- Được rồi, La công công không cần nói tiếp, ta hiểu được.
La hoạn quan lúc này mới bỗng nhiên tỉnh ngộ, tự biết mình nói nhiều, trong lòng của hắn có chút sợ hãi, Vô Tấn lại thản nhiên nói:
- Ngươi trở về nói! Ta tiếp chỉ trong vòng ba ngày, sẽ lập tức xuất chinh.
La hoạn quan lui xuống, lúc này, Tề Phượng Vũ vội vàng đi tới hỏi:
- Phu quân, đại tỷ hỏi, chàng có đi Kinh Khẩu huyện nữa hay không?
- Nàng đi nói cho Hạm nhi, ta tạm thời không đi, các nàng đem hành lý thu hồi đi!
Vô Tấn thấy còn sớm, trời còn chưa sáng, hắn duỗi lưng mỏi cười nói:
- Ta cảm thấy có chút mỏi mệt, đi ngoại thư phòng nghỉ ngơi chốc lát.
Hắn đứng dậy trực tiếp đi tới ngoại thư phòng, nằm ở trên mặt ghế nhắm mắt dưỡng thần.
Lúc này, A La bưng một tách trà sâm lặng lẽ đi tới, đặt ở bên cạnh hắn, nàng vừa muốn lui ra, lại bị Vô Tấn nắm được tay của nàng.
- Lão gia. . .
A La sợ tới mức nhảy dựng, tuy lần trước cùng tiểu thư động phòng, thân phận đã không còn là nha hoàn, mà là thị thiếp, nhưng Vô Tấn vẫn không có đụng nàng. Vô Tấn kéo nàng ngồi bên cạnh mình, ôm nàng bả vai, tò mò hỏi:
- Vì sao gọi ta là lão gia, hình như các ngươi đều đổi cách xưng hô, vì sao?
- Phu nhân nói, người sắp trở thành phụ thân rồi, cho nên tất cả mọi người mới thay cách xưng hô, không thể lại gọi công tử.
- Nguyên lai là như vậy, bất quá, ta thích ngươi gọi ta là công tử.
Vô Tấn ôm lấy eo của nàng, trong mắt giống như cười mà không phải cười nói:
- Có muốn ta nói cho ngươi biết, tại sao mỗi lần làm với Thân Thục phi lại gõ trống hay không?
A La tim đập thình thịch, mặt đỏ bừng, nàng biết thời khắc này của mình tới rồi, nàng không chỉ một lần thấy qua chuyện phòng the của tiểu thư cùng công tử, nàng không dám nói cho người khác biết, không thể nói trong đêm trốn vào trong chăn âm thầm quan sát. Lúc này, trong nội tâm nàng rất khát vọng, lại có chút khẩn trương, nàng cắn môi dưới, e lệ liếc nhìn Vô Tấn, nhỏ giọng nói:
- Công tử, ta muốn biết!
- Thật muốn biết? Hay chỉ là muốn biết một chút?
- Phải . . . Rất muốn.
- Vậy thì được, đóng cửa thư phòng đi.
Chân A La có chút nhũn ra, vô lực mà đứng dậy đi đóng cửa, lại đi đến trước mặt Vô Tấn, cúi đầu, thanh âm như muỗi kêu:
- Công tử!
Vô Tấn híp mắt dò xét nàng, A La mặt rất nhỏ, thân thể lại đầy đặn, Vô Tấn không khỏi nhớ tới đêm đó nàng ở trong chăn, kiều đồn vểnh lên trắng như tuyết:
- Đem quần áo toàn bộ cỡi hết, sau đó xoay người sang chỗ khác nằm xuống, ta sẽ nói nguyên nhân Thân Thục phi gõ trống.
Trần Trực đi đi ngừng ngừng, tiến lên hơn nửa tháng, tại thành Giang Đô, dường như gã bị yên hoa Dương Châu mê hoặc, ở lại nửa tháng, cùng Hoàng Phủ Anh Tuấn uống ba cốc hai bôi rượu nhạt, thay gã chém hai đầu người, giúp Hoàng Phủ Anh Tuấn ngồi vững vị trí Quảng Lăng tướng quân.
Đây cũng là việc hoàng đế giao cho gã đi làm, phải để Hoàng Phủ Anh Tuấn chân chính có năng lực kiềm chế Hoàng Phủ Vô Tấn. Vì thế nên, quyền lực của Hoàng Phủ Anh Tuấn mở rộng gấp mấy lần. Gã không chỉ là Quảng Lăng tướng quân, còn vinh thăng thành Hoài Nam tổng quản, lấy Giang Đô làm trung tâm quản lý Quảng Lăng, Mộc Dương, Hạ Bi, Bành Thành, bốn quận ba mươi quân phủ hơn tám vạn quân đội. Hai mươi lăm vạn đại quân Sở Châu có ba phần do gã thống soái.
Sau khi thái giám La Quốc Trung đến, Trần Trực rốt cuộc từ trạng thái ngủ đông nửa tháng tại huyện Giang Đô bắt đầu nam hạ.
Từ huyện Giang Đô đi Giang Ninh phủ không tính xa, chỉ mất vài chục dặm đường là tiến vào huyện Lục Hợp Giang Bắc Hạt tại Giang Ninh phủ, lại tiến nam hơn mười dặm thì chính là mênh mông sông nước.
Bây giờ sắc trời đã tối, Trần Trực đứng ở bờ sông. Gã nhìn mặt sông đen kịt, dáng vẻ như có tâm sự nặng nề.
Đằng sau Trần Trực đứng một người đàn ông áo xám, tuổi khoảng hơn bốn mươi. Khác với các tùy tùng khác mặc công phục, gã ăn mặc cực kỳ đơn giản, diện mạo cũng rất bình thường, lạc vào đám người sẽ không tìm thấy. Nhưng kiếm sau lưng gã thì khác hẳn, bao tơ hoàng lăng lộ ra một góc chuôi kiếm hắc ngọc, đây chính là thượng phương bảo kiếm.
Thượng phương bảo kiếm của Đại Ninh vương triều rất hiếm khi xuất hiện, bởi vì nó bị giao cho quyền lực tối cao vô thượng. Trên thân kiếm khắc bốn chữ: như trẫm thân lâm. Trên thiết bia thái miếu chỉ khắc ba điều hạn chế thượng phương bảo kiếm. Trong đó có một điều là không thể quản từ vương tước trở lên. Chính là nói, thanh thượng phương bảo kiếm này tại Sở Châu trừ không thể giết Hoàng Phủ Vô Tấn ra, nó có thể giết bất cứ ai.
Đeo thượng phương bảo kiếm là người đàn ông tên Vương Bình, đây không phải tên thật của gã, chỉ là cái tên khi làm việc ngoài cung. Ở nội cung tên gã là Tam Hào, là một trong năm quốc sĩ bên người Hoàng Phủ Huyền Đức. Chỉ có quốc sĩ mới làm được phép đeo kiếm, đây cũng là thiết luật của thượng phương bảo kiếm.
Vương Bình thấy Trần Trực nhìn mặt sông không nói lời nào, chậm rãi hỏi:
- Đại nhân, tối nay không qua sông sao?
Trần Trực và Hoàng Phủ Vô Tấn từng giao thiệp với nhau. Khi đó Hoàng Phủ Vô Tấn chỉ là một tiểu tử tầm thường, nhưng ai ngờ được mới ngắn ngủi một năm, Hoàng Phủ Vô Tấn trở thành nhân vật mấu chốt Lương vương hệ, khiến Trần Trực có chút khó chấp nhận. Nhưng gã không thể không nhận, hoàng thượng đích thân ra lệnh gã đi đối phó Hoàng Phủ Vô Tấn, thậm chí còn đưa cho gã thượng phương thiên tử kiếm, gã biết gánh nặng trên vai mình.
Qua thật lâu sau Trần Trực mới khẽ thở dài, nói:
- Ta cũng không biết.
Gã quay đầu hỏi Vương Bình:
- Ngươi thấy sao?
Vương Bình vừa là hộ vệ cho gã lại là người đeo kiếm, đồng thời là phó thủ của gã. Võ công cao cường của Vương Bình khiến Trần Trực có loại tin tưởng kỳ diệu.
- Ta đề nghị qua sông. Ban đêm qua sông an toàn hơn ban ngày.
Trần Trực gật đầu, gã hiểu ý của Vương Bình. Ban ngày dễ bị Hoàng Phủ Vô Tấn phát hiện, dù sao Trường Giang này là địa bàn của hắn. Gã nhìn xung quanh một vòng, chuẩn bị tìm chỗ neo thuyền, cách không xa đậu ba chiếc thuyền to.
- Không! Chúng ta trở lại, tại Giang Đô vận hà ngồi thuyền.
Vương Bình cực kỳ cẩn thận, gã không tin bất cứ chiếc thuyền nào trên mặt sông. Ngồi vận hà thuyền cũng có thể qua sông.
Một hàng hơn ba mươi người quay đầu ngựa đi hướng đông bắc. Chốc lát sau, từ một chiếc thuyền lớn đi ra một quân quan thủy quân.
Gã lạnh lùng nhìn đám người đi xa, khoát tay:
- Đi vận hà nhân giang khẩu chặn chúng!
Giang Đô vận hà là một phần vận hà Tùy triều khai phá ra. Sau khi thành Giang Đô vì mồi lửa lớn mà lụn bại, từng tắc nghẽn hơn một trăm năm, tám mươi năm trước lại khơi thông. Tuy nó không thể trở lại phồn thịnh năm đó nhưng miễn cưỡng có thể thông tàu thuyền cỡ ba trăm thạch, có không ít khách thuyền cũng là từ vận hà tiến bắc.
[/CHARGE]