“Bạn học Thu…” Ninh Cảnh Trần đi ra vội nên mặt còn dính màu vẽ, rất nhỏ, ngay trên lúm đồng tiền bên phải, mới nhìn thì không phát hiện ra. Anh cười hồn nhiên ấm áp, đang định nói gì đó. Ngữ điệu mở đầu quen thuộc khiến Thu Xích Tây vô thức nhíu mày, nhìn đi chỗ khác “Thư Ca còn ở trong lớp, cậu có thể đến tìm cậu ấy”
Ninh Cảnh Trần sửng sốt, đứng yên tại chỗ.
Ánh mắt Thu Xích Tây nặng nề, dừng trên mặt anh vài giây rồi rời đi, nghiêng người muốn đi ra ngoài. Khi đi ngang qua, nhịn không được nhắc “Trên má phải bị dính màu vẽ”.
Ninh Cảnh Trần xoay lại nhìn Thu Xích Tây rời đi, tâm thần hoảng hốt lấy mu bàn tay dán lên má phải, chỉ cảm nhận được độ nóng bừng.
6h tan học, trước đây Thu Xích Tây phải dùng nửa giờ ăn cơm xong rồi vội vã quay về, bây giờ cũng giống vậy. Thói quen sinh hoạt nhiều năm không thay đổi, Thu Xích Tây đối với việc sống lại chấp nhận nhanh chóng, chỉ qua một buổi trưa đã đem mình hoàn toàn đặt vào nhân vật hiện tại. Thu Xích Tây xách theo túi màu trắng, không dùng bao nilon, những cái túi đẹp để đựng cơm bán mà trong các tiệm bán đối với cô mà nói, có thể mua thêm dịch lọc máu. Đơn giản chỉ cần lấy kim chỉ khâu quần áo cũ thành một cái túi. Bên trong túi đựng cơm tối nay, thức ăn không phong phú như buổi trưa nhưng tốt hơn ở chỗ dinh dưỡng cân đối.
Chạy nhanh trên đường, Thu Xích Tây thở dốc, cô ngừng lại, vịn lấy tường, đầu rũ xuống, mái tóc dài không được chăm sóc trong thời gian dài rũ xuống mặt.
…phù
Đôi mắt ảm đạm của Thu Xích Tây ánh lên tia giễu cợt: mấy năm nay sống trong nhung lụa làm bản thân không thể thích ứng với sinh hoạt như bây giờ ngay được. Hơn 10 tuổi Thu Xích Tây chỉ có hai bàn tay trắng, nghèo đến mức chỉ có ăn cơm của trường mới có thể sống sót. Hy vọng duy nhất là lên đại học, có học bổng để có thể lọc thận cho mẹ. Thậm chí không dám đi xe buýt, mỗi một phân một li tiền đều sợ dùng sai chỗ. Đứng thẳng lên, Thu Xích Tây tiếp tục sải bước về phía trước và cuối cùng đã đến sân thượng lúc sáu giờ rưỡi. Không đẩy cửa ra, Thu Xích Tây lấy một miếng quần áo cũ trong túi lau mồ hôi trên mặt, đồ ăn đặt trên cái bàn hỏng ở cửa.
Chương Minh Hủy nằm bất động trên giường, chỉ có ngực phập phồng chứng tỏ bà còn sống. Ngôi nhà sắt nhỏ được ghép từ nhiều miếng, cửa sổ đối diện với giường của Chương Minh Hủy, bên phải có cái bàn trống sạch sẽ, một cái ghế, thanh treo đồ.
“Tối nay có bắp ăn” Thu Xích Tây nói với người trên giường, cúi xuống lấy đèn UV cũ bên dưới.
Lọc màng bụng* ở nhà thì tiện lợi và rẻ tiền, nhưng đòi hỏi môi trường sạch sẽ, vệ sinh. Mấy năm trước Thu Xích Tây mua đèn khử trùng của một bệnh nhân, muốn lọc màng bụng trước hết phải khử trùng sạch sẽ. Thu Xích Tây làm mọi việc mà không hề do dự. Cô cũng tự ngạc nhiên khi thấy mình vẫn nhớ tất cả các chi tiết. Cô thậm chí còn nhớ được khát vọng sống trong mắt bệnh nhân kia.
“Tôi muốn ăn kem cây” Chương Minh Hủy ngồi trên ghế lẩm bẩm. người phụ nữ chưa tới 40 tuổi nhưng nếp nhăn đã đầy gương mặt.
“Lọc máu xong trước đã” Thu Xích Tây lạnh lùng nói, rửa tay sạch sẽ, đeo khẩu trang vô.
Điểm quan trọng nhất trong quá trình lọc máu tại nhà là không thể để bị nhiễm trùng, Thu Xích Tây dựa vào trí nhớ để lắp đặt dịch thẩm tách vào ống thông một cách trơn tru. Kéo áo Chương Minh Hủy lên, Thu Xích Tây thấy miệng vết cắt ra trên bụng bà.
“Lát nữa dưới lầu có người thu gom rác thải, mẹ ăn cơm trước, con xuống dưới xem”. Giọng Thu Xích Tây lạnh lẽo như mọi lần, ánh mắt phức tạp người khác nhìn không thể hiểu, động tác cũng không ngừng lại.
“Ăn kem cây, ăn kem cây…” Chương Minh Hủy không biết nghe có hiểu không, vẫn cứ lặp đi lặp lại mấy câu đó.
Lọc màng bụng xong, Thu Xích Tây đỡ Chương Minh Hủy về giường, kéo khẩu trang xuống, dùng mu bàn tay xem xét nhiệt độ của mẹ – nhiệt độ bình thường. Thu Xích Tây ra cửa lấy cơm đem vào, bên ngoài trời đã bắt đầu tối, nhiệt độ bên ngoài không làm hư thức ăn.
“Con đặt cơm ở đây, mẹ nằm nghỉ một lát rồi dậy ăn”. Thu Xích Tây chưa ăn cơm, cô phải xuống nhà xem chú thu đồ phế liệu có đồ mình cần hay không.
Chương Minh Hủy không nói gì, mắt nhắm nghiền, khuôn mặt tái nhợt, mấy câu “ăn kem cây” khi nãy cũng không còn sức nói nữa. Thu Xích Tây ra cửa rồi quay đầu lại nhìn Chương Minh Hủy. Cô kéo cửa, nhanh chóng xuống cầu thang.
Tòa nhà này không cao, chỗ Thu Xích Tây ở chỉ có 7 tầng, cô xuống dưới vừa kịp xe phế liệu dừng ở tầng 1. Tiếng loa trên xe vẫn ầm ĩ.
“Tiểu Tây hả?” bác thu phế liệu ở trước xe thấy cô, cười “Cháu trèo lên coi có gì xài được không?”
“Dạ”. Bộ đồng phục học sinh rộng thùng thình mặc trên cơ thể cao gầy của Thu Xích Tây trông rất lỏng khỏng, cộng với gương mặt ảm đạm của cô, thân thể lúc nào cũng có cảm giác căng thẳng, không có chút gì giống với một học sinh trung học đang trẻ trung phơi phới.
“Cẩn thận chút, đừng đạp hư tivi hôm nay bác mới mua được đó”. Bác thu phế liệu đứng phía dưới nhắc. Bác không phải người ở đây, đã thu gom phế liệu mấy năm nay. Lúc mới tới, Thu Xích Tây muốn mua một cái bàn với giá thấp. Có điều đầu năm nay cuộc sống không dễ dàng, không ai muốn làm người tốt. Cô đưa tiền ít quá, chú ấy không muốn bán. Cuối cùng chủ nhà tới nói giúp 1 câu, nói Thu Xích Tây thành tích học tập tốt, dạy học cho bọn trẻ ở gần đó. Bác động lòng, muốn đưa con trai đang học tiểu học qua học cùng.
Từ đó, hai người dần quen thuộc, mua bán đều dễ dàng.
“Sau này gia đình bác không đến học với cháu nữa”. Bác dựa vào xe hút thuốc, không để ý Thu Xích Tây có trả lời hay không, dù sao đứa nhỏ này chưa bao giờ nói lời thừa thãi “Bác đưa cả nhà về quê học, ở đây hộ khẩu không giải quyết được”
“Bác” Thu Xích Tây giọng hơi khàn khàn
“Đừng lo, bác của cháu có thể kiên trì được”
“Cháu muốn cái này, bao nhiêu tiền ạ?” gương mặt vô cảm của Thu Xích Tây thò ra khỏi xe
“….” Một hồi im lặng xấu hổ trôi qua, bác thu phế liệu cũng lấy lại tinh thần, trèo lên xe.
“Cháu muốn cái điều hòa này hả?” bác lắc đầu, “Nó cũ lắm rồi, nhiều bộ phận hư hỏng hết, cơ bản là chỉ có thể bán sắt vụn thôi”
Thu Xích Tây ngồi xổm trước đống rác kia “Cháu muốn nó”
“Cháu…” nói chuyện với Thu Xích Tây nhiều lần, bác cũng biết tính tình của cô, vẫy tay “Cháu muốn thì lấy đi, không bao nhiêu tiền, vừa rồi bác mua cũng không bao nhiêu, để lại cho cháu”
Cuối cùng Thu Xích Tây với bác thu phế liệu mang đống đồ sắt vụn đó lên sân thượng.
“Cháu thu dọn ở đây tốt đấy”, bác chưa đi tới cửa, chỉ đứng bên ngoài nhận xét.