Một lát sau, Dư thị vui vẻ dẫn người tiến vào nhà. Lần trước có được không ít vải, trước tiên Diệp Gia may cho mọi người mỗi người một bộ y phục, sau đó xem còn dư lại bao nhiêu thì mới làm thêm bộ nữa.
Y phục chất trên bàn, Dư thị lập tức mở ra xem. Diệp ngũ muội thì hơi ngượng ngùng.
"Sao vậy?" Diệp Gia gọi ông cháu Tôn lão đến: "Tự cầm lấy y phục của mình đi."
Tôn lão nhìn Diệp Gia mấy lần roi câm y phục của mình lên xem. Xiêm y của ông ấy khá đẹp, còn lại thì là y phục nữ nhân, ba ông cháu ông ấy là nam nhân. Tôn lão ôm lấy bộ đồ mới, dùng ngón tay sần sùi vuốt ve cổ áo, một lát sau đôi mắt ửng đỏ lên.
Ông ấy chỉ là một ông lão, không biết nói chuyện bằng cô nương trẻ tuổi, ông ấy chỉ thầm thê trong lòng rằng phải báo đáp người của Chu gia thật tốt mới được.
Y phục Diệp Gia đã được Dư thị câm vào nhà. Tay nghề của người trên trấn dù gì cũng không bằng bà ấy, cũng không phải vấn đề đường may mà nói đến cách làm ra bộ y phục. Nếu muốn mặc lên trông đẹp thì khi may phải chú ý nhiều thứ. Dư thị cầm vào sửa lại, chờ một khoảng thời gian nữa con trai trở lại, con dâu ăn mặc đẹp mắt một chút thì cũng có lợi cho tình cảm phu thê hơn.
Tay nghề may y phục của Dư thị rất tốt, đương nhiên Diệp Gia bằng lòng không thể không đồng ý: "Không vội đâu ạ, mẫu thân cứ từ từ."
Diệp tứ muội ở bên cạnh thấy mà nóng mắt, cực kỳ ngưỡng mộ. Nhưng mà nàng ta và A Cửu vào muộn, bởi vì còn phải dựa vào sự chiếu cố của Chu gia nữa. Ăn ở không tốn bạc rồi nên không nói được gì. Trái lại A Cửu nhìn dáng vẻ ngưỡng mộ của nàng ta, bèn buồn bực đi tìm Diệp Gia rồi lén đưa chút bạc cho Diệp Gia, nhờ Diệp Gia làm cho Diệp tứ muội bộ y phục: "Viện Nương từ lúc theo ta chịu nhiều cực khổ rồi, ta lại chẳng có bản lĩnh gì hết."
Diệp Gia thấy hắn ta như vậy cũng cười, nàng gật đầu một cái bảo: "Ngươi còn trẻ, sau này cuộc đời còn dài, có chút lòng vậy đã khá lắm rồi."
Ngày hôm đó chạng vạng tối, sau khi cơm nước xong Diệp Gia ngồi trong sân hóng mát. Nàng cầm quạt hương bồ đi lại khắp nơi, vui mừng sau khi phát hiện mấy thứ đó vẫn còn sống hơn phân nửa. Lúc trước thì không nhận ra hạt giống, nhưng sau khi lớn cuối cùng Diệp Gia cũng nhận ra được.
Nhưng mà sau khi trông ra, nàng phát hiện Tôn lão và Diệp ngũ muội cũng nhận ra được nên mới biết cà này không hiếm thấy lắm. Vì không có lên phố nên nàng mới tưởng là không có. Nhưng cái này cũng không ảnh hưởng đến niềm vui của Diệp Gia, bởi vì túi đó có cây ớt sống.
Không biết nó đã được Tôn lão trồng một mẫu đất sau viện từ lúc nào. Hôm nay đã đến giữa tháng 8, Diệp Gia phát hiện cây ớt đã nở hoa.
"Đến cuối tháng 8 rồi, nên thu hoạch mấy củ cà rốt này thôi."
Ngày nào lúc chạng vạng tối Tôn lão cũng đến tưới nước một lần cả, lúc này ông ấy lấy cái gáo nước mang theo một thùng nhỏ để tưới nước xuống đất.
Sau khi dặn dò Tôn lão chăm sóc chúng thật tốt xong, Diệp Gia lại rảo bước về nhà.
Tiết trời ngày một nóng hơn, đến tháng bảy tháng tám là lúc nóng nhất.
Ở thời cổ đại không có quạt cũng không có điều hòa, ngày nào cũng phải mặc y phục áo dài tay, mấy món đồ đó mặc lên người đúng là nóng chết. Hôm nay Diệp Gia cũng cố gắng giảm bớt thời gian bày sạp buổi trưa, nàng không muốn ngày nào cũng phải dậy sớm nhìn ông mặt trời đâu. Diệp ngũ muội còn định nhân dịp trưa đi bán mì thì bị Diệp Gia chặn lại.
Nàng tham tài nhưng cũng không muốn một tiểu cô nương đi mua đồ dưới cái nắng bể đầu này đâu, nếu bị cảm nhiệt c.h.ế.t thì sao?
Nhưng dù không chịu cái nóng đỉnh điểm giữa trưa thì nấu ăn bên bếp lò cũng rất nóng rồi.