Cao Giao tuy không muốn hỏi rõ, nhưng miệng vẫn đằng hắng luôn luôn, mãi tới khi Nhâm Vô Tâm cáo từ, hắn đưa tiễn hai người lên bờ, mới nhìn Vô Tâm bằng một đôi mắt hóm hỉnh, rỉ tai cười nói:
- Xin mừng công tử nhé, từ nay trở đi trong lúc phiêu du giang hồ không đến nỗi cô đơn tịch mịch.
Vô Tâm chỉ cười gượng, nhân vì trong chốc lát không thể làm cách nào giải thích cho hắn hiểu được.
Hai người lại trông về hướng tây mà đi, ngày hôm ấy đã tới cổ thành Tràng An phía bắc núi Chung Nam.
Con đường này là đường cái lớn, xưa nay vẫn tấp nập kẻ đi người lại, nhưng rất ít khi trông thấy bóng dáng những khách giang hồ hào kiệt, nhưng mấy hôm gần đây, tình hình lại khác hẳn, xe cộ lừa ngựa không biết biến đâu mất hết, đường xá bỗng dưng trở nên vắng ngắt, hoạ hoằn mới có dăm ba gã đại hán đeo kiếm cầm roi, mặt mũi quần áo dính đầy cát bụi, đi lại một cách hấp tấp vội vàng thoáng chốc đã mất hút.
Những vụ án mất tích một cách ly kỳ thần trí của các vị võ lâm cao thủ mỗi ngày một chồng chất lên mãi, đã làm chấn động giang hồ, lòng người đều nơm nớp lo âu và có cảm tưởng như trong võ lâm sắp xảy ra một biến cố cực kỳ ghê gớm.
Tràng An, một đô thành cổ lỗ, vẫn tấp nập và vội vã như xưa, bất cứ một đại sự nào xảy ra cho võ lâm, cũng không ảnh hưởng gì tới bách tính ở trong thành, giữa những nhân vật giang hồ với thường dân, đời sống hình như đều có một thế giới riêng biệt, không ai động chạm đến ai.
Dọc đường Nhâm Vô Tâm đi đứng ung dung, không tỏ vẻ gì vội vã, nhưng mỗi khi đêm khuya canh vắng, chờ cho Tú Linh ngủ yên, chàng mới len lén bỏ đi, tới gần sáng, lại mang bộ mặt bơ phờ mệt mỏi trở về. Không ai đoán được là trong đêm đó chàng đã đi đâu, và làm những việc gì?
Tú Linh vẫn hết sức giữ gìn đối với chàng. Lúc nào cũng tỏ vẻ đứng đắn và lễ độ, thấy chàng cử chỉ khác thường, trong bụng tuy lấy làm lạ, nhưng cũng không hỏi.
Nhiều khi nàng cũng lo thay cho sức khoẻ của Vô Tâm, sợ chàng vì quá lao lực mà sinh bệnh. Nhưng sau thấy mỗi khi đi về, dáng điệu chàng dẫu mệt mỏi, phờ phạc, nhưng chỉ cần xếp bằng ngồi điều tức một lúc, là tinh thần chàng lại hồi phục ngay.
Nhưng một hôm tới thành Tràng An, thái độ của chàng lộ vẻ bồn chồn lo lắng.
Chàng không vào thành, mà lại tìm ra trọ trong một quán rượu tồi tàn ở dưới chân núi Chung Nam.
Chiều hôm ấy, chàng chợt phá lệ gọi lấy hai cân rượu nặng rồi ngượng nghịu cười nói với Tú Linh:
- Nếu cô nương không chịu được hơi rượu, tại hạ có thể bưng vào trong kia uống cũng được.
Tú Linh nở một nụ cười duyên dáng, đáp:
- Đó chỉ là vì tiện thϊế͙p͙ gặp lúc trong mình không được khoan kɧօáϊ, nên không muốn ngửi hơi rượu, chớ kỳ thực thϊế͙p͙ cũng biết uống. Bữa nay công tử có hứng, tiện thϊế͙p͙ xin tiếp công tử vài chén.
Chàng mừng lắm, liền rót rượu ra hai chén, mời Tú Linh, tự mình cũng uống luôn ba bốn chén lớn. Nhưng trong lúc uống rượu, chàng vẫn luôn luôn nhìn ra cửa sổ xem sắc trời và lắng tai nghe động tĩnh, hình như sắp có sự quan trọng gì xảy ra.
Tuy nhiên, chàng không nói, Tú Linh cũng không hỏi, chỉ nên luôn để ý dò xét hành động của chàng.
Chợt nghe bên ngoài canh đã điểm hai, Vô Tâm thốt nhiên đặt mạnh chén xuống bàn, đứng lên nói:
- Khuya rồi, cô nương cũng nên đi nghỉ thôi!
Tú Linh gật đầu. Đêm nay nàng cũng muốn giúp chàng một tay, nhưng biết là không khi nào chàng chịu nghe, nên chỉ thở dài nói:
- Mong rằng đêm nay công việc của công tử tiến hành đều gặp may mắn.
Vô Tâm sửng sốt, chợt lại cười gượng nói:
- Cô nương đã biết những gì rồi?
Tú Linh điềm nhiên đáp:
- Tiện thϊế͙p͙ chỉ biết đêm nay tất có việc quan trọng, còn thì chẳng biết gì hơn nữa.
Vô Tâm ngửng mặt lên trần nhà thở dài nói:
- Trong khi đi đường, tại hạ quả đã dò xét được rất nhiều tin tức, biết rằng đêm nay...
Nói tới đây, chàng chợt ngừng lại, một lát lại tươi cười nói:
- Cô nương cứ yên tâm, dù có sự gì nguy hiểm, cũng không đáng sợ.
Nói xong chắp tay vái chào, rồi quay mình đi luôn, Tú Linh đẩy rộng hai cánh cửa sổ nhìn theo, thấy bóng chàng đã khuất vào trong đêm tối.
Đêm hôm ấy, nàng trằn trọc mãi không sao ngủ được, mỗi khi chợp mắt đi là lại tưởng như trông thấy Nhâm Vô Tâm đứng trước mặt mình, khắp người đầy tuyết, và bà tổ nàng đang cười the thé như người điên. Nàng lại giật mình, hốt hoảng ngồi dậy, xa xa có tiếng gà gáy liên hồi, ngoài cửa sổ đã thấy lờ mờ ánh sáng.
Thời gian mỗi khắc qua đi là sự lo lắng của Tú Linh lại chồng thêm một lớp. Trời đã sáng rõ, lẽ ra giờ này Vô Tâm đã trở về rồi, làm sao bây giờ còn chưa thấy?
Chợt nghe cánh cửa sổ có tiếng gõ nhè nhẹ, Tú Linh mừng cuống, đứng phắt dậy, tự nhủ: “À, chàng đã về!”
Nàng đẩy cánh cửa sổ nhìn ra. Bên ngoài là một cái sân nhỏ, lúc này còn phủ kín sương đêm, con mèo tam thể của nhà trọ đang nằm co ro ở góc tường, ý chừng sợ rét? Nàng ngó quanh ngó quẩn, chẳng thấy bóng dáng Vô Tâm đâu cả, tiếng động vừa rồi, có lẽ là do chiếc lá rơi chạm vào cánh cửa.
Căn phòng đối diện lúc này cũng vừa mở cửa, một chàng văn sĩ kiết thủng thỉnh bước ra,tay xốc tà áo, mắt đăm đăm nhìn lớp sương dầy còn phủ trêи sàn, miệng ngâm thơ ư ử.
Tú Linh tuyệt vọng, khép cửa quay vào. Ngoài sân đã nghe tiếng chân người đi lại rộn rịp, sương đã tan dần.
Nàng vừa nóng lòng sốt ruột, vừa sợ hãi lo lắng, không biết tại sao Vô Tâm chưa về? Hay là... hay là... Nàng không dám nghĩ tiếp nữa, vội vàng sửa qua xiêm áo, rồi mở cửa bước ra sân, tự nghĩ: “Không biết Vô Tâm đi đâu? Rất có thể chàng đã bị tai nạn gì rồi?” Nàng băn khoăn không biết làm thế nào? Ngồi im mà chờ thì sốt ruột, không chịu nổi, mà đi tìm thì tìm ở đâu?
Nàng chợt rùng mình, khắp người lạnh toát, giữa lúc ấy chợt nghe ngoài viện có tiếng niệm Phật nho nhỏ, rồi hai người đạo sĩ mặc áo lam sóng vai bước vào.
Hai người này đều râu dài, tóc màu tro, sắc mặt cực kỳ trầm trọng. Điền Tú Linh quay lại nhìn bọn họ, cũng vừa bắt gặp họ đang đăm đăm nhìn mình.
Tú Linh chột dạ, quả tim đập thình thịch, buột miệng hỏi:
- Hai vị đạo trưởng định tìm ai?
Hai đạo nhân đưa mắt nhìn nhau, rồi cùng thủng thỉnh bước lại phía nàng, người bên phải sẽ hỏi:
- Có phải đàn việt đang đợi một người không?
Tú Linh đặt tay lên ngực cho đỡ hồi hộp, rồi rụt rè đáp:
- Dạ phải!
Một đạo sĩ nói:
- Người mà đàn việt đang đợi, có nhờ chúng tôi nói với đàn việt là đừng nên ở đây chờ ông ta nữa.
Tú Linh sợ run lên,tái mặt hỏi:
- Chàng... chàng làm sao mà bảo tôi đừng chờ nữa.
Đạo nhân cúi đầu nói:
- Nếu đàn việt muốn gặp ông ta, thì nên thu xếp hành lý theo bần đạo đi, tới nơi sẽ biết.
Tú Linh nói:
- Được!
Nàng chỉ nói một tiếng, rồi lập tức chạy vụt về phòng. Nhưng vừa tới cửa phòng, thốt nhiên lại quay lại, đăm đăm nhìn hai đạo sĩ, hạ giọng hỏi:
- Xin hai vị cho biết đại danh!
Một đạo sĩ nói:
- Bần đạo là kẻ xuất gia, tiện danh không đáng kể. Xin đàn việt thu xếp hành lý mau lên.
Tú Linh chớp chớp đôi mắt, chợt cười nhạt nói:
- Nếu hai đạo trưởng không cho biết rõ nguyên cớ và lai lịch thì làm sao tôi có thể cứ nhắm mắt đi theo hai vị được?
Hai đạo nhân lộ vẻ do dự, rồi lại đưa mắt nhìn nhau, như ngầm hỏi ý kiến. Rồi người bên trái trả lời:
- Bần đạo pháp hiệu Thanh Thạch!
Người bên phải nói:
- Bần đạo là Thanh Tùng.
Hai người đều hết sức dè dặt, trước khi nói câu gì lại đưa mắt ngầm hỏi ý nhau, rồi mới lên tiếng, nhưng cũng chỉ trả lời vừa đủ, không nói thừa ra một chữ.
Tú Linh vẫn lạnh lùng nói:
- Vậy các đạo trưởng có biết tôi đang chờ ai không?
Thanh Tùng sắc mặt đang trầm trọng, chợt thoáng hiện ra cười nói:
- Đàn việt cẩn thận thực...
Thanh Thạch đạo nhân bỗng ngắt lời:
- Nhưng việc này không phải tầm thường, chúng tôi lại cũng phải cẩn thận hơn nữa. Giờ khắc này không thể nói rõ tên tuổi của người ấy ra được.
Tú Linh nói:
- Đạo trưởng chỉ cần nói một chữ trong tên người ấy cũng được.
Thanh Thạch đạo nhân nói:
- Chúng ta chỉ cần “tâm” chiếu là đủ, hà tất phải nói ra.
Tú Linh nghĩ thầm: “Tâm chiếu... Tâm... đúng rồi, chắc chắn là Nhâm Vô Tâm”.
Nàng nói:
- Hai vị chờ tôi một lát!
Nói xong lập tức chạy vào phòng thu xếp. Chỉ trong khoảnh khắc đã đeo khăn gói đi ra, nói:
- Xin hai vị đi trước, tôi sẽ theo sau.
Hai vị đạo trưởng chỉ nói một câu: “Thất lễ.” rồi song song bước ra cửa quán. Tú Linh vội vàng tính trả tiền trọ, rồi cũng theo ra. Ba người cùng trông về hướng nam mà đi.
Trong khi đi đường, Tú Linh hỏi dò về cận trạng của Vô Tâm và hiện chàng đang ở đây, hai vị đạo sĩ cũng nhất định không nói, trước sau chỉ đáp một câu: “Đến nơi sẽ biết.” Tú Linh tức quá, những cũng đành chịu, không biết làm gì hơn!
Đi một lúc lâu, thời gian vào khoảng thổi chín nồi cơm, trước mắt Điền Tú Linh chợt hiện ra toà núi Chung Nam nguy nga chót vót. Nàng đoán chắc là hai vị đạo sĩ này tất vừa ở Chung Nam xuống, bèn hỏi:
- Có phải Nhâm tướng công ở trêи núi không?
Lần này hai đạo sĩ mới gật đầu đáp:
- Phải!
Nói rồi cùng xăm xăm bước lên con đường lên núi.
Lại đi chừng một lúc lâu nữa, vòng qua mấy lớp đường vòng, Thanh Thạch đạo nhân chợt nói:
- Sắp tới rồi!
Tú Linh ngẩng lên chỉ thấy phía trước mặt hiện ra một toà đạo quan nguy nga cổ lỗ, toạ lạc trêи một khoảng đất phẳng trêи sườn núi, xung quanh bao bọc bởi những ngọn núi cao chót vót, lưng dựa vào mỏm núi cao nhất, mặt quay về phía đông nam, trước cửa có tấm hoành phi đề năm chữ lớn: “Chung Nam Huyền Diệu Quan.”
Tú Linh nhớ mang máng hình như đã từng nghe người ta nói Huyền Diệu Quan là nơi phát nguyên ra kiếm phái Chung Nam, nay mới được trông thấy, quả nhiên có một khí tượng trang nghiêm đặc biệt.
Trước cửa quan có mấy đạo sĩ mặc áo vải màu lam ngắn đang xách nước cọ rửa những bực thềm đá và cánh cửa, mặt người nào cũng lộ vẻ đau đớn bàng hoàng. Tú Linh chột dạ nghĩ thầm: “Có lẽ bọn này đang cọ rửa vết máu chăng?”
Lúc này lại thấy mấy chục đạo sĩ trẻ tuổi mặc áo xanh búi tóc xúm xít khiêng năm cỗ áo quan sơn đen từ trong Quan đi ra, trông thấy Thanh Thạch, Thanh Tùng đều cúi đầu chào.
Thanh Thạch đạo nhân gật đầu, sắc mặt càng trầm trọng, chân bước chậm lại, nói với Tú Linh:
- Bần đạo đưa đàn việt vào Quan, nhưng trước khi gặp Nhâm tướng công, đàn việt có trông thấy gì lạ cũng đừng hỏi.
Tú Linh lúc này đã sợ tới cực điểm, chưa nghe đạo sĩ nói dứt câu, nàng đã gật lấy gật để, chỉ muốn lập tức nhảy ngay vào Quan, đạo sĩ muốn ra điều kiện gì nàng cũng chịu hết.
Nàng theo hai đạo sĩ vào Quan, ngước mắt nhìn, lại thấy hãy còn mấy cái xác nằm ở trong sân, nhưng đều phủ một mảnh vải gai kín từ đầu xuống đến ống chân, nên không trông rõ mặt.
Tú Linh vì đã hứa trước với Thanh Thạch, nên không dám hỏi, nhưng quả tim vẫn đập thình thịch, bất giác lẩm nhẩm khấn thầm cầu cho Vô Tâm được vô sự.
Đi qua đại điện, hai vị đạo sĩ vẫn không dừng lại, Tú Linh đưa mắt nhìn qua, thấy những pho tượng và án thờ hình như vừa được kê xếp lại, nhưng có nhiều chỗ vẫn còn trông thấy những vết sứt mẻ, trông đó đủ hiểu toà đạo quan này đêm qua chắc đã xảy ra một vụ ác đấu dữ dội.
Đi qua tiền điện, lại tới một cái sân rất rộng, hai bên có hai dãy sương phòng, nhưng đều im lặng như tờ, đâu đây như ẩn náu một khí tượng vô cùng trầm trọng.
Góc sân bên trái còn có một cái cửa tròn, bốn đạo nhân cầm kiếm đứng canh cửa, cặp mắt người nào cũng quắc lên như nảy lửa, sát khí đằng đằng. Vừa trông thấy Thanh Thạch, Thanh Tùng đều cúi đầu làm lễ, rồi tránh ra hai bên nhường lối.
Trong cửa lại còn một lớp sân nhỏ, qua những bụi trúc thưa, thấp thoáng còn trông thấy một dãy sương phòng tinh trí, chắc là chỗ ở của vị chưởng môn.
Thanh Thạch, Thanh Tùng đưa Tú Linh tới trước dãy sương phòng, rồi do Thanh Thạch đạo nhân nghiêng mình cung kính nói:
- Khải bẩm chưởng môn sư huynh, tiểu đệ đã mời vị đàn việt ấy tới đây.
Bên trong lập tức có tiếng một ông già nói:
- Mời vào trong này.
Thanh Thạch đạo nhân sẽ nghiêng mình nói với Tú Linh:
- Xin mời.
Tú Linh cố gắng định thần, tự vén rèm bước vào.
Trong phòng có một vị đạo nhân râu tóc trắng như cước, ngồi xếp bằng tròn trêи ván sàng, sắc mặt trắng nhợt, tưởng như cắt không được một giọt máu, tay trái bị thương, quấn bằng mảnh vải trắng, trông ngoài áo bào vẫn lờ mờ nhận thấy, tay phải đạo nhân còn cầm một thanh kiếm, lưỡi sắc như nước, trông lại càng rõ vẻ uy nghiêm.
Tú Linh bất giác quỳ xuống, lễ phép hỏi:
- Dám hỏi đạo trưởng, Nhâm tướng công hiện nay ở đâu?
Đạo trưởng đôi mắt long lanh, đăm đăm nhìn nàng một lúc rồi hỏi:
- Đàn việt có phải là người nhà Nhâm tướng công không?
Tú Linh cung kính đáp:
- Vãn bối chính là người cùng đi với Nhâm tướng công!
Đạo nhân thốt nhiên thở dài một tiếng, rồi nói:
- Được!
Đoạn thủng thỉnh bước xuống khỏi vân sàng, đi vào một cửa bên, tay vén rèm nói với Tú Linh:
- Mời đàn việt vào, Nhâm tướng công hiện ở trong này.
Tú Linh càng cảm thấy hồi hộp, buột miệng kêu to:
- Nhâm tướng công! Nhâm tướng công!
Rồi nàng đứng phắt dậy, xăm xăm chạy vào. Nhưng vừa bước tới cửa phòng, nàng chợt lặng người, choáng váng đứng sững lại.
Thì ra nàng đã trông thấy trong phòng bốn bề rèm che kín mít, không có ánh sáng mặt trời, nhưng bên trong lại thắp mấy cây bạch lạp.
Dưới ánh nến chập chờn, trêи chiếc bàn gỗ trước mặt, nàng đã nhận rõ một cỗ quan tài còn mới. Phía trước quan tài còn bày đủ hương hoa lễ vật, ngoài ra không thấy một người nào khác nữa.
Tú Linh lạnh toát cả người, chân tay bủn rủn, lắp bắp hỏi:
- Nhâm... Nhâm Vô... Vô Tâm ở... ở đây ư?
Đạo nhân từ từ gật đầu, sẽ nói:
- Chính đấy!
Tú Linh chỉ nghe như một tiếng sét nổ bên tai, ngực như bị một vật gì nặng tới ngàn cân đè lên, chân đứng không vững, chỉ lảo đảo mấy bước rồi ngã ngồi xuống đất, hai mắt trợn trừng nhìn vào cỗ quan tài, nước mắt tuôn ra như suối.
Cái lối khóc thầm ấy còn đau khổ gấp vạn lần khi khóc thành tiếng. Vị đạo trưởng tóc bạc hình như có vẻ ngạc nhiên, sẽ nói:
- Đàn việt hà tất phải đau thương quá lắm vậy!
Tú Linh lúc này còn để ý đâu đến những lời khuyên nhủ của ông ta. Nàng chỉ lặng đi một lúc, rồi nhảy một bước tới bên áo quan, lăn ra, vừa khóc vừa nói:
- Nhâm tướng công, Nhâm tướng công làm sao lại chết được?... Tướng công đừng chết... đừng chết! Nếu tướng công chết, tôi còn sống làm gì nữa?
Bao nhiêu những nỗi đau thương ai oán, bị nàng cố gắng đè nén bấy lâu, lúc này mới được dịp nổ bung ra, nàng không nghĩ gì đến sự có người lạ đứng bên cạnh, cứ việc lăn lộn gào khóc kể lể:
- Nhâm tướng công ôi! Tướng công chết, tôi cũng không sống được nữa!
Thốt nhiên bên tai nàng chợt văng vẳng có tiếng gọi:
- Điền cô nương! Điền cô nương!
Tiếng gọi vừa quen thuộc, vừa xa xôi, rõ ràng là tiếng Nhâm Vô Tâm.
Tú Linh giật mình, vội ngẩng đầu lên, nhìn trừng trừng vào cỗ áo quan.
Chỉ thấy nắp cỗ áo quan sơn đen, lúc này đã từ từ cất cao lên, để lộ ra hai cánh tay trắng bệch. Sau đó nàng lại trông thấy sắc mặt nhợt nhạt của Nhâm Vô Tâm, đang cố quay lại nhìn về phía nàng.
Chỉ trong phút chốc, bao nhiêu những nỗi mừng, sợ, thẹn, giận, dồn dập quay cuồng trong óc nàng, đến nỗi chính nàng cũng không sao phân biệt nổi tâm ý của mình nữa.
Nàng sững sờ nhìn Vô Tâm một lúc, rồi thốt nhiên đứng vùng dậy, ù té chạy ra khỏi phòng.
Vị đạo trưởng chắp tay trước ngực, chắn không cho nàng ra, hỏi bằng một giọng hiền hoà:
- Đàn việt đã muốn gặp Nhâm tướng công, cớ sao lại bỏ chạy?
Tú Linh lấy ống tay áo lau nước mắt, cười nhạt:
- Hừ! Không ngờ một vị chưởng môn Chung Nam mà cũng chẳng khác gì tụi lưu manh hiểm độc!
Đạo nhân ngẩn người, hỏi:
- Tại sao đàn việt lại thoá mạ bần đạo như vậy?
Tú Linh sẵng giọng nói:
- Tôi hãy hỏi đạo trưởng, tại sao đạo trưởng lại đánh lừa tôi? Có phải là cố ý định bêu xấu tôi ở trước mặc các người không? Ừ, thì thế đấy, nếu Nhâm Vô Tâm chết, tôi cũng không sống. Nhưng bây giờ hắn chưa chết, tôi sẽ đi! Nào thôi, tránh ra để tôi đi!
Trêи nét mặt nghiêm trang của vị đạo nhân chợt nở một nụ cười hiền từ dễ dãi. Ông tuy là một bực thế ngoại vong tình, nhưng cũng biết tâm lý các cô thiếu nữ. Mỗi khi bị người ta biết rõ những nỗi thầm kín trong tâm can, thường hay xấu hổ, bèn cười nói:
- Đàn việt lầm rồi, không phải chúng tôi cố ý dàn cảnh để đánh lừa nữ đàn việt đâu. Chẳng qua vì muốn mưu sự an toàn cho Nhâm tướng công, nên mới phải làm thế này để tạm che mắt kẻ thù đó thôi. Thực ra không có ý gì khác cả.
Tú Linh lấy tay áo lau khô nước mắt, không nói gì nữa.
Đạo nhân thở dài nói tiếp:
- Chỉ vì phái Chung Nam tuy đã nhờ Nhâm tướng công mà được bảo toàn, nhưng Nhâm tướng công chẳng may lại cũng bị trọng thương, lúc này chưa thể đi lại được.
Tú Linh chợt lại động lòng, nàng tuy chưa tin hẳn lời vị đạo trưởng, nhưng bất giác cũng từ từ quay lại.
Chỉ thấy Vô Tâm hai tay vẫn nâng nắp áo quan, sắc mặt quả nhiên nhợt nhạt như không còn một tia máu, đôi mắt cũng mất hết tinh thần, lờ đờ nhìn Tú Linh.
Tú Linh thấy thế, cầm lòng không đậu, quên cả hổ thẹn, xăm xăm bước tới, vịn tay vào áo quan, nghẹn ngào hỏi:
- Nhâm... Nhâm tướng công bị thương thật à?
Vô Tâm cười một cách buồn bã, từ từ gật đầu. Tú Linh vội hỏi:
- Bị thương ở đâu? Liệu có việc gì không?
Vô Tâm lắc đầu, chàng thấy Tú Linh quan tâm đến mình như vậy, ruột cũng rối như tơ vò, nghĩ bụng: “Nàng đối với ta quả đã có tình, ta biết làm sao bây giờ?”
Tú Linh thở dài đau đớn nói:
- Tướng công bị thương làm sao? Có thể cho tiện thϊế͙p͙ xem được không?
Nàng nói dứt lời, Vô Tâm đã nằm xuống, đóng nắp áo quan lại. Chỉ nghe tiếng chàng từ trong áo quan đưa ra:
- Tại hạ chỉ bị thương xoàng, phu nhân đừng ngại.
Giọng nói đã lạnh như băng,làm cho người nghe phải khó chịu, lại thêm hai tiếng “phu nhân” chẳng khác gì mũi dao nhọn đâm suốt trái tim Tú Linh. Nàng đứng ngây ra một lát, vừa đau đớn, vừa thẹn thùng, uất giận, trong phút chốc, không biết xử trí ra sao.
Lại nghe tiếng hiền từ của vị đạo nhân nói ở bên tai:
- Nhâm công tử bị thương ở trong phủ tạng, nếu không phải là người có nội công tuyệt thế thì đã nguy rồi. Bây giờ thần trí đã tán, khí lực khô kiệt, không nên để nói nhiều...
Tú Linh giật mình, vội hỏi:
- Chàng bị thương ở phủ tạng ư? Ai mà có thể làm cho chàng bị thương được?
Nàng nghĩ trêи đời này, người có thể dùng nội lực làm cho nội phủ kinh mạch của Nhâm Vô Tâm bị thương, trừ bà Tổ nàng và Lan Cô ra, thì còn ai nữa?
Nàng nghĩ tới đây, bất giác lạnh toát ca người, nghĩ thầm: “Hay bà Tổ ta đã tới đây chăng?”
Đạo nhân hạ giọng nói:
- Việc này nói ra còn dài, xin mời nữ đàn việt ra ngoài nhà, bần đạo sẽ nói rõ.
Tú Linh theo đạo nhân đi ra, đã thấy Thanh Thạch, Thanh Tùng đứng chờ ở vân phòng, cung kính hỏi đạo nhân:
- Bịnh tình Nhâm tướng công có biến chứng gì không?
Đạo nhân thở dài nói:
- Nhâm tướng công thật là người trời, vừa rồi đã nói được mấy câu.
Thanh Thạch, Thanh Tùng đều tỏ vẻ hoan hỉ, chắp tay niệm một câu:
- Vô lượng Phật!
Đạo nhân ngồi xếp bằng trêи vân sàng, nói với Tú Linh:
- Xin mời nữ đàn việt ngồi.
Tú Linh ngồi xuống nói:
- Xin đạo trưởng nói mau cho tôi biết.
Đạo nhân chậm rãi kể:
- Phái Chung Nam sáng lập đã hai trăm năm nay. Tuy không dám nói là đời nào cũng có nhân tài, nhưng đệ tử Chung Nam ở trong võ lâm cũng đã có địa vị. Hồi xưa Chung Nam thất kiếm quét sạch quần ma, câu chuyện đó tới bây giờ trong giang hồ vẫn còn có người nhắc tới.
Sáu mươi năm trước, chưởng môn bản phái là Lục Chân nhân xuất lĩnh đệ tử quyết chiến với Hoa Sơn Thập nhất kiếm ở sau núi Hoa Sơn. Việc đó tuy đã làm chấn động thiên hạ, nhưng hai phái Chung Nam và Hoa Sơn đều bị tổn thương rất lớn. Lục Chân nhân cũng bị trọng thương không chữa được nữa.
Ông thở dài một tiếng, rồi nói tiếp:
- Trước khi lâm chung, lão nhân gia còn bẻ kiếm thề là từ nay trở đi đệ tử bản môn không được dự vào những chuyện giang hồ, và nhất là không được gây thù chuốc oán với môn phái Hoa Sơn nữa.
Trải qua sáu mươi năm giáo dưỡng, bản phái tuy đã khôi phục được nguyên khí, nhưng không dám quên di huấn của tiền nhân, chỉ bế quan tử thủ, không hỏi gì tới những việc giang hồ. Sáu chục năm nay, đệ tử Chung Nam chưa từng động thủ với ai bao giờ.
Nói đến đây, đôi mắt ông chợt sáng quắc lên như hai luồng điện, rồi lại tiếp:
- Tuy nhiên các môn các phái trong thiên hạ cũng chưa từng thấy ai dám khinh thường Chung Nam kiếm phái.
Tú Linh ngẫm nghĩ cười thầm: “Không biết ông ta nói với mình những câu ấy để làm gì?” Kế lại nghe đạo nhân nói tiếp:
- Vì thế nên mấy năm gần đây, trong giang hồ tuy luôn luôn phát sinh những chuyện quái gở, không những có nhiều cao nhân võ lâm thốt nhiên bị mất tích một cách bí mật, mà đến cả hai phái Thiếu Lâm và Vũ Đương cũng xáo động không yên. Nhưng những chuyện sóng gió giang hồ ấy cũng không hề ảnh hưởng đến phái Chung Nam. Đệ tử bản môn vẫn giữ lời di huấn của tiền nhân, không dám xao lãng.
Không những thế, bần đạo còn ước thúc đệ tử, không cho được tự tiện ra khỏi Chung Nam trước khi trong giang hồ chưa được sóng gió yên lặng.
Ông thở dài một tiếng, rồi lại tiếp:
- Bần đạo vì muốn yên thân, yên việc, nên mới ra lệnh như thế, không ngờ mình không phạm người ta, mà người ta vẫn cứ phạm mình. Đêm qua...
Ông nói đến đấy, chợt nhăn mặt, nắm lấy cánh tay trái, gượng cười nói với Thanh Tùng:
- Hình như vết thương của ngu huynh bị vỡ ra, Tam đệ hãy thay ngu huynh kể tiếp cho nữ đàn việt nghe.
Thanh Tùng vâng lời, kể tiếp:
- Hôm qua, trời vừa chập tối, Huyền Phong đạo trưởng chưởng môn phái Hoa Sơn thốt nhiên xuất lĩnh mười bảy đạo nhân xông lên Chung Nam.
Tú Linh nghe đến đây mới thở ra một hơi dài, nghĩ thầm: “Thì ra đây chỉ là mối túc cừu cựu hận giữa hai phái Chung Nam và Hoa Sơn, chớ không can gì đến bà Tổ ta, may quá!”
Thanh Tùng đạo nhân nói tiếp:
- Sư huynh Thanh Vân chưởng môn chúng tôi vì muốn giữ lễ giáo, tuy biết hắn tới đây là có ý không tốt, nhưng vẫn xuất lĩnh đệ tử toàn phái ra cửa Huyền Diệu Quan nghênh tiếp.
Lúc này trời đã tối hẳn, ngoài cửa quan thắp mấy chục ngọn đèn lồng để đón quý khách. Dưới ánh đèn rực rỡ, đã trông rõ vẻ mặt bọn đạo nhân phái Hoa Sơn, người nào người nấy đều sát khí đằng đằng.
Nhưng chưởng môn sư huynh tôi vẫn niềm nở tiếp đón, mời họ vào trong Quan đãi trà.
Không ngờ Huyền Phong đạo nhân không chịu vào, chỉ lạnh lùng nói:
- Sáu mươi năm trước Lục Chân nhân phái Chung Nam đốc lĩnh mười bảy cao thủ tới Hoa Sơn, thì bữa nay bần đạo cũng đem mười bảy đệ tử tới đây đáp lễ.
Lúc ấy không những chưởng môn sư huynh tôi biến sắc mặt, mà chính bần đạo cũng kinh hãi vô cùng. Nhưng sư huynh tôi vẫn tươi cười nói:
- Những chuyện dĩ vãng sáu mươi năm nay đã biến thành mây khói. Tiền nhân của hai phái đều đã dứt khoát, trước con mắt anh hùng thiên hạ, cùng vui lòng hoà lệ khí thành tường vân, ngày nay can gì đạo huynh còn muốn hoá tường vân thành lệ khí nữa?
Câu nói thật là tận nhân tận nghĩa, tình lý phân minh. Không ngờ Huyền Phong đạo nhân đã cố ý sinh sự, bọn đạo nhân Hoa Sơn lại càng ngang ngạnh dã man, chúng không cần đếm xỉa gì tới phải trái, lập tức rút kiếm ra khỏi bao.
Chưởng môn sư huynh tôi thấy tình hình như vậy, biết rằng có nói cũng vô ích, trong bụng chỉ hơi lấy làm lạ, vì từ lâu vẫn nghe người ta nói Huyền Phong đạo nhân là một bậc khiêm khiêm quân tử, không hiểu tại sao hôm nay bỗng dưng lại trở nên ngang tàng vô lý như vậy?
Và bọn đệ tử cũng hung hăng độc ác, không có vẻ gì là những người xuất gia, tay lăm lăm chuôi kiếm, miệng không nói nửa lời, khí thế cực kỳ hung hãn.
Tứ sư đệ tôi nóng máu không sao nhịn nổi, bèn chống kiếm bước lên quỳ trước mặt sư huynh tôi, xin phép động thủ, dù có bị môn quy xử trị cũng đành.
Thanh Tùng đạo nhân đang thao thao bất tuyệt kể đến đấy, chợt ngừng lại, sắc mặt lộ vẻ đau đớn, thương cảm, một lúc mới tiếp:
- Không ngờ Tứ sư đệ tôi tuổi tuy còn nhỏ, nhưng tài trí kiêm toàn, chỉ trong phút chốc đã ra người thiên cổ...
Ông cố nén xúc động, nhưng mấy giọt nước mắt vẫn từ từ tuôn ra hai gò má. Thanh Thạch ngồi bên cũng lấy tay bưng mặt. Sau một phút yên lặng, Thanh Thạch chợt ngẩng phắt lên, kể tiếp thay cho Thanh Tùng:
- Tứ sư đệ đã chết, tôi và chưởng môn sư huynh mới quyết định lại giẫm lên bánh xe đổ sáu chục năm về trước, cùng phái Hoa Sơn quyết một trận thư hùng, liền phái Tam sư đệ về Quan lấy kiếm.
Không ngờ kiếm chưa kịp đem ra, mười tám đạo nhân phái Hoa Sơn chẳng kể gì tới đạo nghĩa giang hồ, bất thần hạ độc thủ. Chỉ trong nháy mắt, mười tám thanh trường kiếm đã đồng thời vung lên.
Đệ tử bản môn nguyên chỉ định ra đón khách, nên không ai đeo kiếm. Vả cũng không ngờ phái Hoa Sơn lại vô sỉ đến nỗi nhân lúc người ta không đề phòng, thốt nhiên hạ độc thủ. Hai bên vừa trao đổi được ba câu, đã có mấy tên đệ tử bản môn bị thương dưới lưỡi kiếm của chúng. Lúc ấy Tam sư đệ mới đem kiếm ra, thế là hai phái xông vào loạn đả. Chỉ trong vòng một giờ, máu tươi đã nhuộm thấm mấy chục bực thềm ngoài cửa Huyền Diệu Quan.
Bản môn đệ tử tuy sớm tối siêng năng luyện võ, nhưng vì môn quy hạn chế, nên thiếu kinh nghiệm giao đấu. Thốt nhiên gặp cường địch, tự nhiên không cầm cự nổi. Vả bọn họ đều tay không, không thể thi triển kiếm pháp của bản phái được, mà bản môn xưa nay lại chỉ chuyên về kiếm pháp, còn công phu quyền cước, rất ít chú ý đến.
Mười bảy vị đạo nhân Hoa Sơn, võ công đều cao cường tới bực bần đạo không thể ngờ tới, người nào cũng xứng đáng là cao thủ võ lâm cả. Nhưng giữa lúc hai bên giáp chiến, bần đạo còn nhận thấy một sự rất lạ, là trong mười bảy người ấy võ công tuy cao, chiêu thức tuy độc, nhưng kiếm pháp của họ mười phần có tới chín không phải là kiếm pháp Hoa Sơn.
Vừa nghe đến đấy, Tú Linh chợt thấy lạnh toát xương sống. Kế lại nghe Thanh Tùng nói xen:
- Kiếm pháp của họ không những không phải kiếm pháp Hoa Sơn, mà lại lẫn lộn cả võ công của các môn phái khác. Bần đạo còn nhận thấy có người sử dụng “Nam Hải phi phong kiếm” là môn kiếm truyền từ Nam Hải. Chỉ tiếc một điều chúng tôi ít khi hành tẩu giang hồ, nên tuy nhận ra tôn phái kiếm pháp mà không nhận ra lai lịch của họ.
Tú Linh buột miệng hỏi:
- Người sử dụng “Nam Hải phi kiếm pháp” có phải là người tàn tật không?
Thanh Tùng đạo nhân biến sắc mặt hỏi:
- Đúng rồi! Người đó chỉ có một cánh tay. Nhưng sao nữ đàn việt lại biết?
Tú Linh thở dài, lắc đầu:
- Xin đạo trưởng cứ nói nốt.
Thanh Tùng nói:
- Tới khi bần đạo lấy được kiếm ra tiếp cứu thì bọn đệ tử đã bị thương quá nửa, đối phương chỉ có một người bị chưởng môn sư huynh giật được thanh kiếm đâm vào ngực hắn một nhát. Tuy nhiên thương thế cũng không đến nỗi chí mạng, bọn họ vẫn chiến đấy một cách hăng say.
Ông đưa mắt nhìn vào phòng trong, thở dài kể tiếp:
- Chính giữa lúc ấy, chợt nghe dưới chân núi nổi lên một tiếng hú trong trẻo, nghe như tiếng hạc lanh lảnh, thấu suốt chín từng mây...
Tú Linh ngồi nghe một cách mê mải say sưa, như chính mình đang dự trong chiến cuộc. Vừa nghe Thanh Tùng kể tới đấy, bất giác mừng rỡ reo thầm. “A, chắc Nhâm Vô Tâm đã tới!”
Thanh Tùng đạo nhân sắc mặt cũng lộ vẻ cao hứng, kể tiếp:
- Nghe thấy tiếng hú, bọn Hoa Sơn hình như đều giật mình thất sắc, và đồng thời một bóng người cùng theo tiếng hú bay lên.
Bóng người đó nhanh không khác gì một luồng chớp, khi đến tới nơi, mới nhận rõ đó chỉ là một vị thiếu niên văn sĩ, toàn trường ai cũng sửng sốt, không hiểu sao chàng ta tuổi còn nhỏ, mà võ công đã cao cường như vậy? Bọn bần đạo lúc ấy chỉ cho là quân tiếp viện của đối phương, trong bụng càng lo, chợt thấy chàng thiếu niên tỏ vẻ tức giận, giậm chân nói:
- Chậm quá! Chậm quá! Ta đến chậm quá!
Trong khi nói, chàng đã cướp được hai thanh kiếm ở trong tay hai tên đệ tử Hoa Sơn.
Thân thủ của chàng cực kỳ thần tốc huyền diệu, bần đạo dẫu khéo nói đến đâu cũng không thể hình dung ra được. Bên đối phương lại càng tỏ vẻ kinh hoàng, nhốn nháo, đã có người buột miệng kêu:
- Nhâm Vô Tâm! Đúng là Nhâm Vô Tâm!
Nhưng bọn bần đạo kiến thức hẹp hòi, từ xưa đến nay chưa từng được nghe ai nói đến Nhâm Vô Tâm bao giờ, trong bụng còn đang kinh nghi, đã nghe tiếng Nhâm tướng công gọi to:
- Các vị đạo hữu Chung Nam nghe đây! Bọn này không phải là đệ tử Hoa Sơn. Chúng chỉ là người trong “Thất thập nhị địa sát” của nhà Nam Cung thế gia trá hình đó thôi!
Bọn bần đạo đều giật mình. Lúc này mới hoảng nhiên tỉnh ngộ. Chẳng trách những người này từ lúc lên núi, miệng đều câm như hến, mặt sát khí đằng đằng, và chiêu thức võ công cũng mỗi người mỗi khác, và chẳng lý gì đến đạo nghĩa giang hồ...
Tú Linh nghe mỗi câu ông ta nói, tưởng như bị một quyền thoi vào giữa ngực, bất giác cúi gầm đầu xuống.
Thanh Tùng đạo nhân không để ý đến, vẫn điềm nhiên kể tiếp:
- Đối phương bị Nhâm tướng công nêu rõ lai lịch, lại càng tức giận, nhưng hình như chúng đều khϊế͙p͙ sợ uy danh nên không những không một người nào dám xông ra đối địch, trái lại còn chúc mũi kiếm xuống, đứng ngây mặt ra. Nhâm tướng công nói với anh em bần đạo rằng:
“Trong số mười tám người này, chỉ có một mình Huyền Phong là chưởng môn phái Hoa Sơn, nhưng thần trí hắn cũng bị Nam Cung thế gia khống chế. Bọn họ lấy cớ vì mối túc cừu giữa hai phái Chung Nam và Hoa Sơn tới đây khiêu chiến, chỉ cốt tiêu diệt thực lực của phái Chung Nam, bắt các vị đạo trưởng phải gia nhập đội “Thất Thập Nhị Địa sát”, bổ sung vào con số vừa bị thương tổn của chúng. Tại hạ tuy đã biết tin ấy từ lâu, nhưng thật không ngờ chúng tới đây nhanh thế!”
Bọn bần đạo nghe Nhâm tướng công nói xong, bất giác mồ hôi đều vãi ra như tắm.
Không ngờ Nhâm tướng công nói chưa dứt lời, chợt nghe từ phía xa xa văng vẳng có tiếng âm nhạc đưa lại.
Bọn mười tám người kia vừa nghe tiếng nhạc, thốt nhiên như bị thôi miên, không kể gì đến sống chết, lập tức múa gươm xông vào.
Bọn bần đạo khi nào lại để Nhâm tướng công độc lực chiến đấu, nhưng Nhâm tướng công nhất định không nghe, nói: “Không phải tại hạ nói năng ngông cuồng, các vị đạo trưởng ra bây giờ là chỉ chết uổng, mà cũng chẳng giúp được tại hạ việc gì. Dù các vị không tiếc tánh mạng những cũng phải bảo tồn thực lực cho phái Chung Nam mới được.”
Bần đạo tuy biết Nhâm tướng công nói thế không phải là khích tướng, nhưng trong bụng cũng không khỏi xấu hổ. Chưởng môn sư huynh bèn sai bần đạo và Nhị sư huynh đốc lĩnh bọn đệ tử về Quan, còn Người thì ở lại chiến đấu, tiếp tay cho Nhâm tướng công.
Phái Chung Nam chỉ có bần đạo và Nhị sư huynh là võ công khá hơn cả, vậy mà lúc đầu đã vào lấy kiếm, sau lại hộ vệ cho đệ tử tháo lui, thành ra đều được vô sự.
Nói xong lại thở dài, cúi gầm đầu xuống.
Tú Linh lẳng lặng giây lâu, chợt ngẩng lên hỏi:
- Nhưng rồi về sau Nhâm tướng công làm sao mà bị thương?
Thanh Vân đạo trưởng thở dài nói:
- Bần đạo tuy sóng vai chiến đấu bên cạnh Nhâm tướng công, kỳ thật thì không giúp được Nhâm tướng công một mảy may nào!
Ông vỗ vào chuôi kiếm, ngậm ngùi nói tiếp:
- Thanh kiếm này, bần đạo tuy đã từng rèn luyện mấy chục năm nay, nhưng chỉ bế quan tự luyện, chẳng khác gì ếch ngồi đáy giếng, nếu gặp những cuộc tàn sát nảy lửa như cuộc tàn sát đêm qua, thì tự nhiên đầu óc rối loạn, mười phần quên mất đến bảy, tám.
Vì thế nên Nhâm tướng công cứ phải vừa đánh vừa lưu ý chiếu cố bần đạo, chỉ chừng một lúc không lâu, bần đạo đã bị thương, mà bên địch thủ cũng đã có sáu, bảy người bị chưởng phong của Nhâm tướng công sát hại.
Nhưng Nhâm tướng công võ nghệ tuy kinh nhân, mà bên đối phương thì hình như không kể gì đến sống chết, có kẻ đã bị trọng thương mà vẫn còn lăn xả vào trước mũi kiếm, nhất định không lùi. Thật bình sinh bần đạo mới thấy bọn người hung tàn liều lĩnh như thế là một.
Trong khi kịch chiến, trời đã lờ mờ sáng. Mười tám cao thủ của đối phương chỉ còn sót lại chừng năm, sáu mống.
Cũng trong lúc ấy, cái tiếng âm nhạc quái gở vừa rồi, thốt nhiên ngừng bặt, mấy người còn sống sót tự nhiên tinh lực và đảm khí hình như cũng theo tiếng nhạc mà tan dần, thanh kiếm trong tay cũng từ từ ngã xuống.
Trước cửa Huyền Diệu Quan lúc này đã bao trùm một bầu không khí tịch mịch nặng nề, không khác gì cõi chết.
Giữa lúc ấy, trong màn sương sớm mịt mù dưới chân núi chợt thấy bóng một người con gái đang từ từ bay lên.
Cô ta mặc áo trắng, da mặt cũng trắng nhợt, mặt cắt không được giọt máu, qua màn sương mỏng, trông như một cái bóng ma. Lúc ấy không những bần đạo cảm thấy rợn người, mà Nhâm tướng công hình như cũng kinh ngạc, lẩm bẩm nói: “Quái, sao nàng lại mò lên tới đây?”
Nhâm tướng công vừa nói dứt lời, cái bóng đã xông tới trước mặt. Bần đạo còn đang luống cuống, thiếu nữ đã nhanh như chớp phóng một chưởng vào giữa ngực Nhâm tướng công. Chưởng thế trông không lấy gì làm mạnh, nhưng Nhâm tướng công lại hình như không gắng gượng nổi, thân hình lảo đảo lùi lại mấy bước rồi ngã gục.
Tú Linh run run hỏi:
- Có... có phải thiếu nữ ấy chỉ vào khoảng ngoài hai mươi tuổi, phải không?
Thanh Vân ngạc nhiên, đăm đăm nhìn nàng một lúc rồi hỏi:
- Nữ đàn việt có biết cô ta à?
Tú Linh sắc mặt cũng tái mét, lại giục:
- Rồi sao, sao nữa, đạo trưởng cứ nói nốt đi.
Thanh Vân đạo trưởng thở dài:
- Bần đạo thấy Nhâm tướng công vì cớ cứu mình mà bị thương, nên không còn kịp đắn đo gì nữa, lập tức phấn lực xông lên, chỉ thấy người con gái phóng một chưởng xong, thân hình tựa hồ hơi run run, đứng trước Nhâm tướng công, sắc mặt ngơ ngác như người mất hồn, rồi thốt nhiên xua tay một cái, quay mình bỏ chạy.
Thân pháp của nàng nhanh như một luồng gió, chỉ trong nháy mắt đã mất hút, cả năm sáu người kia cũng bỏ chạy theo. Bần đạo đuổi không kịp. Ôi!...
Ông kết thúc câu chuyện bằng một tiếng thở dài. Không khí trong vân phòng lúc này thật nặng nề ngột ngạt.
Tú Linh sắc mặt tái mét, vừng trán ướt đẫm mồ hôi, nghĩ thầm: “Người ấy nhất định là Tứ phu nhân. Bà bị bà Tổ khám phá ra âm mưu tạo phản, mới dùng thuốc mê làm lú lấp bản tính, mà Nhâm Vô Tâm thì không ngờ nên mới đến nỗi...” Những dòng nước mắt của nàng hoà lẫn với mồ hôi nhỏ xuống hai gò má trắng nhợt.
Nàng thật không ngờ bà Tổ nàng lại tàn ác đến nỗi đầu độc cả chắt dâu ruột của mình. Vậy thì bà ta còn từ cái gì mà không dám làm?
Thanh Tùng đạo nhân buồn rầu nói:
- Khi bần đạo ở trong Quan ra thì Nhâm tướng công đã đuối sức lắm, mà trong ngoài Huyền Diệu Quan đã la liệt những xác chết và máu tươi.
Bọn bần đạo tuy đau đớn vì sự bất hạnh của bản môn, nhưng lại còn lo lắng vì vết thương của Nhâm tướng công hơn vì vết thương nặng lắm. Anh em chúng tôi cũng đành chịu không sao chữa nổi. Nhưng Nhâm tướng công đối với phái Chung Nam vô thân vô cố, bọn bần đạo nỡ nào để tướng công phải vì phái Chung Nam mà chết!
Lúc ấy, trái lại Nhâm tướng công lại an ủi anh em bần đạo và bảo bần đạo xuống núi đón nữ đàn việt. Khi mới lên núi, nữ đàn việt trông thấy mấy cái tử thi và quan tài, đó chính là dấu vết cuộc ác đấu đêm qua.
Thanh Vân đạo trưởng lại nối lời:
- Bần đạo vì sợ người nhà Nam Cung thế gia trở lại, tìm giết Nhâm tướng công, mới mời Nhâm tướng công vào quan tài nằm tạm. Nếu bọn họ tới đây, thấy Nhâm tướng công đã chết, tất cũng không để ý nữa.
Ông cười một cách đau khổ:
- Không ngờ vì thế mà làm cho nữ đàn việt hiểu lầm bần đạo.
Tú Linh chỉ ngồi lặng người, mồ hôi toát ra như tắm, một lúc lâu, không nói được câu nào.