• Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Nheo mắt nhìn cái chân gió hiên ngang vắt qua người, tôi bỗng nhớ tới một câu nói thịnh hành một thời ở quê: “ Tôi không phải người tùy tiện, lúc tùy tiện thì tôi không phải người”. Đặng Thiệu của bây giờ hoàn toàn là minh chứng điển hình cho câu nói ấy.

“Này, này, làm sao đấy?” Thấy tôi một lúc lâu không phản ứng gì, Đặng Thiệu nóng vội lay người

“Chân thối kinh!” Tôi uất ức trả đũa một câu.

“Bố láo, chú đây vừa mới rửa sạch chân, thối là thối thế nào? Không tin nhóc ngửi đi, ngửi đi”

Không đợi tôi phản ứng, Đặng Thiệu đã giơ chân đặt trước lỗ mũi tôi: “Đấy, ngửi đi, thối chỗ nào?”

Tôi tự rước khổ vào thân, đành hít khẽ vài cái: “ Thối thì không thối, nhưng có mùi xà phòng”

“Vẫn còn mùi á?” Đặng Thiệu như không tin được vào tai mình.

Tôi không thèm để ý tới hắn, với cái kìm cắt móng trên tủ cạnh giường, cẩn thận tỉ mỉ giúp Đặng Thiệu  cắt móng chân. Nếu như nhớ không lầm thì đây là lần đầu tiên tôi giúp người khác sửa móng tay móng chân. Từ lúc còn nhỏ, tôi vẫn luôn ảo tưởng sau này trưởng thành hơn, đưa bố mẹ đến thành phố này an hưởng tuổi già. Sau một ngày bận rộn bôn ba kiếm tiền, tôi sẽ trở về mái ấm hiếu thuận với họ, cắt móng tay móng chân cũng nằm trong danh mục những điều cần báo hiếu.

“Nghĩ cái gì thế?” Đặng Thiệu tựa vào đầu giường hỏi.

Tôi đem vụn móng chân vứt xuống đất, nhẹ giọng: “ Không có gì, tự nhiên cháu thấy hơi nhớ mẹ”

“Nhóc con, đây là lần đầu tiên nhóc rời nhà hả?”

Lòng tôi bỗng trào lên một nỗi chua xót khó tả: “ Vâng, lần đầu”

“Đúng là đứa nhỏ đáng thương” Đặng Thiệu vươn tay xoa nhẹ đầu tôi, còn nói: “ Đi nào, chú mang nhóc đi chỗ này”

Tôi ngây thơ nhìn hắn : “ Đi đâu cơ?”

“Cứ đi thì biết, thay quần áo đi”

Tác phong Đặng Thiệu nhanh nhẹn, nháy mắt toàn thân trên dưới ngăn nắp đẹp trai tóc vuốt vuốt đứng trình diện trước mặt tôi, tuy nhiên cái đống băng trắng chằng chịt trên đầu có hơi phá game chút xíu.

“Nhóc con, mấy trăm năm rồi chưa rửa chân hả?” Đặng Thiệu ngồi xồm trước mặt tôi, đoạt lấy khăn trong tay, nói: “ Mấy ngày nay toàn là nhóc chăm sóc chú, khiến chú đây cảm động vô cùng, hôm nay cho nhóc vinh dự được chú hầu hạ nhé”

Đặng Thiệu nâng bàn chân ướt sũng lên quan sát, tỏ ra nguy hiểm: “ Bàn chân không lớn nhưng lòng sâu, rất có tướng thành công”

Đặng Thiệu là người thứ hai sau mẹ giúp tôi rửa chân, trong lòng bỗng trào lên một chút ấm áp, mũi sụt sịt khó kiềm chế xúc động.

Đặng Thiệu mỉm  cười: “ Nhóc cảm động đúng không?”

Tôi cười khờ khạo.

Rửa sạch rồi, Đặng Thiệu tìm đôi giày định đi vào cho tôi, miệng trề cả ra: “ Tất nhóc bao lâu chưa giặt hả? Tất bẩn cỡ này là do bẩm sinh hay do luyện tập hả?”

Đặng Thiệu bịt chặt mũi.

Tất thối đặt trước mặt, đến chính chủ còn ghét bỏ né trối chết, mặt đen sì: “ Từ lúc chú nằm viện cháu chưa có thay”

Đặng Thiệu áy náy cười: “ Vậy đừng đi nữa, về thì giặt”

Đi giày mà không đi tất, thà đi đất còn hơn. Chưa kể tôi bị mồ hôi chân, đi đường lâu bốc mùi thì miễn bàn. Tôi đi theo sau, cứ vài bước lại đá đá chân khiến Đặng Thiệu cũng phát bực.

Ra khỏi bệnh viện, đi đến cuối ngã tư, đèn hai bên đường mờ mờ ảo ảo, hai người chúng tôi song song đi xuống con dốc, bóng hình trải dài trên mặt đường như vô tận.

“Chú dẫn cháu đi đâu đó?”

Đặng Thiệu cười, lắc đầu: “Đến nơi nhóc khác biết”

“Có xa lắm không?”

“Để xem nào….” Hai tay chống nạnh, Đặng Thiệu đăm chiêu tính tính một lúc: “ Cũng không xa lắm đâu”

Tôi cà nhắc vừa đi vừa nhìn đông ngó tây: “ Chúng ta đi thế nào bây giờ? Trễ thế này rồi, chỗ này lại vắng vẻ, bắt xe đi kiểu gì?”

“Chú có cách”

Hắn kéo tôi chạy sang bãi đỗ xe bên đường, vừa hay bên trong có cả đống xe đạp.

Đặng Thiệu vừa chạy vào bãi, ông bảo vệ liền chạy ra, tay cầm theo gậy sắt, gương mặt hốt hoảng cùng cảnh giác lườm tôi và Đặng Thiệu.

“Các người đến đây làm gì?”

“Bác à, cháu tính tới đây hỏi xem có thể thuê cái xe đạp nào không?”

Ông bảo vệ nheo mắt đánh giá Đặng Thiệu một lượt, xem chừng thấy đầu hắn băng bó chằng chịt, trông không vẻ gì giống người tốt, sắc mặt khó chịu nói: “ Không có, chỗ này toàn là xe nhà người ta, làm gì có xe cho các cậu mượn”

Đặng Thiệu nói: “ Bác à, giờ chúng cháu không có cách nào về nhà, quanh đây lại chẳng có khách sạn nào. Bác làm ơn châm chước xem có thể mượn cái xe nào không…. Cùng lắm thì cháu gửi lại chứng minh thư, thế có được không bác?”

Hắn đưa chứng minh thư ra, ông bảo vệ nương theo ánh đèn soi đi soi lại mới yên tâm nói: “ Chàng trai, chỗ này đều là xe riêng, cũng may bác đây có cái xe đạp cùi, mỗi tội lâu không đi chả biết giờ còn dùng được không?”

“Có xe dùng là tốt lắm rồi ạ”

Đặng Thiệu theo bảo vệ đi sâu vào bãi lấy ra cái xe đạp dính đầy bụi bặm, tay lái sớm đã rỉ sét, bộ dạng tuy tồi tàn nhưng trong tình huống này có mà dùng là tốt lắm rồi.

Đặng Thiệu trèo lên xe, đạp thử một đoạn: “ Còn đi được tốt lắm”

Ông bảo vệ nghe vậy thái độ cũng hiền hòa hơn, cười nói: “ Đi được là tốt rồi, chứng minh thư cậu cứ giữ đi, đằng nào tôi cũng ghi lại rồi, hôm nào quay lại trả xe cho tôi cũng được”

“Vâng vâng, nhất định cháu sẽ trả lại”

Trước khi đi, Đặng Thiệu quay qua chớp mắt nhìn tôi, tôi lờ mờ chẳng hiểu: “ Nhìn cháu làm gì?”

Hắn thở dài thất vọng: “ Đưa tiền đây chú trả cho người ta, người ta không đòi mình cũng phải có ý chứ”

“À à” tôi ngây ngốc lấy tờ mười đồng từ trong ví Đặng Thiệu đưa cho hắn.

“Bác, nửa đêm rồi hai đứa bọn cháu còn làm phiền bác, chút tiền này không nhiều nhặn gì nhưng bác cứ cầm đi ạ”

Ông bảo vệ sống chết không chịu nhận, Đặng Thiệu và ông giằng co nửa ngày, rôt cuộc người ta cũng chịu nhận cho. Lúc rời khỏi bãi đỗ, ông bảo vệ thân thiện nhiệt tình tiễn chúng tôi đến tận đầu phố.

“Lên nào nhóc” Đặng Thiệu vỗ yên sau.

Tôi nhanh nhẹn trèo lên, hai chân ngồi vắt một bên, cười cười: “ Chân dài chạm đất rồi”

(Ngồi vắt một bên: Kiểu ngồi thần thánh một thời phim Việt Nam, mấy bạn nữ mặc váy ngắn ngồi nghiêng một bên =)))))

Đặng Thiệu rốt cuộc bị tôi hạ nốc ao, cười khổ sở: “ Nhóc không đổi tư thế được sao? Hay xem TV mà không thấy đàn ông ngồi xe đạp thế nào à? Ở đâu ra cái trò hường huệ vắt một bên thế này hả?”

Tôi hiểu ý, vội vàng thay đổi tư thế, ngồi giống như bao người khác.

Đặng Thiệu hớn hở mặt mày: “ Trẻ nhỏ dễ dạy”

Tôi ôm thắt lưng hắn, nhẹ giọng hỏi:  “ Cháu xem TV chưa thấy hai thằng đàn ông cùng đi xe đạp bao giờ mà, một nam một nữ thì đầy”

Đặng Thiệu cười một lúc, quay đầu: “ Vậy nhóc coi như chúng ta là một đôi nam nữ cũng được”

“Cháu không làm nữ đâu”

Lúc đi xuống dốc, Đặng Thiệu đạp chân hơn, hai chân dừng lại đặt trên bàn đạp: “ Chẳng lẽ chú làm nữ à?”

“Chú không làm nữ nổi đâu”

“Đệt, tự nhiên bàn vấn đề này làm gì, là nam hay nữ cũng không vấn đề gì hết, chỉ cần hai người cùng nhau đạp chung một chiếc xe là được rồi, giới tính có vấn đề gì”

Đặng Thiệu chở tôi chạy về hướng Đông, xuyên qua màn đêm vượt  băng băng trên đường, gió lạnh quất vào mặt đã có tấm lưng dài rộng cản lại, tôi híp mắt dựa vào lưng hắn, mệt mỏi cả một ngày khiến mí mắt trĩu nặng.

Dường như cảm nhận được tôi mệt mỏi, Đặng Thiệu quay đầu lại hỏi: “ Mệt rồi à?”

Tôi nhẹ giọng, buồn ngủ thì buồn ngủ vẫn cố tỏ ra ngạo mạn: “ Chỉ hơi hơi thôi”

“Đừng ngủ, sắp đến nơi rồi” Đặng Thiệu đạp nhanh hơn, tiếng gió xé qua tai, dù sao ban đêm người đi đường thưa thớt, vô hình trung cả đường đi thông suốt chẳng phải dám tốc độ chút nào.

Vào lúc còn nửa tỉnh nửa mê, bên tai bỗng nghe được âm thanh ồn ào, náo nhiệt. Bất đắc dĩ mở ra đôi mắt kèm nhèm liền nhìn thấy một cảnh phồn hoa. Đầu hạ nóng bức, một đám người lại tụ tập ở đây quẩy nhạc cả đêm, mỗi người đều cầm trong tay chén rượu, thỏa mình cười vang, thi thoảng còn truyền tới vài tiếng ca ngẫu hứng.

Tôi chỉ vào phía trước, hỏi: “ Đây là cái gì?”

Đặng Thiệu tìm được một chỗ trống, khóa xe lại xong xuôi mới nói: “ Đây là phố quán bar, hồi còn đi học chú hay cũng bạn tới đây chơi lắm, từ lúc đi làm thì ít hơn”

(Phố quán bar: Một con phố tập trung nhiều quán bar, vẫn có các cửa hàng bán đồ linh tinh khác nhưng hầu hết là quán bar, dạng như phố ẩm thức, phố quần áo ấy)

“Quán bar?......” Tôi đờ đẫn lặp lại 

“Ừ, quán bar là nơi mọi người uống rượu, nhảy múa đó”

Tôi gật gật đầu: “Cháu từng thấy trên TV rồi.”

Đặng Thiệu sóng vai bước song song : “ Nhóc là người cũng thế giới nào vậy hả? Sao cái gì cũng toàn là xem trên TV thế”

“Nhà cháu ở nông thôn mà, làm gì có mấy thứ này….” Tôi đi  nhanh hơn, chen qua đám người cả trai lẫn gái.

Đặng Thiệu chạy theo, nhỏ giọng nói: “Sao lại giận rồi, chú chỉ đùa nhóc chút thôi mà”

Tôi bực bội: “ Cháu không có giận”

“Còn nói không có? Chú xin lỗi nhóc được chưa, chú nhất thời lanh mồm lanh miệng, về sau không dám nữa”

Tôi dừng lại, nói: “ Không dám cái gì?”

Đặng Thiệu khẽ cười, xoay người đi thẳng vào phố quán bar.

Tôi không hiểu dụng ý của hắn, chỉ đành bước theo sau.

Hai bên đường phố chật ních những cửa hàng rực sắc màu, Đặng Thiệu dừng lại bên cửa hàng nho nhỏ, hỏi: “ Tất này bán bao nhiêu?”

“Mười đồng ba đôi”

Đặng Thiệu khom người chọn trong chốc lát: “ Vậy lấy ba đôi đi”

Tôi nhận tất thanh toán tiền, tiện tay đem ví trả lại cho Đặng Thiệu: “ Trả lại ví cho chú này”

Đặng Thiệu không nhận mà đi thằng: “ Nhóc giữ giúp chú đi, bây giờ còn tỉnh, tí nữa uống say không biết trời đất gì, còn phải nhờ nhóc đưa về, có tiền đi lại cho tiện”

Tôi nhét ví tiền lại vào túi, nói: “ Chú uống say thì cho ngủ đường luôn, đưa về mệt lắm”

“Nhóc con thật đủ nhẫn tâm”

Chúng tôi đi tới một quán bar tên “ Cargo”. Vừa vào cửa toàn thân tôi đã phát run lên, âm thanh đinh tai nhức óc đánh thẳng vào đại não khiến chân tay co quắp. Thỉnh thoảng lại có vài người khách đi lướt qua, quần áo trên người bọn họ khiến tôi có chút mặc cảm, càng làm tôi hoài nghi liệu bản thân có thuộc về cuộc sống này.

“Nghĩ cái gì thế?” Đặng Thiệu gân cổ họng gào thét bên tai tôi.

Tôi nghiêng đầu nhích ra sau, cảm giác màng nhĩ cũng muốn giật điên cuồng.

“Đừng nhìn nữa, chúng ta tìm chỗ ngồi đi” Bị Đặng Thiệu kéo vào bên trong, càng vào sâu cảnh tượng càng khiến tôi ngạc nhiên. Ngồi vào chỗ rồi mà ánh mắt vẫn không rời khỏi đám người đang điên cuồng nhảy nhót kia.

“Sao nào, có giống trên TV không?”

Tôi gật gật đầu: “Giống lắm”

Đặng Thiệu cười, cầm lấy ly rượu uống một ngụm, chậc lưỡi: “ Hương vị vẫn thế”

Tôi nhìn chằm chằm cái ly trên tay hắn, hỏi: “ Đấy là rượu à?”

Đặng Thiệu lắc lắc ly trong tay: “ Đây gọi là rượu cốc – tai, nhưng hương vị cũng bình thường thôi”

(Cocktail ( Cốc – tai) là thức uống pha trộn giữa nhiều loại rượu với các phụ gia như rượu mùi, trái cây, mật ong v..v Cùng một công thức mà tỉ lệ khác nhau đã có thể tạo ra một hương vị khác)

“Chắc quý lắm nhỉ”

“Quý cũng không hẳn là quý, nhóc nếm thử đi” Đặng Thiệu đưa ly rượu ra trước mặt, mang theo đôi mắt ngây ngô tò mò của một đứa trẻ nhìn vạn vật thế gian huyền bí, tôi cầm ly rượu, nhấp một ngụm nho nhỏ.

“Thấy thế nào?”

“Cứ lạt lạt, như đang uống rượu xái ấy”

“Đệt, vậy cứ uống rượu xái của nhóc đi”

( Rượu xái: Tên lúc đầu của rượu xái, kỳ thật gọi rượu trắng. Đem nguyên liệu án theo tỷ lệ nhất định sau khi nghiền thì thêm nước, hấp chín, lại cho thêm men rượu vào, trộn đều sau đó lên men, bình thường 5 ngày sau sẽ chưng cất ra rượu, đây là nồi thứ nhất. Sau khi có rượu, lấy nguyên liệu trong cho ra, trải qua sân phơi, làm lạnh những nguyên liệu này, tán ra, sau đó cho thêm một chút nguyên liệu mới và men rượu, sau khi quấy đều lại mang đi lên men. 5 ngày sau lại lấy ra dùng để chưng cất nồi rượu thứ hai, đây là rượu xái)

Thực ra đây cũng không phải lần đầu uống rượu, nhớ có một lần bố không ở nhà, tôi cùng anh Đại Bằng mở trộm bình rượu của bố, bên trong là rượu xái. Hai đứa chúng tôi mỗi đứa một bát lớn, bắt chước bộ dạng mấy ông đàn ông khi uống, trăm phần trăm tới giọt cuối cùng. Rốt cuộc uống được nửa bát đã thấy đầu mọc đầy hoa, lăn đùng ra đất bất tỉnh nhân sự.

“Nhóc uống hết hai ly rồi, tửu lượng không tồi nha” Đặng Thiệu cười nói với tôi.

Thật ra hai mắt tôi đã hoa cả lên, ý thức sớm đã không còn lại là bao, ngây ngô cười: “ Cháu còn uống được, hai ly rượu cỏn con đã là gì”

Đặng Thiệu lắc lắc vài cái trước mặt, thấy ánh mắt tôi dại ra, chỉ đần mặt ra cười ngu. Lúc này mới ngộ ra số nhọ rồi.

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website TruyenOnl.COM
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK