Vương què không vợ không con, ở nơi hoang dã bên ngoài Phong Li sống đơn độc một mình, bởi vì tàn tật, ông chỉ có thể miễn cưỡng trồng ít khoai môn, thức ăn chủ yếu dựa vào đi săn và thu lượm. Vương què tại sao lại thành một người què, Khuyển Tủ cũng không rõ, nhưng nghe mẹ Lưu nói, vốn dĩ Vương què cũng không phải là người què. Vương què chống một cây trượng gỗ, dùng để thay thế chân trái tàn phế của mình. Quanh năm suốt tháng làm bạn với cây tượng gỗ, cây trượng gỗ trang nghiêm thay thế chân ông.Có lúc cây gậy gỗ này cũng thành vũ khí của Vương què, dùng nó xua đuổi mấy đứa nhỏ có đồ bám sau lưng chơi đùa, bọn nhóc luôn ồn ào mà tản, lại rất nhanh mà tụ lại sau người gã.
Bởi mấy đứa nhỏ chơi đùa náo loạn này chưa từng nhìn qua cảnh tượng ông trong rừng săn bắt. Bởi vì chân đi không tiện, Vương què chỉ có thể ‘cắm sào chờ nước’, ông săn bắn thỏ rừng, gà gô, chim nước, thiện xa như thần, bách phát bách trúng. Nếu như không có kỳ nghệ như vậy, Vương què cô độc ở Phong Lí nghèo khó sớm đã đói chết rồi.
Vì thế nhân vứt bỏ, chẳng có người thân thích, khó trách tính tình sẽ có chút cổ quái, Vương què không thích người khách đến gần, nhưng ông rất thích Khuyển Tử. Khuyển Tử cũng thích đi tìm ông, Khuyển Tử cực thích cung tên, thích nghe Vương què kể cho nó chuyện làm binh năm đó. Có lúc Vương què cũng sẽ nói chút sự tình liên quan đến Lưu cha, Vương què nói: cha con là một người rất dũng mãnh, có nguy hiểm đều luôn luôn tự mình tiếng lên trước, được rất nhiều binh sĩ tôn kính. Khuyển Tử trong lòng sẽ miêu tả tướng tại của cha, cao lớn uy vũ, mặc giáp da, cầm cán Hoàn Thủ Dao thật dài, sau lưng còn đeo cung tên, tư thế oai hùng cưỡi tuấn mã rong đuổi khắp nơi. Khuyển Tử nghĩ, sau này nó sẽ trở thành người như vậy.
Khuyển Tử dùng gậy gỗ gạc cỏ dại ngang gối qua hai bên, trong rừng du đãng, nó dừng trước một gốc cây già, trên gốc cây bị đốn hạ phát hiện mấy cụm nấm sò (nấm bào ngư). Nó hái nấm, bỏ vào trong giỏ, lại tiếp tục đi về phía trước, tìm kiếm.
Giỏ bắt cá hai ngày nay rất có ích, không đến mức cả ngày bụng luôn đói ùng ục. Khuyển Tử biết không thể chỉ ăn mỗi một thứ, vừa cần ăn cá, cũng cần ăn nấm, còn có măng, còn có rau dại, với gạo không còn nhiều. Cuộc sống tuy nghèo khó, nhưng mỗi ngày của Khuyển Tử chẳng hề buồn khổ.
Rừng núi bờ Tây hiếm có dấu người, loài nấm phong phú, nhưng mà rắn và trùng độc cũng không ít, bụi gai rải rác, cần phải cẩn thận.
Nấm sò chỉ thu nhặt chút ít, bọn nó để không lâu, đủ ăn hai bữa liền được. Khuyển Tử chủ yếu hái là mao mộc nhĩ, nó hái đầy nửa sọt mao mộc nhĩ. Mao mộc nhĩ sao khi phơi khô có thể dự trữ để ăn dần.
Ra khỏi khu rừng, trở về nhà, Khuyển Tử đem nấm sò đặt vào phòng bếp. Lát nữa để mẹ làm canh nóng, bản thân thì đi phơi nắng mao mộc nhĩ. Lấy mao mộc nhĩ phơi trên sàng trúc, kê trên cửa, có nắng có gió, liên tục phơi nắng mấy ngày, liền có thể thu lại lưu trữ thật nhiều. Chỉ tiếc vật này ở bản địa cũng không có giá trị kinh tế, bằng không sau khi phơi khô, cần đi đổi mấy đồng cũng tốt.
Khuyển Tử không chỉ tiêu phí tâm tư lên chuyện ăn uống, cũng sẽ nghĩ đến kiếm tiền, chỉ là nó tuổi còn nhỏ, chưa từng đi đến thị trấn. Thổ sản quê hương, chính là măng khô, gánh vào trong thị trấn để bán, cũng có thể kiến được chút tiền lẻ.
Uống xong hai bát canh nấm, Khuyển Tử lấy cuốc, liền đến bên bờ hồ khai khẩn một chỗ, ruộng nước,cậu muốn trồng khoai sọ. Hoa màu hiện tại trồng vẫn quá ít, chỉ một ruộng đậu, lâu dài không đủ khẩu phần lương thực mẹ con bọn họ một năm.
Lúc ở nhà Cậu, Khuyển Tử thường xuyên làm việc đồng án, cho lợn gà ăn, cấy mạ, đập đậu, xay kê vân vân, chính là như vậy, Mợ còn luôn khinh bỉ mẹ con bọn họ. Cảnh ngộ khiến người ta bất bình những ngày trước ấy, nhưng là trong họa có phúc, chí ít biết trồng hoa màu như thế nào.
Trong nhà không có khoai giống, Khuyển Tử dụ hôm nay đêm ruộng khai khẩn rồi, ngày mai cũng mẹ đi tiệm Ngô gia bán vải, thuận tiền mua chút khoai giống trở về.
Từ lúc chuyển đến Trúc Li, Khuyển Tử không một ngày không vất vả cực nhọc, hai tay cậu viết thương chồng chất, quấn lại dải vải, cho dù như vậy, nó cần dùng cánh tay bị thương đào đất.
Một buổi sáng sớm này, Khuyển Tử hái về một sọt nấm, ở bờ sông khai hoang ruộng đất, làm không biết bao nhiêu chuyện.
Viện tử Trang gia thì đến lúc nàu mói bắt đầu náo nhiệt lên, Trang Dương mặc xong y phục đi ra hành lang gỗ, tâm tình khoan khoái nhìn ánh núi màu nước nơi xa. Ánh mắt dời gần, nhìn thấy Khuyển Từ bên lia bờ khai khẩn ruộng đất.
“ Măng Trúc, mày không ngoan, không được cắn chổi.”
Tiếng nói Trang Lan lanh lảnh vang lên, cô nhóc đang giáo huấn quở trách Măng Trúc cùng người hầu tranh chổi quét nhà.
Trang Dương xuống lầu, gọi Trang Lan đến, cậu từ trong phòng bếp lấy một bát gỗ lớn, từ trong vại gạo múc đầy một bát gạo. Sợ gạo trong bát gỗ nửa đường rơi ra, lại tìm giỏ trúc đem bát gỗ bọc lên, đậy lên nấp giỏ.
“A Lan, em cầm ít gạo này tặng cho nhà Khuyển Tử, cứ nói là tạ ơn giỏ bắt cá ngày hôm qua.”
“Dạ.”
Trang Lan nhấc giỏ lên, đi về phía bờ đối diện, Măng Trúc chạy sau người Trang Lan, bị Trang Dương ôm lại. Trúc Măng chỉ là một chú lợn vòi con, chân ngắn không nói, còn lờ lờ không hiểu chuyện, sợ là cùng qua cầu, không cẩn thẩn rớt xuống sông.
Một bát gạo lớn, nói nhiều thực không nhiều, nói ít cũng không ít, trải qua chiến loạn, gạo lương thực đang quý lắm.
Khuyển Tử đang ở bờ sông làm việc, thấy Trang Lan xách giỏ đi đến, nó chẳng quan tâm, lau chùi mồ hôi trên trán, tiếp tục đào đất.
“Anh Khuyển Tử, anh em muốn em tặng mì cho anh.”
Khuyển Tử hoài nghi nhìn Trang Lan và giỏ trong tay cô nhóc, nó vẫn nghe chưa hiểu anh trai nào, tặng gạo.”
“Anh làm một giỏ bắt cá cho em ấy, anh nói: ‘Quăng tôi quả đu đủ, lấy ngọc ngà hồi đáp’, đây là gạo báo đáp anh.”
Hôm qua Trang Lan tiếp thu giáo dục của Trang Dương, đã có thể đọc thuộc câu thơ này, mặc dù kỳ thực cô nhó không hiểu ‘ngọc ngà’ là nói cái gì.
“Oh.”
Khuyển Tử mặt vô biểu tình, dựng đầu cuốc nghỉ ngơi.
Trang Lan mở giỏ, lấy bát gạo kia bưng ra, đặt trên đất.
“Nói với anh em, tôi không cần bát gạo không rõ của anh ta, coi như vay anh ta, cầm một thăng sẽ trả một thăng.”
Khuyển Tử biết một bát gạo trắng lớn như thế này, trị giá không ít tiền, nó không cầm đồ không rõ ràng, chỉ là hiện tại thực sự rất thiếu gạo ăn.
Trang Lan không tỉ mỉ đi nghe Khuyển Tử nói cái gì, đem bát gạo tặng xong, cô ngóc đầy sức sống chạy trở về.
Khuyển Tử đen bát lớn bưng vào trong phòng, sợ rơi ra ngoài đi nên đi rất chậm. Mấy ngày nay, chẳng có một bữa nào ăn gạp trắng, cuối cùng có thể uống một bữa cháo trắng rồi.
Mẹ Lưu thấy Khuyển Tử bưng một bát mì tiến vào, sợ đến thả con thoi dệt vải xuống, chạy đến hỏi; “Khuyển Tử, gạo này từ đây đến” Khuyển Tử cười nói: “Mẹ, là hộ gia đình bên kia bờ tặng đó.” Mẹ Lưu cảm thấy không thể tưởng tượng được, sau đó lại có chút buồn bã lo lắng, kêu Khuyển Tử đưa trả về lại. “Mẹ, giữ ăn trước đi, sau này lại trả hắn sau là được.”
Cô nhóc nói là anh trai cô, Khuyển Tử thấy chắc chính là người thiếu niên rất ôn hòa kia, trong lòng đối với anh nảy sinh mấy phần hảo cảm.
Trước nay chưa từng có ai tặng mẹ con hai người gạo ăn, cho dù Khuyển Tử thường trong nhà Cậu giúp làm nông như vậy, đến lúc phân chia cũng chỉ là một chút cao lương và đậu.
Hoàng hôn, mẹ con hai người uống cháo trắng, ăn cá nướng và nấm nướng
Ngày thứ hai mẹ Lưu dệt xong vải, cùng Khuyển Tử đi tiệm Ngô gia bán vải, đổi về hai đấu đậy và nửa đấu hạt kê. Lại mua sợ tơ dệt vải và một ít giống khoai sọ, không dư lại một đồng trờ về. Cho dù như vậy, trong lòng hai mẹ con vẫn vô cùng vui vẻ, trên tay có lương thực, những ngày sau sẽ không cần hoảng sợ lo lắng.
Bờ sông trồng khoai sọ, ruộng đậu trước cửa nhà, mầm đậu trổ dây leo nhỏ, cần cắm giá trúc lên, để cành leo bám bò lên trên.
Sáng sớm, Khuyển Tử mang theo dụng cụ chặt trúc,đáp thuyền đến núi trúc bờ Đông.
Nó chặt phá trúc mảnh, lấy dựng giàn trúc cho mầm đậu.
Đang trong lúc làm việc, đột nhiên nghe thấy một trận tiếng chó sửa, Khuyển Tử dừng động tác trong tay, tìm khiến tiếng có kêu tứ phía. Chó còn chưa nhìn thấy, ngược lại nhìn thấy một chú heo vòi con.
Lúc Khuyển Tử sống ở Phong Lí, từng thấy heo vòi, nhận biết được loài động vật này, mặc dù không thương thấy.
Khuyển Tử cúi xổm người, túm lấy cổ Măng Trúc đem nó xách lên, bốn chân Măng Trúc treo lơ lửng trên không, dọa đến sửng sờ không dám động đậy. Heo vòi con mặt lớn thân nhỏ chân ngắn, vô cùng dễ thương, Khuyển Tử gợi lên ý đùa, cố ý hung ác trừng nhìm heo vòi con, giáo huấn nó: “Còn kêu liền đem mày ăn sạch!”Măng Trúc tời vào trong tay ‘người ác’, mở to hai mắt vô một, phát ra tiếng vang như ‘Ừm ừm’, dường như nó thật sự có thể nghe thấy tiếng người vậy. Khuyển Tử đem Măng Trúc thả xuống, Măng Trúc vừa rơi xuống đất, liền xoay mông tròn, kinh hoảng mà trốn xuống sườn dốc. Khuyển Tử nhìn mà cười ha ha, hiếm khi lộ ra nụ cười mang dáng dấp của một đứa trẻ.
Buổi sáng hôm nay, Măng Trúc không phải đến núi trúc một mình, đồng hành cùng còn có Trang Dương. Chỉ là Măng Trúc chạy phía trước, Trang DƯơng tản bước chậm phía sau.
Măng Trúc tìm thấy Trang Dương, bay nhào đến ôm chặt một chân Trang Dương, tủi thâm mà kêu. Trang Dương hạ người xuống, đem nó ôm lên vỗ về.
“Sao vậy? Bị rắn dọa sao?”
Đầu lông mềm mượt của Măng Trúc ở trong lòng Trang Dương cọ cọ, giống như đang làm mũng.
Lức này Trang Dương đã đi lên sườn núi, ngầng đầu liền thấy được Khuyển Tử đang trong rừng núi chặt trúc. Hai người đánh giá lẫn nhau, Khuyển Tử nhìn thấy nhóc heo vòi trong lòng Trang Dương, nó vốn còn cho rằng con heo này là hoang dã, không ngờ lại được người nuôi dưỡng, hiển nhiên còn rất được sủng nữa.
“Nuôi nó cũng không thể ăn.” Khuyển Tử thuần túy là cảm thấy phiền phức, sao lại có người nuôi heo vòi làm gia súc.
Thịt heo vòi khó mà cho vô miệng, Khuyển Tử chưa từng ăn, từng nghe người ta nói, với lại người trong Phong Lí xác thực cũng không ăn thịt lợn vòi.
Măng Trúc đem đầu dựa trên cánh tay Trang Dương, nó như cáo mượn oai hùm, hướng Khuyển Tử kêu quang quang, nhìn rất hung. Trang Dương vỗ về đầu Măng Trúc cười nói: “Còn nhỏ, nuôi lớn thì thả về núi rừng.”
Khuyển Tử nhớ nó cũng từng nhặt chim yến, không có đem nó ăn đi, mà dưỡng lớn rồi, thả bay. Chỉ là cứ nghĩ như vậy, nuôi heo vòi cũng không thể tưởng tượng nổi.
。
Trang Dương thả Măng Trúc xuống đất, Măng Trúc từ mình chạy đi ăn trúc, Trang Dương không có ý nghĩ rời đi, mà là đứng bên cạnh nhìn Khuyển Tử chặt trúc. Cậu lưu ý thấy đồ đùi Khuyển Tử rách tơi tả, có thể xem như y phục không che hết người, cho dù vô luận là trên đùi trên cánh tay, đề rải rác đầy vết thương, nhìn giống như bị vậy sắc bén nào đó cắt thương. Có thể là bụi gai và mõm đá trong rừng núi.
Nhắm chừng tên nhóc Khuyển Tử cao hơn A Bình, có thể đến ngang tai mình, Trang Dương nghĩ đến đồ cũ của mình, Khuyển Tử có thể mặc vừa người. Nếu như mấy đứa em của mình phải chịu khổ như vậy, Trang Dương chắc sẽ khó chịu rất nhiều. Người này mặc dù không có mối quan hệ huyết thống với bản thân, nhưng nhìn không lớn hơn bao nhiêu so với A Bình, khiến người ta thương xót.
“Khuyển Tử, cậu theo ta đến trong sân, ta lấy hai bộ đồ cũ cho cậu.”
Trang Dương lời nói ôn hòa, liền giống như một người anh trai đối với đứa em thân thiết của mình.
Khuyển Tử cúi đầu nhìn nhìn quần áo của mình, hiếm khi cảm thấy lúng túng, nó chẳng để ý đến đồ mình đều sớm thành trạng thái như vậy, mấy ngày nay ra vô rừng núi, đem một thân quần áo vốn dĩ không chắc bền kéo rách mất.
Khuyển Tử thu lại dao chặt, ngoan ngoãn đi theo phía sau Trang Dương.
Trang Dương đi ở phía trước, thỉnh thoảng quay đầu lại phía sau, nhìn xem Khuyển Tử có đi cùng hay không, mỗi lần cậu quay đầu, trên mặt đều mang theo nụ cười thoảng qua.
Măng trúc thấy Trang Dương xuống núi, nó bật chân nhỏ đuổi theo, giữa đường bị Khuyển Tử chặn lại, một tay xách lên. Măng Trúc phát cáu mà kêu oăng oẳng, Khuyển Tử nổi tâm trêu đùa, học bộ dáng Trang Dương đem nó ôm lấy, nó liền trong lòng Khuyển Tử cào cắn.
“Răng móng nó sắc nhọn, cẩn thận đừng bị thương, đưa nó cho ta.”
Trang Dương vươn tay ra nhận, Khuyển Tử đưa đến, lúc ôm lấy Măng Trúc, Trang Dương lưu ý đến hai tay Khuyển Tử đầu quấn dây vải, dây vải kia vẩn đục, thấm lại vết máu đã cũ.
Dạo nì đang đọc lại "Chung cư của ảnh đế" với "Gửi ngày kim chủ sâu không lường được" nên sinh cái tật lười rồi!!!