Vị phụ huynh gọi điện đến xin tư vấn họ Chung, là một bà mẹ độc thân. Bà đã ly hôn chồng được năm năm, một mình nuôi con gái mười bốn tuổi.
Bà Chung là một bác sĩ lâm sàng khoa ngoại, công việc thường ngày vô cùng bận rộn, nên thiếu quan tâm đối với con gái. Nhưng theo bà nói, con gái của bà rất hiểu chuyện, sinh hoạt hằng ngày luôn luôn độc lập tự chủ. Đối với công việc bộn bề của mẹ thỉnh thoảng lơ là nó, bản thân cô bé biểu hiện rất thông cảm với việc này, thậm chí thường thường rất nhu thuận, còn chuẩn bị thức ăn khuya cho mẹ làm ca tối. Mặc dù con bé lớn lên trong gia đình đơn thân, nhưng quan hệ giữa con gái và bố lại rất gắn bó, không tệ chút nào. Cuối tuần con bé sẽ đến ở nhà bố, tính cách con bé cởi mở hoạt bát, cũng ăn ở rất hòa hợp với người phụ nữ tái hôn với bố.
Tóm lại, đó là một đứa con làm bố mẹ bớt lo, mọi phương diện đều tốt.
Hơn một tháng trước, bà Chung phát hiện hành vi của con gái có chút bất thường. Cả người trở nên trầm mặc ít nói, nơm nớp lo sợ, hình như đang có tâm sự gì đó, cũng giống như đang sợ cái gì đó. Có đôi khi bà Chung thấy con gái ngồi ngây người một chỗ, vỗ nhẹ lên vai của con bé một cái, nó sợ đến độ la hoảng lên, vẻ mặt sợ hãi tột độ. Có đôi lúc con bé sẽ hỏi mẹ một vài vấn đề kỳ quái, chẳng hạn như: “Mẹ, người chết rồi sẽ thế nào?” Vấn đề như vậy khiến bà Chung không biết trả lời ra sao.
Con người đến một độ tuổi nhất định, ước chừng sẽ tìm hiểu chuyện bản thân mình vì đâu mà đến, rồi sẽ về đâu. Song song đó, con người tất cũng cảm thấy sợ hãi khi đối mặt với “cái chết”. Vì vậy bà Chung nói: “Ai cũng khó tránh khỏi cái chết, vậy nên lúc sống nhất định phải sống thật vui vẻ, quý trọng mỗi ngày được sống.” Nhưng những lời của bà Chung nói với con gái hiển nhiên không có tác dụng đến nhận thức của con gái. Cô bé vẫn trong trạng thái hoảng loạn, căng thẳng như cũ. Sau đó, cô giáo ở trường cũng gọi điện thoại đến, nói rằng con gái của bà Chung gần đây vào lớp mất tập trung vào học hành, có một lần thậm chí còn đứng bật dậy hét chói tai ngay trong giờ học, tâm tình hoàn toàn không khống chế được. Sau khi trò chuyện với cô giáo xong, bà Chung càng thêm lo lắng. Bà hỏi con gái tỉ mỉ, con bé nói gần lên lớp chín rồi, áp lực học tập rất lớn, dẫn đến việc không ngủ ngon, bình thường hay gặp ác mộng.
Bản thân bà Chung là bác sĩ, căn cứ theo tình trạng của con gái, bà cho rằng có thể là do áp lực học tập quá lớn dẫn đến rối loạn thần kinh. Vì vậy, bà quyết tâm xin nhà trường cho con bé nghỉ học một tuần, bản thân cũng xin nghỉ để về nhà chăm sóc con gái ăn uống, dẫn con gái đến tham gia một lớp yoga, bơi lội. Bà không ngừng khuyên bảo con gái, hi vọng sau một thời gan điều chỉnh, trạng thái của con gái có thể khôi phục lại.
Thế nhưng, hiện tại đã hơn một tháng, tình trạng của con gái không những không có cải thiện, mà ngược lại còn trầm trọng hơn. Hàng ngày cô bé tự nhốt mình trong phòng, còn khóa trái cửa, cự tuyệt ăn uống, đập bể đồ đạc, thét chói tai, cởi sạch quần áo của mình, cào xé bản thân.
Vào hai giờ chiều thứ Sáu, vừa đúng lúc Ngô Bán Tiên, thầy Ngô đang ngồi xem bệnh. Cũng có hẹn trước đến tư vấn trong ngày hôm đó là một vị phu nhân vì vấn đề tình cảm vợ chồng dẫn đến chứng trầm cảm nặng. Sau khi bà ấy vào phòng tư vấn khoảng chừng hai mươi phút. Trước tiền sảnh có một đôi vợ chồng mang theo con gái bước vào trong văn phòng trung tâm tư vấn. Đôi vợ chồng này chính là bà Chung đã điện thoại đến mấy hôm trước và chồng trước của bà. Về phần đứa con kia, vừa mới quay sang nhìn, dáng dấp của cô bé khiến tôi vô cùng hoảng sợ.
Thiếu nữ tóc tai bù xù, khuôn mặt tiều tụy, không ngừng run rẩy, hai hàm răng va vào nhau kêu lộp cộp. Cô bé mặc bộ đồ ngủ không tay viền ren và mang đôi dép xương cá. Cả người gầy gò đến độ không còn hình dạng con người. Cô bé bị cha mẹ nửa lôi nửa kéo vào trong trung tâm tư vấn. Khi cô bé đến gần, tôi thấy trên mặt, trên vai, trên tay, trên cổ của cô bé đều có vết gãi sâu cạn khác nhau, có vết máu đã đông thành vảy đen, có vết vẫn còn lộ máu đỏ. Cô bé ôm chặt ba cô, toàn thân vùi đầu vào ngực ba. Đôi mắt láo liên dò xét xung quanh , sắc mặt khẩn trương như chim sợ cành cong.
Bởi vì thầy Ngô đã dặn dò trước đó, nên tôi mời bà Chung tiến hành thủ tục đăng ký đơn giản, rồi dẫn một nhà ba người bọn họ vào một phòng tư vấn trống khác. Sau khi mời họ ngồi đợi trên ghế sô pha xong, thì tôi pha trà cho họ. Lúc này nhà tư vấn Trương Tòng Giản cùng Phùng Đào cũng đi đến, để tôi ở một bên ghi chép. Trước khi thầy Ngô Bán Tiên làm xong việc tư vấn ở phòng bên cạnh, bọn họ sẽ tìm hiểu trước tình huống một chút.
Trương Tòng Giản và Phùng Đào hỏi cô gái trẻ mấy vấn đề đơn giản. Ví dụ như, “con tên là gì”, “năm nay bao nhiêu tuổi”, “đang học ở trường nào”, “thành tích học tập ra sao”, “khi nào thi chuyển cấp”, “Trong lớp có bao nhiêu người bạn tốt”, vân vân.
Mặc dù cô bé vẫn bị vây hãm trong trạng thái tinh thần khẩn trương, không chịu ngẩng đầu chạm mắt với hai nhà tư vấn. Nhưng đối với câu hỏi của hai người bọn họ, cô bé xem như là đối đáp trôi chảy, đồng thời năng lực tiếp thu lý giải và lời nói logic không có vấn đề gì cả. Nói cách khác, thần chí của cô bé này đúng là tỉnh táo, năng lực nhận thức hoàn chỉnh. Rồi chuyển sang hỏi cha mẹ cô bé, cũng khẳng định trong nhà hai người họ cũng không hề có tiền sử bệnh tâm thần có tính chất di truyền dòng họ. Hành vi kỳ lạ của con phát sinh rất đột ngột. Cô bé bị vây khốn trong “phản ứng căng thẳng - stress” . Trong tình trạng như vậy, khẳng định là tồn tại “nguyên nhân kích động”.
Cô bé ngay từ đầu đã không quá phối hợp, đối với những câu hỏi của nhà tư vấn đều trả lời đơn giản hết mức có thể. Nhưng cô bé cũng dần thích ứng với môi trường trong phòng tư vấn, cô bé từ từ ngừng run run, nhìn qua toàn thân tương đối thả lỏng.
Lúc này Phùng Đào hỏi cô bé: “Ban nãy con vừa tới đây, bộ dạng rất căng thẳng, rất sợ hãi. Có thể nói cho chú biết con đang sợ cái gì không? Phải chăng có mấy chú với cô xa lạ ngồi ở đây, con không quen biết chúng ta, cho nên có chút sợ hãi không?”
Cô bé rất quả quyết nói thẳng: “Không phải.”
Sau đó, cô bé ngẩng đầu nhìn chúng tôi, bộ dạng muốn nói lại thôi, cuối cùng lại lựa chọn im lặng. Từ đó về sau, bất kể Trương Tòng Giản và Phùng Đào hỏi thế nào đi nữa, cô bé cũng không chịu trả lời. Cũng đúng lúc này, Ngô Bán Tiên đi vào. Ông ấy nhìn một chút bản ghi chép tư vấn của tôi. Sau đó thầy đi đến ngồi bên cạnh cô bé, cầm một trái quýt trên bàn trà, chậm chạp bóc vỏ. Tiếp đó ông chia trái quýt làm đôi, đưa cho cô bé một nửa.
Cô bé nhìn thầy một cái, không nhận.
“Con không thích quýt sao?”
Cô bé lắc đầu.
Ngô Bán Tiên cười nói với cô bé: “Ta họ Ngô, con có thể gọi ta là bác Ngô. Nếu như trong lòng con có gì phiền não, có thể nói cho bác biết, bác sẽ cố gắng hết sức giúp đỡ con.”
Cô bé vẫn lắc đầu như cũ.
“Được rồi.” Ngô Bán Tiên gật đầu, lại cười nói với cô bé: “Con đã học lớp tám rồi, thật ra đã không còn xem là trẻ con nữa. Con có suy nghĩ của chính mình, cũng biết rất nhiều chuyện.”
“Trung tuần tháng trước, có một ngày, con vẫn đến trường vào lớp như bình thường. Nhưng hôm đó, đã xảy ra một việc. Chuyện đó đã tạo thành kích thích rất lớn đối với con. Con rất sợ, hơn nữa càng ngày càng sợ. Lúc nào con cũng vô cùng căng thẳng, điều này khiến cho con đặc biệt khó chịu, cơ thể đã không chống đỡ nổi nữa. Nhưng con không thể nói với người khác, bởi vì con cho rằng, mặc dù có nói ra thì cũng không ai có thể giúp con. Cho nên, lúc mẹ của con phát hiện con gần đây không ổn, con liền nói với mẹ là do áp lực học tập quá lớn. Con sợ mẹ con lo lắng cho con, nên con định tự mình chịu đựng. Thế nhưng con vẫn còn nhỏ tuổi, gặp phải chuyện đáng sợ như thế cũng không biết phải làm thế nào mới tốt. Nếu như không nói cho người lớn biết, một mình con muốn giải quyết chuyện này như thế nào đây?”
Lúc này, cô bé không còn lắc đầu nữa. Cô bé mở to mắt nhìn Ngô Bán Tiên, dường như có hơi kinh ngạc. Tiếp theo cô bé bắt đầu rớt nước mắt không ngừng, cuối cùng lớn tiếng òa khóc.
Con gái vừa khóc, tảng đá lớn trong lòng người lớn xem như được hạ xuống.
Trong quá trình tiến hành tư vấn tâm lý, đối tượng đến thăm có bằng lòng chủ động phối hợp hay không là vấn đề then chốt. Nếu như đối tượng nhất quyết không chịu phối hợp, duy trì thái độ cự tuyệt, thì tư vấn tâm lý không tiến hành được.
Trong trường hợp gạt bỏ chướng ngại tinh thần, bệnh rối loạn thần kinh ban đầu, một đứa trẻ đang yên đang lành, mà tính cách, hành vi có xảy ra biến đổi quá lớn trong thời gian ngắn, chắc chắn là có chuyện gì đó đã kích động nặng với đứa trẻ. Chuyện này nhất định đã xảy ra trước khi cô bé có hành động khác thường. Cho nên sau khi Ngô Bán Tiên xem xong tài liệu, ông đã một lời vạch trần cô bé đã gặp phải một chuyện bất ngờ vào một tháng rưỡi trước, chuyện này khiến cô bé chịu đả kích trầm trọng. Nhìn từ mức độ cô bé bị kích thích, chuyện đó phát sinh rất đột ngột lại kịch liệt. Đồng thời ảnh hưởng của chuyện đó, cho đến bây giờ không những không giảm đi, trái lại ngày càng thêm nghiêm trọng.
Theo dẫn dắt từng bước của Ngô Bán Tiên, cô bé kể đầu đuôi chuyện đó với người lớn.
Nửa tháng trước, sau khi tan học cô bé cùng với vài người bạn chạy đến ký túc xá dành cho giáo viên đã bỏ hoang bên cạnh thao trường của trường chơi. Khu nhà cho thầy cô này được xây dựng từ đầu thập niên tám mươi, là một tòa nhà ba tầng bằng gạch đỏ. Sau khi bỏ đi, đang đợi xây dựng lại, nên cửa sổ đồ đạc gì đó tất cả đều được dỡ xuống. Mấy đứa trẻ vì muốn tạo ra một cứ điểm bí mật cho chính bọn chúng, nên phát hiện ra chỗ trống bị vứt bỏ không ai quản lý. Bọn trẻ liền chuyển đến đó, chọn một căn phòng sàn nhà còn tốt. Bọn trẻ dùng sơn phun vẽ nguệch ngoạc lên bức tường. Sau đó, chúng đem chút bảo bối của bản thân đến, từng cái dồn vào cứ điểm của bọn chúng. Sau khi nghĩ giữa trưa bọn trẻ không về nhà ăn cơm, thì mua cơm hộp tụ tập ăn uống ở đó, cũng xem như là tạo ra một không gian nghỉ trưa cho chính bọn chúng.
Hôm đó đã hơn sáu giờ chiều, bốn đứa trẻ hẹn nhau mang theo bánh mì, nước khoáng và các loại snack đồ ăn vặt đến cứ điểm bí mật của bọn chúng chơi. Chờ đến khi bầu trời tối đen, chúng còn thắp nến lên. Có đứa đề nghị kể chuyện ma, nhưng sau một lúc kể chuyện, lá gan mấy đứa trẻ đều khá lớn, nên cho rằng “chơi không vui”, liền đề nghị chơi một trò khác.
Những đứa trẻ thổi tắt nến trong phòng, bốn đứa đứng ở bốn góc phòng. Sẽ có một người trong chúng bắt đầu, dọc theo tường nhà đi về phía trước, sau đó vỗ lên vai một người. Người bị vỗ vai lại đi men theo bức tường phía trước, lại vỗ vai một người khác, cứ như vậy tuần hoàn, giống như là thi đấu tiếp sức vậy. Bởi vì chỉ có bốn người, sau khi chơi một vòng tuần hoàn, trò chơi này khẳng định là chơi không được nữa.
Đối với trò chơi này, tôi cũng từng nghe nói đến, rốt cuộc là một “trò chơi thần quái” tương đối nổi tiếng. Tương truyền rằng, trong quá trình đang chơi cái trò này, góc nhà sẽ xuất hiện “người thứ năm”, cũng chính là thứ chúng ta thường hay gọi “ma”. Thêm vào ma quỷ thì khiến cho trò chơi này có thể tiến hành tiếp được. Trước đây, lúc tôi còn đi học, cũng đã cùng chơi trò này với bạn rồi. Thông thường, khi người cuối cùng bị vỗ vai sẽ bỏ qua một góc nhà để đến vỗ vai người đầu tiên, nhằm hù dọa đối phương. Trong căn phòng mà có đưa tay ra cũng không thấy ngón tay, cho dù có người di chuyển hơn một góc tường cũng không ai có thể thấy được. Kết quả là có vài người đứng cười, một người hét chói tai, nên được mệnh danh là đụng ma. Trên thực tế, căn bản là không có chuyện này.
Còn tiếp...
Cô bé và bạn của mình cũng chơi theo như thế.
Cô bé là người đứng ở góc nhà thứ tư, hay cũng chính là người bị vỗ vai cuối cùng. Cô bé cố ý chọc ghẹo bạn mình, vì vậy cô bé liên tiếp mấy lần đều di chuyển qua một góc tường vỗ vai người gần nhất, sau khi vỗ vai xong lại lui về vị trí vốn có. Cách chơi “gian dối” này, khiến mấy cô bé mặc dù “trong lòng biết rõ” vẫn chết đứng hét ầm ĩ như cũ. Nhưng qua vài vòng, bọn chúng rất nhanh đã cảm thấy không còn thú vị nữa.
Lúc cô bé đứng ở góc phòng bị một bàn tay của bạn chụp lên vai cô, cô bé quay đầu lại nói: “Kết thúc tại đây, quá buồn chán. Chúng ta không chơi nữa. Đã trễ thế này rồi, nếu không về nhà sẽ bị mắng đó.”
Lời đề nghị của cô bé vừa được đưa ra lập tức đã được hai người bạn tốt nhất trí tán thành. Cô bé vừa nói xong chợt nghe thấy cô bé thứ ba đứng ở góc phòng khác ưng thuận, cô bé nói: “Không chơi nữa, càng chơi càng không vui.”
Lúc đầu, tâm tình cô bé vẫn đang phấn khởi vui thích nên không cảm thấy điều gì bất thường. Khi bọn trẻ thu dọn đồ đạc xong xuôi, rời khỏi tòa nhà, lúc đang đi trên đường cô bé đột nhiên nhớ tới, liền hỏi cô bạn của mình. Lượt cuối cùng, người nào đó không phải đã đến vỗ vai tớ sao, sao tớ lại nghe thấy tiếng nói của các cậu, là từ một bên khác truyền tới. Lúc ba cô bé kia nghe được việc này, đều hét lên và cười nói:
“Hả, lúc đó chúng tớ đều không nhúc nhích, cũng không có bắt đầu mà!”
“Trời ơi, trời ơi! Không phải là gặp ma thật rồi chứ?”
Mấy cô bé hiển nhiên cũng không tin lời của cô bé, cho rằng cô bé nói lời này để hù mọi người. Cô bé cũng không tin lời của các bạn, cô bé cũng cho rằng các bạn của cô đã len lén chạy đến vỗ vai của cô sau đó lại lui về chỗ cũ, cố ý hù cô. Tất cả mọi người đều ôm suy nghĩ riêng trong đầu đi về.
Thế nhưng mấy ngày kế tiếp, cô bé dần dần cảm thấy không ổn.
Bất luận là đang ở nhà hay ở trường, cô bé đều có cảm giác, hình như có người nào đó theo sau lưng mình. Nhưng quay đầu lại thì không có gì cả.
Sau đó tình hình càng thêm nghiêm trọng, có một số lần trong phòng WC ở trường, trên đường về nhà, hay trong phòng của cô bé, cô bé thường xuyên có cảm giác bị người ta bỗng nhiên vỗ vai mình một cái, quay người lại thì không có gì cả.
Cô bé vô cùng sợ hãi, hỏi thăm đám bạn cùng đi chơi vào ngày hôm đó khi về nhà có xảy ra chuyện gì kỳ lạ hay không. Tất cả mọi người đều nói không có, còn hỏi cô bé có phải đã gặp ma hay không.
Thấy các bạn của mình không xem chuyện này là thật, cô bé nghĩ có lẽ mình bị chính mình hù dọa rồi, không ngừng an ủi bản thân không có việc gì cả. Thậm chí cô bé sau khi tắt đèn đi ngủ, còn cố ý quay qua nói với không khí: “Ngươi ra đi, tôi biết ngươi tồn tại.”
Khi cô bé nói những lời này, không có chuyện gì xảy ra, cô bé cũng an tâm chìm vào giấc ngủ.
Đến nửa đêm, cô bé mơ mơ màng màng cảm giác có một bàn tay đang vỗ vai mình. Cô bé cố mở mắt, nương theo ánh sáng bên bên ngoài cửa sổ leo lắt lọt qua khe hở, thấy trên vai mình có một bàn tay nhỏ xíu.
Bàn tay kia có kích thước giống bàn tay trẻ con, có màu sắc tái nhợt, điểm thêm một làn khói lạnh lẽo vàng vọt. Da trên bàn tay đều nhăn nheo cả giống như bị ngâm trong nước quá lâu.
Cô bé thấy thế, hoảng sợ la hét ngồi bật dậy. Lúc mẹ cô bé nghe thấy tiếng hét chạy ào vào, cô bé định thần nhìn lại, bàn tay nhỏ bé trên vai đã không thấy nữa.
Từ đó về sau, cô bé càng trở nên mẫn cảm hơn bao giờ hết. Cô bé gần như lúc nào cũng duy trì trạng thái căng thẳng đề phòng. Bởi vì cô bé không biết lúc nào thì bàn tay kia sẽ đột ngột vỗ vai của cô. Đến nỗi cô bé đã hét lên sợ hãi ngay trong lớp, hoàn toàn không khống chế được tâm tình của bản thân.
Tinh thần căng thẳng cao độ kéo dài khiến cô bé vô cùng mệt mỏi. Mà khi đi ngủ mỗi tối, bàn tay kia lại xuất hiện nhiều lần hơn, thình lình đặt trên bả vai của cô. Cô bé càng ngày càng không chịu đựng nổi, phát điên phát rồ cào loạn chính mình. Thậm chí cô bé không dám mặc quần áo, vì cô bé nghĩ bàn tay kia không biết đã lẩn trốn ở chỗ nào, lúc nào thì sẽ đột nhiên nhảy ra.
Cô bé không dám nói chuyện này với người khác. Bởi rằng cô bé nghĩ cho dù cô bé có nói ra, người khác cũng sẽ cho rằng cô bị ảo giác, có lẽ còn cho rằng cô bé bị bệnh thần kinh. Cô bé xem không ít phim kinh dị, người sau khi bị ma quỷ ám thông thường đều kết thúc bi thảm. Cô bé rất sợ hãi, không dám nói với người khác chuyện mình gặp phải, cũng không biết nên làm thế nào mới đúng.
Lúc nghe cô bé kể lại xong, tôi bị dọa không nhẹ. Tôi nhìn cô bé bên kia, tưởng tượng sau lưng cô bé có thể có gì đó mà bản thân không thể thấy được, không khỏi có chút lạnh cả người. Nhưng mấy nhà tư vấn do Ngô Bán Tiên dẫn đầu, sau khi nghe hết câu chuyện của cô bé, thì bộ dạng đều có biểu tình “trong lòng đã hiểu rõ”. Bọn họ trao đổi ánh mắt với nhau, đều cho rằng đây là cô bé có tâm lý tự kỷ ám thị.
Mặc dù sau khi trò chơi kết thúc, cô bé không để bụng chuyện bản thân là người cuối cùng bị vỗ vai trong vòng tròn kia, còn cho rằng đó là trò đùa dai của bạn bè. Nhưng cô bé chơi một trò thần bí trong một căn phòng bỏ hoang, trong lòng ít nhiều sẽ có chút sợ sệt. Chỉ là loại sợ hãi này không thể nói ra trước mặt bạn bè cùng lớp, nói ra như vậy thì có vẻ bản thân quá nhát gan. Vì vậy loại sợ hãi này bị cô bé cố gắng đè nén nó xuống tiềm thức.
Sau khi trò chơi kết thúc, trong lòng cô bé không ngừng ám thị bản thân, làm tăng cường sự sợ hãi trong tiềm thức, sản sinh ra cảm giác “sau lưng hình như có người”. Sau đó, sự sợ hãi không ngừng lớn mạnh, cô bé sẽ cảm thấy có người vỗ lên vai của cô bé, thậm chí trong lúc nửa mê nửa tỉnh còn thấy một bàn tay nhỏ bé trên vai của mình.
Con gái hơn mười tuổi vốn thường có đặc tính “giàu trí tưởng tượng”, cũng rất dễ bị ảnh hưởng bởi tâm lý ám thị. Đồng thời không ngừng ám thị tâm lý bản thân tăng thêm tính chân thực trong chuyện này. Đối với các đáp án khác, cô bé có thể sẽ rất bài xích.
Mấy nhà tư vấn rời khỏi phòng tư vấn, gọi một mình mẹ cô bé đến. Trong phòng làm việc, bọn họ trao đổi một chút, phân tích khả năng những nhân tố dẫn đến vấn đề tâm lý của con gái với mẹ cô bé.
Nếu như giải thích nguyên lý ám thị tâm lý đối với một cô bé mười bốn tuổi đã như chim sợ cành xong, thì có thể khẳng định trong khoảng thời gian ngắn cô bé không cách nào tiếp thu và hiểu thấu hoàn toàn được. Ngược lại còn hình thành trở ngại, cô bé sẽ tỏ ra đã hiểu nhưng trong tiềm thức vẫn hình thành ý thức đối kháng như cũ, niềm tin “quả thực bị ma ám” tăng mạnh. Bởi vậy, việc cấp bách bây giờ là thử dùng một loại ám thị tâm lý khác để loại bỏ ám thị tâm lý mà cô bé tự gây ra với chính mình.
Ngô Bán Tiên mở máy tính trong phòng làm việc, tìm hình ảnh “bùa trừ tà” trên mạng một chút. Ôi chao, thật đúng là không ít à.
Thầy để tôi tìm giúp thầy tìm tờ giấy vẽ màu vàng cùng với bút dạ quang màu đỏ, và đen. Tiếp theo Ngô Bán Tiên vung bút lên, phỏng theo kiểu dáng “bùa trừ tà” trên mạng, sau một lúc thì vẽ xong. Không cần phải nói, bức tranh hoàn thành vô cùng vòng vèo tượng hình.
Tiếp theo, thầy tìm một vài câu kinh điển của đạo phật, dùng bút chép lên mặt sau của “bùa trừ tà”. Sau khi làm xong tất cả những chuyện này, Ngô Bán Tiên đứng dậy giải thích với mẹ của cô bé.
“Nghe cô bé của bà kể lại sự việc thì nhận ra cô bé rất thông minh. Nếu như không làm cho giống một chút, thì mặc dù cô bé không mở miệng nói ra, nhưng trong lòng tuyệt đối không tin. Nói đơn giản là thế này, nếu như chúng ta không lừa được cô bé, cô bé sẽ tự lừa chính mình. Cho nên chuyện này, bất kỳ ai cũng đừng nói toạc ra. Nếu như sau khi tôi gây ám thị cho cô bé, tình hình của cô bé có chuyển biến tốt đẹp. Thì cuối tuần, chúng ta sẽ trở lại làm thực nghiệm ám chỉ tâm lý cho cô bé xem, để cô bé hiểu hoàn toàn đạo lý này. Như vậy, cô bé mới có thể hoàn toàn yên lòng, giải trừ ám thị tâm lý do chính mình gây ra.”
Sau khi giải thích, thương lượng rõ với phụ huynh, Ngô Bán Tiên cười tủm tỉm về phòng tư vấn.
Thầy nói với cô bé: “Cháu gái, tình hình của con tương đối đặc thù. Bác Ngô trong thời gian ngắn cũng không phán đoán được con rốt cuộc là bị vấn đề tâm lý hay thật sự là bị cái gì đó kỳ quái quấn lấy thân. Cho nên, trước hết chúng ta thử một chút nhé. Chỗ bác có một lá bùa, là không lâu trước đây bác đến một ngôi chùa rất linh nghiệm cầu được bùa trừ tà này. Con biết mà, ma quỷ đều rất sợ Phật Thích Ca, nếu mang theo trong người thứ nào đó có sức mạnh Phật pháp bảo hộ, thì những thứ không sạch sẽ gì đó khẳng định là không dám tiếp cận con. Bác đưa cho con tấm bùa này, con phải giữ gìn cẩn thận. Tốt nhất là để mẹ con may cho con một túi vải đỏ nhỏ, bỏ lá bùa này vào trong, rồi đeo vào cổ bất cứ khi nào có thể. Ngoài trừ điều đó ra, nếu con lại cảm thấy phía sau có gì đó, hoặc cảm thấy có người vỗ vai của con, con phải đọc thầm ‘nam mô a di đà phật’ ngay lập tức. Đây là sáu chữ niệm chú của Phật giáo, có tác dụng trừ tà. Nếu như con mang theo bùa chú này, niệm sáu chữ chân ngôn này, mà vẫn có giác có người vỗ vai hoặc có người đi theo sau lưng, vậy rõ ràng rằng con thực sự không bị ma ám, mà là tâm lý có vấn đề. Nếu như vậy, cuối tuần sau con lại đến đây với mẹ con. Bác sẽ dùng phương pháp tâm lý để giúp con thoát khỏi phiền muộn này.”
Ngô Bán Tiên dùng vẻ mặt hiền lành chân thật lừa đẹp cô bé bằng những lời gian xảo, còn dạy cô bé lặp đi lặp lại đến thuộc lòng sáu chữ chân ngôn. Cô bé nhỏ vốn nhút nhát sợ hãi, lúc này ánh mắt nhìn Ngô Bán Tiên nhất thời thêm vài phần sùng bái cùng ngưỡng mộ, trên mặt cô bé còn nở nụ cười đã lâu không thấy.
Ngô Bán Tiên tiễn gia đình này đến tận cửa, dọc đường còn nhiều lần nhắc nhở cô bé: “Cháu gái, về nhà phải ăn uống nhiều hơn một chút, cơ thể khỏe mạnh thì ma quỷ không thể xâm nhập. Buổi tối đi ngủ, nếu như sợ thì trong lòng thầm niệm sáu chữ chân ngôn, biết chưa?”
Sau khi gia đình này trả 600 tệ phí tư vấn, cảm kích rời đi, đồng thời không quay lại vào tuần sau.
Lúc tôi điện thoại đến hỏi thăm thì được biết. Nắm bùa chú trong tay, lại học thuộc sáu chữ chân ngôn, mặc dù cô bé vẫn còn hai lần có cảm giác bị người ta vỗ vai, nhưng sau khi đọc thầm sáu chữ chân ngôn theo lời Ngô Bán Tiên, thì cái cảm giác này rất nhanh đã biến mất. Sau đó, loại cảm giác đó không thấy xuất hiện nữa. Một tuần sau, cô bé đã đi học trở lại, tất cả đều bình thường. Gia đình cảm thấy không cần phải đến để tiếp tục tư vấn nữa.
Sau khi biết kết quả này, Ngô Bán Tiên vỗ ngực giậm chân, vì cảm thấy cay đắng khi bản thân tính phí tư vấn cùng tiền nhuận bút quá ít. Các thanh niên trong trung tâm tư vấn này lại ngưỡng mộ tôn kính Ngô Bán Tiên thần thông, như nước sông cuồn cuộn không ngừng, lại giống như Hoàng Hà vỡ đê không thể cứu vãn. Ông bác nhìn như cơ trí thực ra rất giảo hoạt này luôn luôn có một sức mạnh có thể hóa hủ bại thành thần kỳ.
Sau chuyện này, tôi cũng từng theo trêu chọc Ngô Bán Tiên: “Lão Ngô, người nói xem đuổi đi “ma vỗ vai” kia, đến tột cùng là do ám thị tâm lý của người, hay chính là sáu chữ chân ngôn của Phật giáo?”
Ngô Bán Tiên cười ha hả, vẻ mặt bí hiểm: “Ai biết được? Trăm sông đổ về một biển mà. Ai cần biết đó là mèo trắng hay mèo đen, chỉ cần có thể bắt chuột, thì đó chính là mèo giỏi.”
Hết chương 3