Đã mấy ngày trôi qua nhưng cậu Phúc chưa một lần gặp lại mợ Thi.
Cậu cũng bận rộn với chuyện mở một y quán nhỏ trong sân sau nhà họ Chu mà không có thời gian nghĩ những chuyện khác.
Cậu Phúc một tay ôm đống lá huyết dụ, một tay cầm giấy tờ ghi nơi phân loại mà quay mòng mòng không biết để đâu cho đúng bèn lớn tiếng gọi:
"Thằng Khuyết, mày đưa cậu tờ giấy trên bàn nào vậy? Sao tờ này khác thế?"
Thăng Khuyết từ đám chồng thuốc nói vọng ra:
"Tờ trên bàn trà của cậu.
Con thấy có mỗi tờ đấy, không phải sao câu? Hay để con vào tìm lại."
"Không cần! Để tao tự tìm.
Mày vào không khéo bày loạn đồ tao lên cũng không thấy mất."
Nói xong, cậu Phúc đặt lại đống lá còn tươi nguyên trên tay xuống dưới dất, quệt qua trán một đường mồ hôi ướt tay áo mới bước vào trong nhà.
Nhìn căn nhà bừa bộn chưa có thời gian sắp xếp lại như một bãi hỗn độn những thứ kỳ lạ mà cậu Phúc chỉ biết lắc đầu ngao ngán:
"Đợi tới khi dựng xong y quán sẽ dọn lại căn nhà một lượt chứ để như này có khác nào chuồng nuôi heo đực?"
Bước qua bàn trà tiếp khách, vào bên gian trong cũng chẳng khấm khá hơn là bao.
Cậu Phúc tròn mắt nhìn đống chăn chiếu của thằng Khuyến bừa bộn khắp sàn mà nuốt nặng cục tức vào trong:
"Nếu không phải tao đang bận thì thằng Khuyết, mày đừng hòng được dọn qua đây ngủ dưới sàn này."
Vừa nói, cậu Phúc vừa tiện tay gấp lại đống đồ nhốn nháo.
Nào là gối, nào là chăn, nào là tấm đệm trải sàn, tất cả đều được xếp ngăn nắp vuông vắn để cạnh cửa sổ.
Vừa ngước mắt lên, vết móng cào vẫn nguyên vẹn ngay tại đó.
Nhưng bây giờ cậu Phúc mới chú ý mà tiến sát.
Đường gỗ nổi vân lăn tăn sần sùi, vệt móng nhưng hoàn toàn không giống móng tay mà giống của những loài vật vuốt sắc như thể móng mèo do leo trèo mà gây ra.
Giấc mơ đêm đó, cậu Phúc chưa từng kể cho ai, cũng chưa một lần dám nhìn kỹ cái dấu vết này.
Đến tận hôm nay mới có thể có chút nhẹ lòng mà thôi không lo lắng.
"Cậu!...à, may quá!"
Thằng Khuyết từ bên ngoài chạy thẳng vào, hớt hải thở dốc một lúc.
Cậu Phúc xoay người nhìn thằng khuyết mới rót cho nó cốc nước:
"Sao vậy? Không phải mày đang cắt thuốc cho tao sao? Chạy vào đây làm gì?"
Thằng Khuyết tu nguyên một ngụm nước lớn.
Thở hết một hơi phì phò mới lôi từ trong vạt áo ra một nhúm hạt kỷ tử, dúi vào lòng tay cậu Phúc:
"Con tìm thấy nó trong nhà kho cũ của cậu."
Cậu Phúc hết nhìn hạt kỷ tử lại nhìn sang thằng Khuyết khó hiểu:
"Ừ! Tao tưởng đợt làm hậu viện, bà Cả đã đốt hết đồ của tao luôn chứ! Hoá ra đồ quý vẫn cẩn thận cất dùng riêng sao?"
"Cái này là con giấu đi đó.
Con sợ sau này có việc cần dùng cậu lại không có."
"Thế mày đưa tao bây giờ làm gì?"
Thằng Khuyết chỉ chờ có vậy mà kéo cậu cả đến sát bên, ghé tai thì thầm:
"Con thấy mọi người trong phủ mấy hôm nay đang đồn rằng mợ Hương sức khoẻ có phần suy yếu...rồi sáng qua thấy mợ Hương đi ra từ phòng cậu Cả.
Chắc là bây giờ cần dùng đến mấy đồ bồi bổ như này."
Nghe thấy câu nói đó, cậu Phúc cũng có chút mơ hồ hiểu ra tình hình.
Nhưng bây giờ đem tặng câu kỷ tử có phải sẽ được đánh đồng là kẻ thấy người sang bắt quàng làm họ hay không?
Cậu Phúc nắm chặt gói thuốc trong tay, ánh mắt có chút do dự:
"Nhưng chẳng phải bây giờ mọi người đều tặng thuốc cho mợ ấy rồi sao? Có thêm tao hay không đâu có gì quan trọng?"
"Vậy hay lát nữa cậu xem như thế nào rồi quyết định.
Cũng gần tới bữa trưa rồi!"
Cậu Phúc nhanh chóng bước tới gian nhà ăn của nhà họ Chu.
Bà Cả liếc mắt thấy cậu mới lên tiếng:
"Hôm nay cậu Phúc lại tới đây sao? Tưởng cậu bận rộn tôi còn tính sai người đem đồ qua cho cậu!"
"Bà Cả nói gì vậy? Là con không đúng, nhưng do công chuyện bận quá không có thời gian nghỉ ngơi làm bà Cả bận lòng rồi!"
Vừa nói, cậu vừa tiến đến ngồi ngay ngắn trước mặt mợ Hương.
Đúng như thằng Khuyết nói, khuôn mặt mợ Hương có nhiều phần tiều tuỵ hơn trước, nước da cũng nổi vài phần gân xanh, đáy mắt hốc hác như một người thức đêm lâu ngày không ngon giấc.
Mợ Hương đưa cánh tay run run gắp từng đũa thức ăn trong vô lực, một tay bám chặt bát cơm bám víu lấy điểm tựa.
Đôi đũa trên tay không cầm chắc mà rơi xuống tạo âm thanh "choang" chóng vánh nhẹ nhàng nhưng ghì chặt trên đường lông mày khó chịu.
Bà Hai vơ vội đôi đũa xuống, đỡ lấy tay mợ Hương:
"Mợ sao thế? Không khoẻ ư? Sắc mặt mợ khó coi như này hay để cậu Phúc bắt mạch xem qua?"
Mợ Hương gật đầu bằng tất cả sự cố gắng như thể chỉ cần thấp một chút thì bản thân không thể chống đỡ mà lao về phía trước bàn ăn.
Bà Hai đưa tay mợ Hương cho cậu Phúc, nhưng cậu chưa kịp đỡ lấy, bên kia đã vang lên tiếng giọng:
"Đồ bổ trong nhà nhiều như vậy, có khi nào bản thân sung sướng quá mới sinh bệnh? Tôi để mợ ở nhà chăm sóc cậu Cả mà đoán chừng chưa được mấy hôm mợ đã ốm tới biết bao lần?"
Bà Cả thấp giọng, ánh mắt khó chịu nhìn về mợ Hương lại nói tiếp:
"Mợ cũng không nghĩ xem một ngày ăn uống, tiêu xài bao nhiêu đồ quý cho bản thân.
Mấy đồ đó có ai trong nhà được dùng thoải mái như mợ? Biết tốn kém như thế, chi bằng mợ cũng ra đầm như mợ Thi đi! Mợ Thi ngày cắt tới 4 thuyền sen đầy, đêm tuốt tới nghìn sợi tơ.
Người chịu thương chịu khó như vậy mới đúng là người quản lý nhà họ Chu sau này chứ? Còn đâu ai như mợ?"
Mợ Hương co tay vào lòng mới cúi mặt:
"Con xin lỗi mẹ ạ! Là con suy nghĩ không chu đáo.
Có thể tại nhiều đồ bổ nên khí huyết chưa kịp thích nghi.
Sau này con sẽ không làm những chuyện không suy nghĩ như thế!"
Bà Cả gật gật đầu:
"Đúng vậy! Tuy mợ Thi tốt thật đấy, giỏi thật đấy, nhưng có nhiều chuyện vẫn là mợ suy nghĩ thấu đáo hơn!"
Cậu Phúc nhìn sang mợ Hương, ánh mắt vô tình nhìn thấy những căm phẫn khó lòng giải thích vụt qua trên khuôn mặt mợ ấy.
Có thể là cậu bận việc nên không nhìn rõ ràng, có thể là bản thân chưa hiểu nhiều phụ nữ nên mới mơ hồ nhầm lẫn.
Công việc quan trọng cũng nhiều phần êm xuôi.
Trời vừa tắt nắng cậu Phúc đã nhanh chóng gọi vọng tiếng tìm thằng Khuyết:
"Mày lại đi đâu rồi? Nhanh lên tao còn phải ra ngoài một chuyến!"
Thằng Khuyết đem theo chiếc áo bà ba đưa cho cậu mới đon đả:
"Cậu định đi phát kẹo cho bọn trẻ con hả? Cậu đi nhớ về sớm, trời về tối lạnh đấy!"
Trời tắt nắng nhưng vẫn còn ánh sáng le lói, đám trẻ con vẫn nô đùa khắp từng đoạn cánh đồng lớn.
Mùi hương lúa nếp, hương gió đồng lướt qua khoé mũi không ngừng hít hà cố ôm trọn vào lòng.
Đám trẻ con rượt đuổi trên con đường làng quá quen thuộc tới mức nhắm mắt cũng có thể bước từng đoạn lớn.
Một đứa thấy cậu Phúc mới lớn tiếng:
"Thầy lang tới kìa! Cậu Phúc tới kìa! Cậu tới phát kẹo đấy!"
Đám trẻ con thấy cậu như gặp lại một hồi ức tuổi thơ quá đẹp mà lao đến.
Chúng vẫn còn nhớ bóng dáng của kẻ khi ra đi đã mang một lời hứa phát kẹo khi trở lại.
Có những đứa khi cậu Phúc đi còn quá bé để ghi nhớ nhưng vừa nghe thấy có kẹo cũng vội chạy lại ầm ĩ.
Cậu Phúc chơi với đám trẻ một khoảng thời gian lâu.
Trời cũng đã tối dần, sương lạnh đọng trên bờ vai ướt, đám trẻ con không biết rời đi hết từ lúc nào.
Có thể là từ lúc nhận được túi kẹo cũng có thể là lúc cậu Phúc yên lặng tựa mình vào phiến đã ngắm trời đêm hiện những sao sáng.
Không gian yên lặng.
Ánh đèn dầu bập bùng dịu dàng khắp phía.
Chí có xa xa, bất chợt hiện lên từng đám lửa lớn như thể cả đoàn đuốc kéo dài.
"Cậu Phúc ơi! Cậu ơi! Cậu ở đâu đấy?"
Tiếng gọi thất thanh vang lên trong màn đêm tối.
Là thằng Khuyết.
Nhưng sao nó lại có dáng vẻ gấp gáp như thế?
Cậu Phúc lớn tiếng đáp lại:
"Tao ở đây! Có chuyện gì vậy?"
"Cậu mau về đi! Trong nhà có chuyện rồi! Mợ Thi...mợ Thi..."
Thằng Khuyết định nói nhưng lại do dự không lên lời.
"Mợ Thi sao?"
"Cậu về đi là thấy! Mợ ấy sắp không...được nữa rồi!"
Biết chuyện chẳng lành, cậu lao nhanh về mặc kệ thằng Khuyết không ngừng chạy phía sau hét lớn:
"Cậu chạy cẩn thận, cẩn thận không có chuyện là con không chịu nổi đâu!"
Vừa tới cổng lớn cậu Phúc đã nghe thấy tiếng la thất thanh bên trong vọng lại.
Từng bó đuốc sáng rực trời báo hiệu đường vào không yên bình.
Nhưng cậu không lo được nhiều thế.
Cậu chạy thẳng vào sân lớn.
Trước khung cảnh người hầu đứng nghiêm cầm đuốc hai bên thắp sáng bầu trời, bà Cả ngồi nghiêm nghị trên chiếc trường kỷ dài ung dung đưa cặp mắt lạnh nhạt phóng xuống bên dưới.
Một thân mợ Thi bị buộc chặt trên chiếc ghế nằm úp, từng đường roi bện bằng ba bốn lần dây thừng liên tiếp quất mạnh đến cháy da đẫm một áo máu.
Cậu Phúc chạy lên phía trước quát lớn:
"Dừng lại!"
Đường dây roi vẫn lạnh nhạt hạ xuống tấm thân mỏng nốt một phát mới dừng.
Tiếng mợ Thi hét vang không sức lực phản kháng nhưng chạm tới thấu tim gan.
"Tại sao bà Cả lại dùng hình phạt này với mợ ấy? Mợ ấy có làm chuyện gì không đúng sao?"
"Hôm nay mợ Hương kêu mất một khoản tiền hồi môn lớn.
Đến khi luc khắp nơi mới thấy nó ở trong phòng mợ Thi này! Ta đang phạt người có tội, cậu có ý định gì sao?"
"Vàng trong phòng mợ Hương làm sao có thể tự chạy tới phòng mợ Thi được? Hơn nữa mợ Thi ngày đêm bận rộn với công việc, sao có thời gian đến phòng một người không bước chân khỏi cửa để ăn trộm? Như vậy có phải quá bất thường hay không?"
Mợ Hương ngồi bên cạnh mới lên tiếng:
"Hôm nay tôi có chuyện cần ra ngoài, rất có khả năng mợ ấy đã thấy nên nổi lòng tham.
Là tôi không cất kỹ lưỡng."
Cậu Phúc cười nói tiếp:
"Vậy là khi mợ quay lại phòng liền kiểm tra đồ hồi môn sao? Vậy mợ cũng cẩn thận quá mức đấy!"
"Tôi...tôi...cậu nói vậy là sao? Chẳng nhẽ tôi có tiền lại không được kiểm tra tiền của mình?"
"Không phải! Chỉ là tôi đang thấy chuyện này phạt mợ Thi có phải quá sớm hay không? Nhỡ đâu có người vu oan cho mợ ấy? Còn chúng ta lại trách nhầm mợ?"
Cậu Hai không để bà Cả lên tiếng mà trực tiếp nói:
"Vậy ý cậu là cậu tin vợ anh Cả không làm chuyện này? Cậu có bằng chứng chứng minh vợ anh Cả trong thời gian mợ Hương rời phòng không hề đến phòng mợ Hương?"
"Tôi không có!"
Một câu vợ anh Cả, hai câu vợ anh Cả.
Rốt cuộc Hồ Kha Phúc chính là một kẻ bên ngoài trong cuộc.
Dù có muốn bênh vực nhưng hoàn toàn vô lực.
Cậu Hai lại nói tiếp:
"Mợ Thi nói rằng trong thời gian đó, mợ ấy ở trong phòng rút tơ sen sắp xếp lại đồ đạc khi không có ai.
Nhưng nếu cậu Phúc bảo vệ mợ Thi như thế có phải lúc đó cậu ở trong phòng cùng với vợ anh Cả?".
Danh Sách Chương: