Thái Tông vui vẻ kéo tấm điều đỏ.
Mọi người ồ lên, một cái vạc cực lớn vừa đúc xong.
Ánh đồng đen sáng loáng, cái màu này không sặc sỡ chói chang mà u tĩnh, thâm trầm.
Như muốn nói với người nhìn.
“Vàng thật không sợ lửa, ta còn trên vàng một bậc”
Thân vạc một bên khắc phong cảnh hoàng thành Thăng Long, hành Cung Tức Mặc, một chỗ khắc cảnh bến Vân Đồn thuyền bè tấp nập, chỉ còn để trống một vị trí.
Mọi người say sưa ngắm nghía, lại cảm thán kích cỡ của vạc, ai cũng tấm tắc.
Bách chờ một lúc mới lên tiếng:
- Vạc này mới đúc, chưa hoàn công nên chưa thể gọi là thành khí được.
Mời thượng hoàng điểm nhãn, đặt tên cho nó.
Thần sẽ sai thợ khéo khắc bài minh để cho nó được vang danh thiên cổ.
Thái Tông ngẫm nghĩ một lát, quay xuống phía bá quan:
- Vạc này để ở chùa Phổ Minh, ta đặt luôn tên gọi là Vạc Phổ Minh, cũng không có gì khó nghĩ.
Chỉ là bài minh khắc trên Vạc phải đặc sắc, xứng đáng với thần khí bậc này.
Bài minh vừa phải tỏ được cái ân trạch của ta với quần thần, muôn dân.
Lại tranh phong cùng đại quốc Trung Nguyên, làm được hai điều ấy thật không dễ.
Các ái khanh ai có ý gì không?
Lại ngó bá quan một lượt, chỉ vào Lê Văn Hưu:
- Lê Văn Hưu, ngươi là Hàn Lâm đại học sĩ, lại đang biên tu sử liệu các nhà, ngươi nói trước.
Lê Văn Hưu cũng không dám nói bừa, u oán liếc sang Bách.
Một lúc rồi chậm rãi:
- Thần thường nghe, nếu lấy tranh phong làm ý thì thước đo phải là đỉnh cao để so sánh.
Tống triều bây giờ suy yếu, không đáng để chúng ta coi trọng như xưa.
Thịnh trị của Trung Nguyên có hai thời kỳ là Hán Vũ Đế và Đường Thái Tông, ở hai thời đại này, lãnh thổ và sức ảnh hưởng của Trung Nguyên lên lân bang là lớn chưa từng có.
Đây đều là những bậc kiêu hùng mà người Hán luôn tự hào, có thể lấy đó mà làm ý tứ …
- Hán Vũ Đế, Đường Thái Tông ….?
Lại quay sang chỗ ba người Thánh Tông, Quang Khải và Quốc Tuấn:
- Các con nghĩ sao?
Hưng Đạo Vương chắp tay:
- Trong hai người này thì Đường Thái Tông cùng với Thượng hoàng là những người khai mở triều đại.
Lấy người này làm ý thì hay hơn.
- Hưng Đạo Vương nói phải lắm!— QUẢNG CÁO —
Mọi người đồng thanh.
Thái Tông vuốt râu trầm ngâm một lát.
Xung quanh không ai bảo ai, im lặng như tờ.
Qua một khắc, Thái Tông cất giọng ngâm:
- “Đường, Việt khai cơ lưỡng quốc vương,
Bỉ xưng Trinh Quán, ngã Nguyên Phong.
Kiến Thành tru tử An Sinh tại,
Xưng hiệu tuy đồng đức bất đồng.” [1]
Dịch: “Mở mang nhà Đường và Việt là hai ông vua.
Nhà ngươi xưng là Trinh Quán, ta (xưng là) Nguyên Phong.
Hoàng huynh Kiến Thành thì ngươi tru diệt, còn ta thì tha mạng cho An Sinh Vương.
Xưng hiệu tuy giống nhau nhưng mà đức hạnh chẳng giống chút nào”
Thái Tông vừa đọc xong, Hưng Đạo Vương quỳ ngày xuống:
- Ân không giết của Thượng hoàng với gia phụ, chúng thần đời đời không dám quên.
Quả thật lòng nhân nghĩa của Thượng hoàng, Lý Thế Dân kia không thể sánh được.
Thượng hoàng vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế …
Mọi người thấy ông quỳ xuống, cũng quỳ xuống đồng thanh:
- Đức hạnh của người soi sáng trời cao.
Thượng hoàng vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế …
Bách đứng dậy hớn hở:
— QUẢNG CÁO —
- Vậy để tiểu tế cho người khắc bài thơ này lên vạc, để nó hợp với Tam đại thần khí Lý triều thành Tứ Đại Khí của Đại Việt.
Đời đời chấn giữ trời nam.
Thái Tông ngửa đầu cười ha hả:
- Hợp ý ta lắm …
Mọi người vui vẻ trở lại cung Trùng Quang khai tiệc.
Thái Tông về đây thiết yến, cốt để cho mọi người vui chơi, cũng không tỵ hiềm gì cả, quần thần mặc sức say sưa.
Bách đang cùng mọi người uống rượu, được vài tuần, bỗng thấy Khánh Dư cầm chén rượu đi đến bên hắn, cười nói:
- Ta nghe nói phò mã được giao trông coi việc sắt cả Đại Việt.
Mới nhỏ tuổi như vậy đã được trọng dụng bậc này, ta thật hổ thẹn không bằng.
Bách cũng theo thói đưa đẩy quan trường, giả là cười:
- Ta không dám.
Phiêu kỵ đại tướng quân là người dụng binh thần kỳ.
Mới vừa qua tuổi hoàng nam đã dùng kỳ binh đánh bại giặc Thát.
Đấy mới là bản lĩnh thực sự.
- Phò mã nói quá thôi.
Ta là được thượng hoàng ưu ái mới có đất dụng võ, đâu như phò mã, cất tay một cái là luyện cho Đại Việt trăm vạn cân sắt tốt, đấy mới là kỳ công …
Hai người ôm nhau cười, người không biết còn tưởng thân thiết lắm.
Cạn một chén Khánh Dư kéo ghế ngồi luôn bên cạnh Hoàng Bách.
- Ta đang trấn giữ miền biên viễn nhưng vẫn nghe phò mã ở Trang viên, xây dựng một toà học phủ, thu nạp bách gia, có đúng như vậy không?
- Đúng là có làm chút ít việc nhưng nói thu nạp bách gia thì không dám.
Chỉ là nhận bọn con em lưu dân, dạy chúng trồng trọt, chăn nuôi, kèm thêm ít nghề thủ công để có cái mà mưu sinh thôi.
- Ta về kinh, được thấy cây ngũ quả mà học sinh học phủ làm ra rồi.
Nói không quá lời với phò mã, đấy là vật đoạt công tạo hoá.
Từ thân một cây, mà làm ra được việc cho mọc ra 5 loại quả, xưa nay chưa ai làm được.
- Chỉ là tiểu thuật, hiểu được nguyên lý, ai cũng có thể …
- Ta là võ tướng, nhưng lại rất thích việc kinh doanh buôn bán.
Mọi người vẫn lấy đấy chê cười.
Ta nghe trong học phủ có một ban học về Kinh tài, đương nhiên phải có người thông thạo chứ, chẳng nhẽ lập ra ban đấy chỉ là hữu danh vô thực.— QUẢNG CÁO —
Khánh Dư nói đến đoạn này, tự nhiên cao giọng, tiếng nói sang sảng, thu hút ánh nhìn của mọi người.
“Tên này là nhắm vào mình, nhất định nhắm vào mình rồi, người này gây sự là có chủ ý”.
Bách cảnh giác:
- Đúng là có chuyện này.
Chúng ta lập ra ban kinh tài là muốn dạy dỗ học sinh cách lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, buôn bán thương nghiệp, tính toán lời lãi.
Từ đó luân chuyển hàng hoá khắp Đại Việt.
Xa hơn, có thể giao thương với các quốc gia khác …
- Hay lắm! vậy Khánh Dư có một vấn đề, muốn thỉnh giáo phò mã.
- Mời tướng quân.
Đến lúc này thì xung quanh bốn phía đã dừng ăn uống, đều nhìn hai người.
Người theo dõi từ đầu ghé tai nói với người chưa biết, tiếng xì xào liên hồi.
Đám vương công quý tộc mỉm cười nhìn xem trò vui.
Khánh Dư thấy đã đạt được hiệu quả, đưa tay về phía Bách:
- Ta ở chỗ người Man, có mua của họ một con bò với giá 8 quan, hôm sau có thương nhân nước Tống sang mua lại con bò đó với giá 9 quan, ta thấy đã có lời liền bán ngay cho người đó.
- Ngày tiếp theo ta lại sai người đi mua bò của người Man.
Không may họ nói, bò đã lên giá, giờ 10 quan mới bán.
Ta cắn răng mua luôn một con, ra đến biên giới, may mắn là người Tống trả ta 11 quan tiền.
Ta thấy có lãi, lại bán luôn cho người Tống.
- Ta về nhà băn khoăn mãi, làm như vậy ta được lãi bao nhiêu tiền cho hai con bò đó.
Mong phò mã giải đáp thắc mắc này.
Mọi người nghe Khánh Dư nói, lẩm bẩm tính toán, có người còn khe khẽ làm phép tính.
Đề bài này rất thường gặp trong kinh doanh, nhưng hiểu được bẫy rập trong câu hỏi này không phải dễ.
Những người nhanh nhẹn thì cho rằng câu này chẳng có gì khó, người tính toán thiệt hơn đi suy đi tính lại.
Cuối cùng bên cạnh đã có tiếng cãi nhau “lời 2 quan, rõ ràng lời 2 quan” “ngu ngốc, lời 1 quan thôi” …
Hai vua đã bắt đầu chú ý đến chỗ này, Thái Tông tiến lại gần.
Nghe mọi người thuật lại, ông không nói gì hứng thú nhìn con nuôi và con rể làm khó nhau.
Điều này là việc tốt, ông ta là ông tổ tạo ra mâu thuẫn cho quần thần.
Bách thì đang cười thầm trong bụng.
“Muốn ra đề với ta sao, câu hỏi kiểu này hắn đã nghe rất nhiều trong thời của mình rồi, chỉ là hôm nay mới biết.
Cổ nhân thì ra đã đặt vấn đề từ ngàn năm trước rồi.
Mình không thể không bội phục tài trí của Khánh Dư, đúng là thiên tài thương nghiệp.
Nếu mình không phải là người tiếp cận tri thức ngàn năm sau.
Chỉ là một hủ nho bình thường, gặp câu hỏi này nhất định làm trò cười cho hắn”
- Ta ở học phủ khi dạy học có một tôn chỉ, đó là không gượng ép học sinh, tuỳ vào sở trường của chúng mà dạy dỗ.
Câu hỏi của tướng quân rất hay, đây chính là câu hỏi ta dùng để kiểm tra chúng cuối năm vừa rồi..
Danh Sách Chương: