Khi Tán Ngọc Quan trong truyền thuyết xuất hiện trước mắt, Vĩnh Dạ thực sự chấn động trước khí thế của nơi này. Thế núi hiểm trở, vách đá cheo leo với những tảng đá sắc như lưỡi rìu. Giữa hai vách đá, một quan ải hùng vĩđứng đó, siết chặt yếu đạo. Nó thực sự là tấm màn phía tây nam của An quốc.
Tán Ngọc Quan không lớn lắm, gồm có hai cổng thành nam và bắc, tường thành phía nam giáp nước Trần được xây dựng thành các thành lầu trập trùng nhưđồi núi, cao mười mấy trượng, khí thế hùng vĩ. Bên ngoài thành lầu lại cho xây dựng thành hũ, tường thành hình bán nguyệt cao năm trượng, nối tiếp với tường của thành chính. Bên ngoài thành hũ có một khoảng đất rộng, đối diện với một sơn đạo dài và hẹp. Tường thành đều được xây bằng đá lớn, vô cùng kiên cố.
Khi đội xe nhập quan, Vĩnh Dạ phá lệ ra khỏi xe ngựa, cưỡi ngựa mà đi. Hành động này khiến mọi người đều kinh ngạc. Bởi vì nghe đồn Vĩnh An Hầu, Thế tử của Đoan Vương không biết cưỡi ngựa, chỉ là một bệnh nhân suốt ngày nằm trên ghế mềm.
Vĩnh Dạ mặc một chiếc long bào bốn vuốt bằng lụa, đầu đội kim thiền búi gọn, gương mặt tái xám đã có thêm chút sinh khí, thêm vào đó là ngũ quan tinh tế khác thường, thân hình mỏng manh càng thể hiện được vẻ kiên cường, tiêu diêu.
Biết đây là đội xe sang sứ nước Trần, Tổng binh Giải đại nhân của Tán Ngọc Quan đã ra cổng thành đứng đợi từ lâu. Lúc này thấy Vĩnh An Hầu thiếu niên phong lưu, bất giác nhớ tới Đoan Vương uy vũ.
Mười tám năm trước, trong trận đại chiến ở Tán Ngọc Quan, ông vẫn chỉ là một thân binh dưới trướng của Đoan Vương. Mười tám năm trôi qua, ông đã được thăng lên làm Tổng binh, khi gặp vị Thế tử có dung nhan giống Đoan Vương phi nhưđúc, mắt ông bỗng ươn ướt, hành đại lễ theo đúng tiêu chuẩn với Vĩnh Dạ, khiến Vĩnh Dạ sợ hãi vội vàng xuống ngựa đỡ ông lên, ôn tồn nói: - Giải đại nhân trấn thủ biên cương vất vả quá, phụ vương nói Giải đại nhân thích nhất là rượu Lão Kiếu của Trương Ký ở kinh thành nên đã đặc biệt mang cho đại nhân một xe tới đây.
Giải Tùng Long nghẹn ngào, lồng ngực ấm lên. Trong mười xe đi sứ sang Trần, ngoài những xe chở hành trang thì đều là chở lễ vật, Đoan Vương lại chuẩn bị cho ông hẳn một xe chở loại rượu mà ông thích uống nhất, bảo ông không cảm kích tới rơi lệ sao được? Hàng ngàn hàng vạn lời chỉ biến thành một câu đơn giản: - Hầu gia dọc đường mệt nhọc, xin mời vào Tổng binh phủ nghĩ ngơi.
- Không, bây giờ xuất quan luôn. - Vĩnh Dạ cùng Giải Tùng Long chậm rãi đi vào thành nội, nói khẽ một tiếng.
Giải Tùng Long giật mình, vội vàng xuất quan thế sao? Ông nhanh nhẹn đáp: - Hầu gia có dặn dò gì không?
- Đóng cổng thành trong vòng mười ngày, không cho bất kỳ ai xuất quan, trừ phi có thủ lệnh của phụ vương. - Vĩnh Dạ nói xong bèn quay đầu lại nhìn đội xe, cười cười - Giải đại nhân chuẩn bị một ít lương khô và nước uống là được. Sứ thần nước Trần đã ở trăm dặm ngoài quan ngoại chờđón, cho dù sáng sớm mai xuất phát thì vẫn phải nghỉ ngơi trong núi. Trăm dặm đường núi một ngày không thểđi hết được.
Giải Tùng Long hiểu ý của Vĩnh Dạ là nghỉ tối ở trên núi cũng thế, nếu có nguy hiểm thì đối phương cũng không ngờđội sứ thần An quốc lại tới nhanh hơn dựđoán, bèn cười nói: - Hầu gia anh minh, hạ quan lập tức đi sắp xếp.
- Giải đại nhân, - Vĩnh Dạ nhìn ông đầy thâm ý. - Phụ vương nói Giải đại nhân thường trú ở biên cương, ít nhiều cũng có vài người bạn thích uống rượu ở quan ngoại, chia cho họ vài hũ rượu cũng là chuyện thường tình.
Giải Tùng Long ngẩn người, thấy thân binh thuộc hạ vừa dắt chiếc xe ngựa chởđầy rượu rời khỏi đội ngũ, chẳng lẽ trong rượu này có gì sao? Ông cúi đầu đáp: - Hạ quan đã hiểu.
Cổng thành chầm chậm mở ra, Vĩnh Dạ không xuống ngựa, cưỡi song song cùng Lâm Đô úy.
- "Thiên sơn chim bay mỏi. Vạn đường chẳng bóng ai"1. Tán Ngọc Quan quanh năm không có tuyết, ngày mùa đông cây cối vẫn xanh tươi, có lẽ câu thơnày không hợp với nơi đây. - Trước mắt thế núi liên miên như những thành óc trùng trùng điệp điệp. Vĩnh Dạ nhìn hoa xuân nở trên vách đá, cây cỏ um tùm, xanh tốt, chim núi hót vang. Đứng trên miệng vực nhìn ra, dòng sông dưới chân núi sóng vỗ bạc đầu như những cụm tuyết. Con đường núi dưới chân thì nhỏhẹp, Vĩnh Dạ bỗng thấy ngạc nhiên.
- Lâm Đô úy, ngài bảo quân Trần làm thế nào có thểđưa quân tới gần Tán Ngọc Quan? Họđều ngốc hết phải không?
Lâm Đô úy cười đáp: - Nghe nói mười tám năm trước quân Trần đi dọc theo những con suối nhỏ giữa núi để tới, phái năm trăm tinh binh công thành vào ban đêm, khiến quân ta trở tay không kịp. Cũng may Vương gia khi đó đang lãnh đạo quân thủ thành, lòng quân không loạn. Vương gia một mình giết chết hơn tám mươi quân Trần, lưỡi kiếm cong cảđi mới ngăn được thế tấn công của chúng. Mà khi đó quân Trần tập kết dưới cổng thành, hỏa tiễn bay như mưa, sau đó thành lầu phải xây l ại.
Vĩnh Dạ vỡ lẽ ra, thành thời cổđại thường xây thêm kiến trúc thành hũ bọc bên ngoài, hình thành hai phòng tuyến ngăn quân địch, tường thành của thành hũ thấp hơn nội thành khoảng hai mét, cổng nhỏ mà bụng to trông như cái hũ. Quân địch tới tấn công có thể dụ chúng vào trong, bỏ cổng thành lại để bắt cua trong giỏ. Đây vốn là cách mà cha nàng nghĩ ra, tuy rằng không nổi tiếng nhưthành hũ nhưng cũng thực sự khiến nàng khâm phục. Năm xưa không có thành hũ, chỉ dựa vào một tòa thành lầu đơn phương chống địch. Đối phương nhân ban đêm đột kích, chỉ cần mởđược cổng thành, quân Trần mai phục ở thành ngoại có thể xông vào, tình thế vô cùng nguy hiểm.
- Khi đó có bao nhiêu người trấn giữ biên quan.
Lâm Đô úy thở dài: - Ba nghìn người.
Ở nơi lửa đạn không thể nuôi nhiều binh sĩ, chỉ có thể dựa vào địa thế hiểm trở mà chống lại quân địch. Người đông cũng không chen chúc được với nhau, càng không thể triển khai trận thếđể chiến đấu, Vĩnh Dạ hiểu điều đó. Nàng nghĩ, ba ngàn người năm xưa phải đối phó với năm trăm tinh binh đột kích, đồng thời còn phải chống lại quân Trần ùa tới đông như ong vỡ tổ thì quả thật rất khó.
- Năm đó Vương gia kiên thủ hai ngày, viện quân mới tới, giao đấu với quân Trần ởđây hơn một tháng, hoa ở Tán Ngọc Quan đều được tưới bằng máu. Nghe nói thi thể của binh sĩ còn có thể chất cao bằng tường thành.
Cũng chính vì như thế mà có kẻ muốn bắt cóc nàng để uy hiếp Đoan Vương đầu hàng. Nhưng vì sao Ảnh Tử lại không đưa nàng tới Tán Ngọc Quan mà mai danh ẩn tích suốt năm năm trời? Chính Ảnh Tửđã bắt cóc nàng hay cướp nàng từ tay người khác? Vấn đề này đã nằm trong lòng Vĩnh Dạ suốt bao nhiêu năm qua.
Ảnh Tử thúc nói là báo ân, chẳng lẽ chính ông đã hạ thủ, nhưng lại không giao mình ra là vì trung nghĩa lưỡng toàn? Vĩnh Dạ nhìn dãy núi im lặng. Ảnh Tử thúc đã đi rồi, bí mật của mười tám năm trước cũng theo ông mà đi, nàng mãi mãi không thể biết được chân tướng.
Có những lúc tìm kiếm chân tướng sẽ khiến người ta rất đau lòng. Chân tướng bị bại lộ dưới ánh mặt trời chưa chắc đã như những gì mình nghĩ, nói không chừng còn khiến mình thất vọng hơn.
Vĩnh Dạ thấy dãy núi hiểm trở kẹp chặt đường ngựa: - Lâm Đô úy, ra khỏi hà cốc là tới trấn Thanh Tuyền rồi đi vào địa phận nước Trần, nơi này đường sá hiểm hóc, rất thích hợp để mai phục. Tán Ngọc Quan ở cách xa, không tiện xin quân cứu viện, có kế sách gì chưa?
- Chia làm ba lộ quân, tiền quân đi trước dò đường. Tôi đoán giờ Thân là có thể ra khỏi hà cốc, có thể dựng trại ởđó.
- Tiền quân dò đường! Không cần hậu vệ, sai hai mươi quân sĩ bảo vệỶHồng.
Lâm Hồng có vẻ khó xử: - Nơi này dài hàng trăm dặm, sơn tặc rất nhiều, ngộ nhỡ chúng cướp lễ vật mừng thọ Trần Vương, thất lễ thì phải làm sao?
Vĩnh Dạ thong thả nhìn một con ruồi đang bay lượn trên sơn cốc, cười nhạt: - Người đã tới rồi, ta là phò mã của Trần quốc, các món quà khác chỉ như thêm hoa trên gấm thôi. Cứ làm thếđi!
- Vâng!
Nàng quay đầu lại nhìn, Tán Ngọc Quan đã mờ dần, không nhìn rõ diện mạo, chỉ thấy một góc thành lầu màu đỏ có treo ngọn đại kỳ của An quốc đang bay phần phật. Nguyệt Phách, ngươi nhất định phải bình an đưa Tường Vi về tới nước Tề! Ta nhất định sẽ tới tìm ngươi. Vĩnh Dạ lưu luyến đưa mắt nhìn một lát rồi quay đầu lại.
Hà cốc vẫn nằm trong địa phận An quốc, Vĩnh Dạđoán không sai, đội ngũkhông bị gây phiền nhiễu một chút nào, bình an ra khỏi hà cốc. Trước mặt không gian mở rộng, dòng sông uốn lượn một khúc rất rộng rồi chảy thành dòng phẳng lặng. Một khu rừng xanh rậm rạp trải dài, ánh tịch dương đã chiếu những tia cuối cùng lên đỉnh núi, khắp vùng sơn dã được nhuộm một màu vàng óng.
- Hầu gia, chúng ta cắm trại bên bờ sông, ngày mai sẽđi qua khu rừng.
Vĩnh Dạ nhìn khu rừng, hỏi: - Sang nước Tống cũng là đường này sao?
Lâm Hồng cười: - Ra khỏi khu rừng, ở trấn Thanh Tuyền chia làm hai đường, một đường sang Tống, một đường sang Trần.
Vĩnh Dạ gật đầu, ngẫm nghĩ rồi nói: - Không dựng trại nữa, đi tiếp, tối nay xuyên rừng luôn.
Lâm Hồng thất kinh: - Vì sao?
Khóe môi Vĩnh Dạđiểm một nụ cười: - Dựng trại ởđây mà có người tập kích, chẳng lẽ phải nhảy sông? Nếu muốn ăn trộm buổi tối, chi bằng chúng ta đi tiếp. Nếu tối nay bình an thì sáng mai sẽ tới quan đạo của nước Trần, có quân Trần hộ tống, mọi người đỡ phải lo lắng. Ta ngồi xe ngựa của Ỷ Hồng.
Lâm Hồng thấy Vĩnh Dạ nói rất nhẹ nhàng thì trong lòng thầm thở dài. Hầu gia vì muốn bảo vệ người đó và Tường Vi Quận chúa an toàn rời đi nên mới lấy thân mình dẫn dụ kẻ cướp? Ông lắc đầu, người đó thì không sao, nhưng mà Tường Vi Quận chúa... Ông nhớ lại đại ơn của Đoan Vương, ưỡn ngực hô to: - Tất cả lên ngựa! Hai ngựa một hàng, một người quan sát, một người nghỉngơi.
Đội xe nhanh chóng tập kết tiến vào khu rừng.
Vĩnh Dạ ngồi lên xe của Ỷ Hồng, vừa ăn lương khô vừa nói: - Lẽ ra nên bảo Nhân Nhi đi cùng, thân hình nàng ấy tương tự như ta.
Ỷ Hồng mỉm cười: - Ỷ Hồng cao hơn một chút thì có sao?
Tay Vĩnh Dạ thoáng run làm bánh vãi ra đầy người: Ỷ Hồng phì cười nói: - Tôi học theo giọng nói của thiếu gia được không?
Lúc này Vĩnh Dạ mới thầm thán phục tài trí của cha nàng, miết nhẹ lên mặt Ỷ Hồng: - Ta thực là yêu ngươi quá!
- Thiếu gia! - Ỷ Hồng xoa mặt trách.
Vĩnh Dạ bật cười. Nàng hạ lệnh phong tỏa biên quan, cho dù công phu của Phong Dương Hề cao tới đâu thì chỉ cần bị bỏ lại sau lưng nàng cũng đừng mong xuất quan. Những kẻ theo dõi cho dù là người của Du Li Cốc hay Lý Thiên Hựu, Lý Thiên Thụy đều không thể xuất quan. Mười ngày, Nguyệt Phách và Tường Vi dưới sự hộ tống của Giải đại nhân có lẽđã bình an tới được nước Tống rồi quay về nước Tề.
Điều nàng cần làm là đối mặt với bọn sơn tặc có khả năng xuất hiện ở nước Trần, hoặc giả nói, là cái gã Dịch Trung Thiên muốn cưới công chúa.
Sơn tặc bình thường đều không dám giao chiến với quan binh, càng không khinh suất cướp xe của sứ thần. Nhưng Dịch đại tướng quân thì không biết được. Cho dù hắn ta không lấy mạng nàng, chỉđể cho đội ngũ bị mất khôi giáp, xuất hiện với vẻ thê thảm ở kinh đô nước Trần là cũng có thể xả mối hận này. Hắn muốn giết nàng có lẽ phải là trên đường nàng quay về. Tìm một kẻ thí mạng ở nước Tống chẳng hạn, hoặc kiếm cớ gì đó để không dấy lên trận can qua giữa hai nước Trần, An.
Không có Phong Dương Hề, trăm Báo Kỵ tinh nhuệ này chắc chắn không phải là đối thủ của Dịch Trung Thiên. Đêm nay liệu có bình an không? Vĩnh Dạkhông biết, nàng buộc phải âm thầm bảo vệđội ngũđã theo nàng đi sứ. Cho dù nàng không coi trọng tính mạng của hàng trăm Báo Kỵ này thì cũng tuyệt đối không để họ xuất hiện trên kim điện của Trần quốc với bộ dạng lem luốc.
Ánh chiều tà đã dứt, chim mỏi bay về rừng.
Con đường giữa rừng sáng bàng bạc dưới ánh trăng.
Đêm không chút gió, thi thoảng có tiếng chim kêu.
Giữa núi nghe thấy tiếng vó ngựa, cùng với đó là tiếng lốc cốc của bánh xe nghiến xuống mặt đường. Nhìn từ xa, khu rừng tối tăm ánh lên một hàng dài đèn đuốc, hệt như một con rắn đang trườn đi lặng lẽ.
Các Báo Kỵđều tập trung phòng bị, sát khí phảng phất trong không gian.
Vĩnh Dạ sắp xếp ổn thỏa, nhìn Ỷ Hồng trong phục sức của mình bèn cười: - Ngươi không có võ công, nhớ ba bước ta dạy ngươi là được.
Ỷ Hồng gật đầu, bàn tay siết chặt cây nỏ ngắn, thắp sáng thêm ngọn đèn trong xe, cửa sổ lập tức thấp thoáng một bóng người đầu đội kim thiền.
Vĩnh Dạ kéo khăn che mặt, đẩy ngăn giữa của xe ngựa ra chui vào trong, rồi lại mở một tầng để lộ gầm xe, đang định nhảy xuống thì nghe thấy Ỷ Hồng dặn với theo một tiếng: - Thiếu gia, người phải cẩn thận nhé.
Nàng quay đầu lại, chớp mắt: - Có chuyện gì thì vào đây, việc khác mặc kệ. Nghe thấy chưa?
- Vâng!
Vĩnh Dạ hít một hơi rồi chui xuống, kéo tấm ván lại, nhân lúc cỗ xe đi qua một ngã rẽ, bèn lăn vào đám cỏ dài. Đội Báo Kỵđi theo không phát hiện bất cứđiều gì dị thường, khi đội xe đi qua, Vĩnh Dạ thi triển khinh công bám theo sát nút.
Đã lâu lắm không chạy giữa rừng, Vĩnh Dạ cảm thấy thật vui vẻ, tốc độ của đội xe không bằng nàng, chẳng mấy chốc nàng đã ởđằng trước cảđội.
Trước khi xuất hành nàng đã xem bản đồ rất kỹ. Phía trước cánh rừng này có một cây cầu gỗ, qua khỏi cầu thì rừng cây sẽ càng cao lớn, rậm rạp hơn. Nếu có mai phục thì đội xe ra khỏi khoảnh rừng này là sẽ lập tức nằm trong phạm vi cung nỏ của đối phương. Khi đội xe đi qua cầu rồi cho nổ, thế là cảđội sẽ hết đường lùi.
Nàng rảo nhanh bước chân, lướt đi như một cơn gió.
Dưới ánh trăng, cây cầu gỗ lặng lẽđứng đó, bên dưới là dòng suối chảy róc rách, Vĩnh Dạ nhảy xuống suối, lợi dụng những tảng đá to đểẩn thân, chỉ trong giây lát đã tới gần gầm cầu.
Quả không nằm ngoài dựđoán, nàng thấy dưới gầm cầu có bốn bóng đen. Làm thế nào để bọn họ chết mà không để lại âm thanh gì? Trong vòng nửa canh giờ nữa đội xe sẽ tới nơi. Nàng hít sâu một hơi, ngưng thần phân biệt hơi thở lẫn giữa tiếng nước chảy róc rách. Một tay nắm chặt ba cây châm lặng lẽ lại gần, còn cách khoảng hai trượng nữa thì kim châm bay ra, chớp mắt đã cắm vào yết hầu của ba người. Còn một người kinh ngạc quay đầu, cổ họng đã đón phải thanh dao trong tay Vĩnh Dạ, khí quản bị cắt đứt, hơi thở chấm dứt, hắn há hốc miệng cố hít không khí vào, ôm chặt cổ họng phát ra tiếng rên khe khẽ.
Vĩnh Dạ lạnh lùng nhìn hắn, bàn tay lướt qua. Hắn cảm thấy ngực mình lành lạnh, như thể nước suối đã chảy vào tim, thanh dao mỏng như tờ giấy rút ra khỏi cơ thể, nhanh tới mức máu còn chưa kịp bắn vọt ra thì toàn thân đã ngã xuống.
Cũng được! Vĩnh Dạ so vai, nương theo ánh trăng kiểm tra y phục của chúng, rặt một màu đen tuyền, không có tiêu chí gì, ngay cả binh khí cũng là đao và tiễn nỏ có thể mua ở bất kỳ tiệm binh khí nào. Vĩnh Dạ mỉm cười, nàng không cho rằng sơn tặc lại sử dụng phục trang và vũ khí thống nhất, hơn nữa lại toàn là đồ mới.
Vĩnh Dạ có thể khẳng định rằng, đám người này là người của Dịch Trung Thiên, Dịch đại tướng quân. Xem ra, đội xe sẽ không bị tiêu diệt, muốn cướp lễvật để nàng mất mặt mới là mục đích thực.
Nàng đứng lên, sờ lên thân cầu, ngón tay chạm phải cái gì ươn ướt và trơn trượt, đưa lên mũi ngửi, quả nhiên là dầu hỏa. Nàng ngẫm nghĩ, không vào rừng mà xách mấy thi thể ném vào một bụi cỏ cao trong rừng, rồi nhanh chóng quay đầu lại.
Khi nàng chui vào gầm xe ngựa, bèn vội vàng dặn Ỷ Hồng: - Tắt đèn đi, bảo Lâm Đô úy lại đây.
Chưa kịp thay y phục, Vĩnh Dạđã nghe thấy tiếng vó ngựa, giọng Lâm Đô úy vang lên bên ngoài: - Hầu gia có việc gì ạ?
- Bảo đội ngũđi chậm lại! - Nàng nhanh nhẹn thay y phục, Ỷ Hồng vội vàng đội kim thiền cho nàng, Vĩnh Dạ lại trầm giọng căn dặn một hồi qua tấm rèm.
Lâm Hồng gật đầu hiểu ý.
Bấy giờ Vĩnh Dạ mới thở phào, thay y phục xong thì bắt đầu chỉnh lại dung nhan.
- Thiếu gia, chuyện gì thế? - Ỷ Hồng vội vàng hỏi.
Vĩnh Dạ uống một ngụm trà, nhắm mắt: - Mệt chết mất. Lát nữa cúi đầu thấp một chút, đừng để người ta nhìn thấy.
Chớp mắt, đội xe đã lên cầu và chầm chậm đi qua. Vừa mới vào rừng, tiếng mũi tên đã cắm phập phập vào xe ngựa. Đó là loại tiễn thường dùng của bọn sơn tặc, trên thân có buộc sáo trúc, khi bắn sẽ vang lên âm thanh cảnh cáo.
- Đây là đội xe của sứ thần nước An sang Trần, tặc tử phương nào mà to gan đến thế! - Lâm Hồng quát to.
- Ha ha! Muốn đi qua đây thì hãy để lại tiền mãi lộ, ta chỉ cướp tiền chứkhông giết người! - Một giọng rất hống hách vang lên giữa rừng, trong chốc lát, trước mặt xuất hiện một đội nhân mã, đèn đuốc chiếu sáng cả khu rừng. Đưa mắt nhìn sang, dường như cả khu rừng đã bịđịch nhân chiếm đóng.
Tên đi đầu mặt mũi hung tợn, khoảng bốn mươi tuổi, đầu chít khăn vuông, tay cầm cửu hoàn đại đao. Vĩnh Dạ vén rèm kiệu lên nhìn đầy vẻ thích thú, đây là sơn đại vương mà người ta vẫn đồn sao?
Lâm Hồng lạnh lùng quát: - Ngươi là lộ khách ở núi nào?
Nếu là sơn tặc thì thường đều để lại danh hiệu, chỉ cướp tiền tài. Có điều Vĩnh Dạ lắc đầu, tiền tài của sứ thần, cướp rồi chẳng ai dám lên tiếng, lại còn báo danh hiệu làm gì?
Đại hán đó bật cười to: - Ta để lại tên để chờ các ngươi tìm tới bắt hay sao?
Đội Báo Kỵ nổi giận, lập tức lao lên: - Đô úy, mạt tướng sẽ chém đầu gã!
- Khoan! - Lâm Hồng ném một vật trong ngực ra, cười nói - Vị hiệp sĩ này có biết tấm mộc bài này không?
Tên đại hán đó nhận lấy, liếc một cái rồi ném trở lại: - Phong Dương Hề là cái thá gì! Đại gia không sợ hắn đâu. Địa bàn của ta, ta làm chủ!
Lâm Hồng thầm thán phục Vĩnh Dạ tính toán rất chuẩn, cười lạnh một tiếng, thần thái lập tức trở nên ngượng ngùng, rụt rè nói: - Phong Dương Hề Phong đại hiệp... hiệp sĩ không biết ư?
- Đừng nhiều lời! Để lại quà mừng rồi ta sẽ thả cho các ngươi đi!
Lâm Hồng tỏ ra khó xử, các tướng sĩ thủ hạđều rút đao ra, quát: - Đô úy, đánh đi!
- Câm miệng! Cho dù có thí mạng thì liệu có thểđấu lại được với bao nhiêu người thế không? - Thái độ ông trở nên vô cùng cung kính. - Hầu gia nhà tôi nói, tiền tài là vật ngoài thân, coi như là để kết giao với mấy vị bằng hữu. Để lễ vật lại, chúng ta đi!
Đội Báo Kỵđều phẫn nộ bất bình, sa sầm mặt không lên tiếng, hộ tống xe ngựa của Vĩnh Dạ rời đi, để lại toàn bộ năm xe quà mừng.
- Chờ chút! Còn ba xe kia chở cái gì?
- Hiệp sĩ, đó là hành trang của Hầu gia nhà tôi.
- Để lại!
- Chuyện này... - Lâm Hồng vô cùng khó xử, bèn tới trước xe của Vĩnh Dạ bẩm báo.
Hán tửđó chỉ thấy trong xe có một bàn tay thò ra phẩy nhẹ, bất giác tò mò, một kẻ nhát gan yếu đuối tới mức không dám đánh nhau lại là con trai của Đoan Vương ư? Gã nổi lòng hiếu kỳ, thúc ngựa lên trước quát: - Bước ra để ta xem phò mã nước Trần chúng ta trông như thế nào? - Ha ha! - Tiếng cười nhạo nhất thời vang lên khắp rừng.
Đội Báo Kỵ mắt ai cũng tóe lửa, chỉ hận không thể rút đao ra đánh.
- Ngươi lại đây, ta cho ngươi nhìn là được chứ gì. - Vĩnh Dạ lạnh nhạt nói.
Hán tửđó ỷ mình đông người, bèn bước lại gần thật.
Rèm xe vén lên, gã thấy một thiếu niên đầu đội mũ sa đang ngồi trong xe, bên cạnh có một người ăn mặc như thị nữ cúi thấp đầu. Gã càng to gan hơn, thò tay vào định vén tấm sa mỏng, Vĩnh Dạ bất động, mặc cho gã vén tấm sa lên, cười nói: - Hiệp sĩ có thể cho chúng tôi qua không? - Giọng nàng rất rõ ràng, nói xong còn cúi đầu ho hai tiếng.
Hán tửđó thấy Vĩnh Dạđúng là bệnh tật yếu ớt như lời đồn, sắc mặt u ám, đôi môi xám xịt, trong bóng đêm nhìn như sắp đoạn khí, chỉđược cái ngũ quan tinh tế, toát lên một vẻ vô cùng quỷ dị.
Gã rụt tay về, xua đao cười lớn: - Thả cho họđi, các huynh đệ tới chuyển quà mừng đi!
Lâm Hồng thấy thế bèn hô to: - Đi!
Một trăm tướng sĩ hộ tống xe ngựa nhanh chóng rời đi. Tới khi trời sáng, ra khỏi khu rừng đi tiếp mười dặm cuối cùng cũng tới được trấn Thanh Tuyền.
- Hầu gia, ởđây bắt đầu phân đường. - Lâm Hồng nói nhỏ.
Vĩnh Dạ xuống xe ngựa, hít thở bầu không khí trong lành nơi đây, tâm trạng vô cùng thoải mái, cười nói: - Nghỉ ngơi ăn sáng ở trong trấn.
Trấn Thanh Tuyền rất nhỏ, chỉ có mười mấy hộ, con đường bị chia làm hai.
Thị trấn tuy nhỏ nhưng trà lầu, tửu quán, khách điếm đều có.
Vĩnh Dạ chỉ tay vào khách điếm nói: - Mọi người vất vả cảđêm, vào khách điếm nghỉ ngơi, dùng cơm xong thì xuất phát. Mọi người chỉ có một khắc thôi đấy.
Từ trong núi đi ra đều là các sơn khách, buôn bán hàng hóa giữa ba nước, trong khách điếm đột nhiên có hàng trăm người tới khiến ông chủ giật mình.
Lâm Hồng ném một đĩnh vàng ra, cười nói: - Bọn ta là sứ thần của An quốc, sang nước Trần chúc thọ Trần Vương, chỉ nghỉ ngơi một lát là đi ngay. Mang ít đồăn lên đây nếu vui sẽ thưởng thêm.
Ông chủ cầm đĩnh vàng nghe nói chỉ là dừng chân nghỉ ngơi thì vui vẻ cười tươi, ra lệnh cho nhà bếp mau nấu cháo, hấp màn thầu, mang hết các món ngon vùng sơn dã ra hầu hạ.
Các tướng sĩđều thấy bất mãn. Vĩnh Dạ liếc thấy, gọi Lâm Hồng tới bàn mình, cười nói: - Tức lắm phải không? Còn chưa động thủđã cống nạp năm xe lễ vật và ba xe hành lý, tay không tới chúc thọ Trần Vương nói thế nào cũng quá sơ sài đúng không?
Chúng nhân bị nói trúng tâm sựđều cúi đầu xuống, trên mặt thoáng lộ vẻ khinh thường.
Vĩnh Dạ uống một ngụm cháo nóng, cười nói: - Mùi vị khá lắm, mọi người vất vả cảđêm rồi, ăn nhiều một chút.
Lâm Hồng thấy có người mặt mũi đã đỏ bừng định phát tác thì vội quát: - Ăn mau lên, Hầu gia tự có sắp xếp! - Trong lòng ông cũng nhưđánh trống, tuy đã làm theo lời Vĩnh Dạ nói, nhưng ông cũng không biết trong lòng Thế tửđang nghĩ gì.
Vĩnh Dạ thở dài nói: - Lâm Đô úy cũng thấy lạ phải không? Chẳng qua ta chỉ cảm thấy năm cỗ xe đó làm lỡ hành trình, nhờ bọn tặc tửđó vận chuyển giúp mà thôi. Còn vềhành trang, chỉ là mấy bộ y phục rách, không có cũng chẳng sao, có ngân phiếu còn sợ không mua được đồ sao? Ăn cơm xong chúng ta nhẹ nhàng lên đường.
Lâm Hồng ngờ vực, làm gì có chuyện bọn tặc tửấy trả lại năm xe lễ vật. Chứđừng nói là chuyển giúp.
Ỷ Hồng thấy ông ngây người ra thì mím miệng cười: - Lâm Đô úy, thiếu gia nói phải là phải, ngài ăn mau đi. - Nói rồi múc cho ông một bát cháo.
Lâm Hồng thấy điệu bộ chắc chắn của Vĩnh Dạ thì an tâm phần nào, uống vài ngụm cháo rồi vội vàng ra ngoài chuẩn bị. Sau bữa cơm, đội ngũ lên đường đi tới kinh đô nước Trần.
Vĩnh Dạ vén rèm xe nói với Lâm Hồng đi bên ngoài: - Tăng tốc khởi hành. Trên đường mà gặp sơn tặc thì không cần phải hỏi, giết hết cho ta, không chừa một ai. Còn nữa, tới Miệng Hổ thì gọi ta.
Lâm Hồng gật đầu.
Bấy giờ Vĩnh Dạ mới nằm xuống dưỡng thần.
- Thiếu gia, người có lấy lại được lễ vật không? - Ỷ Hồng nhẹ nhàng bóp chân cho nàng.
- Ừ, thiếu gia nhà ngươi thích nhất là trò "đen ăn đen".
Chú thích: 1 Trích bài thơ "Giang tuyết" của Liễu Tông Nguyên.