Không có cách nào, lần này Dương Học Chương lại không khảo đỗ huyện thử, lão già lại tuyên bố không cho đi thư viện đọc sách nữa, tuy rằng trong lòng Hà thị cảm thấy con trai mình không học trên thư viện cũng có thể thi đậu tú tài, nhưng rốt cuộc trong lòng vẫn có một chút lo lắng. Tuổi tác của Dương Học Chương không thể để trễ nãi được, cho nên Hà thị tính toán thành thân cho con trai trước rồi mới nói.
Lúc này đây Hà thị hạ yêu cầu xuống rất thấp, không đòi hỏi gia cảnh nhà có tiền nữa.
Có thể là tâm tính khác rồi, Mã bà mối kiên nhẫn giới thiệu cho bà mấy người mà bà cảm thấy không tệ. Châm chước nửa ngày, Hà thị mới mở miệng nói rằng bà cảm thấy khuê nữ nhà Phùng tú tài không tệ.
Cô nương họ Phùng này là người thôn gần đó, cha là tú tài, trong nhà có hai ca ca, một đệ đệ, một người tỷ tỷ đã xuất giá.
Theo lý thuyết cô nương nhà tú tài kia dù thế nào thì cũng không tới lượt Dương Học Chương, nhưng mà Phùng gia không giống với. Phùng tú tài gần 30 tuổi mới thi đậu tú tài, vốn của cải còn không tệ lắm cũng bị móc sạch tinh. Thi đậu tú tài vốn là chuyện vui mừng, ai ngờ Phùng tú tài ngày thường dồn quá nhiều công sức nên xương cốt cũng bị vét sạch, cao hứng được vài ngày thì bị một trận bệnh nặng. Bệnh nặng chữa khỏi thì thân mình lại suy yếu, đừng nói là tiếp tục khảo công danh, ngay cả làm tiên sinh dạy học còn không được. Có tư thục nhà ai sẽ đi mời một người nay ốm mai đau về làm tiên sinh chứ? Rơi vào đường cùng, đành phải về nhà thành thật làm nghề nông. May mà trong nhà còn có vài mẫu đất, ngày qua ngày cũng không tệ, chỉ là con cái trong nhà nhiều nên càng ngày càng khó khăn.
Cho nên cái danh tú tài của họ Phùng này ngoại trừ khoản được miễn thuế ra thì không còn làm được gì nữa. Nhưng Phùng tú tài lại không nghĩ như vậy, hắn thấy bản thân là tú tài duy nhất trong thôn, ngày thường tự nâng cao mình, gả nữ nhi tới gia đình nông dân là hắn không đồng ý. Chẳng những yêu cầu phải là người đọc sách, hơn nữa muốn tiền sính lễ nhiều, các sắc sính lễ không thể thiếu, tiền kính muốn sáu lượng sáu.
Mỗi cái khoản tiền kính thôi cũng đã dọa không ít gia đình nông dân, huống chi nhà nông dân nào có tiền cho người ta đi đọc sách. Cho nên Phùng cô nương vẫn là vân anh chưa gả, năm nay đã mười tám.
Phùng tú tài nhờ Mã bà mối làm mai, việc hôn nhân của Phùng cô nương này cũng là một chuyện đau đầu của Mã bà mối.
Lấy ra được khoản tiền biếu thì Phùng tú tài chê người ta không phải người đọc sách, là người đọc sách lại không mang được ra cái sính lễ này.
Kỳ thật lần trước Hà thị mời bà mối đến, bà đã giới thiệu cho Hà thị về Phùng cô nương này. Nhưng lúc ấy thấy Hà thị tự cho mình thịnh cao nên bà không mở miệng tìm không được tự nhiên cho mình.
Lần này Dương Học Chương lại không thi đậu không phải là chuyện bí mật gì, hơn nữa lần này thái độ Hà thị mềm hơn, Mã bà mối mới nói ra vị Phùng cô nương này.
Mã bà mối nghe được Hà thị nói cô nương nhà Phùng tú tài này không tệ thì hết sức cao hứng. Nhưng bà làm nghề này lâu như vậy, sở dĩ sẽ có nhiều người tìm bà nhờ làm mối như vậy, chính là nhìn trúng bà nhân phẩm tốt không giấu diếm gì. Bà nói một lượt tình huống nhà Phùng tú tài, Hà thị nghe thấy khoản tiền sính muốn sáu lượng sáu thì nhíu mày.
Lần này là bà cầu Mã bà mối có thể tìm cho con trai một mối hôn sự tốt, và càng nhanh càng tốt, nên không nhắc tới khoản bạc này, mà bảo Mã bà mối đợi một chút, bà vào trong bàn bạc với Dương lão gia tử một chút.
Dương lão gia tử sớm đã bị Hà thị sai đi, không phải bà muốn vào để bàn bạc với ông, mà là thương lượng với Dương Học Chương.
Đối với việc muốn làm mai cho Dương Học Chương, Hà thị không gạt con trai bảo bối này của mình, đã lộ ra tiếng gió trước rồi. Dương Học Chương không nói gì chỉ yêu cầu khi bà mối tới nhà thì để hắn ở bên cạnh nghe, trong lòng còn phán đoán.
Hà thị nghĩ rằng đó không phải việc khó khăn gì nên đã an bài Dương Học Chương trong phòng Dương Nhị Muội cùng nhau nghe.
Hà thị vào trong rồi đóng cửa lại, hỏi ý kiến Dương Học Chương.
Không hổ là mẹ con, hai người đều nghĩ như nhau, Dương Học Chương cũng cảm thấy nữ nhi nhà Phùng tú tài rất tốt.
Có lẽ người khác không coi trọng người tú tài sa cơ thất thế này, nhưng khảo nhiều lần như vậy không thi đậu, Dương Học Chương cảm thấy có thể thi đậu tú tài thì không phải là phàm nhân, đều là người tri thức cực kỳ uyên bác. Hơn nữa hắn còn đánh chủ ý về sau thỉnh giáo người nhạc phụ này, nói không chừng nhạc phụ tú tài này sẽ chỉ điểm hắn một phen, lúc đó hắn sẽ là cá Kình xoay người đấy.
Làm con trai quý giá nhất của Hà thị, Dương Học Chương rất hiểu Hà thị. Sau khi nói ra ý kiến của mình, hắn cũng nói luôn những tính toán của mình cho Hà thị nghe.
Hà thị nghĩ rằng cảm thấy ý nghĩ này rất tốt, nhưng vừa nghĩ đến cưới nữ nhi nhà Phùng tú tài kia sẽ mất tiền sính sáu lượng sáu, lại còn tiền lễ khác, tiền mời rượu thì đau lòng không thôi.
Lúc này vốn riêng trong tay Hà thị đã không còn bao nhiêu, cộng hết chẵn lẻ mới được 10 lượng bạc. Trong nhà không còn bao nhiêu lương thực, còn phải dành tiền mua lương thực. Tính toán như vậy thì căn bản không đủ.
Nhưng nhìn con trai bảo bối bên cạnh bà đã duy hộ nhiều năm như vậy Hà thị lại mềm lòng. Bà vỗ bàn tay Dương Học Chương an ủi hắn một cái rồi mới đẩy cửa đi ra ngoài.
Mã bà mối thấy Hà thị đi ra thì buông chén trà trong tay xuống hỏi: “Không biết đương gia các ngươi có ý kiến gì? Nếu thật sự cảm thấy cô nương nhà Phùng tú tài không tệ thì nhanh chóng định thôi. Người ta bên kia cũng chờ thành thân, nếu như bên này các ngươi không muốn thì ta đi bảo nhà khác vậy.”
Mã bà mối nói như vậy là muốn cho Hà thị một cái ý thức gian nan khổ cực. Kỳ thật cô nương nhà Phùng tú tài nào có dễ dàng nói chuyện thành thân như vậy, có thể thành công cũng không thể trong năm này.
Hà thị vừa nghe Mã bà mối nói, vốn còn chút ít do dự liền không còn do dự nữa. Khẽ cắn môi gật đầu nói: “Vậy cô nương này đi.”
Song phương cực kì vui mừng, Hà thị nịnh nọt Mã bà mối rất nhiều, bảo bà ta nhanh chóng liên hệ nhà bên kia sau đó mới tiễn bước bà ta đi.
Nghĩ tới tiền bạc không thuậ lợi, Hà thị rất ít khi u buồn nay cũng u buồn. Vừa lo thành thân cho con trai, vừa lo mua lương thực, bà nên đi đâu để lấy được bạc về đây…
*********
Cách một ngày, Dương Thiết Căn mang những đồ Lâm Thanh Uyển muốn mua tới nhà Dương thị, cũng về nhà nói với Lâm Thanh Uyển và trả tiền thừa cho nàng.
Làm xong những việc đó Dương Thiết Căn không đi ngay, gần đây trấn trên rất ít việc, đợi mấy ngày cũng chẳng có việc gì làm, hắn định ở nhà một ngày rồi mới lại đi trấn trên.
Hai người Tam phòng mang theo hai đứa Nữu Nữu vào phòng Nhị phòng, Lâm Thanh Uyển lùi trong chăn ngại dậy nhưng nghĩ một lát vẫn quyết định dậy sang nhà Dương thị một chuyến.
Nàng từ trên kháng đứng lên mặc thêm vào một kiện đại áo bông. Khai báo một tiếng với Dương Thiết Trụ sau đó đi tới nhà Dương thị.
Lạnh thật! Rõ ràng chưa có tuyết rơi nhưng Lâm Thanh Uyển vẫn thấy lạnh. Nhìn Diêu thị không hề có bộ dáng sợ lạnh như nàng, có lẽ nàng ấy quen rồi.
Tới cổng nhà Dương thị, Đại Hắc Nhị Hắc vừa nhìn thấy nàng thì chạy lên vờn quanh vẫy đuôi, Lâm Thanh Uyển sờ đầu bọn chúng sau mới bước vào phòng chính.
“Đại cô, cháu tới.” Lâm Thanh Uyển vừa vén rèm cửa lên vừa nói.
Lúc này Dương thị đang ngồi ở trên kháng nạp đế giày, cười nói: “Ta nghe có tiếng bên ngoài, Đại Hắc Nhị Hắc không sủa, ta biết ngay là cháu tới.”
Nói xong bĩu môi: “Ôi, Thiết Căn mang những thứ cháu cần tới đây rồi, ta sợ để phòng bếp chuột cắn nên để ở đây.”
Lâm Thanh Uyển cười với Dương thị, thả thứ trong tay xuống, sau đó xoay người đi xem đám ruột non.
Ruột non trong chậu rất nguyên vẹn, không có chỗ nào bị rách.
Lâm Thanh Uyển vén tay áo lên, chuẩn bị bưng chậu ra bên ngoài rửa.
Tay còn chưa nhấc lên đã bị Dương thị đỡ lấy.
“Tiểu cô nãi nãi của ta, cháu đang có thai đấy, đừng có làm mạnh như vậy. Làm thế nào? Ta giúp cho.”
Lâm Thanh Uyển chỉ cho Dương thị là rửa sạch trước, Dương thị liền bưng chậu đi ra sân, Lâm Thanh Uyển đi theo sau, trong tay còn xách hai cái ghế nhỏ.
Dương thị múc nước, hai người ngồi trên ghế nhỏ rửa ruột non. Rửa xong, súc mấy lần, để ráo nước rồi bưng vào trong phòng.
Bên ngoài thật sự rất lạnh, Lâm Thanh Uyển thấy chịu không nổi muốn mang vào phòng làm.
Lâm Thanh Uyển bác ruột sấy, Dương thị ở bên cạnh nhìn một lát thì biết làm như thế nào, hơn nữa Lâm Thanh Uyển có ý hướng dẫn bà, rất nhanh là bà tự làm được.
Một lát sau Diêu thị cũng tới. Vào nhị phòng không thấy nhị tẩu, nghe nhị ca nói sang nhà đại cô, nàng nghĩ hẳn là muốn làm súc ruột nên cũng chạy sang hỗ trợ.
Diêu thị vào thấy hai người đang bận rộn làm thì đi lấy một cái ghế nhỏ lại. Lâm Thanh Uyển lại chỉ đạo Diêu thị, sau đó ba người vừa nói chuyện phiếm vừa bác ruột sấy.
Lần này Dương Thiết Căn mua được rất nhiều ruột non heo về, đến khi ba người làm xong thời gian đã không còn sớm, Dương thị giữ hai người ăn cơm nhưng Lâm Thanh Uyển không đáp ứng, nói ở nhà còn nhiều người chờ, Dương thị đành phải để hai người về nhà, cũng hẹn ngày mai lại cùng nhau súc ruột.
Trở lại trong phòng, Lâm Thanh Uyển và Diêu thị giúp đỡ nhau làm cơm, sau đó một đám người nhị phòng và tam phòng cùng nhau ăn cơm.
Ngày hôm sau Lâm Thanh Uyển và Diêu thị cùng nhau đi sang nhà Dương thị, Dương Thiết Căn không ở nhà nữa mà đi trấn trên. Không chỉ nghĩ đi làm việc vặt kiếm tiền, còn nhớ Lâm Thanh Uyển nhờ hắn cách ngày 5 thì đi tới Mãn Phúc lâu hỏi thăm tình hình bán đồ sấy tiên.
Tới nhà Dương thị, ba người cùng nhau vội vàng rửa thịt thái thịt, sợ dao phay không đủ, Lâm Thanh Uyển còn mang dao phay ở nhà tới, và cả tiểu đao của Dương Thiết Trụ hay dùng để mang đi săn thú nữa.
Lúc mang ra làm hoảng sợ cả Dương thị.
Nhìn thấy Dương thị kinh ngạc rồi im lặng, Lâm Thanh Uyển hoạt bát phất phất dao phay trong tay nói, chúng ta thế này giống cái phân xưởng đơn giản. Nếu sau này chúng ta bán được sẽ thật sự làm một cái xưởng
Dương thị và Diêu thị cười cười không nói chuyện, nhưng trong lòng lại cảm thấy không tin tưởng, chỉ là không nói ra sợ đả kích Lâm Thanh Uyển.
Hai người Dương thị và Diêu thị dùng dao phay thái thịt, Lâm Thanh Uyển cầm tiểu đao băm thịt. Thái thịt xong, Lâm Thanh Uyển bảo Dương thị lấy một cái chậu sạch tới bỏ thịt vào và bắt đầu trộn gia vị.
Gia vị đã được Lâm Thanh Uyển chuẩn bị trước rồi, bao gồm muối, tương du, đường, thập tam hương, nước gừng, rượu trắng vân vân. Thập tam hương là lần trước nàng mài còn chưa dùng hết, phỏng chừng lần này dùng là hết, cho nên Lâm lần trước Thanh Uyển đi trấn mới lại đi mua thêm thảo dược.
Chia thành mấy chậu mới trộn đều hết đám thịt, sau đó bắt đầu đúc lạp xưởng.
Dương thị nhìn thời gian quyết định nấu cơm ăn xong mới làm. Trước khi đi đã nói là hôm nay làm đúc cho xong đám lạp xưởng nên giữa trưa ở lại nhà Dương thị. Lâm Thanh Uyển đã chuẩn bị đồ ăn cho Dương Thiết Trụ và hai cái Nữu Nữu rồi.
Ba người cơm nước xong, nghỉ ngơi trong chốc lát lại bắt đầu công việc lu bù lên.
Bởi vì chỉ có Lâm Thanh Uyển biết súc ruột, lại dạy hai người Dương thị và Diêu thị mất một hồi lâu.
Được cái thứ này cũng dễ học, một lát sau Dương thị và Diêu thị đã học được, nhưng chỉ có một cái phễu nên chỉ có một người làm.
Một người cầm bên trên, hai người khác, một người vuốt thịt xuống ruột, một người nhét thịt. Ba người phối hợp lại nên làm rất nhanh.
Nhưng cho dù có nhanh thế nào thì tới khi lạp xưởng được vắt lên xà nhà thì trời cũng tối. Lâm Thanh Uyển và Diêu thị rửa tay vội vàng cáo từ.
Về đến nhà, hai người giúp đỡ nhau làm cơm. Tùy tiện ăn một ít, Diêu thị mang theo hai đứa nhỏ về phòng mình.
Lâm Thanh Uyển biết Diêu thị mệt mỏi, kỳ thật nàng cũng rất mệt. Eo mỏi lưng đau, cảm giác không nhấc nổi cánh tay.