Thiết lập
Thiết lập
Kích cỡ :
A-
18px
A+
Màu nền :
  • Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Chế độ sĩ tộc môn phiệt. Thượng phẩm vô nhà nghèo, hạ phẩm vô sĩ tộc.************Xã hội phong kiến thời đại này có năm giai cấp chính - Ngũ dân: Kẻ Sĩ, Thương Gia, Nông Dân và Thợ Thủ Công, Binh Lính.

Triều Đại Cảnh - Hưng Hòa quốc là xã hội phong kiến phân quyền. Đứng đầu trong xã hội là tầng lớp sĩ tộc thượng lưu giàu có và quyền lực. Vì vậy, Đại Cảnh quyết định xếp các giai cấp trong xã hội theo thứ tự sĩ, nông, công, binh, thương.

Giai cấp Kẻ Sĩ (sĩ tộc) được đặt ở vị trí cao quý nhất và giai cấp Thương Nhân bị đặt ở vị trí thấp hèn nhất.

Sĩ được xếp là giai cấp đầu tiên, được xã hội trọng vọng. Sĩ là từ để chỉ tầng lớp trí thức, những người có học có hiểu biết về chữ nghĩa (thầy đồ, thầy thuốc, quan lại, học trò). Tầng lớp này nhìn chung có cuộc sống nhàn nhã, suốt ngày chăm chỉ đọc sách thánh hiền, làm văn, ngâm thơNhững con người bình dân muốn thay đổi cuộc sống gần như chỉ có con đường duy nhất là học và thi khoa cử.

Trong gia đình kẻ sĩ, người vợ phải tần tảo sớm hôm lo việc đồng áng, canh cửi để nuôi chồng. Nếu chồng thi đậu khoa cử, người vợ sẽ trở thành bà thám, bà bảng hay là mợ cử, mợ tú. Nếu chồng thi trượt, người vợ vẫn có thể hãnh diện với danh vợ thầy đồ làng hay là vợ tú tài.

Các kỳ khi Hương, thi Hội, thi Đình (gọi chung là Khoa bảng) cũng được tổ chức để chọn người học giỏi ra làm quan giúp triều đình hoặc nếu không muốn làm quan thì có thể làm thầy đồ, thầy thuốc,...

Vì được đặt ở vị trí cao quý, nên kẻ sĩ được mọi người tôn trọng. Truyền thống tôn vinh những người đỗ đạt cao có lẽ, cũng xuất phát từ đây.

Việc tầng lớp sĩ phu gần như không tham gia trực tiếp vào quá trình lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất nhưng được xếp hàng đầu trong các tầng lớp giai cấp, phản ánh tư tưởng trọng Nho giáo của xã hội phong kiến đồng thời cho thấy người xưa đã có truyền thống coi trọng việc học hành, khoa cử.

Thương nhân là những người hoạt động buôn bán, vai trò của họ bị đặt ở hàng thấp nhất trong xã hội, bởi vì xuất phát từ thực tế nền kinh tế tự cung tự cấp và tính tự trị của làng xã, người dân gần như không có nhu cầu trao đổi hàng hoá ra khỏi phạm vi cư trú, những người hành nghề buôn bán do đó phải năng động, sòng phẳng, thậm chí gian lận mới có lãi."

Buôn gian bán lận" đã trở thành cụm từ phổ biến cho tới tận ngày nay, đó là điều mà một xã hội thuần nông coi trọng lễ nghĩa ở Đại Cảnh không muốn chấp nhận.

Trong quan niệm phong kiến, người xưa cho rằng nghề kinh doanh chỉ là buôn nước bọt, mua chỗ này rẻ rồi bán chỗ kia đắt, ăn chênh lệnh, không làm ra của cải vật chất, sản phẩm tinh thần cho xã hội. Tuy nghề thương không được quá coi trọng nhưng cũng không thể không duy trì.

Ngoài ra ở Hưng Hòa quốc nhiều nhóm xã hội nằm bên ngoài phạm vi Ngũ dân trong hệ thống phân cấp xã hội, ví dụ như tăng lữ và thầy bói, hoạn quan và vợ lẽ...

Còn những kẻ mua vui cũng như gánh hát và bầu gánh, đầy tớ, người hầu và nô tỳ trong nhà (hay còn gọi chung là gia nô), kỹ nữ và những người lao động cấp thấp hơn nông dân và thợ thủ công (ví dụ như đao phủ, đồ tể...) được xếp vào tầng lớp thấp.

Họ làm những công việc bị coi là vô giá trị hoặc "

bẩn thỉu, thô tục", thậm chí không được ghi nhận là thường dân và đôi khi không có đủ tư cách pháp lý.Đặc biệt là kỹ nữ và nghề ca xướng mua vui bị xem là ít hữu dụng đối với xã hội và thường cho là tầng lớp hạ lưu hay còn gọi là tiện dân.

Hầu hết tầng lớp thượng lưu, sĩ tộc thế gia luôn quan tâm đến dòng dõi và phân biệt sĩ thứ, giai cấp. Xã hội phân biệt giai cấp, tầng lớp rất rõ ràng. Trong gia đình thì coi trọng tôn ti trật tự, vai vế, đích thứ, trưởng ấu tôn ti.

Tuy các gia đình dòng dõi quyền quý, sĩ tộc thế gia không nặng nề trọng nam khinh nữ nhưng trong việc kết hôn rất coi trọng môn đăng hộ đối.

Danh môn thế gia rất coi trọng việc liên hôn, liên minh gia tộc và có người thừa kế tương lai, con nối dõi. Đặc biệt các gia đình dòng dõi quyền quý, sĩ tộc thế gia đều rất coi trọng chọn vợ cả cho đích trưởng tử, đích tử, đích trưởng tôn trong gia tộc bởi vì nữ tử đó tương lai sẽ là đương gia chủ mẫu trong gia tộc.

Chính thê của lang quân sĩ tộc trước hết phải có bối cảnh quyền thế, thứ hai mới tính đến bản lĩnh.

Lang quân nhà thế gia sĩ tộc cưới thê coi trọng nhất đương nhiên không phải tướng mạo thỏa đáng, mà là thế lực nhà mẹ đẻ của phu nhân mình, có điều nếu bản thân thê tử là một giai nhân, cũng xem như là chuyện tốt dệt gấm thêm hoa vậy. Thông thường thì lang quân nhà thế gia sĩ tộc sẽ cưới đích quý nữ được thế gia tỉ mỉ dưỡng dục.

Xã hội hiện nay thời cuộc hỗn loạn, phong tục dân gian cởi mở, nhưng hoàng quyền thay đổi thì thế gia sĩ tộc trước sau vẫn sừng sững không đổi.

Bởi vì chế độ sĩ tộc môn phiệt, hoàng đế các triều đại cùng quan viên triều đình đều do thế gia đề cử mới có thể lên ngôi, lên chức. Hoàng quyền cùng thế gia sĩ tộc cùng trị vì cả thiên hạ, mấy trăm năm qua đều như thế.

Thế gia sĩ tộc thành lập chế độ môn phiệt chính là muốn giữ gìn lợi ích thế gia.

Thượng phẩm vô nhà nghèo, hạ phẩm vô sĩ tộc. Thế gia nắm giữ quyền lực triều đình cùng địa phương chặt chẽ, không để hoàng đế vào mắt."

Nhà nghèo có thể xây dựng lên hoàng tộc nhưng thế lực yếu nhược, quyền lực các nhà thế gia lại đạt tới đỉnh cao, dân gian bá tánh còn hoan hỉ cười nói, thà làm nô cho thế gia sĩ tộc còn hơn làm triều thần của thiên tử."

Thông thường thế gia vì để giữ gìn môn phiệt ổn định, chỉ phát triển liên hôn nội bộ. Nếu không có lợi ích chính trị, sĩ tộc sẽ không thông hôn với hoàng tộc.

Ngày xưa công chúa hoàng gia được coi là cao quý, kim chi ngọc diệp. Nam nhân kết hôn với công chúa hoàng tộc được coi trèo cao. Nhưng thời đại bây giờ hoàng quyền dù có lớn, vẫn không vượt qua được thế lực của sĩ tộc. Công tử sĩ tộc thế gia khinh thường kết hôn với công chúa.

Dòng họ Thượng ở Tây Kinh là một gia tộc lâu đời, là trâm anh thế gia đã trải qua hơn 500 năm.

Thượng gia ở Tây Kinh là dòng dõi thư hương năm triều, đệ tử trong tộc cành lá tươi tốt, rất nhiều người làm quan trong triều, quan hệ thông gia cố hữu phức tạp và rắc rối. Thượng lão thái gia, Thượng lão thái phó lại còn là trọng thần quan văn có tiếng nói trước mặt hoàng đế, thanh danh rất vang vọng trong giới sĩ tử, thế gia sĩ tộc ở trongnước.

Dù là hoàng gia cũng không sánh được với bề dày của Thượng thị, có thể nói rằng là Thượng thị tựa như sắt thép, hoàng tộc lại như nước chảy bèo trôi.

Thượng gia vốn không sợ đế vương nghi kị, cũng không sợ hoàng quyền, bởi vì mấy trăm năm nay trong lịch sử nước Hưng Hòa, tân đế thượng vị, ai mà không phải từ thế gia đề cử, ngầm nâng đỡ mới có thể đăng cơ.

Nói trắng ra là, thế gia sĩ tộc nâng đỡ sĩ tử nhà nghèo xưng đế, chính là làm hoàng đế như con rối bù nhìn để giữ gìn lợi ích môn phiệt của bọn họ. Nhiều chuyện thế gia muốn xen vào, hoàng đế nào dám nói một chữ không. Vì vậy con cháu sĩ tộc thế gia ở Tây Kinh thấy hoàng đế cũng chẳng quỳ xuống.

Thượng gia là dòng dõi trâm anh thế phiệt nổi tiếng, là danh môn vọng tộc hàng đầu ở Tây Kinh cho nên các công tử Thượng gia gặp hoàng đế lại càng không quỳ.

Chỉ là quy củ kinh thành nhiều, quý nhân sĩ tộc thế gia cũng nhiều, có những chuyện ngoài tầm tay của Thượng gia, cũng không thể tiện tay làm liều, nên thận trọng thì vẫn cần thận trọng.

Dân gian ai cũng biết Tây Kinh có nhà họ Thượng lắm tiền nhiều của, tiền tài, vàng bạc châu báu chồng chất đầy phủ.

Tại ngoại ô Tây Kinh, Thượng lão thái gia từng tiêu ngàn vàng chỉ để xây một sân vườn hoa mỹ tên là Hào viên, người đương thời gọi là đệ nhất viên Tây Kinh, cả gia tộc lớn đều sống ở đây.

Nhà họ Thượng tuy là gia tộc lớn đông con nhiều cháu nhưng hiếm khi lục đục nội bộ.

Sự gắn kết trong gia tộc này rất mạnh mẽ, tất cả đều nghe theo sự sắp xếp của tộc trưởng Thượng lão thái gia chỉ đâu đánh đó.

Thượng lão thái gia Thượng Trọng Văn có địa vị cao nhất trong gia tộc. Ông là tộc trưởng đời thứ bảy của Thượng gia.

Tên húy của ông là Thượng Thất Tinh.

Kế tiếp là Thượng lão thái thái Tống Thục Trinh có địa vị đứng thứ hai trong phủ.

Thượng phủ tổng cộng có tam phòng.Đại phòng đích trưởng tử Thượng Bát Hiên con của chính thất (mẹ ruột là Thượng lão thái thái Tống Thục Trinh). Hiện tại ông là gia chủ của Thượng gia, năm nay 50 tuổi làm tới chức quan Ngự Sử trung thừa.

Thượng Bát Hiên có địa vị đứng thứ ba ở trong phủ, tính tình ôn hòa, nhưng xử sự quyết đoán, rất có mưu lược.*Tên Hiên có nghĩa là khí vũ hiên ngang.

Thượng Bát Hiên cưới vợ là Tống Nghi Tu (biểu muội) và có ba di nương.

Thượng Bát Hiên có hai con trai, hai con gái là con của vợ cả Tống Nghi Tu, và một trai, bốn gái là con của vợ lẽ.

Thượng Bát Hiên là đích xuất lão đại trong nhà. Ông mặc một chiếc trường bào cổ tròn màu lam bằng lụa Hàng Châu, cũng không còn trẻ trung nữa, hai bên tóc mai đã lưa thưa vài sợ bạc. Bởi vì mệt mỏi với việc trên quan trường, Thượng Bát Hiên có vẻ già hơn so với độ tuổi này, nhưng vẫn có thể nhìn ra dáng dấp tuấn tú khôi ngô.

Nhị phòng Thượng Bát Chính là con trai do thiếp thất sinh ra, không có chức quan, từ nhỏ đã dưỡng thành tính cách nhu nhược phục tùng, cưới một vợ là Đậu thị, có một con gái lớn, và hai con trai nhỏ tuổi hơn, tất cả đều là con của chính thất. Thượng Bát Chính không có vợ lẽ.

Năm nay ông đã 49 tuổi, nhỏ hơn Đại ca Thượng Bát Hiên một tuổi.Đích tam phòng, con trai vợ cả, Đại tướng quân Thượng Bát Trung, tên hiệu Chí Kiên.*Tên Trung nghĩa là trung với nước, hiếu với dân.*Chí Kiên có ý nghĩa là có ý chí mạnh mẽ, kiên cường.

Tên hiệu Chí Kiên hàm nghĩa quyền uy độc lập, thông minh xuất chúng, làm việc quả quyết, cương nghị nên vận cách thắng lợi. Khuyết điểm là nếu bản thân quá cứng rắn, độc đoán, độc hành sẽ bị gãy đổ...

Thượng Chí Kiên là một dũng tướng tài ba, tinh thông binh pháp, anh dũng thiện chiến từng lập được nhiều chiến công hiển hách, thống lĩnh binh sĩ đánh đâu thắng đó... Mệnh danh là chiến thần bất bại của Đại Cảnh.

Thượng Chí Kiên oai phong lẫm liệt, bá khí ngút trời trong bộ áo giáp sắt khi ra chiến trường giết địch.

Thượng Bát Trung bằng tuổi chị dâu Tống Nghi Tu, cả hai người đều nhỏ hơn Đại ca Thượng Bát Hiên 3 tuổi. Năm nay tam gia Thượng Bát Trung và Đại phu nhân Tống Nghi Tu đều đã 47 tuổi.

Hồi còn trẻ Thượng Bát Trung được cha mẹ yêu thương, là tay chơi có tiếng trong thành, đặc biệt thích so sánh với Đại ca Thượng Bát Hiên...

Thượng Bát Trung từ nhỏ không thích văn mà thích võ, rất giỏi thương pháp, sớm có thiên phú về quân sự, dũng cảm gan dạ...

Năm 13 tuổi đã lên đường tòng quân giết giặc.

Thượng Bát Trung một đời mang chí lớn, bảo vệ lãnh thổ, chiến đấu vì Tổ quốc, an định giang sơn, vì thái bình thịnh thế... cho nên quyết tâm không cưới vợ sinh con.

Thượng Bát Trung đặc biệt không phải là người ngu trung, mà là người thâm minh đại nghĩa. (con người hiểu rõ thời thế, hiểu rõ đại cuộc, biết lo nghĩ cho tập thể)Thượng Bát Trung cùng với các tướng sĩ tới biên ải đánh giặc chống quân xâm lược là để bảo vệ bách tính, cứu bách tính, cứu thiên hạ, bởi vì không muốn quốc gia suy tàn, dân chúng lầm than... tuyệt đối không phải vì lòng trung thành với hoàng đế, hay là vì sự thống trị của hắn đối với nước Đại Cảnh.

Khẩu hiệu trong quân đội của Thượng Bát Trung là chiến đấu vì Tổ quốc vì nhân dân, không vì chế độ, không vì hoàng quyền.

Hết chương.

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website TruyenOnl.COM
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK
Chương trước
Chương trước
Chương sau
Chương sau
Về đầu trang
Về đầu trang