Tổ tiên gia gia Dương Nhị Cẩu theo Thái Tổ hoàng đế đánh hạ giang sơn, trận chiến cuối cùng từ trong đống lửa cứu được Thái Tổ hoàng đế, thắng được giang sơn Nguyên thị, cũng thắng được nhiều thế hệ cộng vinh giữa Nguyên thị và Dương gia ta. Tổ tiên gia gia không biết đọc sách, nhưng là người nói nghĩa khí, biết đánh giặc. Thái Tổ hoàng đế sau khi đăng cơ, tự tay viết bốn chữ thiếp vàng "Dụng binh như thần" lên biển tặng Dương gia, đồng thời còn ban danh xưng cho tổ tiên gia gia - Dương như thần, phong Định Quốc Công, tước vị được thế hệ sau thừa kế. Dương gia nhất thời trở thành vọng tộc, tổ tiên gia gia vì báo ân hoàng đế, rèn luyện công phu, trọng thương trên chiến trường, khi được đưa về Dương phủ, Thái Tổ hoàng đế tới thăm, tổ tiên gia gia cầu xin Thái Tổ hoàng đế thu hồi tước vị, các thế hệ sau chỉ làm thống lĩnh Ngự Lâm Quân, nắm giữ ấn soái xuất chinh, chỉ dùng binh, không nhận thưởng. Tổ tiên gia gia còn nói: "Dương Nhị Cẩu không biết chữ, nhận được long ân của Thánh Thượng, ban danh như thần, nhưng rốt cuộc chỉ là một kẻ sắp chết, chết rồi cũng thành quỷ, không thể thể thành thần. Bởi vì thần, không có học vấn." Nghe gia gia kể, nằm trên giường bệnh, ở trước mặt hoàng đế, câu cuối cùng của gia gia là: "Văn võ trái ngược, dù luyện binh ở ngoài cũng phải đọc sách cho lão tử!" Dứt lời, hai mắt nhắm lại, một thế hệ truyền kỳ kết thúc.
Nghe nói mấy ngày sau, Thái Tổ hoàng đế cũng băng hà, quả nhiên tước tước vị của Dương gia, hơn nữa còn tặng một biển: Văn thao võ lược, chỉ có họ Dương.
Tấm biển trải qua trăm năm sương gió này được treo ở chính sảnh Dương phủ, mà ta và hắn, cũng quen nhau dưới tẩm biển này.
Đứng hàng thứ năm, trên có bốn tỷ tỷ, gả xa, ta là đích trưởng tử trong nhà, sủng ái có thừa. Dương gia qua trăm năm, phong cảnh không hề suy giảm, tuy tổ phụ và phụ thân không hề khoa trương nhưng mỗi khi đánh trận đều khải hoàn trở về. Chỉ nhận ban thưởng của hoàng đế, không cầu thêm tước vị. Thời gian nhàn hạ đọc sách nghe chim, không thương nghị triều chính, không kết bè kéo phái. Trong Dương phủ có một bãi đất trống, theo lệ xưa, con cháu Dương thị đều ở đây tập võ đọc sách, phục vụ nước nhà.
Tuyết rơi, trời đất một màu trắng xóa. Ta đứng ngoài sân bị đông lạnh đến hít hít cái mũi, phụ thân ở cạnh thưởng mai, thuận tiện đốc thúc ta luyện kiếm.
Người bên ngoài tới báo: "Thái Tử giá lâm."
Cha vội chỉnh trang y phục, cho ta ăn mặc chỉnh tề, ra ngoài tiếp giá.
Hành đại lễ xong, chúng ta vào chính sảnh ngồi dưới tấm biển. Thái Tử đương nhiên ngồi ở chủ vị, chúng ta ở thứ vị.
Thái Tử nói: "Dương công mau đứng lên."
Ta và cha ngẩng đầu, a, chẳng qua là hài tử hơn ta mấy tuổi mà thôi.
"Mỗi lần sư phụ gặp bổn cung đều hành đại lễ như vậy. Lão tổ tông có dạy, một ngày làm thầy, cả đời làm cha, chẳng lẽ bổn cung phải hành lễ phụ tử với sư phụ sao?"
Cha vội quỳ xuống: "Lễ quân thần, không dám vượt qua, quan hệ sư đồ là nhờ điện hạ cất nhắc vi thần."
Thái Tử hừ một tiếng: "Cổ hủ! Thôi đi." Sau đó nhìn ta, "Đây là Dương tiểu công tử?"
Lúc này, ta đang ngơ ngác nhìn tiểu nam nhân bên cạnh hắn, so với ta nhỏ hơn vài tuổi, da trắng như tuyết, thân hình bé nhỏ nằm gọn trong áo choàng rộng, mặt mày như đuốc, vẻ mặt thanh minh, vừa thấy đã biết là hài tử của vị quý nhân nào đó, nhưng dù cao quý đến đâu cũng chỉ có thể làm nô tài cho kẻ cao hơn, nói không chừng, phụ thân hắn phải dùng hết tâm kế mới giúp hắn trở thành thị vệ của Thái Tử được. Nghĩ tới, ta nhịn không được mà bật cười thành tiếng.
Ngay lập tức, đầu ta bị cha đè xuống đất: "Khuyển tử không hiểu chuyện, mạo phạm điện hạ, mong điện hạ thứ tội."