Mục lục
Sở Lưu Hương Hệ Liệt
Thiết lập
Thiết lập
Kích cỡ :
A-
18px
A+
Màu nền :
  • Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Đoàn người mừng rỡ phi thường, giục lạc đà chạy đi nhanh về phía đó. Nhưng, lão nhân lãnh đạo đoàn người gương mặt hằn rõ nét phong sương, quát lớn:

-Không đi được! Không đến nơi đó được! Đoàn người dừng lại ngay.

Và ai ai cũng lộ vẻ háo hức, dù không dám cãi lịnh lão nhân có giọng nói khàn khàn.

Lão nhân tỏ vẻ sợ sệt, rung rung giọng, hỏi:

-Các ngươi có biết nơi đó là địa phương nào chăng?

Các ngươi kia lắc đầu.

Một người cất tiếng:

địa phương nào thì sao? Chúng ta chỉ cần một địa phương có nước... Tiếng nước được buông ra, tất cả đều sáng mắt lên.

Rồi tất cả như cuồng loạn, cùng gào lên, với cái giọngkhào khào của người nhịn khát từ lâu:

-Nước, nước, nước... Chính lão nhân cũng đưa lưỡi khô quét quanh vành môi. Lão thở dài:

-Nước! Nơi đó, hẳn có nước thật, song trước khi được uống nước, các ngươi sẽ thấy đao, đao bén chực chờ chặt ngang cổ các ngươi. Chưa uống được nước mà đầu lìa khỏi cổ rồi, còn tìm nước làm chi. Ở đây, dù chết khát, cái chết đến chậm. Đến đó, chẳng những không uống được nước mà còn chết ngay. Ở đây còn hi vọng sống, đến đó không tránh khỏi chết! Tất cả đều nhìn nhau, rồi đều hỏi:

-Tại sao?... Tại sao?... Lão nhân đáp:

-Chỉ vì nơi đó... Bán Thiên Phong... Hai người từ trên lạc đà rơi xuống.

Rồi hai người nữa rơi theo, hai người này nằm bất động.

Cái oai danh của Bán Thiên Phong quả thật làm khiếp người.

Bỗng một người rung giọng kêu lên:

-Tôi bất chấp! Tôi muốn đến đó, có chết cũng cam! Tôi không chịu nổi hình phạt này! Hắn còn ngồi trên lạc đà, hắn giục lạc đà chạy đi.

Tất cả đều sợ hãi, tất cả đều đinh ninh là hắn đi rồi là vĩnh viễn không trở lại.

Và lúc đó, từ trong những cơn gió cát, ba bóng người xuất hiện.

Một người ốm quá, một chết sắc, tay cầm hai đường dây, nơi mỗi đầu dây có một người, y kéo hai người đó như kéo chó.

Cả ba cùng chạy nhanh.

Hai người bị kéo, một thì vừa ốm vừa cao, mặt đầy sẹo rỗ, sẹo bằng đồng tiền, môi vểnh lên như mõm lợn.

Nhìn người đó, người ta còn buồn nôn đến ba hôm sau.

Người kia cũng chẳng đẹp gì hơn, bởi có chiếc lưng gù, mà người gù lưng nào chẳng xấu dáng dấp.

Cả hai chạy theo, chốc chốc lại vấp chân, ngã chúi tới.

Người áo đen chạy trước, có vẻ cao ngạo lắm, chân bước vừa nhẹ vừa nhanh, chừng như gió và cát tại sa mạc đối với y chẳng phải là một trở ngại lớn.

Đoàn người sắp chết khát nhìn cả ba sững sờ.

Bỗng có kẻ kêul ên, giọng rung rung:

-Bán Thiên Phong... Bàn Thiên Phong... Tại sa mạc, bắt người rồi cột người như cột chó, rồi kéo đi, trừ Bán Thiên Phong và bọn thuộc hạ ra thì còn ai khác?

Tất cả đều sợ hãi.

Trong thoáng mắt, tất cả chạy mất dạng. Tất cả không dám chạm mặt Bán Thiên Phong.

Ngưòi gù lưng thở dài:

-Không ngờ họ quá sợ Bán Thiên Phong đến mức độ đó. Thà chịu chết khát chứ không dám đến! Giọng nói của người gù vừa thấp, vừa trầm trầm, nhưng lại rất rõ. Giọng nói có một oai lực phi thường, tương phản hẳn với thân hình tầm thường của y. Chừng như là giọng nói của Tiểu Phi.

Người mặt sẹo tiếp:

-Như vậy đủ biết nơi đây là một địa phương hung hiểm phi thường, chẳng rõ vùng ảnh hưởng của Bán Thiên Phong lan rộng đến đâu?

Giọng nói mường tượng như giọng nói của Cơ Băng Nhạn.

Thì ra, họ muốn do thám sự tình, để tránh sự nghi ngờ, họ phải làm người có tội, bị Nhất Điểm Hồng bắt mang đi.

Chứ nếu không thì một đường dây làm gì chế ngự họ nổi?

Tiểu Phi trầm ngâm một lúc rồi thốt:

-Ta còn nửa bầu nước đây, có thể gọi họ lại, tặng họ.

Họ chạy mãi song nếu cả ba muốn đuổi theo họ tặng nước chẳng phải khó khăn chi.

Tiểu Phi cải trang giống người gù lưng quá, nếu Nhất Điểm Hồng không chính mắt trông thấy, hắn không thể nào khám phá nổi sự giả mạo.

Cơ Băng Nhạn cười nhẹ:

đừng quá lo cho họ! Có lão già đó dẫn đường, họ không thể chết khát đâu! Tiểu Phi hỏi:

-Ngươi nhận ra lão?

Cơ Băng Nhạn đáp:

- Dù lão ta có tài ba gì, song lão xuôi ngược trên sa mạc như con đường đi chợ, lão rành sa mạc hơn hồ ly rành, hạng lão còn đánh hơi được cả sự nguy hiểm, thì có gì mà lão chẳng biết? Nếu bọn khách thương được lão làm hướng đạo, thì đúng là họ có một lá bùa hộ mạng rất thiêng! Hắn cười rồi tiếp:

-Mười năm trước, ta cógặp lão, lúc đó lão đã tích tụ được một số tài sản thừa nuôi sống một đàn cháu. Ta cứ tưởng lão rửa tay để ngồi một chỗ an hởng thanh nhàn, ngờ đâu hôm nay còn gặp lão tại đây, lão vẫn còn làm cái nghề năm cũ! Xem ra lão thích nghề hơn thích sự nghiệp.

Tiểu Phi mỉm cười:

-Con ngựa thường đi ngàn dặm, chân quan đường dài, khi nào chịu đứng yên trong bốn bức tường. Ngồi trên một đống bạc thì có khác nào bảo lão chui vào quan tài để vĩnh viễn không trở ra?

Phía trước ngoài hai dặm đường có một hòn núi đá, núi không cao lắm, nhưng tại sa mạc, có một hòn núi hẳn là một điều phi thường, cho nên dù nó không cao, nó cũng có vẻ hùng dũng ở một nơi gần như bằng phẳng, cả bốn bề bao la chỉ thấy chân trời.

Núi chơm chởm những đá, nhô lên như răng chó, không một ngọn cỏ nào mọc được nơi đó.

Hình thế núi xem ra cực kỳ hiểm trở.

Chính tại nơi đó, Bán Thiên Phong dựng lên ngôi khách sạn.

Tuy có núi chắn gió, gió không đưa cát thành vầng đến nơi để chôn vùi những gì nơi đó, như cát đã chôn vùi hàng ngàn, hàng vạn lạc đà và người từ bao nhiêu năm qua trên sa mạc dùng tỵ nạn.

Bởi nó hiểm trở vô cùng, lên núi cũng là một cách tìm chết, mà lại chết thảm hơn chết với gió cát.

Bởi, hòn núi đã có người chiếm, và người chiếm là một hung thần.

Do đó, dù nơi đó, gió cát không làm gì khách thương, chẳng một ai dám bén mảng đến.

Tòa khách sạn dựng lên, kiên cố vô cùng.

Chung quanh khách sạn, là bức tường rào, tường không xây bằng đá, mà lại bằng những thân gỗ to bằng hai người ôm, ghép thành.

Gỗ được chôn sâu dưới đất bốn năm trượng, phần ló lên khỏi mặt đất chỉ độ hai trượng thôi.

Bằng thân gỗ ghép lại, dĩ nhiên vòng tường rào phải có sơ hở, nơi sơ hở lại được độn bằng những mũi châm bàng thép cứng, giả như ai bị giam trong vuông rào, dù có muốn thoát đi cũng chẳng làm sao thoát lọt.

Chẳng rõ Bán Thiên Phong tìm đâu ra số gỗ đủ dựng lên vòng rào, giữa một nơi bát ngát lợp toàn cát trắng, cát vàng?

Trong vòng rào, có nhiều ngôi nhà, cửa rất hẹp, nơi mỗi cửa có rèm che, bên trong cửa, ánh đèn chiếu ra ngoài làm chớp chớp nước sơn dâu của những tấm rèm đó.

Nếu là ban ngày, thì những tấm rèm có vẻ bằng sắt cứng. Rèm che cửa mà bằng sắt, hẳn cũng là sự kiện hi hữu nhưng chưa biết rõ có đúng là bằng sắt chăng?

Không có chiêu bài khách sạn, chỉ có mấy chữ trên một tấm biển:

"Rượu tốt, nước trong, giường ấm, bếp ngon" Cần gì chiêu bài? Mấy chữ đó cũng đủ nói lên cái tính cách của ngôi nhà. Có điều, con người có đủ một tính cách bước vào ngôi nhà đó không?

Tính cách của một người, là biết ứng phó với chủ nhân, mà chủ nhân là con hùm tại sa mạc.

Ứng phó được người, còn rồi phải ứng phó chi phí. Phải biết vượt sa mạc và có một nơi ăn nơi ở đầy đủ mọi tiện nghi như thế này, hẳn là một điều trên mong đợi, và muốn hưởng những cái trên mong đợi tất phải trả nhiều tiền.

Ngôi nhà dành tiếp khách, không rộng lớn lắm.

Vẹt tấm rèm che cửa, bước vào là thấy bên trong có bốn năm chiếc bàn, vài mươi chiếc ghế thấp.

Lúc đó có bảy tám người, đang ngôi quanh một chiếc bàn đánh bạc.

Phía sau quầy, có một người mặt hình tam giác, râu dê lưa thưa, tuổi khá cao, gọi là lão nhân cũng không quá đáng.

Lão lim dim đôi mắt, chừng như đang ngủ gà ngủ gật. Nơi môi một ống điếu còn gắn đó, song lửa thuốc đã tắt mất từ lâu.

Những con bạc đang sát phạt nhau, gây nên tiếng ồn ào, nhưng dường như những tiếng ồn ào đó không chui vào tai lão.

Lão ngủ say hay lão quá quen với những tiếng động như thế thành ra không còn ảnh hưởng nơi tai lão nữa?

Bỗng có tiếng chân thú chạy rầm rập, vọng đến ngôi khách sạn rồi một người như bị gió lùa vào, đồng thời kêu to lên:

-Nước!... Nước!... Người có gương mặt tam giác vẫn ngủ.

Bọn đánh bạc vẫn ghì đầu xuống canh bạc.

Người đó chạy đến trước quầy, cao giọng gọi:

-Chưởng quỷ ơi, bán cho tôi một tý nước. Tôi có tiền đây.

Chưởng quỷ không mở mắt, song miệng điểm một nụ cười, hỏi lại:

đã có tiền thì sợ gì chúng ta không bán nước? Thần tài gõ cửa có ai ngu dại mà tống khứ thần tài bao giờ.

Người đó cả mừng:

-Phải!... Tốt quá!... Hắn có vẻ hàm hồ quá, hàm hồ vì hấp tấp, vì cần có nước gấp, hắn mò tay trong mình, lấy bạc ra hắn bỏ lên mặt quầy, bật thành một tiếng cốp.

Khối bạc quá nặng, phỏng có vài mươi lượng.

Bây giờ chưởng quỷ mới mở mắt ra, chỉ đủ thời gian nhìn khối bạc, rồi y nhắm mắt lại liền.

Người đó giật mình:

-Không... không đủ sao?... Chưởng quỷ vẫn nhắm mắt, khẽ thở dài rồi lắc đầu.

Người đó cắn răng, rồi lấy ra thêm hai mươi lượng nữa.

Chưởng quỷ mở mắt, rồi nhắm mắt, rồi thở dài cuối cùng lại lắc đầu.

Người đó đỏ mắt lên, ánh mắt ngời tia lửa, nhưng hắn nhìn qua đại hán bên cạnh một thoáng, niềm phẫn nộ tan biến ngay, đoạn hắn mò tay vào mình lượt nữa.

Mồ hôi vã ra như tắm, mồ hôi đó nếu uống được, hắn uống ngay, vẫn đỡ khát mà lại khỏi mất tiền.

Chợt hắn kêu lên:

-Một trăm sáu mươi lượng đồng, chẳng lẽ không đủ?... Chưởng quỷ cười hì hì:

-Nếu khách quan chi một trăm sáu mươi lượng thì đương nhiên là phải đủ! Người đó mừng ra mặt:

được! Được! Tôi mua nước, trọn với số bạc đó! Chưởng quỷ đặng hắng, đoạn gọi:

-Lão Nghiêm! Mang cho vị khách quan này một trăm sáu mươi lượng bạc nước.

Lão Nghiêm đang đánh bạc, bị gọi đúng lúc thua một canh rất cay, lão hằn học:

-Ôn quỷ ở đâu ra, đến bất ngờ, mang cái xui cho ta như vậy chứ. Thua canh bạc này, ta trút sạch tiền túi rồi! Được! Được! Rồi ngươi sẽ biết tay ta.

Tuy mắng như vậy, y vẫn chạy đi lấy một bình trà mang đến cho khách.

Bình trà cũng khá lớn, người khách mừng rỡ, thốt rối rít:

đa tạ!... Đa tạ!... Bình trà thì lớn, lớn hơn cỡ thường, song nước trong bình rất ít, ít quá, chỉ vài giọt nhỏ thôi.

Hắn rung giọng, kêu lên:

-Bình... không có nước?... Lão Nghiêm trừng mắt:

-Ai nói không có nước? Chứ ngươi vừa uống cái chi đó? Bọn ta mua bán có quy có củ, bọn ta quỵt tiền của ngươi sao? Đừng vờ vĩnh, mua bao nhiêu, ta bán báy nhiêu, lôi thôi thì mất mạng đó.

Ngưòi khách vừa sợ vừa giận cãi:

-Nhưng chỉ có mấy giọt nước thôi! Lão Nghiêm hét:

-Một trăm sáu mươi lượng bạc đổi lấy một giọt, ngươi chưa cho là đủ sao? Ngươi tưởng chúng ta lập ra khách sạn này để cung cấp nước ho các ngươi uống bằng với số tiền nhỏ mọn đó à? Thế người muốn có bao nhiêu nước với số tiền đó?

Người khách tức quá, không còn dè dặt nữa, quát lên:

-Trời ơi! Mua một giọt nước với một trăm sáu mươi lượng bạc! Như vậy gọi là sanh ý được à?

Lão Nghiêm bĩu môi:

-Không sanh ý thì là gì? Ngươi trao tiền, ta trao nước, sòng phẳng quá chừng, mà ngươi còn léo nhéo gì nữa chứ? Ngươi phải biết, ngôi hàng của bọn ta, ba năm chưa khai trương, song nếu khai trương một lần là có thể đóng cửa ba năm, hưởng lợi tức đấy. Nếu ngươi cho rằng ta bán nước rất mắc thì sao ngươi không đi nơi khác mà mua?

Đi đâu mà mua? Vùng sa mạc nào phải là một cảnh phố phường, không mua nơi này thì đi nơi khác?

Bỗng, y giật chiếc bình trên tay người khách, rồi bật cười ghê rợn:

-Biết đâu trong bình lại chẳng còn nước? Để ta thay ngươi rót ra xem có còn nước hay không.

Y bóp bóp chiếc bình. Bình bằng thép, y dùng sức thế nào mà chiếc bình móp méo lại, mường tượng một vật bằng giấy, Thoáng mắt, chiếc bình bị y vo tròn thành một cục thép.

Không thấy nước chảy ra, nhưng người khách thì cảm thấy ướt đầu, hắn còn dám nói gì nữa?

Chưởng quỷ mỉm cười hỏi:

-Khách quan cho rằng nước không đủ uống, vậy có muốn mua nữa chăng.

Người khách rung rung môi, lắp bắp thốt:

-Tôi... tôi... không còn tiền... Chưởng quỷ thở dài:

-Thế thì đành vậy.

Bỗng y tiếp nốt:

-Không có tiền, thì có món gì khác cũng được, cứ thế tại đây lấy nước uống, khi nào có tiền trở lại chuộc. Chứ không tiền, không đồ vật mà muốn có nước uống thì đúng là khách quan nuôi mộng vậy.

Người khách cắn răng vụt quay mình chạy ra ngoài.

Nhưng hắn chưa đến cửa, một bàn tay vươn theo hắn chụp hắn giữ lại.

Bàn tay kia mò mò trong người hắn. Bàn tay đó như mang bao da.

Lão Nghiêm mỉm cười thốt:

-Tiểu tử này cũng béo bở đấy chứ?

Người khách rung rung giọng kêu lên:

-Tôi... tôi không mua. Tôi không mua nước của các vị nữa.

Lão Nghiêm nổi giận:

-Ngươi không mua thì đến đây làm gì? Chẳng lẽ bọn ta dựng lên ngôi hàng này để làm chỗ ngươi du ngoạn?

Người khách sững sờ một lúc rồi bật khóc:

-Nếu vậy... xin các vị đem nước đến đi.

Lão Nghiêm cười khanh khách:

-Túi ngươi cạn tiền rồi, ta đem nước cho ngươi, ngươi lấy gì mà trả cho ta?

Không có nước đâu. Cút đi, hãy tìm nước đái lạc đà mà uống.

Lão nhấc động hai bàn tay cùng một lượt. Người khách đã bị lão tung ra ngoài cửa.

Lão bật cười lớn:

-Thiên đàng có nẻo ngươi không đến, địa ngục không đường lại dấn thân.

Đột nhiên một tiếng soạt vang lên, tấm màn che cửa bị bật tung trở vào, người khách từ bên ngoài bay đến chiếc quầy, ngồi trên đó.

Lão Nghiêm biến sắc mặt, lùi lại mấy bước:

-Không ngờ các hạ lại giả vờ! Chưởng quỷ lạnh lùng:

-Ngươi đừng tưởng là tất cả mọi người đều quáng manh, ngươi quáng manh thì có.

Y cao giọng tiếp:

đứng lấy làm lạ về hắn. Kẻ đáng được ngươi chú ý còn ở bên ngoài kia.

Lão Nghiêm nhìn kỹ, con người đang ngồi trên quầy kia trợn trắng đôi mắt, sửng sốt đến ngây ra như chết.

Thì ra lão Nghiêm quăng hắn ra ngoài, bên ngoài có người chực sẵn đó, hứng hắn quăng hắn trở lại vào trong, quăng thế nào mà hắn rơi đúng trên quầy, trong tư thế ngồi, hắn lại không hề bị thương tổn.

Nhận xét ra sự phi thường đó, lão Nghiêm xám mặt, lùi thêm mấy bước, đồng thời hét to:

-Tiểu tử nào ở bên ngoài đó, hãy vào đây xem nào. Vào để... Lão muốn nói vào để chịu chết, song thốt đến đó, lão vội nín bặt. Bởi người bước vào trừng mắt nhìn lão.

ánh mắt của người đó, chẳng có gì khác thường, song lão Nghiêm chạm ánh mắt toàn thân phát lạnh, lưỡi líu lại không nói được nữa.

Bên ngoài, ánh nắng như thiêu đốt. Bên trong, không khí thâm trầm.

Bên ngoài sáng loá mắt. Bên trong tối mờ mờ vì cửa thép, lại có màn che khuất.

Người mới vào, trong bóng tối mờ mờ hiện ra với gương mặt trắng xanh, một gương mặt không hề biểu lộ một cảm tình. Chừng như mọi biến cố trên đời này không thể làm sao động tâm tư y nổi.

Toàn thân y chẳng có gì đặc biệt, chỉ có đôi mắt sắc lạnh cực độ.

Y hiện ra trong gian nhà, không gian như ngưng đọng. Những người đánh bạc ngưng tay cdâm miệng, chưởng quỷ bây giờ mới chịu mở to mắt.

Tất cả đều nghe gió lạnh phớt qua người từng cơn, họ cũng run rẩy từng cơn, từng cơn.

Họ sợ nhưng họ chẳng hiểu tại sao họ sợ.

Người đó từ từ bước vào, thẳng đứng người không hề nhìn ai.

Tay y cầm hai đường dây, dây được kéo thẳng. Nơi đầu dây bên ngoài còn có hai người. Hai người sau bước một bước lại ngã xuống một lần, chừng như bị kéo hơn là họ bước.

Lão Nghiêm hít một hơi dài, lấ can đảm hỏi:

-Bằng hữu... bằng hữu đến đây để làm gì?

Lão can đảm lắm mới hỏi được một câu, dù vậy giọng lão vẫn run như thường.

Người áo đen lạnh lùng hỏi lại:

-Ở đây ngươi làm gì?

Lão Nghiêm giật mình ấp úng:

đây là... đây là... một khách sạn... tại hạ... Người áo đen ngồi xuống một chiếc ghế, rồi vỗ tay xuống bàn kêu bốp một tiếng:

-Nếu là một khách sạn, sao chẳng có trà đãi khách?

Lão Nghiêm đảo ánh mắt.

Lão bắt gặp ánh mắt của bọn người đánh bạc hướng về lão. Lão thầm nghĩ:

-Ta sợ gì chứ? Hắn chỉ có một mình, hắn làm gì thủ thắng nổi?

Lão can đstm lên, bật cười lạnh:

-Ở đây có cái quy củ, thu tiền trước cung cấp thức ăn sau. Các hạ muốn uống trà, xin trao tiền cho tại hạ.

Người áo đen lạnh lùng:

-Ta không có tiền! Lão Nghiêm giật mình, định nói mấy tiếng rất chua, bỗng người áo đen trừng mắt nhìn mặt lão.

Lão phát lạnh, lưỡi líu lại, không nói được gì.

Chưởng quỷ đặng hắng một tiếng, điểm một nụ cười:

-Vị khách quan đó muốn uống trà, sao không mang ra gấp?

Lão Nghiêm cúi đầu quay đi liền.

Người bị quăng trên chiếc quầy hết sức kinh dị. Hắn cũng khoái trá vô cùng, thầm nghĩ:

-Thế ra cường đạo cũng biết sợ ác nhân! Trà được mang ra gấp.

Người áo đen cầm bình trà lên kê vào miệng tu một hơi, bỗng y phun ra, phun vào mặt lão Nghiêm, rồi lộ vẻ giận dữ quát:

-Trà này chó uống cũng không vô, sao ngươi mang cho ta? Có đổi trà khác nhanh lên không?

Lão Nghiêm có thân vóc cao hơn bảy thước, bị phun trà vào mặt bật ngã nhào.

Lão nghe mặt nóng phừng phừng và đau đớn kinh khủng. Lão không dằn được nữa, bật đứng lên, vừa hét vừa vọt tới. Bảy tám người đánh bạc thấy lão động thủ, cùng một loạt đứng lên, cùng hét:

đánh! Có người chụp ghế, có người xắn tay áo.

Người áo đen áp hai tay xuống mặt bàn, hớp một hơi dài, luôn cả bàn và ghế, người lùi xa mấy thước.

Lão Nghiêm cầm chắc là mình phải chụp trúng đối phương, ngờ đâu lại chụp vào khoảng không.

Lỡ trớn lão chúi tới, chụp lên người một đại hán. Đại hán đó lại đang cầm một chiếc ghế đánh mạnh xuống.

Bình! Lão Nghiêm hụp nhanh mình xuống, trườn đầu tới trước một chút.

Nếu lão chậm phản ứng một phút giây, chiếc đầu lão vỡ vụn như cám.

Lão vươn mình đứng lên, đồng thời mắng:

-Tiểu Huỳnh! Ngươi biến thành con chó điên từ lúc nào thế?

Tiểu Huỳnh đỏ mặt hừ một tiếng:

-Ai bảo ngươi vọt như vậy chứ? Chính ngươi điên như chó, chứ ai điên? Rõ là một tên quáng mạnh! Chiếc ghế vừa rồi giáng đúng một bên vai lão Nghiêm nghe còn đau quá độ, giả dĩ lão đã không thuận với Tiểu Huỳnh, bị mắng trả, sôi giận quát:

-Ta muốn biết ai là con chó điên?

Cả hai cùng nhào vào nhau, kẻ dùng tay, người dùng chân, đấm nhau, tiếng bình bình, bịch bịch vang lên. Họ xuất thủ mau lẹ, họ quyết hạ nhau cấp tốc, có hạ nhau cấp tốc họ mới hả giận.

Họ không tránh né, làm như đổi đòn.

Trong phút chốc, người sưng mũi, kẻ sưng mồm, máu mũi máu mồm vây be bét gương mặt trông thảm quá.

Người áo đen ở bên ngoài, nhìn thao láo, mắt không hề nháy.

Chưởng quỷ trầm gương mặt, không thốt một tiếng nào.

Sáu bảy đại hán kia, có người về phe lão Nghiêm, có người giao hảo với Tiểu Huỳnh, vậy mà họ không can thiệp, trái lại họ vỗ tay, họ cổ vũ trợ Oai.

Bỗng người áo đen vỗ bàn kêu bốp một tiếng, cao giọng thốt:

-Ta bảo các ngươi đổi bình trà, chứ ta có muốn xem chó cắn lộn đâu?

Lão Nghiêm và Tiểu Huỳnh mới chợt nhớ ra, người họ muốn đánh còn ở bên cạnh.

Cả hai cùng giật mình, rồi cùng dừng tay, dừng chân. Lão Nghiêm thẹn quá thành giận hét lên:

-Ta trí mạng với ngươi! Lão như điên cuồng vọt tới.

Người áo đen lại rùng mình thấp xuống, cả người lẫn ghế và bàn như lần trước chuồi ra xa mấy thước.

Lão Nghiêm chụp vào khoảng không như cũ.

Lần này, chẳng một đại hán xông vào trợ hiểm, chỉ có mỗi một mình lão Nghiêm đấm đá vung vít, song không chạm nổi đến chéo áo của người áo đen.

Chiếc bàn và chiếc ghế dường như dính liền với y, y xê dịch đến đâu là bàn và ghế xê dịch đến đó.

Cục diện không rộng lắm, lại có mấy chiếc bàn, vài mươi chiếc ghế chiếm khá nhiều diện tích. Cho nên khoảng trống để cho người áo đen xê dịch chẳng còn bao nhiêu.

Thế mà y vẫn nhích động dễ dàng.

Lão Nghiêm đỏ mặt lên, gương mặt lại sưng vù, mồ hôi đổ ra ướt đầu.

Lão dậm chân quát:

-Tiểu tử có giỏi hãy dừng lại, cùng ta giao thủ xem nào! Kẻ nào khiếp sợ bỏ chạy, kẻ đó chẳng phải là người. Kẻ đó là súc sanh.

Người áo đen cười lạnh:

-Ngươi không xứng đáng giao thủ với ta! Lão Nghiêm sôi giận:

-Ngươi còn cao ngạo nữa là súc sanh! Người sao đen bỗng trừng mắt, gằn từng tiếng:

-Ngươi muốn ta động thủ?

Lão Nghiêm đáp gấp:

-Ta... ta... Nhưng ánh mắt của người áo đen gieo khiếp đảm nơi tâm tư lão. Lão bỏ lửng câu nói, đôi chân nhũn lại, lão cố gượng đứng vững, quay qua bọn đại hán, gầm lên:

-Các ngươi là người hay là súc sanh mà cứ đứng đó trơ mắt nhìn? Tay chân các ngươi gãy hết rồi phải không?

Bọn đại hán không còn bàng quan toa. thị được nữa.

Người áo đen thong thả quành tay ra sau lưng, rút chiếc vỏ kiếm bằng da.

Trong vỏ có thanh trường kiếm, giống con độc xà, y đặt vỏ kiếm lên mặt bàn lạnh lùng thốt:

-Kiếm này không thể khinh thường sử dụng. Kiếm phát ra là có máu. Máu chảy là có người chết! Y tự thốt, y không hướng về ai, y thốt như thở than đừng ai bắt buộc y phải dùng đến kiếm, bởi y không muốn giết ai.

Bọn đại hán đổ mồ hôi lạnh, người này nhìn người kia.

Chưa một người nào dám xung phong đánh trước.

Chưởng quỷ bỗng thở dài:

-Nếu không dám động thủ thì cút đi. Đứng đó để làm xốn mắt thiên hạ sao chứ?

Bọn đại hán cúi đầu.

Chưởng quỷ nhìn sang người áo đen, bật cười ha hả:

-Bằng hữu có thân pháp tuyệt diệu như thế, hôm nay đến đây hẳn có ý gây náo nhiệt chăng?

Ngưoiừ áo đen không nhìn hắn:

-Ừ! Chưởng quỷ lại cười vang:

-Bằng hữu đã có nhã ý giúp vui, tại hạ lẽ nào lại để cho bằng hữu thất vọng! Bên cạnh hắn có chiếc lục lạc nhỏ. Hắn cầm chiếc lục lạc rung lên mấy lượt:

Chung quanh gian nhà, có bảy tám khung cửa sổ rộng độ thước vuông.

Lục lạc ngân lên, những khung cửa sổ vụt mở toang. Bên ngoài cửa sổ có bóng người lao nhao lố nhố.

Rồi tại mỗi cửa sổ có một mũi tên chong vào, tên lắp cung, dây kéo căng, sẵn sàng vút đi.

Những mũi tên đó nhằm ngay người áo đen.

Người khách mua nước đầu tiên, thừa lúc có cuộc đánh nhau vừa rồi, len lén bước xuống quầy lấy bình trà tu một hơi.

Hết khát rồi, gã mới nhìn vào cục diện.

Gã thầm lo sợ cho người áo đen.

Người áo đen không biến đổi thần sắc. Bao nhiêu mũi tên chong ngay y, y như chẳng thấy, y cứ cười mãi, giọng cười lạnh lùng vô cùng.

Bên ngoài có người bật cười ha hả, thốt vọng vào:

-Bằng hữu to gan quá, hẳn không sợ chết?

Giọng cười vang lên, như chuông gióng như trống đổ, đập vào tai ngươi nghe, lâu lắm mà vẫn còn vang bùng bùng.

Tràng cười dứt, cửa hậu mở, một người bước ra.

Ngưòi đó, cao hơn chín thước, cằm đầy râu ngắn, cứng như kim sắt.

Người đó phải chui qua cánh cửa mở rộng, dù cửa khá cao.

Áo không cài nút, bày chiếc ngực lông là đen ngòm như lông gấu, hắn cầm một thanh Cửu Hoàn Kim Bối Đao, dài trên năm thước.

Nhìn thân đao, có thể ước lượng nó nặng ít nhất cũng trên dưới năm mươi cân.

Trông thấy hắn, thấy đao còn ai không lạnh mình?

Song người áo đen nhìn thoáng qua hắn, lạnh lùng hỏi:

-Ngươi là Bán Thiên Phong?

Đại hán râu quăn cười lớn:

-Tiểu tử khá lắm đó. Thì ra ngươi cũng biết đến Bán Thiên Phong. Đúng là ngươi cố ý đến đây gây náo nhiệt rồi vậy. Được! Ta sẽ thanh toán y nguyện của ngươi.

Hắn bật cười cuồng dại.

Thanh Cửu Hoàn Kim Bối Đao chóp lên, một đạo kim quang từ trên giáng xuống.

Đao nặng to bằng lại được vung mạnh, rít gió một tiếng vù... Người áo đen như quá khiếp đảm, thừ người ra đó, bất động.

Bọn đại hán đứng cạnh đó đều lộ vẻ mừng.

Chúng đinh ninh là người áo đen phải bị chặt làm hai đoạn.

Một tiếng bốp vang lên!

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website TruyenOnl.COM
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK