngư đã nghĩ đến lựa chọn tốt nhất”.
“Ai?”.
Khương Trầm Ngư nói: “Kỳ Úc Hầu”.
Khương Trọng lắc đầu: “Không thể nào, cho dù hoàng thượng có lý do tha cho Tiết Thái, Cơ gia cũng không vì lý gì mà cứu nó, một khi Tiết thị bị diệt, trong triều sẽ không có người đối kháng với Cơ gia, y hà tất làm chuyện thừa thãi, tự gây phiền phức cho mình?”.
“Cha có muốn… đánh cược với con một lần không?”. Khương Trầm Ngư ngẩng đầu lên, hai mắt sáng rỡ, kiên định lạ thường, cũng tự tin lạ thường, “Con gái đặt cược vào công tử, chàng nhất định sẽ cứu Tiết Thái!”.
Cùng với câu nói này, mọi việc đã được định đoạt.
Ngày hôm sau, một phong thư được cung kính đưa đến phủ hầu gia, giờ mùi, cỗ xe ngựa thêu hình Bạch Trạch y hẹn xuất hiện tại phía ngoài Thanh Cương tự cách kinh thành mười dặm.
Rèm xe khẽ vén lên, quả nhiên là Cơ Anh bước ra. Hai nhà sư dẫn đường cho chàng đến thẳng sân sau chùa mới khom mình lui ra.
Trong sân, dưới bóng cây cổ thụ, trên mặt bàn đá là một bình trà mới vừa châm.
Đôi bàn tay thon thả nhấc ấm trà kỳ lân hoa lê hoa cúc trên lò lên, dùng ngón cái, ngón trỏ nâng chén, ngón cái ấn nắp, nhấc ấm lên, gạt nhẹ một cái men theo khay trà, gạt bỏ những giọt nước bám đáy ấm, lại rót trà mới pha màu xanh nhạt vào trong chén.
Khi thực hiện một loạt động tác này, tay áo màu tím nhạt nhẹ nhàng phất phơ, tư thế mỵ lệ tựa tiên tử, chẳng khác người trong tranh.
Cơ Anh chăm chú nhìn người đó, bất động.
Người đó quay đầu lại mỉm cười với chàng,nói: “Bình sinh vu vật chi vô thủ, tiêu thụ xuân trung thủy nhất bôi(*). Chẳng hay loại trà Ngưỡng Thiên Tuyết Lục ngâm trong mai tuyết lâu năm này có hợp khẩu vị của công tử hay không?”.
Dưới những gốc mai nhấp nhô, chỉ thấy người đó eo Sở tóc Vệ, mày ngài mi xanh, dịu dàng yểu điệu, khiến người ta ngắm nhìn mà kinh ngạc. Không phải ai khác, đó chính là Khương Trầm Ngư.
Cơ Anh “chà” một tiếng, chợt mỉm cười: “Trà ngon như thế, Anh đương nhiên phải tạ lĩnh”.
Khương Trầm Ngư đưa tay ra mời, lại đẩy chén trà đã rót đến trước mặt chàng. Tuyết đã ngừng rơi, trời cao xanh ngắt, chỉ cảm thấy ở nơi này, hồng trần thế tục hết thảy đều cách xa. Hai người cứ như thế mặt đối mặt, lặng lẽ thưởng trà, một lúc lâu không ai nói gì.
Cuối cùng, vẫn là Trầm Ngư lên tiếng trước: “Trầm Ngư vượt phận, mạo danh gia phụ để hẹn công tử tới đây, dám mong công tử lượng thứ”.
Cơ Anh cười nhàn nhạt: “Tiểu thư hẹn Anh tới, tất có chuyện, đã là có chuyện, là ai hẹn cũng có quan hệ gì đâu?”.
Khương Trầm Ngư không tiếp lời ngay, nàng cúi xuống nhìn chén trà trong tay, lại im lặng một lúc, cuối cùng hít một hơi thật sâu tựa như đã hạ quyết tâm, ngẩng đầu lên nói: “Công tử có biết tên của Thanh Cương tự này là từ đâu mà có không?”.
Cơ Anh hơi ngẫm nghĩ một chút rồi nói: “Nếu như ta nhớ không nhầm… chùa này là do Băng Ly công tử dặt tên”.
“Không sai, cái tên này, thậm chí cả hoành phi trước chùa, cũng đều từ Tiết Thái mà ra. Năm Băng Ly công tử lên bốn, cùng người nhà ra ngoài du xuân, không cẩn thận đi lạc trong núi, đương lúc đói đến sắp ngất đi, ngẫu nhiên gặp một giai nhân. Giai nhân này soi đèn đưa hắn đến đây, hòa thượng trong chùa phát hiện ra một đứa trẻ bị ngất ở ngoài cửa, liền cứu hắn. Sau khi tỉnh dậy, hắn cảm cái ơn đó, nhớ đến người kia tự xưng là Thanh Cương, bàng hoàng tỉnh ngộ, hóa ra nàng là Thanh Cương nữ - yêu quái cuối cùng trong “Sơn hải kinh”(**), bèn tặng chùa cái tên đó”. Khương Trầm Ngư nói đến đây, ngừng lại một lát mới tiếp: “Đứa trẻ bốn tuổi có thể có được duyên kỳ ngộ như thế, thật khiến chúng ta hâm mộ”.
Cơ Anh cười nói: “Cho dù là duyên kỳ nhộ, nếu chẳng phải một kỳ nhân như hắn, thì cũng không thể thành giai thoại”.
Khương Trầm Ngư chỉ khối đá bên cạnh nói: “Vậy công tử có biết gốc tích của khối đá ‘Bão Mẫu’ này?”.
“Đương nhiên, nói ra là vẫn là có liên quan đến Băng Ly công tử. Hắn được tăng nhân trong chùa cứu sống, sau đó ngày ngày ngóng người nhà đến tìm, nhớ nhung ơn mẹ, viết thành bào ‘Bão mẫu ngăm’ vang danh bốn nước, khối đá này được đặt tên như vậy là để kỷ niệm bài thơ đó của hắn”.
“Anh anh trĩ nhi, phát sơ phúc ngạch. Thục mẫu chi nhũ, nhân mẫu hỉ nhạc. Kiệt kiệt đồng tử, kỵ trúc cao ca.. Mẫu hoán quy gia, yếm mẫu hà trách. Lãng lãng thanh sam, dị hương chi khách. Tụ khai bài liệt, ức mẫu châm hạp. Thương thương lão ông, lệ vô hà già, mộ tiền khô thảo, dĩ một hành xa…” (Trẻ thơ non nớt, tóc vừa để chỏm. Uống sữa của mẹ, vì mẹ mừng vui. Ngây thơ con trẻ, cưỡi tre hát vang. Mẹ gọi về nhà, chê mẹ trách móc. Áo xanh sáng ngời, lữ khách tha hương, áo rách tả tơi, nhớ đường kim mẹ. Ông già tóc bạc, lệ tràn khóe mi, cỏ khô trước mộ, đâu nào dấu xe). Khương Trầm Ngư thong thả nói, “Thuở sơ sinh bám lấy mẫu thân, thuở còn thơ lại chê mẫu thân phiền hà, khi trưởng thành rời xa mẫu thân, già rồi trở về khó mà gặp mẫu thân… Sáu mươi tư chữ ngắn ngủi đã nói hết một đời của một cặp mẹ con. Mà hắn khi đó chỉ mới bốn tuổi".
Lần này đến lượt Cơ Anh trầm ngâm.
Trà trong ấm sôi ùng ục, đẩy nắp ấm kêu lục cục, thẳng có cơn gió thỏi qua rừng núi, xào xạc xào xạc. Khương Trầm Ngư chăm chú nhìn chàng, trong mắt chắt chứa muôn vàn tình cảm, tựa như cân nhắc vạn điều, cuối cùng mới kết thành một câu: “Công tử, xin ngài…. Cứu hắn”. Nói rồi, nàng quỳ xuống.
Cơ Anh nhìn nàng, đáy mắt dường như bình tĩnh, nhưng lại có sự mơ hồ khó che giấu, cuối cùng khẽ thở dài một tiếng.
Khương Trầm Ngư cắn môi nói: “Công tử tai mắt vô số, tất nhiên đã biết chuyện hôm qua ta cùng tỉ tỉ và công chúa đến lãnh cung thăm hoàng hậu. Khi ngài nhận được thư mời hẳn đã đoán được chúng ta tìm ngài là vì việc gì. Công tử vốn có thể không đến, nhưng công tử đã đến, có nghĩa là chuyện này có thể thành, đúng không?”.
Cơ Anh đưa mắt nhìn khối đá có tên “Bão Mẫu”.
“Công tử, ngài môn khách ba ngàn,dưỡng hiền nạp sĩ, vô cùng quý trọng người tài, thậm chí không tiếc bản thân tôn quý, đích thân đẩy xe. Bây giờ, một thần đồng bốn tuổi đã viết ra ‘Bão mẫu ngâm’, năm tuổi bắn hổ, sáu tuổi đi sứ Yên quốc bị liên lụy vì gia môn, vô tội mà chết, ngài sao có thể nhẫn tâm mà khoanh tay đứng nhìn, bỏ mặc không cứ, há chẳng phải là làm cho học sĩ trong thiên hạ sờn lòng sao?”.
Cơ Anh đáp: “Mời tiểu thư đứng dậy”.
Khương Trầm Ngư không đứng lên, tiếp tục nói: “Nếu là người khác, ta cũng sẽ không cầu xin. Nhưng duy chỉ có ngài, chỉ có ngài, ta biết ngài có thể cứu hắn, cho nên mới to gan mở miệng. Công tử, với hoàng thượng mà nói, Tiết Thái chẳng qua chỉ là một đứa trẻ ranh trong nhà một kẻ nghịch thần, nhưng đối với thiên hạ mà nói, lại là chí bảo kỳ trân, chém đầu hắn sẽ không thể có được một kẻ thứ hai”.
Cơ Anh dường như bị câu cuối cùng làm lay động tâm tư, trên gương mặt lóe lên mộ thoáng dị thường, khi nhìn nàng, trong ánh mắt dường như chất chứa thêm rất nhiều thứ, những thứ đó sáng lóa, nhảy nhót, cuối cùng ngưng kết thành sự tiếc thương: “Nàng nói không sai, Tiết Thái đúng là chỉ có một…”. Cơ Anh nhắm mắt rồi lại mở mắt ra, đứng dậy nói: “Đời người trăm năm, thù nước hận nhà, đối với dòng sông lịch sử mà nói, chẳng chỉ là một hạt thóc giữa biển xanh, chớp mắt đã biến mất. Nhưng văn thái phong lưu lại có thể lưu danh muôn đời, trường tồn mãi mãi. Anh tuy bất tài, cũng không thể nhìn Hòa bích Tùy châu(***) tan thành cát bụi. Ta nhận lời nàng, Khương tiểu thư, ta sẽ cứu Tiết Thái”.
Ta sẽ cứu Tiết Thái.
Năm tiếng này, từng tiếng cương nghị, vang lên rành rọt.
Khương Trầm Ngư ngẩng đầu lên, nhìn chàng chằm chằm, trong mắt loang loáng ánh lệ.
Canh bạc này… nàng thắng rồi.
Bởi vì, công tử chuộng tài, mà Tiết Thái chính là ngọc chất lương tài trăm năm khó gặp. Cái nàng cược chính là tấm lòng quý trọng nhân tài của công tử, mà chàng quả nhiên không phụ sự kỳ vọng của nàng, cuối cùng đã nhận lời cứu giúp. Nàng biết, kỳ thực với địa vị thân phận của chàng, với hoàn cảnh của chàng, cần quá nhiều sự hy sinh mới có thể đồng ý chuyện này, tuy nàng đoán được chàng sẽ mềm lòng, nhưng vẫn cảm động vì sự mềm lòng này.
Công tử à, không hổ là công tử mà nàng vẫn ngưỡng mộ nhung nhớ bấy lấy… khoan dung đại độ như thế, vứt bỏ tư lợi như thế, phẩm đức hoàn mỹ không tì vết như thế, chỉ có chàng, chỉ có chàng…
Nhưng, nhưng, nhưng mà…
Mây mù trùng trùng giăng bủa, Khương Trầm Ngư nghĩ, có lẽ nàng sắp khóc đến nơi rồi. Trong lòng như bị dao cứa, một nơi nào đó đang ứa máu, bởi vì cảm động, bởi vì yêu thương, càng bởi vì hổ thẹn:
Công tử, chàng cứu Tiết Thái tuy là đại nghĩa, Khương Trầm Ngư ta lại là vì tư tâm.
Bởi vì, nếu Tiết gia bị diệt, Cơ gia tất thịnh, Khương gia sẽ suy, cứ như vậy, liên hôn hai nhà Khương, Cơ sẽ mất đi ý nghĩa tồn tại.
Mà ta làm sao có thể trơ mắt nhìn hôn sự này chết yểu?
Cho nên, ta chỉ có thể nhân khi mối hiểm nguy này chưa xuất hiện mà triệt để phá hủy, nắm chặt không buông.
Công tử, ta không thể buông tay. Nếu ta buông tay lá sẽ mất chàng!
Ta phải gã làm vợ của chàng, nương tựa bên nhau, sống đến bạc đầu. Nhưng tất cả đều phải được xây dựng trên cơ sở bình đẳng. Ta không cần với cao Cơ gia, cũng không muốn những kẻ khác coi thường, cho rằng ta không xứng với chàng.
Ta muốn chàng coi ta là vinh quang, ta muốn rực sáng vô song đứng cạnh bên chàng, ta muốn tất cả người trong thiên hạ đều nói: Trầm Ngư của Khương gia và Kỳ Úc của
Cơ gia đúng là một cặp trời sinh!
Cho nên, ta chỉ có thể làm ra chuyện đê tiện này.
Ta chỉ có thể cản trở tiền đồ của chàng như thế này.
Xin lỗi, công tử, xin lỗi…
Bởi vì yêu chàng, vì ta yêu chàng, vì… ta yêu chàng một cách vừa cố chấp vừa hèn mọn như thế…
Khương Trầm Ngư cụp mắt, hàng mi không ngừng run rẩy tựa cánh bướm, trong lòng khó nến nổi nỗi bi thương. Nhưng chính lúc đó, nàng nghe thấy Cơ Anh nói: “Hóa ra nơi này có cây hạnh…”.
Nàng ngẩng đầu, thấy Cơ Anh đứng cạnh bàn, chăm chú nhìn một gốc hạnh cách đó không xa, khi ấy đông lạnh vừa qua, tiết trời vẫn chưa hoàn toàn ấm áp, cành cây trơ trụi, không hề đẹp mắt. Nhưng dường như chàng lại nhìn thấy cảnh tượng tươi đẹp hoa xuân nở rộ vạn vật tốt tươi, ánh mắt trở nên vô cùng vô cùng nhẹ nhàng dịu dàng.
Trong lòng nàng run lên, không kiềm được hỏi: “Công tử thích hoa hạnh ư?”.
“Ừ”. Sau âm mũi trong, mềm đó, lại nhấn mạnh bổ sung một câu, “Vô cùng thích”.
Hóa ra công tử thích hoa hạnh, không biết tại sao, cảm thấy có chút kỳ lạ, nàng luôn cảm thấy công tử tao nhã cao quý như thế, đáng lẽ thích một loại hoa nào đặc biệt hơn mới đúng.
“Có chút bất ngờ, ta tưởng rằng công tử thích hoa anh đào”.
“Lẽ nào nàng thực sự thích cỏ Ngu mĩ nhân?”. Cơ Anh hỏi ngược lại, xem ra chàng cũng nhớ đến công đối trong canh thiếp đó.
Khương Trầm Ngư mím môi, cười nói: “Lãnh diễm toàn khi tuyết, Dư hương tạc nhập y”(****).
“Hóa ra nàng thích hoa lê…”. Cơ Anh nhìn cây hạnh đó, chậm rãi nói: “Thật tốt, qua một tháng nữa, hai loài hoa đều nở”.
Trong lòng Khương Trầm Ngư thoáng xao động, bèn nói: “Tháng tư hàng năm, đế đô đều có lễ thưởng hoa long trọng, vạn sắc nghìn hương, trong đó Hồng viên là đẹp nhất.
Năm nay công tử, liệu có muốn… đi cùng ta không?”.
Cơ Anh dường như sững người một lát, khiến nàng trong chốc lát có cảm giác hối hận vì mình đã đường đột, mình chủ động mời một nam tử đi thưởng hoa như thế, liệu có quá… bạo dạn chăng?
Nhưng công tử đúng là công tử, hiển nhiên, chàng tuyệt đối không để người khác khó xử, đặc biệt là nữ tử khó xử, thế nên chàng nhếch khóe môi, dịu dàng nói: “Đây là vinh hạnh của Anh”.
Trái tim của Khương Trầm Ngư nhảy thình thịch mấy nhịp, sự bất an và bối dối trong nháy mắt đã lui đi, thay vào đó là mộ tình cảm dịu dàng khó tả thành lời. Nàng nhìn nam tử đứng trước mặt, chỉ cảm thấy toàn thân chàng từ đầu xuống chân, không chỗ nào là không hoàn mỹ, mọi thứ đều phù hợp với tâm ý của nàng, khiến nàng vui mừng.
Còn một tháng… một tháng nữa, nàng sẽ có thể cùng công tử sánh vai đi ngắm hai loài hoa mà họ thích nhất.
Đến lúc đó, lê trắng hạnh đỏ, chiếu rọi lẫn nhau, tất sẽ giống như chàng và nàng, liên châu hợp bích, hoa nở đã rực rỡ lại càng thêm rực rỡ…
(*) Hai câu thơ của Khổng Nhất Nguyên, người thời Minh, đây được coi là danh cú về trà, dịch nghĩa là: Bình sinh chẳng lấy thứ gì, chỉ cầu được hưởng một chén trà trong núi sâu.
(**) “Sơn hải kinh”: Là bộ cổ tịch quan trọng thời kỳ Tiên Tần của Trung Quốc, cũng là bộ kỳ thư cỗ nhất, viết về thần thoại truyền thuyết. Tác giả của cuốn sách này không rõ là ai, các học giả hiện đại đều nhận định, đây không phải là bộ sách được hoàn thành trong một thời điểm, và cũng không chỉ do một tác giả biên soạn. “Sơn hải kinh” có sức ảnh hưởng rất rộng lớn và sâu sắc đối với nền văn hóa Trung Quốc nói chung và văn học Trung Quốc nói riêng.
(***) Hòa bích Tùy châu: Hòa bích chỉ ngọc Biện Hòa, Tùy châu tức là dạ minh châu, Hòa bích Tùy châu dùng để ví với ngọc quý.
(****) Trích bài “Tả Dịch lê hoa” (Hoa lê vườn Tả Dịch) của Khâu Vi đời Đường, Vũ Minh Tân dịch “Đẹp lạnh, coi khinh tuyết, Đẫm hương lồng áo ai”.