Mục lục
Thiết lập
Thiết lập
Kích cỡ :
A-
18px
A+
Màu nền :
  • Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Hai cô nàng vừa gặp là đã khen ngợi lẫn nhau ngay, Tam Tam nhìn chiếc khẩu trang của Hà Điền và Dịch Huyền: “Cái này làm rất tỉ mỉ, cũng thiết thực nữa. Ừm, chắc tôi cũng sẽ làm cho mình và anh trai một cái.” Cô ấy nói xong thì nhíu mày, đưa tay lên trước mũi mình quạt vài cái, cười cười.

Hà Điền tháo khẩu trang đưa cho Tam Tam xem, không nhịn được đưa tay sờ vạt áo khoác của cô ấy: “Áo này làm như thế nào vậy? Cô khéo tay thật.”

Tam Tam mỉm cười lật vạt áo khoác lên để Hà Điền s.ờ soạng tìm đường khâu dưới lớp lót: “Không khó gì đâu, trước tiên là khâu một lớp thun lên bề mặt da, chừa đầu sợi rồi thắt từng cái một thì sẽ ra hình như thế này thôi. Bằng cách này, lông thỏ sẽ phồng lên, trông dày và to hơn. Nói đến còn phải cảm ơn da thỏ của cô nhiều lắm.” Cô ấy nói xong, lật phần viền của khẩu trang ra xem, khen ngợi: “Ý tưởng này của cô thông minh lắm. Tôi về nhà cũng sẽ làm một cái như vậy. Mà cô cho hương liệu gì vào vậy?”

“Chỉ là hoa cúc núi và cây xô thơm trắng bình thường thôi.”

Hai người trò chuyện vài câu, Hà Điền nói với Tam Tam về việc xây nhà của họ trong năm nay.

“Mấy ngày này tôi muốn nhờ anh trai cô giúp đỡ, nhưng không biết hai người có tiện không?” Lúc đến đây Hà Điền và Dịch Huyền đã bàn bạc giá cả mà họ có thể chi trả được, nếu như trả bằng tiền thì cũng chỉ có thể trả một ngày bằng với giá của một bộ lông chồn đen mà thôi: “Đây là mức thù lao mà chúng tôi có thể đưa ra. Nếu hai người đồng ý, nghĩ kỹ, rồi nói cho chúng tôi biết.”

Vậy mà Tam Tam lại rất dứt khoát. Cô ấy lấy sổ tay từ trong túi ra lật xem: “Tuần đầu tiên của tháng sáu, anh tôi có thể đi được. Thù lao thì… Chúng tôi thảo luận xong thì sẽ bàn lại với cô sau. Cô cũng biết hoàn cảnh của nhà chúng tôi rồi đó. Tuy nói có tiền thì muốn mua gì cũng được, nhưng tôi vẫn muốn đặt mua những thứ đồ da tốt của cô.”

Cô ấy lại vuốt áo ghi lê trên người mình: “Nếu tôi mà có mấy tấm lông chồn rồi làm thành mấy kiểu quần áo mới lạ này, bán không biết được bao nhiêu tiền mà nói.”

Hà Điền gật đầu: “Được. Nếu các cô biết người nào đáng tin cậy thì cũng có thể giới thiệu cho chúng tôi.”

Sau một hồi suy nghĩ, Tam Tam có một ứng cử viên: “Gia đình mà cô đến mua vôi lần trước có một đứa con trai tên là Tát Sa, chắc anh ấy sẽ đồng ý giúp. Mùa thu năm ngoái anh ấy có mua đồ gốm của các cô. Anh ấy là người rất đáng tin cậy, còn có tay nghề nữa. Mấy năm nay tường đất nện trong thôn đều là do anh ấy làm cả, chuồng dê nhà chúng tôi cũng là do anh ấy làm đó. Nhưng nếu hai người muốn nhờ anh ấy, vậy thì phải trả thù lao khác.”

Hà Điền hơi giật mình: “Vậy anh ấy muốn thế nào?”

“Nếu tôi là anh ấy, tôi sẽ nhờ hai người dạy cách làm đồ gốm. Dùng kỹ thuật đổi lấy thù lao.” Tam Tam rất tự tin vào nhận định của mình: “Nhà của họ có một lò nung vôi. Cô biết đó, họ cũng đã từng nung đồ gốm. Nhưng chất lượng đồ nung ra gọi là đồ gốm thì cũng chưa tới, chỉ có thể coi là đồ nung mà thôi, nếu học được tay nghề gốm thì sau này gia đình họ sẽ có thêm thu nhập. Nung vôi với nung đồ gốm không phải đều dùng lò để nung sao?”

Hà Điền có chút ngượng ngùng: “Tôi mà có thể dạy được ai? Năm ngoái là lần đầu tiên tôi tự mình nung đấy, trước đây đều là ông và bà của tôi làm, tôi chỉ trợ giúp mà thôi.”

“Nhưng đồ gốm của cô thật sự rất tốt. Cho dù không thể so sánh với đồ sành sứ mà lái buôn bán, nhưng đối với chúng tôi thì nó là đồ được nung tốt nhất. Với lại, đồ sứ sản xuất hàng loạt có giá bao nhiêu? Đồ gốm của cô thì có giá bao nhiêu?” Tam Tam không nghĩ vậy: “Dù có là lần đầu tiên cô nung gốm, nhưng vẫn luôn do cô tự làm cả mà, đúng không?”

“Ừ.” Hà Điền nghĩ lại, quả thật, cô và Dịch Huyền đã làm tất cả mọi việc, từ làm sạch đất làm gốm, tạo khuôn, sửa phôi cho đến nung. Nghĩ đến đã thấy tự hào rồi.

“Vậy cô còn ngại gì nữa. Nếu như cô đồng ý dạy, tôi sẽ kêu anh mình nói chuyện với anh ấy, còn nếu cô không muốn truyền bá tay nghề làm gốm của mình thì thôi quên đi.”

Hà Điền thật sự chưa từng nghĩ đến việc giữ bí mật về kỹ thuật gì cả. Nhà cô nung gốm đều để tự dùng, mấy năm mới nung một lần, năm nay do bọn cướp nên nồi chén bị vỡ nhiều, nếu không nung gốm thì phải dùng đồ làm bằng tre, gỗ. Cô là người mới, sợ xảy ra sơ suất này nọ, Dịch Huyền thì cũng ham vui nên đã nung rất nhiều, sau đó là đem đến chợ phiên mùa thu để trao đổi. Cô chưa từng nghĩ đến việc dùng kỹ thuật này để kiếm tiền, nhưng vẫn cảm thấy mình nên thảo luận với Dịch Huyền trước đã. Vì vậy, cô nói với Tam Tam: “Chúng tôi bàn lại rồi trả lời cô sau.”

“Được rồi, không vội.” Tam Tam lại cho cô một ý kiến: “Nếu như cô có dạy anh ấy thì phải làm giá một chút. Không những để anh ấy làm việc cho mình, mà còn phải tính tiền học phí. Có vậy anh ấy mới tôn trọng cô.”

Cô ấy vỗ ngực tự hào: “Trong thôn và cả trên thị trấn, có nhiều người muốn gửi con mình cho tôi để học nghề dệt sợi lắm, tôi đã nói với họ, có thể, nhưng mà phải học nghề ba năm, ăn ở tự lo, không có lương, còn phải nghe lời tôi, Tết phải biếu quà, chưa kể còn phải thi nữa! Thi đậu mới được vào, cuối năm lại thi, ai thi rớt thì về nhà. Điều kiện này quá hà khắc đúng không? Nhưng vẫn có rất nhiều người đến cầu xin tôi. Bây giờ tôi cũng đã có đến hai học trò rồi!”

Hà Điền rất phục sự khéo léo của Tam Tam trong việc dệt vải lanh và may quần áo: “Tay nghề của cô tốt. Họ muốn học nghề thì tất nhiên phải nghe lời cô rồi. Thi cũng đúng. Không thể nhận người tay chân vụng về được, ai không siêng năng, không hiếu học thì đuổi đi sớm, tránh phiền phức sau này.”

Hai người nói chuyện một lúc, Tam Tam hỏi Hà Điền họ mua gì, cô ấy hơi tò mò khi thấy hai người chỉ mang theo một chiếc túi nhỏ.

Hà Điền nói với cô ấy, Tam Tam nghe xong: “Nhiều như vậy? Làm sao mà hai người mang về được?”

“Tạm gửi trong rạp hàng rồi quay lại lấy sau.” Hà Điền cũng có chút lo lắng vì thuyền của họ hơi nhỏ.

Lúc hai người bọn họ đang nói chuyện, Dịch Huyền xách theo lồng gà và dẫn Lúa Mì đứng ở một bên.

Lúa Mì nhìn thấy người quen, hai anh em nhà họ Phổ cũng tới, họ dắt theo một chú chó đen rất đẹp.

Anh em nhà họ Phổ thấy Dịch Huyền thì như chuột thấy mèo, nhưng lại không dám giả vờ như không nhìn thấy anh, đành cắn răng cam chịu bước tới chào hỏi.

Dịch Huyền nhắc nhở họ đừng quên chuyện làm việc trả nợ, vừa nói được vài câu thì nghe thấy hai tiếng chó sủa, Lúa Mì đè con chó của nhà họ Phổ xuống, vừa ôm hông vừa nhún eo.

Nhưng… nhưng chó của người ta là chó đực mà!

Tình huống này thật xấu hổ.

Lúa Mì thỏa mãn rồi, nó trưng ra bộ mặt của kẻ chuyên bắt nạt, leo xuống, ngồi lại dưới chân Dịch Huyền.

Lúc này đây, Dịch Huyền vô cùng không muốn mọi người biết mình là chủ của Lúa Mì một chút nào.

Hai anh em nhà họ Phổ nhìn Dịch Huyền mặt lạnh căm, trong lòng không khỏi nghĩ đến chuyện năm ngoái trong đám lau sậy, sau đó nghĩ đến chuyện mà Lúa Mì vừa làm, thật đúng là chủ nào chó nấy mà… Hai anh em run lên, tranh thủ chạy sớm.

Bên kia, quần áo của nhà Tam Tam cũng đã được bán hết.

Dịch Huyền dẫn Lúa Mì đến, đi thẳng vào vấn đề: “Anh Tam Bảo, cừu nhà anh không bị giết hết chứ? Chúng tôi muốn mua một cặp.”

Tam Bảo ngạc nhiên, cười nói: “Không có. Vẫn còn giữ lại vài con.”

Dịch Huyền lại nói với Tam Bảo về việc họ muốn nhờ người hỗ trợ xây nhà.

Tam Bảo gãi đầu: “Đầu tháng sáu tôi có thể rảnh một tuần, nhưng em gái tôi chân tay không thuận tiện. Cậu biết đó, tôi phải bàn với con bé trước.”

“Được.” Dịch Huyền nhìn Hà Điền và Tam Tam từ xa, cảm thấy vấn đề này coi như đã được giải quyết. Về phần thù lao, Tam Bảo không thể đi săn trên núi, nhà bọn họ hiện tại nuôi dê, thịt lông cũng không thiếu, có lẽ chỉ có thể trả bằng chồn hoặc tiền mặt.

Dịch Huyền giúp Tam Bảo dọn hàng, Tam Bảo đẩy xe, Tam Tam thì ngồi trên cạnh xe, bốn người họ đi bộ trên con đường nhỏ trong đám lau sậy trở về làng.

Đến nhà của Tam Tam, Tam Bảo đưa Dịch Huyền và Hà Điền đi xem chuồng cừu và chọn cừu.

Giá anh đưa ra rẻ hơn so với rạp hàng súc vật ngoài chợ. Tuy nhiên, cừu ở chợ được năm sáu tháng tuổi, còn cừu của anh ấy thì chỉ mới ba bốn tháng tuổi.

Chuồng cừu ở góc Tây Bắc sân được đắp bằng đất, trong chuồng cừu cũng có một gian nhà nhỏ cũng bằng đất, mái lợp bằng rơm khô.

Tam Bảo ít nói, chỉ khi Dịch Huyền và Hà Điền đặt câu hỏi mới trả lời, nếu là Dịch Huyền hỏi thì anh ấy có thể nói thêm vài câu, còn nếu Hà Điền hỏi thì anh ấy lại tích chữ như vàng, cũng không dám nhìn cô. Nói thêm vài câu mà mặt và cổ đều đỏ bừng cả lên.

Hà Điền thấy tình hình này bèn đến chỗ Tam Tam trò chuyện với cô ấy.

Tam Tam mời Hà Điền vào phòng của mình, rót hai ly nước nóng và lấy một dĩa đồ ăn nhẹ cho cô ăn.

Cô ấy lại bước đến chiếc giường mây cạnh cửa sổ, mở một chiếc hộp nhỏ, lấy một chiếc túi nhỏ bằng lông thỏ đưa cho Hà Điền: “Cái này cho cô. Nếu không phải da thỏ của cô rất mềm, Tôi cũng không thể làm được.”

Hà Điền nhìn vào chiếc túi, nhịn không được mà “wow” một tiếng.

Cái túi nhỏ này chỉ lớn hơn nắm tay một chút, rất tinh xảo, nhìn giống như một nụ hoa úp ngược vậy, từng nhúm lông thỏ màu trắng được làm thành cánh hoa, úp xuống thì cánh hoa sẽ rũ xuống. Quai túi được đan từ bốn sợi dây lanh màu đỏ sẫm, đan chéo vào thân túi, đeo ở trên người, chiếc túi nhỏ vừa vặn rũ xuống bên hông.

Tam Tam là một người khôn khéo, cũng rất biết điều, Hà Điền đã tặng cho cô ấy bộ da thỏ, cô ấy liền có qua có lại mới toại lòng nhau.

Hà Điền cầm cái túi nhỏ trong tay, trầm trồ một hồi: “Sao cô không đem đến chợ bán?”

Tam Tam cười khẽ: “Theo cô thì cái này nên bán giá bao nhiêu?”

Hà Điền hiểu ngay. Một thứ thủ công như vậy, cho dù được làm tinh xảo, rốt cuộc cũng chỉ là một cái túi nhỏ, tính trang trí nhiều hơn là tính thực dụng.

“Nếu gửi bán trong tiệm của chị Hoàng thì sao?”

“Tôi đã gửi hai cái, nhưng tôi nghĩ, nếu muốn bán loại đồ tinh xảo này, cô phải sẵn lòng bỏ vốn liếng ra, phải có loại da tốt nhất, ít nhất phải là lông cáo. Nếu là lông cáo thì sẽ bán chạy hơn, tôi đã từng mạo hiểm làm bằng lông chồn. Nhưng mà… làm bằng lông thỏ, tôi có thể nhuộm màu, làm thành màu hồng, màu vàng nhạt này nọ. Còn lông chồn? Làm hoa mẫu đơn đen à? Hay là làm thành ô vuông hình thoi? Dùng da tốt nên ngay cả vải lót cũng phải là loại tốt. Tôi nên dùng gì đây? Lụa và vải lanh đều đã bán hết rồi!”

Hà Điền nghĩ đến những con thỏ nhỏ ở nhà: “Thỏ tôi nuôi một mùa đông mà đẻ được những ba lứa. Lần sau tôi sẽ mang cho cô. Cô muốn dùng bao nhiêu thì dùng. Còn về phần sợi tơ, năm nay tôi vẫn sẽ mang đến. Cô cứ yên tâm.”

Tam Tam không ngừng cảm ơn, lại hỏi Hà Điền cách nuôi thỏ.

Hai người ngồi trong phòng nói chuyện, Dịch Huyền thì đi theo Tam Bảo đến chuồng cừu chọn cừu con.

Chỉ có một mình Dịch Huyền nên Tam Bảo cũng tự nhiên hơn. Anh chỉ cách cho cừu con ăn, cách phòng bệnh, ăn thức ăn gì, nên xây chuồng cừu ở đâu,… có sao nói vậy, không hề giấu diếm: “Hai người nuôi cừu là muốn ăn thịt hay là lấy sữa? Ở đây tôi có hai giống, một loại thì chất lượng thịt ngon nhưng không cho nhiều sữa, một loại thịt không ngon nhưng cho nhiều sữa. Mỗi ngày tôi có thể vắt được một xô sữa cừu nhỏ. Cậu có thể nuôi hai con cừu con, nhưng nếu muốn giữ lại cho chúng sinh sôi nảy nở thì tốt nhất là nên lấy cùng một loại giống. Những con cừu con do giao phối cận huyết dễ bị dị tật di truyền tự nhiên lắm.”

Những con cừu trong chuồng thuộc nhiều giống khác nhau, có con có màu trắng như tuyết, có con thì màu nâu, xen kẽ những mảng trắng hoặc nâu trên cơ thể.

Dịch Huyền lại hỏi cách vắt sữa cừu, Tam Bảo xách theo xô nhỏ và ghế, đưa anh vào chuồng, làm mẫu ngay tại chỗ: “Người mới làm có thể vặn một chiếc thòng lọng thành hình số tám rồi tròng hai chân sau của cừu vào, nó sẽ không đá người. Sau đó, cứ vậy mà vắt… “

Sữa cừu phun vào chiếc xô sắt nhỏ, gõ vào thành xô phát ra tiếng khe khẽ.

“Sau khi vắt xong thì cần phải cẩn thận hơn. Nhấc xô ra trước rồi mới tháo dây thòng lọng. Đừng để nó đạp vào chiếc xô. Tốt nhất là cậu nên cột chiếc thòng lọng thành nút rút, kéo một cái là mở được ngay. Cừu núi là một loài vật rất ngoan, đợi cậu và nó quen thuộc nhau rồi, nó sẽ không đá lung tung nữa. Chỉ cần cho nó một chút cỏ khô, nó bận ăn cỏ nên sẽ không sao hết.”

Sau khi Tam Bảo làm mẫu xong, Dịch Huyền chủ động nhấc cái xô cùng ghế nhỏ lên, hỏi: “Các anh xử lý sữa dê như thế nào?”

Tam Bảo hơi thắc mắc: “Xử lý như thế nào? Thì đun sôi lên, để nguội rồi uống chứ sao. Con dâu của thím Liễu sinh em bé không có đủ sữa cho con, vì vậy mỗi tối thím ấy sẽ đến mua một ít. Còn dư lại thì chúng tôi tự uống. Làm trà sữa hay là bánh ngọt gì cũng đều ngon cả.”

Dịch Huyền nghe xong, thì ra bọn họ không biết cách làm phô mai sữa cừu. Anh muốn nói với Tam Bảo là sữa cừu có thể làm thành phô mai, thứ này có thể bảo quản lâu hơn, nhưng chính anh còn chưa làm thành công thì phải nói thế nào đây?

Tam Bảo dẫn Dịch Huyền đến nhà bếp của họ, đổ sữa cừu vào nồi sắt, đun trên lửa nhỏ rồi đổ vào bình đồng có miệng mỏng và bụng sâu.

Nhà bếp của nhà Tam Tam nằm ở phía Tây của cổng sân. Bếp rất lớn. Nhìn kỹ hơn thì thấy có hai bếp cạnh nhau, có thể nấu hai nồi lớn cùng lúc. Giữa hai cái nồi lớn còn có một cái nắp tròn nhỏ, khi mở ra thì thấy một cái xô tròn bằng sắt đựng đầy nước, bên cạnh là cái muôi bằng tre. Nước bọn họ thường uống được đun sôi và múc vào xô sắt tròn này để giữ ấm. Ở góc Tây Bắc của nhà bếp thì có một cái bể thấp, trong đó có giếng bơm tay, nước mà họ dùng đều lấy từ đây.

Dịch Huyền khá hứng thú với giếng bơm tay, lại hỏi Tam Bảo về việc lấy nước.

Nhiều người dân trong làng đã khoan giếng trong sân nhà mình, nước mà họ lấy là nước ngầm. Có một số người sẽ xây một cái mái che nhỏ bên ngoài giếng, một số thì mở giếng trong nhà bếp giống như của nhà Tam Tam.

Giếng bơm tay trông giống như một cái cột đồng đứng trong một cái ao thấp, bên trong rỗng, một đầu thông với một chỗ dưới lòng đất vài mét, cột rỗng ở đầu kia là đầu giếng, bên trong là một van pít-tông làm bằng da tròn được nối với tay cầm, khi ấn tay cầm lên xuống, bên trong cột hút được chân không, bơm nước ngầm lên.

Theo sự chỉ dẫn của Tam Bảo, Dịch Huyền đổ một gáo nước nhỏ vào đầu giếng áp, từ từ nâng tay cầm bằng sắt lên, rồi từ từ ấn xuống, ấn lên xuống vài lần, phía đầu ra của ống đồng phun ra một dòng nước, chảy vào xô.

Anh bơm nửa xô nước, đang thảo luận với Tam Bảo về cách bảo quản da tốt hơn thì Tam Tam và Hà Điền đến.

Tam Tam nói với anh trai mình về việc sẽ đến nhà Hà Điền để phụ xây nhà vào đầu tháng sáu. Tam Bảo đã nhận lời, và cũng hứa sẽ nhờ những người trẻ khác trong làng xem có thể giúp đỡ được không.

Hà Điền lại bổ sung thêm: “Đừng quá nhiều người, ba người là đủ rồi. Nhiều người hơn nữa tôi không có tiền đâu.”

Tam Bảo và Tam Tam đều cười lên.

Đã 3 giờ rưỡi chiều, Hà Điền và Dịch Huyền định sẽ dẫn hai con cừu, sau đó cầm máy cưa về nhà trước, nên chào tạm biệt.

Tam Tam hỏi anh mình: “Anh ơi, anh còn thịt cừu hôm qua không? Cắt một miếng đưa cho Điền Điền và Dịch Huyền mang về nhà nếm thử.”, “À, còn sữa cừu nữa. Mùa thu năm ngoái tôi đã nói là sẽ mời cô sữa cừu mà!” Những lời này là nói với Hà Điền.

Anh cô ấy đáp một tiếng rồi đi đến hầm lấy thịt cừu.

Dịch Huyền đột nhiên nghĩ đến điều gì đó, nhanh chóng đi theo, thấp giọng hỏi: “Anh Tam Bảo, anh vừa mới mổ cừu à?”

“Đúng vậy, tôi vừa mới giết đêm qua.”

“Nội tạng còn không? Cả ruột non nữa?”

Tam Bảo sửng sốt: “Ruột cừu? Có chứ, cậu muốn sao? Tôi còn chưa rửa sạch. Không thể ăn đâu!”

Dịch Huyền lắc đầu: “Không phải để ăn. Mà là để dùng.” Anh nhỏ giọng giải thích vài câu, Tam Bảo hiểu ra, “Ồ” lên một tiếng rồi lại đỏ mặt. Ngũ quan của Tam Bảo và Tam Tam trông giống nhau, nhưng anh ấy làm ruộng quanh năm, mặt mày vàng như màu lúa mì, giờ đỏ mặt lên, trông cứ như quả mơ phơi nắng.

Một lúc sau, Dịch Huyền cười tủm tỉm cầm theo một gói lá tre cùng Tam Bảo ra khỏi hầm, Tam Tam hơi ngạc nhiên tại sao anh trai cô ấy không xẻ thịt cừu cho Dịch Huyền, nhưng cô ấy cũng không hỏi.

Cô ấy đưa cho Hà Điền một ống tre to và đổ đầy sữa cừu mới vắt vào. Lúc rót sữa cừu, Lúa Mì, kẻ vẫn luôn ngoan ngoãn ngồi ở cửa bếp từ lúc bước vào cửa, đứng dậy vẫy đuôi với Tam Tam.

Tam Tam lấy một cái chén tre nhỏ, đổ sữa vào cho nó. Lúa Mì chẹp chẹp liế.m uống.

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website TruyenOnl.COM
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK