Nam Phù miệng mồm thẳng thắng giống hệt Cúc Hương trước đây, ta lắc đầu cười “Nói năng không cẩn thận, thân thể sẽ chịu khổ”, dứt câu cũng làm bộ giơ tay đánh, Nam Phù lách người, to giọng “Nương nương, tha cho nô tỳ, tôi không cố ý”. Ta dừng tay, cười trách mắng “Còn không hái tiếp đi”, Nam Phù le lưỡi, tiếp tục cắt thêm một chùm.
Lần này ta cố ý nhờ Tiểu thuận tử đến Tây Bắc mang giống về. Tự trồng, chăm sóc tỷ mỉ, có lẽ cây cỏ hiểu được lòng người, cây giống không chỉ phát triển tốt mà còn ra trái.
Nhìn nho trong giỏ, tự tủm tỉm cười, tối về, hắn có thể ăn nho do ta trồng rồi. Nam Phù lén che miệng cười, định mắng nàng ta thì chợt nghe tếng bước chân dồn dập sau lưng.
Xoay người lại, ta thấy Cúc Hương vừa lắp bắp vừa hổn hển “Nương nương, Xảo Tuệ bác ấy…”. Chiếc giỏ trong tay rơi xuống, nho vương vãi rãi đầy mặt đất. Ta ngây người một hồi, nhằm thẳng phía trước mà chạy. Cúc Hương từ sau lớn tiếng vọng tới “Bác dường như có lời muốn nói với nương nương, cứ nhìn mãi ra cửa phòng”, nước mắt ta bắt đầu rơi.
Xảo Tuệ nằm trên giường gương mặt xanh xao, thấy ta đến, ánh mắt xa xăm đôi môi mấp máy. Ta ngay lập tức khom người kề sát vào để nghe được giọng “Tiểu thư, sau khi tôi chết….hãy chôn tôi bên cạnh phu nhân ở Tây bắc. Tuy đại tiểu thư có phu quân bầu bạn, nhưng không ai hầu hạ, tôi nghĩ đến việc này lâu rồi ….chỉ là không bỏ được tiểu thư…”
Ta gật gật đầu, nước mắt nhỏ giọt lên má Xảo Tuệ, tay ta liền nhẹ nhàng lau đi, “Nhất định sẽ làm vậy”. Xảo Tuệ mỉm cười, nói “Tiểu thư, sau này hãy bỏ tính khí của người đi…..gần vua như gần cọp. Dù hoàng thượng yêu thương tiểu thư, nhưng cũng không thể dung túng tiểu thư làm rối loạn các quy tắc, điều tôi lo lắng nhất ….là cô”. Vừa dứt lời, bàn tay Xảo Tuệ vịn vào ta chợt rơi xuống, chỉ còn lại tay ta cô đơn, ngồi yên bên Xảo Tuệ, cảm thấy trong lòng là một khoảng trống không. Từ nhỏ ta đã biết nàng, dù là bộ dạng Nhược Hi hay hiện tại, đều được nàng chiếu cố chăm sóc như nhau. Xảo Tuệ là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của ta, giờ lại bỏ ta mà đi.
Thả lõng bàn tay không có chút sức lực, ta vẫn ngồi nhìn Xảo Tuệ không nhúc nhích. Nghe tiếng hỏi han, rồi Dận Chân đỡ ta đứng dậy, dặn dò Cao Vô Dung sắp xếp hậu sự. Ta vô thức theo Dận Chân rời đi, về tới phòng mình, trạng thái vẫn còn thất thiểu. Hắn ôm vai ta, từ tốn dỗ dành “Nàng còn có ta, đừng buồn”.
Ta đờ đẩn gật đầu, lẫm nhẩm “Ta còn có chàng, cũng chỉ có mình chàng”. Dận Chân nhẹ nhàng “Chúng ta còn có các con, cả nhà đều ở đây”. Ta gật gật đầu. Tự tham gia đưa Xảo Tuệ ra khỏi Vườn, ta vẫn không tin, đến cả Xảo Tuệ cũng rời bỏ.
Ngồi trên ghế dài, đang ngẩn ngơ suy nghĩ, tiếng cười như chuông quen thuộc của Lan nhi thức tỉnh ta. Con gái ngồi trên đu dây, hai bên là cung nữ đang quạt cho nó. Ta quay sang hỏi Cúc Hương “Cung nữ kia là ai?”. Cúc Hương sửng sốt nhíu mày lo lắng nói “Nương nương, người quên rồi à, đây là cung nữ do Cao công công mới bổ sung tới, có hỏi người, người đồng ý rồi, nàng tên Thúy Trúc”
“Thúy Trúc”, yên lặng suy nghĩ một lúc, nghe rất quen, nhìn kỹ lần nữa, ta hỏi lại “Cô ấy tên gì?”. Cúc Hương càng đâm lo, nói “Nàng tên Thúy Trúc, nương nương, gọi thái y xem mạch thôi, mấy ngày nay người không nhớ gì cả, mà còn chuyện gì cũng lơ đãng”. Ta ‘a’ một tiếng lặp lại “Thúy Trúc”. Cúc Hương tới trước mặt, cau mày “Nương nương đừng dọa nô tì, người cứ như vậy hoài sao, Xảo Tuệ bác có đi cũng không yên lòng cho xem”. Cúc Hương vừa dứt lời, Lan nhi đã tới bên cạnh, đặt tay lên trán ta, nói “Ngạch nương không bị bệnh, sao mặt cô lạ vậy?”. Cúc Hương cười gượng gạo đứng lên, nói với Lan nhi “Cách cách, nếu làm cho nương nương cười được, cách cách đòi gì ta cũng chịu”. Lan Nhi suy nghĩ rồi hỏi “Có thật con muốn gì cô cũng cho?”, Cúc Hương gật đầu liền mấy cái, Lan nhi nhìn hai a hoàn hai bên rồi ghé vào tai ta thì thào “Ca ca thích Tang Đan, con thấy trong phòng ca ca có bức họa chân dung Tang Đan”. Mấy năm gần đây, Hoằng Hoãn liên tục xuất cung, rất tập trung học hỏi tại các cửa hàng ngọc cùng Lý Dục, cũng là điều ta muốn.
Hôm nay nghe con gái nói, lòng ta không khỏi buông lõng, miệng mỉm cười. Lan nhi đắc chí ngẩng đầu nói “Cô vào phòng ca ca lấy tranh ra đây đi”. Cúc Hương tối sầm mặt, khó xữ “Tha cho tôi, tha cho tôi”. Lan nhi lắc đầu, Cúc hương hướng vẻ mặt cầu xin sang ta. Ta cười hỏi Lan nhi “Sao con lại kêu cô đi lấy tranh của ca ca?”. Lan nhi chớp mắt nói “Tại vì con lấy không được, con mà lấy, ca ca sẽ không dẫn con ra khỏi Vườn. Nếu là người khác lấy, con sẽ dùng tranh trao đổi, biểu anh phải dẫn con đi”. Ta lắc đầu mỉm cười, vẻ mặt Cúc Hương vẫn như trước, bất lực nhìn ta “Nương nương”. Ta ngồi thẳng dậy ôm Lan nhi, nói “Không cần đi lấy tranh của ca ca, ngạch nương sẽ bảo nó dẫn con ra ngoài”. Mặt Cúc Hương giờ mới thả lỏng, Lan nhi thì nhảy lên hoan hô.
Trăng khuyết như lưỡi câu, ánh sáng cũng mờ nhạt hẳn so với lúc tròn giữa tháng. Ánh trăng bây giờ không tỏ mà lâm râm nền nã khiến lòng người thoải mái nhẹ nhàng.
Cửa sổ phòng Hoằng Hãn mở rộng, ta từ ngoài nhìn vào bên trong, con trai đang cầm vật gì đó trong suốt kề vào đèn xem kỹ, dáng vẻ như người trưởng thành. Ta im lặng đứng ngắm rồi bước tới đẩy cửa phòng. Hoằng Hãn xoay lại thấy người mở cửa là ta, liền đứng dậy cười nói “Khuya rồi sao ngạch nương còn chưa nghĩ”. Thấy tay Hoằng Hãn vẫn cầm vật ấy không buông, ta ngồi xuống gật đầu, cười hỏi “Con nhìn gì chăm chú vậy?”. Con trai đưa cho ta, thì ra là một thanh dương chi bạch ngọc trong suốt tự nhiên chưa được chạm khắc, một thanh ngọc tinh khiết thượng phẩm. Nhưng ở giữa dường như có đóng dấu, màu vàng nhẹ. Những dấu li ti này khiến thanh ngọc hạ đi phẩm giá.
Trong lòng hơi chút khó hiểu, Hoằng Hoãn có thể nói là đã học được chút kiến thức về ngọc, sao lại có vẻ coi trọng mảnh ngọc này. Nhưng cũng lại nghĩ, đứa nhỏ này chỉ mới bảy tuổi, hãy còn tâm lý chơi đùa.
Hoằng Hãn thấy mẹ chăm chú xem ngọc, yên lặng đứng chờ bên cạnh. Ta âm thầm cân nhắc một lúc, cảm thấy mấy ngày nay vẫn luôn muốn làm rõ, thôi thì mở lời trao đổi trực tiếp với con.
Trả lại thanh ngọc, ta mỉm cười theo dõi “Con hài lòng với mọi thứ hiện nay chứ?”. Hoằng Hãn thu lại vẻ cười, cau mày hỏi “Ngạch nương vì sao hỏi vậy?”.
Đứa bé này trưởng thành hơn nhiều so với độ tuổi, lời nói việc làm chừng mực. Ta cười kéo con lại gần “Có còn nhớ trước đây, ngạch nương hỏi con, có thể hiểu ‘lấy hay bỏ’?”. Con trai xoa xoa trán, suy nghĩ rồi nói “Ngư cùng hùng chưởng?”.
Ta cười hiền hòa, Hãn nhi này cúi đầu nhìn ngọc trong tay, lại im lặng, hồi lâu ngẩng đầu kiên định nói “Hiểu được, con đã có quyết định riêng”.
Ta đau lòng nhẹ nhàng xoa trán con. Thật sự đã làm khó đứa trẻ này. Lại nói tiếp, dù Hoằng Hãn lớn lên bên cạnh mẹ, nhưng những lúc ta tự tay chăm sóc nó không nhiều, là một điều đáng tiếc.
Hoằng Hãn lại nhìn khối ngọc trong tay, đem để lại vào tay ta, rồi lặng lẽ theo dõi “Ngạch nương, con muốn giao thanh ngọc này cho Tứ ca”. Đang nói đến ‘lấy hay bỏ’, Hoằng Hãn lại đột nhiên đề cập chuyện này, ta có phần sửng sốt, nghi hoặc đặt lại vật lên bàn.
Dưới ánh đèn, những dấu li ti hóa thành thân rồng xoay lượn trên khối ngọc trắng. Hóa ra mấy chấm vàng kia là do chạm khắc, nhìn kỹ còn có một bầu trời. Ta trong lòng ngạc nhiên, nhìn thẳng vào Hoằng Hoản, không lên tiếng. Mặt con tai buồn rầu, lúng túng nhìn ta, nói “Ngạch nương giận con?”.
Viền mắt hơi nóng lên, ta ôm con vào lòng, con trai không quen, liền khẽ khàng tránh, mặt còn hơi đỏ lên, nói “Ngũ ca tuy có lớn tuổi, nhưng cả ngày mê chơi, không hề nghĩ đến sẽ gánh lấy cơ nghiệp tổ tông. Thất đệ thì còn rất nhỏ, nên khi quyết định, con thấy thực có lỗi với Tứ ca. Xin được giãi bày cũng ngạch nương, con thích cuộc sống ngoài cung hơn, người không trách con chứ?”
Ta lắc đầu “Không trách, ngạch nương từng hy vọng con có suy nghĩ như bây giờ”. Hoằng hãn vẻ mặt vui mừng, cầm thanh ngọc lên, cười nói “Ngày mai con sẽ mang nó sang tặng tứ ca”. Ta thầm cười, lòng hoàn toàn thả lõng. Hoằng Hãn cẩn thận cất ngọc vào hộp, lại nhìn ta nói “Nhưng thân là hoàng tử, không thể nào chỉ khoanh tay đứng nhìn trọng trách đặt hết lên vai tứ ca. Sau này con sẽ mở rộng buôn bán, lợi nhuận sẽ giao cho tứ ca vì dân tạo phúc.”
Ta gật đầu, kín đáo lau nước mắt, đứng dậy bước khỏi phòng. Tới cửa, chợt nhớ ra một chuyện, quay lại giao phó Hoằng Hãn “Hôm khác ra ngoài, dẫn Lan nhi đi cùng”.
Hoằng Hoãn nhăn mày bất mãn “Ngạch nương”. Ta liếc một cái, nói “Cho nó đi theo”. Đứa con này còn muốn mở miệng tranh luận, ta cũng mặc mà xoay người bỏ đi, phía sau còn với theo “Nó là em gái con sao, cả ngày luôn quậy ồn ào vướng víu, chẳng ra dáng con gái nhà quyền quý,…….”
Vùng Tây bắc dù tình hình chiến sứ kéo dài đã mấy năm, nhưng thực chất không có tiến triển. Dận Chân điều chỉnh các tướng chỉ huy, ra lệnh cho bộ binh thượng thư Ngạc Nhĩ Thái giám sát Thiểm Tam, mưu tính quân cơ.
Thế nhưng, bên này vừa điều chỉnh đội hình, phía địch Cát Nhĩ Đan liền dẫn đại quân từ phía Bắc tiến công xuống, lại dễ dàng đánh thủng một vùng, lại cướp phá nhất là bắt phụ nữ và gia súc. Sách Lăng Na chịu phải cảnh này thấy vô cùng nhục nhã, dẫn quân hòa vào buổi đêm bất ngờ tấn công Cát Nhĩ Đan Sách Linh. Cát Nhĩ Đan Sách Linh không hề phòng bị, hoảng hốt chạy trốn. Lần này chến sự thắng lợi, coi như trận thắng lớn duy nhất trong hai năm.
Cát Nhĩ Đan Sách Linh đại bại, không còn khả năng phát động chiến tranh, đồng thời vì lo sợ giặc bên kia biên giới không tha cho, đành phái sứ giả đến kinh thành cầu hòa.
Chiến tranh kéo dài ròng rã, Dận Chân cảm nhận được tiêu hao quá nhiều sức người sức của, đánh tiếp lại không gải quyết được gì, vì vậy đồng ý đàm phán. Nhưng dù là đối thoại vì mục tiêu hòa bình, cũng không mấy thuận lợi. Phải mất một khoảng thời gian dài mới thỏa thuận thành công, hai bên đồng ý lấy A Nhĩ Thái Sơn làm biên giới.
Chuẩn Cát Nhĩ không được để người di cư quá biên giới phía đông, và bên Ca Sách lăng không được vượt quá biên giới phía Tây, đôi bên cùng hứa.
Đang trong lúc tình hình dịu đi ai nấy thở phào, đôi mày Dận Chân cũng giãn ra, không ngờ những người ủng hộ triều đại trước lại làm dậy lên phong trào mới. Cuốn sách “Đại tiều sơn nhân thi tập” bị tố cáo là có câu văn chống lại triều đình. Việc này vốn ảnh hưởng không lớn, Dận Chân thậm chí không coi nó là việc gì đáng kể. Nào ngờ, Đường Tôn Hạo lại nhân cơ hội này khơi mào dư luận.
Dận Chân không nhịn được nữa, giận dữ hạ bút “Loại ngông cuồng như vậy, ra lệnh đổi sát thân thành xú danh, chiều theo ý hắn…..Đem việc làm của hắn bí mật xữ gọn, đừng bảo vua từng nghe thấy tấu, đừng để thiên hạ biết có chuyện lạ, phạt trượng hình hoặc xử tử.”. Chúng thần đều hoảng sợ, rối rít thống nhất, đại loại vu rằng tên này chỉ là mọt sách bình thường, không đáng chú ý nữa.
Vào lúc này, khó có thể Dận Chân tiếp thu ý kiến. Bất đắc dĩ, Hoằng Lịch đi tìm ta. Nhưng ta có thể nói gì đây? Ta chỉ muốn sống lặng yên tận hưởng khoảng thời gian còn lại này. Không muốn biết gì khác, cũng không muốn nghĩ, mà sống những ngày còn lại gần như đếm được này.
Trên bãi cỏ trong viện, ta tựa người lên lưng ghế. Nhấp một ngụm từ chén trà, bên kia là là Hoằng Lịch vẫn tiếp tục “Chuyện của triều đình, nương nương không muốn xen, ta không miễn cưỡng. Nhưng chuyện của Lục đệ thì không thể không quản”.
Ta thở dài nhẹ nói “Hãn nhi thích như vậy, ngươi cũng biết, nó không có tên trong tông tịch, thế nên nó không nên ở lại cung”.
Hoằng Lịch im lặng được một chút, nói “Đây không phải vấn đề, nương nương ắt đã có tính toán, nhưng là không tin ta?”
Ta ngẩn ra, quay lại nhìn, trong chốc lát không hiểu được ý Hoằng Lịch.
Thấy ta như vậy, chân mày vừa nhíu lên của Hoằng Lịch dường như giãn ra. Nhìn Hoằng Lịch vẫn ngắm nghía thanh ngọc Hoằng Hãn tặng, ta chợt thức tỉnh, trong lòng gã thanh niên này đã sớm có ý định, rằng bản thân sẽ kế thừa ngôi vua.
Ta thu lại biểu cảm ngẩn người vừa nãy, bật cười lên, quyết định của mình đã đúng, khiến Hoằng Hãn sớm rút chân ra. Tuy ta chứng kiến Hoằng Lịch lớn lên, nhưng đây là đứa bé từ nhỏ đã nếm vị cuộc sống thay đổi bất ngờ, cũng chứng kiến sự chuyển đổi cực nhanh của quyền lực trong cung, ta im lặng một lúc, nói “Không phải như ngươi nghĩ, là ta muốn anh em Lan nhi sớm tự lực cánh sinh, ta cũng an tâm”.
Lời nói ra môi, có hơi hối hận, ta liếc nhìn sang, Hoằng Lịch đứng dậy, ánh mắt bình tĩnh nhưng vẻ mặt biến sắc hướng về phía ta, giọng có chút run rẩy “Ý nương nương là, trước khi Hãn nhi trưởng thành, Hoàng a ma sẽ…”. Hoằng Lịch bấu chặt tay vào thành ghế, hai mắt căng thẳng dán vào ta, ta mỉm cười, đứng dậy bước ra cửa phòng, sau lưng vẫn là giọng pha chút run rẩy của Hoằng Lịch “Nếu là sự thật, hy vọng nương nương kiên cường sống tiếp”. Ta vẫn bước đi, khóe miệng vẫn lóe tia cười, cố gắng giữ thăng bằng, đẩy cửa bước vào phòng.
Mùa xuân ấm áp, trăm hoa đua nở. Ngồi trong phòng, nghe thoang thoảng từng đợt hương hoa. Ta ngắm mình trong gương, có chút ngây ngô, cung nữ đang chải đầu sau lưng đắc chí cười nói “Nô tì trang điểm thật là quá đẹp”. Ta nhắm mắt, rồi lại mở to ra cười mắng “Dầy chút đi, vẫn còn tóc này, sao lại chải thành thế kia?”
Nam Phù ‘xích’ lại, cười “Nương nương, đây là kiểu tóc thịnh hành của các cô gái trẻ trong kinh thành đó, còn vì nương nương càng ngày cằng không coi trọng ăn mặc bề ngoài, hôm nay nô tì trang điểm chọn trang phục cho người, nếu có ai nói không đẹp, người bắt nô tì làm gì cũng được”. Ta đành chịu thở dài, chưa kịp mở miệng thì nàng lại tiếp “Chỉ cần đừng kêu tôi đi lấy đồ của Hoàng thượng hoặc Lục a ca là được”
Cho đến khi chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng, đã là nữa canh giờ sau. Nam Phù bước theo phía sau cười nói “Nương nương, là đi đâu mà mang toàn mấy trang sức người thích nhất… trong khi không có ai đi cùng, có ổn không?” Ta hơi lắc đầu, dừng bước xoay lại nói “Ta tới Cần Chính điện, ngươi ở nhà cùng Cúc Hương trông nom cách cách đi”. Nam Phù liền dừng lại, lè lưỡi cười nói “Nô tì xin nghe lệnh nương nương, cùng với Cúc Hương chăm sóc tiểu cách cách. Còn nương nương, hãy cứ đến giúp Vạn tuế gia”, nói xong, xoai người lon ton chạy về.
A hoàn này lanh chanh hiếu động, Cao Vô Dung sớm có ý điều đi nơi khác, nhưng có lẽ do thấy ta thích nàng nên chưa bao giờ đề cập đến, nhưng mỗi lần thấy Nam Phù đều không mặt lạnh quở mắn thì cũng là dặn dò với dặn dò, kể từ đó, hễ thấy Cao công công thì Nam Phù liền trốn, cho nên, vừa nghe ta nói đến Cần chính điện, nàng ta liền bỏ chạy.
Vừa mới bước ra ngoài, Cao Vô Dung chạy chậm chậm tới tước mặt. Đến gần, liền cung kính “Nương nương, hoàng thượng sai nô tài đến thông báo, lùi lại một canh giờ sau mới ra ngoài”
Ta cười, hỏi “Xãy ra chuyện gì?”, liền nghe đáp “Quý châu, Cổ Châu, Đài Củng, khu Miêu có phản loạn. Ta hoảng sợ, bình tâm lại căn dặn “Ngươi bẩm lại với hoàng thượng, ngày khác hãy đi, việc nước quan trọng hơn”.
Vốn phân bố lại đất đai, các thổ ty(**) không cam tâm chịu thiệt hại, luôn muốn đòi lại. Có một số binh sĩ địa phương tự ý làm càng cướp bóc. Mặt khác, quan mới nhậm chức quản lý yếu kém, lại tham lam hối lộ. Trong khi đó binh sĩ lại vừa bị điều động hỗ trợ nơi khác, khiến lực lượng quân đội địa phương trống trơn.
Từ đó khiến cho thủ lĩnh thổ ty có cớ phản loạn, vụ việc tạo cho họ cơ hội làm phản. Vì vậy, việc đổi đất hoàn thành 4 mất năm sau, hai khu người Miêu phát động làm phản. Nhóm người chống đối này lan rộng đến Đan Giang, Hoàng Bình, Khải Lý và một số địa phương. Còn nhớ, khoảng thời gian Dận Chân làm vua, dù coi trọng việc này, nhưng phạm vi phản loạn lan rộng, trấn áp không hiệu quả, cho đến sau khi Hoằng Lịch kế vị mới bình được loạn.
Thấy ta quay người muốn trở về, Cao Vô Dung vội thêm “Vạn tuế gia chút nữa đúng giờ sẽ dẫn nương nương ra vườn”. Lòng ta ấm áp lan tỏa, gật đầu, Cao công công liền xoay người trở lại bằng con đường vừa đến lúc nãy.