Những thứ này đều dùng để làm dưa muối, vì tối qua phải đến nhà Thời Đường làm cơm nên chưa làm xong, hiện tại tiếp tục làm nốt phần việc còn dang dở.
Đại khái nửa giờ sau mới xong việc sơ chế, bỏ dưa muối vào bình, đậy chặt, Chúc Chu đưa tay lên lau lau mồ hôi trên trán.
Cứ muối như vậy tầm một tuần, hai hũ dưa muối này sẽ hoàn thành, lúc ấy sẽ đưa Chu Nhất Thành một vò, cho dì, chắc chắn dì sẽ rất thích.
Chúc Chu từng gặp mẹ Chu Nhất Thành mấy lần, là một dì rất ôn hòa hiền lành, cũng rất thích trẻ con, mỗi lần đến chỗ Chu Nhất Thành thì ngoài việc đưa cho Chu Nhất Thành mấy thứ, bà còn đưa Chúc Chu ít rau tươi, cà chua nhà trồng. Trong sân nhà bà còn có cây táo, cây lựu, đến mùa kết trái bà sẽ hái rất nhiều để Chu Nhất Thành đem về, đưa sang cho ba con anh.
Chúc Chu vẫn luôn nhớ kỹ lòng tốt của dì, thỉnh thoảng cũng làm mấy món sở trường của mình để Chu Nhất Thành mang về nhà cho mẹ mình.
Đôi khi là dưa muối, đôi khi lại là tương ớt tự chế, có lúc lại là mấy món điểm tâm ngọt thích hợp cho người lớn ăn mà mình tự làm.
Khi Quan Quan sắp đi học Chúc Chu mới chuyển đến nơi này, lúc bé khoảng hai tuổi rưỡi, ở đây đã hai năm. Khu căn hộ này là loại hình hai hộ chung một thang, cho nên trên tầng của họ cũng chỉ có hai hộ, chung sống hòa thuận, ở đây rất thư thái.
Chu Nhất Thành lớn hơn anh một tuổi, tuy vẫn độc thân nhưng Chúc Chu cũng chưa từng hỏi chuyện riêng của y. Là một công dân hiện đại của năm 3028, tuyệt đối tôn trọng sự lựa chọn của mỗi người, dù là độc thân đến già, hay chưa có gia đình đã có con, đều là quyết định của một cá nhân, không cần ai chõ mũi vào. Lại thêm Chu Nhất Thành cũng không lấy làm lạ việc anh một mình nuôi con, mọi người tôn trọng lẫn nhau.
Muối xong dưa, Chúc Chu đi gọi Quan Quan rời giường rửa mặt, chờ Quan Quan chuẩn bị đâu ra đấy, cũng vừa vặn đến giờ ra ngoài hội họp với Chu Nhất Thành.
8 giờ 10 phút, Chúc Chu dắt Quan Quan đã thay quần áo ra khỏi nhà, Chu Nhất Thành cũng vừa hay mở cửa đi ra, trong tay cầm túi rác.
Chu Nhất Thành nhìn thấy Chúc Chu một tay dắt Quan Quan, một tay cầm túi rác, cười nói: “Không hẹn mà gặp.”
Chúc Chu cũng cười cười, trên vai khoác cặp sách nhỏ của Quan Quan, để Quan Quan nói chào buổi sáng với Chu Nhất Thành.
Quan Quan ngủ thẳng một giấc đến hừng đông, chất lượng giấc ngủ vô cùng tốt, khi rời giường tinh thần cũng phấn chấn, nghe vậy cười hì hì ló đầu nói với Chu Nhất Thành: “Chú Chu, chào buổi sáng!” Ngọt ngào, khiến người ta muốn xoa nhẹ đầu bé, nắn bóp hai má bé.
“Quan Quan, chào buổi sáng.”
Chu Nhất Thành nói xong, vươn tay ra nói với Chúc Chu: “Tôi đi vứt rác cho, cậu cầm cặp sách cho con là được.”
Chúc Chu đáp: “Cũng không nặng, tôi tự cầm được rồi.”
Chu Nhất Thành thoải mái tùy tiện nói: “Cậu cũng nói rồi, không nặng, tôi cầm hết cũng không hề gì.” Dứt lời chủ động đi tới nhận lấy túi rác trong tay Chúc Chu.
Chu Nhất Thành vẫn luôn là hình tượng anh trai nhà bên tri kỷ săn sóc với em trai, bởi vậy Chúc Chu có ấn tượng rất tốt với Chu Nhất Thành và dì Chu, có lúc còn cảm thấy họ như đang giúp đỡ người trong nhà.
Hai người mang theo một đứa bé vừa nói vừa cười ra quán ăn gần tiểu khu ăn sáng.
Cân nhắc đến việc có trẻ con, Chu Nhất Thành đưa Chúc Chu và Quan Quan đến một phòng trà chuyên món Quảng Đông.
Ăn từ 9 giờ đến 10 rưỡi, vừa ăn vừa nói chuyện, mấy món ăn ở phòng trà vốn phải ăn từ từ chậm rãi, không vội vã không nóng nảy, nhấp một ngụm trà, ăn một miếng điểm tâm. Nếu Chúc Chu không phải đưa Quan Quan đến vườn trẻ và đi làm thì hẳn có thể ngồi cùng Chu Nhất Thành từ 9 giờ đến chiều luôn mất.
Những món hấp nóng hôi hổi không thể ăn xong sau một lần gọi dược. Ăn hai lồng, gọi hai lồng, ăn xong lại gọi tiếp, lúc vào đồ ăn cũng nóng, cũng rất thỏa mãn.
Chu Nhất Thành tính tiền xong, đứng lên nói với Chúc Chu: “Ăn no uống say rồi, cậu đưa con đi học, tôi cảm thấy mình còn có thể về ngủ bù thêm một lúc.”
Chúc Chu nghe y nói, bật cười lên tiếng
“Vậy anh mau về đi thôi, tôi thấy anh còn dậy sớm hơn cả tôi nữa.”
Rời khỏi phòng trà, hai người mỗi người một ngả.
Sau khi Chúc Chu đưa Quan Quan đến vườn trẻ, lộn về nhà một chuyến, dọn dẹp một chút, xếp đồ vào túi của mình, xuất phát đến nhà Thời Đường.
Trên đường đi, Diệp Hàng hẹn Chúc Chu sáng thứ hai sang dạy y mấy món hầm, như trứng hấp (1), hay món canh hầm bốn mùa (2).
Mấy món hầm Chúc Chu biết không nhiều lắm, nói cho Diệp Hàng biết năng lực của mình, Diệp Hàng nói không sao, biết gì dạy nấy, cũng không cần quá nhiều, tục ngữ có câu chất lượng hơn số lượng mà.
Hơn nữa trưa hôm đó nhìn Thời Đường dùng cơm, Diệp Hàng thấy được Chúc Chu thực sự có bản lĩnh, ít nhất Thời Đường nhận xét vừa rồi y làm không tệ.
Quả nhiên, khẩu vị của Thời Đường là đồ ăn gia đình, thanh đạm cũng được mà cay xuýt xoa cũng được tất, canh cũng thích loại thanh đạm hơn khẩu vị của y, hơn nữa còn không thích canh có vị thuốc Đông y.
Sau khi Diệp Hàng hẹn thời gian vào thứ hai với Chúc Chu xong, đến phòng trưng bày tranh của mình, thảo luận việc triển lãm với nhà thiết kế.
Nếu đã là triển lãm nghệ thuật thì tất nhiên những tác phẩm được trưng bày phải thú vị, phải có hơi thở nghệ thuật thật sống động, khiến người ta chìm đắm vào tác phẩm.
Lúc này Chúc Chu đã bắt đầu bận rộn trong nhà Thời Đường.
Lúc Chúc Chu tiến vào, Thời Đường đang làm việc trong thư phòng. Tuy nói thứ bảy chủ nhật hắn sẽ nghỉ ngơi tại nhà nhưng ở nhà cũng không thể quên công việc, không có cách nào vứt bỏ hết mọi thứ đi để hưởng thụ cuối tuần của mình.
Chúc Chu hầm canh, Thời Đường trong thư phòng lại nhận được điện thoại của Diệp Hàng.
Diệp Hàng cố ý hạ thấp giọng, kể cho Thời Đường trưa nay y làm những gì, sau đó hỏi Thời Đường đã ăn cơm chưa.
Thời Đường vừa nhìn chằm chằm máy tính xem tài liệu kinh doanh, vừa qua loa đáp “ừ, à, tốt”.
Diệp Hàng vốn đang hí hửng, nhưng thái độ qua loa của Thời Đường khiến y không thể tiếp tục, y đã định tạo nên cảm giác ngọt ngào giữa người yêu với nhau cơ.
Thế nhưng có vẻ Thời Đường đang không có hứng.
Thật ra Diệp Hàng thường không kiếm được cảm giác thỏa mãn từ Thời Đường, cảm giác bất mãn này phần lớn đến từ việc trống vắng về mặt tinh thần, khi gặp mặt nhau thì y lại không có cảm giác này nữa.
Nhưng Thời Đường lại quá bận rộn.
Ngày thường đi làm không gặp được y, thứ bảy chủ nhật cũng chỉ rút ra được một ngày ở với y.
Giờ còn được, buổi trưa có thể ăn cùng y bữa cơm.
Hiện tại còn tốt, buổi trưa có thể cùng hắn ăn bữa cơm trưa.
Trước kia là vội vã gặp mặt, lên giường, xong việc tán gẫu vài câu, cùng nhau đi dạo trung tâm thương mại, người kia mua cho y mấy món quà, sau đó ai về nhà nấy.
Diệp Hàng không khỏi so sánh Thời Đường với bạn trai cũ Ngô Hoài Vũ.
Chuyện trên giường, hai người không phân cao thấp, mỗi người đều có ưu điểm riêng.
Về tình cảm, đương nhiên Ngô Hoài Vũ mê luyến y hơn, gần như luôn ở bên y. Không cần y hẹn gặp mặt, Ngô Hoài Vũ thường xuyên sắp xếp những buổi hẹn hò và tạo bất ngờ cho y.
Hầu như dùng hết thời gian cá nhân cho y.
Điểm không hài lòng duy nhất của y với đối phương là Ngô Hoài Vũ là con thứ hai, năng lực không bì được anh trai. Rõ ràng ngoài việc phân chia tài sản ra, hiện tại các gia tộc lớn đều để lại công ty cho đứa con có năng lực nhất kế thừa.
Ngô Thừa Vũ không quan tâm đến việc công ty lắm, mỗi tháng nhận hoa hồng mười mấy vạn tiêu xài, không hề có chí tiến thủ.
Tuy rằng mỗi tháng Ngô Hoài Vũ có mười mấy vạn thì có thể tiêu hết mười mấy vạn cho y, nhưng nghĩ tới tương lai cả tập đoàn Ngô thị là của anh trai cậu ta, Diệp Hàng lại thấy không thoải mái. Hơn nữa Ngô Hoài Vũ quá dính người, lâu dần y không coi chuyện của Ngô Hoài Vũ là chuyện gì to tát.
Bởi y cảm thấy mình có thể gọi là đến, đuổi là đi, dù có chia tay với Ngô Hoài Vũ thì chỉ cần y ngoắc ngoắc ngón tay, đồ ngốc kia sẽ xuất hiện ngay lập tức.
Nghĩ tới đây, Diệp Hàng hắng giọng, hỏi Thời Đường: “Anh đang bận à?”
Thời Đường bên này vừa vặn xem xong bưu kiện, nghe vậy nói: “Ừ, em hết bận chưa?”
Diệp Hàng nói: “Vậy anh bận việc tiếp đi, nhớ ăn cơm đấy. À, quên mất, trong nhà anh còn có đầu bếp, hiện tại anh ta đang nấu cơm cho anh nhỉ? Chắc chắn sẽ không lo đói bụng, ha ha. Em có việc đột xuất, lát nữa có thời gian sẽ nói chuyện tiếp với anh sau, hết bận nhớ nói cho em biết một tiếng.”
“Ừ, được.” Thời Đường tiếp tục xử lý công việc tiếp theo.
Sau khi nói xong, hai người đồng thời cúp điện thoại.
Diệp Hàng cầm điện thoại di động, nhìn màn hình, như để chứng minh mình có thể gọi là đến đuổi là đi với Ngô Hoài Vũ, y mở ảnh đại diện của Ngô Hoài Vũ, gọi cho cậu ta.
3 giây, bên kia lập tức bắt máy.
Ngô Hoài Vũ vui mừng nói: “Diệp Hàng? Anh gọi điện cho em? Có chuyện gì không? Hôm nay em rảnh!”
Còn không phải một tên ngốc sao?
Người ta còn chưa nói gì, đã không kịp chờ mà nói mình rảnh rỗi, bất cứ lúc nào cũng có thể gặp y.
Diệp Hàng thấp giọng cười ra tiếng, vừa nghĩ tới mình có nhiều thời gian, lúc nào Ngô Hoài Vũ cũng có thể rời công ty lái xe qua đây chơi, y thản nhiên nói: “Muốn uống chén rượu, cậu muốn qua không?”
“Đương nhiên, đi đâu? Đi đến nhà hàng cơm tây trước kia chúng ta thường đến sao?”
Nói đến nhà hàng cơm tây, Diệp Hàng ngẩn ra. Kể từ khi ở bên Thời Đường, đã rất lâu rồi y không ăn cơm tây. Thật ra y rất thích món tây, nếu không trước kia đã chẳng học cách làm. Y biết làm bò bít-tết (3), mỳ ý (4), thậm chí mấy món tây khó nhằn hơn y cũng thành thạo điêu luyện. Trước khi y lên đại học đã có một dạo rất rảnh, nên đi học làm món tây một cách bài bản.
Diệp Hàng không hề nghĩ ngợi nói: “Được, đi chỗ kia.”
“Còn rượu đỏ anh yêu thích nữa?”
“Ừ.”
“Được, để em đặt bàn, anh đến là được.”
“Ừm.”
Giờ phút này Diệp Hàng như hóa thân thành Thời Đường, ngôn ngữ đơn giản, không phải “được” thì là “ừ”, như đang bố thí.
Diệp Hàng lái xe đến nhà hàng nọ, người kia cố ý chọn một bàn cạnh cửa sổ. Bởi vì nhà hàng trên tầng cao, ngồi bên cửa sổ có thể quan sát được khu vực phồn hoa nhất của chốn thành thị, vị trí rất đẹp. Trước đây Diệp Hàng thích nhất là vị trí này.
Ngô Hoài Vũ vẫn nhớ.
Ngô Hoài Vũ không hỏi ‘Anh chia tay với người kia rồi sao? Sao bỗng nhiên anh lại hẹn em.’
Cậu chỉ nghĩ có thể gặp lại Diệp Hàng, cùng y ăn cơm, tán gẫu, uống rượu là đã mừng rỡ không thôi.
Nhất định Diệp Hàng không biết, khi cậu nhận được điện thoại đã không dám tin đến thế nào.
Ngô Hoài Vũ rất rất yêu Diệp Hàng. Cậu yêu đôi mắt, cái mũi của y, yêu đôi môi mỏng hơi mím, tựa cười mà lại như không của y, còn yêu thích việc làm y sung sướng đến đỏ ửng cả khóe mắt.
Ngô Hoài Vũ đứng ngoài cửa chờ Diệp Hàng, một khắc kia khi nhìn thấy y, không dám quá kích động, nhịn lại nỗi khổ tương tư, lộ ra nụ cười lấy lòng, dẫn y vào chỗ họ thường ngồi.
Ngô Hoài Vũ kéo ghế cho Diệp Hàng, tự ngồi xuống đối diện y: “Những món anh thích em cũng gọi sẵn rồi.”
Nghe vậy, trong lòng Diệp Hàng khẽ thở dài một cái.
Cùng lúc đó, Chúc Chu lau khô tay đi ra từ phòng bếp, đi đến trước cửa thư phòng gõ cửa: “Thời tiên sinh, cơm trưa nấu xong rồi.”