Mãi về sau, bà ta sinh ra được một cậu con trai khôi ngô, tuấn tú, đặt tên là Mạc Thiên Phong. Ba tuổi cậu biết đọc sách, năm tuổi luyện võ, mười tuổi đã thành thạo võ công, thấy con trai văn võ song toàn ngay từ khi tuổi còn rất trẻ, vua liền sắc phong làm thái tử.
Khi lớn lên, Thiên Phong tính tình cương trực, không hề có thói sa hoa như phụ mẫu, ngược lại, chàng còn rất hay đi giúp bá tính gặp nạn, rất được lòng dân.
Trọng thần của vua là Khúc Thừa tướng - ông là một người trung thành với vua, với triều đình, nhưng lại không bao giờ làm những việc có hại cho bá tính. Trong triều bây giờ toàn là những nịnh thần dùng đủ chiêu trò nịnh hót vua để được ban nhiều vàng bạc châu báu, đặc biệt là tên thái giám Du Hầu. Bây giờ trung thần như Khúc Thừa tướng chỉ còn đếm trên đầu ngón tay.
Khúc Thừa Tướng có một người con gái tên Khúc Nhạn Thư, nàng tính tình dịu dàng, xinh đẹp như hoa, lại vô cùng hiếu thuận. Vì mẹ mất sớm, nên nàng luôn làm tròn bổn phận của một người con gái ngoan với cha, có lần cha ốm nặng, nàng còn thức suốt đêm để túc trực, tấm lòng như vậy, Khúc Thừa tướng luôn rất yêu quý và trân trọng con.
Tại buổi thượng triều.
Vua bắt các vị thần chờ hết nửa canh giờ mới ra thượng triều. Ông ta ngoài việc uống rượu cùng các mỹ nhân ở Ngự Hoa viên ra thì còn có việc gì nữa? Tấu chương dâng lên thành đống ông ta cũng chẳng thèm phê duyệt, suốt ngày đam mê tửu sắc, triều đình bây giờ đã loạn lắm rồi. Ông ta cất cái giọng nửa tỉnh nửa say:
- Trẫm có việc bận nên lên muộn một chút, bắt các khanh chờ rồi!
Khúc Thừa tướng lại lên bẩm báo về vấn đề hạn hán:
- Bẩm bệ hạ, hạn hán ở Tây Hồ giờ đây đã nghiêm trọng lắm rồi, nếu như không xử lý cứu giúp bá tánh, e rằng..
- Coi bộ khanh không còn gì để bẩm báo nữa à? Suốt ngày nói vấn đề này, tháng sau trẫm sẽ sai người đi xử lý.
- Nhưng thưa bệ hạ, đã hai tháng rồi nhưng người vẫn chưa cử ai đi cả. Tây Hồ quanh năm hạn hán, bá tánh sống khổ cực, nếu..
- Thôi đi. Buổi thượng triều hôm nay không phải vì lý do đấy, trẫm sẽ tính sau. Trẫm nghe nói khanh có một nữ nhi dung mạo hơn người, tài sắc vẹn toàn, hơn nữa, cũng đã tới tuổi cập kê, đúng không?
- Bẩm bệ hạ, đúng ạ.
- Vậy khanh nghĩ sao khi để con bé vào cung?
Khúc Thừa tướng nghe thấy đã bất ngờ, ông muốn từ chối ngay lập tức vì muốn tôn trọng quyết định của con gái, không muốn con sống một cuộc sống bị gò bó, hơn nữa còn là thành thân với một nam nhân mà nàng không hề có tình cảm.
Nhưng ông lại đắn đo suy nghĩ xem nên trả lời thế nào để hoàng thượng không nổi nóng. Thấy Khúc Thừa tướng cứ lưỡng lự không trả lời, hoàng thượng lại lên tiếng hỏi lần nữa:
- Rốt cuộc khanh có đồng ý không?
- Dạ bẩm bệ hạ, việc thành thân là hệ sự quan trọng cả đời của nữ nhân, xin người hãy để thần về hỏi ý kiến của ái nữ xem sao!
- Được nhập cung làm thê tử của con trai trẫm là phúc đức cả đời, ai chẳng muốn có được, đằng này khanh còn muốn hỏi ý kiến con gái nữa, chỉ cần khanh gật đầu, trẫm sẽ tự có chủ ý, khanh đồng ý, nó có thể không nghe sao?
Tên thái giám Du Thần bên cạnh lại thêm vài câu thì thầm bên tai hoàng thượng:
- Ông ta là đang khinh thường các hoàng tử trong cung không xứng với con gái ông ta đó hoàng thượng, người đừng tin lời biện hộ giả dối đó!
Hoàng thượng nghe được, cũng gật đầu nghe theo hắn, rồi chỉ tay vào Khúc Thừa tướng:
- Khanh lại dám kháng chỉ? Hay là khinh thường con trai của trẫm?
- Thần không dám!
- Thôi được, đường đường là ái nữ của trọng thần trong triều, nếu đã không muốn thành thân với hoàng tử, vậy trẫm cho phép con bé được thành thân với Thái tử Thiên Phong của trẫm, trở thành Thái Tử Phi của Trữ Chu, khanh thấy sao?
- Xin bệ hạ hãy cho thần chút thời gian!
- Thôi được, vì khanh sẽ không nuốt lời, ta cho khanh ba ngày, trong thời gian đó, khanh phải cho trẫm câu trả lời.