Trước đây cô cứ nghĩ bà vất vả như thế vì sợ bà nội, nhưng ngay cả khi bà nội mất rồi bà vẫn tham công tiếc việc như thế. Thậm chí bà còn làm nhiều hơn ngày trước, khi ấy cúc đang học lớp 9. Nhìn cái bóng lưng còng còng của mẹ đang đổ dài trên bức tường mà nước mắt rơi.
Quá nửa đêm rồi, mà bà vẫn còn đang ngồi đan cho cô chiếc khăn len, chỉ vì đài bào ngày mai có gió mùa về, vậy nên mà mới thức đâu đêm mà đan cho kịp. Vậy mà cúc ngoài ăn học thì chưa đỡ đần cho bà việc gì cả. Lúc nào bà cũng xoa đầu anh em cúc mà bảo:
- Chỉ cần các con học thật giỏi là mẹ vui rồi.
Thế mà có mỗi ngày nấu 2 bữa cơm mà anh em cúc còn tị nhau, có lần 12h trưa mẹ đi cấy về bếp vẫn lạnh tanh, chỉ vì anh em cúc cãi nhau, không ai chịu nấu cả. Lần ấy mẹ cúc giận lắm, lần đầu tiên bà giận tới mức vơ luôn cái cán chổi mà đánh anh em cúc:
- Những ngày khác thì không nói, vậy mà hôm nay chủ nhật hai đứa đều được nghỉ học. Mẹ đã không bắt ra đồng vì sắp đến kỳ thi hết học kỳ 1 rồi. mẹ muốn anh em chúng mày ở nhà học, nhưng mà chúng mày cũng phải thương mẹ một chút chứ. Bố đã thế rồi, giờ đến anh em chúng mày cũng vậy thì mẹ sống làm sao. Hay chúng mày muốn nhìn mẹ làm quá sức mà chết đi hả?
- Mẹ, con xin lỗi, tại anh cường…
- Lại còn đổ lỗi cho nhau nữa à. Trưa nay bố mày cũng đi ăn cơm thợ, chúng mày không nấu thì nhịn. Nay tao cho anh em mày nhịn một bữa cho sáng mắt ra.
Mẹ cúc bất lực vất mạnh cái chổi đã cùn xuống nền nhà rồi bỏ đi nằm. Cúc ngồi thần người ra mới thấy thương mẹ, vậy là 2 anh em chẳng ai bảo ai mỗi người một việc đi nấu cơm.
Xong xuôi cũng hơn 1h, cúc len lén đứng bên giường nhìn mẹ ngủ say mà không nỡ gọi. Cứ thế cúc ngồi xuống bên cạnh đếm những nếp nhăn trên mặt mẹ Bà mới 38 tuổi thôi, mà gương mặt khắc khổ ấy đã chẳng chịt nếp nhăn, nhìn thế nào cũng chẳng thấy nét xuân sắc 1 thời đâu nữa.
Bây giờ cúc đã 22 tuổi, là sinh viên năm cuối rồi, gương mặt của mẹ trưa hôm ấy cúc vẫn khắc ghi trong đầu. Cúc đã tự nhủ rằng nó sẽ là động lực để cúc cố gắng vươn lên. Nhất định cúc sẽ luôn khiến cho mẹ vui như cái ngày bà cầm giấy báo nhập học của cô trên tay. Giấy nhập học của ngôi trường mà cúc vẫn mơ ước, trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội.
Chỉ vài tháng nữa thôi cúc sẽ đi thực tập rồi ra trường, khi ấy cô có thể đi làm, có thể tự mình kiếm tiền để báo hiếu mẹ.
Nhưng nhìn đi, cúc đang trở thành con người gì thế này, cúc là thứ mà xã hội kia vẫn khinh bỉ, là kẻ thứ 3 chen chân phá hoại hạnh phúc gia đình người ta.
Sai lầm ấy đã khiến cúc phải mất đi đứa bạn thân, cúc không muốn, không muốn tiếp tục sai lầm nữa. Cô lau vội giọt nước mắt, rồi bước lui ra ngoài vẫy xe đi Hà nội. Chừng nào tới Hà Nam cô sẽ xuống, cúc nhớ mẹ, cúc muốn về thăm bà, muốn ăn với bà một bữa cơm ấm áp.
Bà Huệ - mẹ cúc, thấy con gái về thì ngạc nhiên hỏi:
- Sao hôm trước mẹ điện hỏi thì lại bảo không về.
- Dạ con nhớ mẹ quá nên lại về, hì, mà mẹ đi đâu vậy.
- Mẹ chuẩn bị ra đồng làm cỏ, nhưng mà thôi, con về thì nay mẹ nghỉ một bữa cũng được. ra bể rửa mặt mũi tay chân cho mát đi con.
Cúc gật đầu bước ra bể, cái bể này nhà cô xây từ lâu lắm rồi, ngày ấy bà nội vẫn còn sống. bề này mẹ chuyên dùng để hứng nước mưa sử dụng. Ở quê cô vẫn chưa có nước sạch như trên Hà nội. Mọi sinh hoạt vẫn chủ yếu nhờ và nước mưa, nước giếng, sạch, mát mà lại không tốn tiền.
Hai mẹ con mới gặp nhau tháng trước mà cứ như thể lâu lắm rồi chẳng gặp nhau. Bà Huệ cứ hỏi đủ thứ, nào là dạo này năm cuối rồi có vất vả hay không, rồi liệu có được làm luận văn không hay phải thi hả con. xong lại đến thế sạo này tiền mẹ gửi có đủ tiêu hay không mà đợt này gầy thế con.
Bà hỏi như thể cả nguồn sống của bà chỉ có mình cô, mọi quan tâm bà đổ dồn cả vào đứa con gái mà trong mắt bà lúc nào cũng là bé bỏng cần bao bọc.
Ngày trước khi còn là sinh viên năm thứ 2 cô đã từng xin đi làm thêm nhưng bà nhất quyết bắt nghỉ. Bà bảo cô nhỏ như thế thì làm làm sao được, công việc của cô hiện tại chỉ cần lo học cho tốt là được.
Cúc thuyết phục mẹ không được thì cũng chẳng đi làm thêm nữa, mà chú tâm vào học. Nhờ thế mà năm nào cúc cũng được loại giỏi, mẹ cô tự hào lắm, đi khoe khắp làng.
Anh Cường, anh trai Cúc thì làm công nhân trên phủ lý, anh trước cũng học xây dựng, nhưng mà ra trường không xin được việc chấp nhận đi làm công nhân. Từ nhà cô lên thành phố chỗ anh làm cũng khoảng 30km. Vậy nên sáng anh đi làm sớm, tối anh lại về nhà ăn cơm với bố mẹ cho bố mẹ vui.
Nhìn thì cũng cao ráo, đẹp trai, vậy mà 25 cái xuân xanh rồi anh cô vẫn chưa một mảnh tình vắt vai. Hỏi thì anh bảo con gái bây giờ thực dụng lắm, ai nó yêu cái thằng nghèo như anh.
Những lúc như thế cúc luôn cãi lại:
- ANh đừng có vơ đũa cả nắm như thế nhé, có mà anh xấu tính quá nên chẳng ai chịu nổi thì có.
- Anh mày như thế này mà mày bảo xấu tính.
- Chứ không thì làm sao mà mãi chả có cái bà nào nhòm ngó đến.
Anh thở dài bảo:
- Thì anh đã bảo con gái bây giờ toàn yêu thông qua vì tiền thôi, mà anh mày nghèo, không có tiền mua ví thế nên đương nhiên cũng không có người yêu.
Quả thật anh cường không dùng ví, ngày xưa còn đi học thì có thể hiểu. Nhưng bây giờ anh vẫn thế, lĩnh lương là đưa cho mẹ, chỉ giữ lại một ít để xăng xe đi lại. Mà anh bảo mấy đồng lẻ thì cần gì phải ví, vừa tốn tiền mua lại vướng víu.
Cúc rất muốn cãi rằng em trước yêu cũng đâu nhìn vào ví tiền, vì khi ấy mỗi tình đầu của cô ngoài cái nghề sửa chữa ô tô lấm lem, và một ý chí phấn đấu cho tương lai thì cũng đâu có gì trong tay.
Thế mà cúc vẫn yêu say đắm đấy thôi, tiếc là bây giờ anh ta khác quá. Một thằng đàn ông sống bám vào váy vợ, dựa vào kinh tế nhà vợ nên cũng dần thay đổi. CHẳng còn giống trước kia nữa.
Nghĩ đến anh ta cúc lại thấy buồn, thấy cúc cứ thần người ra thì anh trai vỗ vai hỏi:
- Này, nghĩ cái gì thế.
- À em đang nghĩ đến việc ăn xong cơm lại phải đi nên buồn.
- Gớm, mày cứ làm như gái chuẩn bị về nhà chồng ấy không bằng. Ăn nhanh anh lai ra ngoài kia bắt xe không muộn.
Chỉ có suy nhất bố cúc là ít nói, ông hiếm khi hỏi thăm con cái xem học hành thế nào. Mọi thứ có ổn không, trước đây cúc thấy ông vô tâm, nhưng bây giờ cúc lại thấy đàn ông như thế là bình thường. Thà rằng khô khan một chút, còn hơn những kẻ lẻo mép nhưng lại âm thầm cắm lên đầu bạn vô vàn chiếc sừng nhọn hoắt.
Từ khi hiểu ra chân lý đó, Cúc không còn ghét bỏ hay khó chịu với bố nhiều như trước nữa. Nhất là trong bữa cơm, sau khi uống vài chén rượu bố cúc có nói:
- Bố biết bố chẳng thể lo được cho các con bằng bạn bằng bè, nhưng để lo được cho các con ăn học đại học là bố mẹ đã cố gắng lắm rồi. Chỉ mong sao các con hiểu mà phấn đấu, nhất là cái cúc, con gái ra ngoài thì phải biết giữ lấy thân. Nhẹ dạ cả tin thì chỉ mình thiệt thôi con ạ.
- Vâng con biết rồi mà.
- Còn nữa, làm gì thì cũng nên nghĩ trước nghĩ sau, đừng có làm xấu mặt bố mẹ nghe không?
Cúc thoáng giật mình sau câu nói ấy, có khi nào… Mà không, với tính của bố nếu biết gì đó chắc chắn đã chửi bới cô ầm ĩ một trận, hoặc nặng hơn là đánh cô tướt xác ra chứ chẳng có chuyện nào nhỏ nhẹ thế được. Là cúc lo nghĩ quá mà thôi, nghĩ vậy cúc thở hắt ra, gắp cho bố miếng thịt mà bảo:
- Con nhớ rồi, bố ăn đi, uống ít rượu thôi không tốt cho sức khoẻ đâu.
Cả nhà vừa ăn vừa nói chuyện, cái không khí ấm áp, hạnh phúc này cúc cứ mong nó dài, dài mãi. Thế nhưng bữa tiệc nào chẳng đến lúc tàn, nói chuyện thêm một lát nữa thì mẹ cúc nhắc:
- Thôi thằng cường lai em ra ngoài kia bắt xe cho sớm đi, để đấy mẹ dọn cho
- Mẹ cứ để con rửa một loáng là xong ấy mà
- Mẹ bảo rồi, con cứ đi đi, mấy cái bát cứ để đấy, con gái đi tối không tốt, nhớ mang túi rau với ít thịt mẹ để trên nóc tủ đi mà ăn. Lên đấy mua bán đắt đỏ rồi lại không dám ăn. Mẹ cho thêm ít tiền này, lên đấy cần gì thì tiêu nghe không.
Cúc đẩy lại tiền không nhận, mà bảo mẹ:
- Tiền lần trước mẹ đưa với anh cường cho con vẫn còn, mẹ giữ lấy khi nào hết con xin sau.
- Mẹ cho thì cứ cầm lấy, không tiêu đến thì cất đi, bây giờ cuối kỳ chuẩn bị đi thực tập nữa, nhiều thứ phải chi tiêu lắm con ạ.
- Vâng vậy con xin.
Chờ cúc cất tiền cẩn thận xong bà Huệ nói tiếp:
- Thôi lên bàn uống nước đi rồi đi kẻo muộn, gọi xem cái Phượng đi chưa, sáng nay mẹ thấy nó về đấy. Gọi nếu nó chưa đi thì thằng cường vòng qua chở nó luôn, đỡ mất công ông Phong chở đi.
Cúc vội vã nói:
- À nó đi trước rồi mẹ ạ
Cũng may mẹ cúc không hỏi thêm điều gì, nhưng chẳng hiểu vì sao lần này cúc cứ có một cảm giác buồn man mác trong lòng. Cúc không rõ mình buồn vì điều gì, chỉ cảm thấy tâm trạng vô cùng nặng nề và u uất.
Gần 2 tiếng đồng hồ ngồi trên xe cúc suy nghĩ nhiều lắm, nghĩ về gia đình, về Phượng, và cả những ký niệm bên Trung. Ngày ấy vui có, buồn có, nhưng Trung luôn đem đến cho cúc một cảm giác an toàn và tin tưởng. Một cảm giác giống như thể cả đời này cô có thể an tâm mà dựa vào bờ vai ấy, không cần suy nghĩ bất kỳ điều gì cả.
Cảm giác vẫn mãi là cảm giác, tin tưởng đến mấy, yêu nhau cỡ nào, thì đến cuối cùng vẫn là bi thương. Anh ta vẫn là kẻ tham phú, phụ bần.
Còn cúc, suýt chút nữa cũng biến bản thân thành một kẻ đáng khinh nhất xã hội. Cúc cứ ngỡ chỉ cần cô dứt khoát như thế, chỉ cần nói rõ ràng mọi chuyện là có thể kết thúc. Trung sẽ buông tha cho cô, hận thù trong lòng cô cũng vì thế mà tan biến.
Cúc sẽ lại trở lại là cúc của ngày xưa, vô tư, hồn nhiên, và đặc biệt là sẽ luôn có phượng ở cạnh bên. Giống như cái cách mà cả tuổi thơ của 2 người vẫn bên nhau.
Nhưng cúc không ngờ lại có một cuộc điện thoại làm thay đổi hết mọi quyết tâm của cúc. Cuộc điện thoại mà Cúc không nghĩ nó sẽ xuất hiện trên máy của cô, cuộc điện thoại từ mẹ Trung.
Số điện thoại ấy cúc vẫn lưu, nhìn cái tên “Mẹ anh Trung” đang nhấp nháy trên màn hình mà tay cúc run run. Run đến mức phải ấn đến 3 lần mới nghe được điện thoại.
- Alo ạ.
- Cúc à, còn còn nhận ra bác không?
- Dạ, bác là Thực, mẹ anh Trung, con vẫn còn lưu số bác mà.
- May quá, con vẫn còn nhớ và chịu nói chuyện với bác. Bác gọi điện thế này không biết có làm phiền con hay không?
Cúc vội vã xua tay trả lời:
- Dạ không đâu bác, thế hai bác dạo này vẫn khoẻ chứ ạ.
- Bác vẫn thế, còn con, mà dạo này con với thằng trung nhà bác còn liên lạc không?
Câu hỏi bất ngờ đến mức phải mất một lúc sau cúc mới ấp úng mà trả lời:
- Dạ, sao.. sao bác lại hỏi… thế ạ. Bọn con.. bọn con không ạ.
- Bác chỉ hỏi thế thôi, bác biết con dang buồn lắm, mấy lần bác cũng muốn gọi cho con nhưng lại không biết phải nói gì. Bác trai thì cứ bảo bây giờ gọi chỉ càng làm cho con thêm suy nghĩ. Vậy nên đến bây giờ bác mới gọi cho con. Bác xin lỗi con nhiều lắm, thằng trung nhà bác nó quyết định bất ngờ quá.. nên bác..
- Không có gì đâu bác, chuyện qua rồi cho qua luôn đi bác.
Đầu dây bên kia cúc nghe rõ tiếng thở dài của mẹ Trung, ngày trước bác không quá yêu quý cúc, nhưng cũng không hề tỏ ra ghét bỏ cô. Đối với mối quan hệ của Trung và cúc bác cũng chưa từng biếu hiện một chút gì là không thích cả. Cúc nhớ có lần bác còn khen cúc tình cảm, tốt tính nữa.
Mà thôi dẫu sao thì con trai bác ấy cũng đã lấy vợ, cúc cũng quyết định không dính dáng gì đến anh ta nữa. Vậy nên thôi, gạt anh ta ra khỏi suy nghĩ thì tốt hơn.
Nghĩ vậy nên cúc hỏi lại:
- Mà bác gọi cho con có chuyện gì không ạ.
- Cũng không có gì quan trọng, bác chỉ muốn biết dạo này con thế nào. Bác sợ con buồn chuyện thằng Trung, nhưng lại chẳng biết an ủi con thế nào. Hôm nó cưới, bác có hỏi nó có thông báo cho con không thì nó không nói gì. Bác cũng đoán là nó không dám nói, còn bác cũng không muốn con đau lòng nên không gọi cho con. Bác thương con nhiều lắm.
Nghe những lời ấy suýt chút nữa thì bật khóc, bác ấy là mẹ Trung, nhưng lại đang an ủi cúc. Ngàn vạn lần cúc chưa từng nghĩ sẽ có cuộc điện thoại ngày hôm nay. Ngay cả khi định đến với Trung để trả thù cúc cũng không một lần nghĩ về bố mẹ Trung.
Cúc quên mất rằng nếu anh ta không hạnh phúc, thì người làm cha làm mẹ như hai bác sẽ đau lòng đến thế nào.
Vậy mà bác lại lo cúc buồn nên gọi điện hỏi thăm cúc. Cúc thấy có lỗi với bác gái vô cùng. Cô nghẹn giọng nói:
- Bác, con mới là người phải xin lỗi bác.
- Con đừng nói thế, mà cúc này, vợ chồng bác tiếp xúc với con không nhiều, nhưng hai bác thật sự quý con. Bác trai ngày trước cũng ao ước có một cô con gái xinh đẹp, tốt bụng như con. Nhưng mà số hai bác không có con gái, thôi thì con không có duyên làm con dâu bác, thì bác có thể nhận con làm con nuôi được không?