Dòng người tấp nập đến xem một lúc một đông, trong đó đa phần là những bậc phụ huynh, thầy cô, những thanh niên ăn mặc quần áo sặc sỡ và một số học sinh của trường. Tôi nhìn đồng hồ cảm thấy thật bất lực đành đi vào trong chuẩn bị cho buổi biểu diễn.
Chợt tôi đụng phải một người đàn ông cao to, mặc bộ vest màu nâu sẫm, mái tóc dài che phủ một bên mắt phải, có thể thấy ánh mắt tràn đầy sát khí toát lên lấn át cả tinh thần của tôi, khuôn mặt rất lạnh lùng, đặc biệt ở phần bàn tay phải của người đàn ông có một vết xước dài đang rỉ máu. Tôi cúi đầu xin lỗi chú nhưng nghĩ lại bàn tay ấy máu cứ chảy ra khiến tôi phần nào thương xót, tôi lấy băng keo cá nhân trong túi áo ra dán lên tay chú như một đứa con đang lo lắng chăm sóc cho ông bố. Sở dĩ tôi hay mang theo băng cá nhân vì tôi sợ vết thương cũ lại chảy máu sẽ gây hỏng mất bộ quần áo và lấn áp tâm lý tôi khi biểu diễn.
Người đàn ông đó đưa một mắt sắc bén nhìn tôi trông rất vô cảm. Tôi cố gắng không nhìn vào mắt chú mà nhìn xuống bàn tay vừa mới dán băng lên:
- Chú bị chảy máu kìa. Lần sau, chú nhớ cẩn thận hơn nhé!
Chú ấy không trả lời mà đưa mắt nhìn tôi chằm chằm. Tôi thấy hơi ngượng đành bỏ đi, dù đã đi khá xa chú nhưng tôi vẫn cảm thấy đôi mắt sắc bén đó vẫn còn nhìn tôi mãi không dứt khiến tôi cảm thấy ớn lạnh đến tận gai óc.
Cuối cùng cũng khuất khỏi tầm nhìn của chú ấy. Tôi đi vào phòng số ba nơi chúng tôi chuẩn bị ôn lại tiết mục cho nhuần nhuyễn để biểu diễn một cách tràn đầy tự nhiên hơn.
Tôi ngồi xuống bẻ rắc rắc các ngón tay rồi lướt thoáng qua từng nốt đàn. Tiết mục mà chúng tôi sắp biểu diễn đó là bài hát giấc mơ của con sáng tác của nhạc sĩ: Nguyễn Hải Phong, trình bày: Trần Thanh Tú, piano: Nguyễn Văn Kỳ.
Tiết mục diễn ra khá là trôi chảy và tràn đầy sức sống. Tôi ngồi ở phía Tây Nam khán đài, trước mặt tôi là cái đàn piano của trường, mặc dù âm thanh của nó cũng không chuẩn lắm nhưng nó vẫn không gây trở ngại gì đến tiết mục. Tôi bắt đầu lướt nhẹ các ngón tay lên từng nốt đàn để thử rồi đặt hai tay ở hai nơi, một nơi nốt thấp và một nơi nốt cao. Âm thanh từng nốt đàn vang lên một cách nhẹ nhàng và trầm lắng, Tú bắt đầu cất giọng hát ngọt ngào vang lên khắp trường. Tôi vừa đánh đàn vừa liếc mắt nhìn về phía khán giả đang bật đèn flash lắc lư theo điệu nhạc khiến tôi có thêm động lực tiếp tục say trong tiếng đàn.
Sau tiết mục của tôi là lớp của Chi. Nhưng dáo mắt nhìn xung quanh vẫn không thấy thằng Tùng và thằng Trung ở đâu. Bỗng tôi nghe thấy tiếng xe cấp cứu hú còi vang lên đến chói tai làm tôi giật nảy mình chạy huỳnh huỵch ra trước cổng trường. Tôi bắt đầu thở gấp gáp đưa mắt nhìn xung quanh một hồi, chợt người đàn ông có đôi mắt sắc bén lúc nãy va vào người tôi nhưng lần này chú ấy có chuyện rất gấp thì phải, chú không để ý gì đến tôi mà chạy nhanh như một chiếc xe đua với tốc độ cao phóng ra khỏi cổng trường, mấy chốc đã biến mất.
Không có phương tiện nào để đi đến bệnh viện, hằng ngày tôi tới trường chung với thằng Tùng, nó hay đi xe đạp điện chở tôi nhưng lần này lại không có nó ở đây. Chắc tối hôm nay tôi phải giảm béo rồi.
Tôi chạy bộ men theo con đường dốc, nó giúp tôi chạy nhanh hơn so với bình thường. Tới ngã ba, tôi thả lỏng người thở một chút, bộ vest của tôi đã thấm đẫm mồ hôi, tóc cũng đã rối bời. Tôi thở hổn hển một hồi rồi tiếp tục quẹo trái, băng qua cây cầu, cuối cùng tôi cũng tới trước cổng bệnh viện. Chưa kịp thở, đôi chân lại bắt tôi chạy tiếp vào trong bệnh viện.
Các bác sĩ đang xôn xao về vấn đề gì đó, tôi nghĩ nếu hỏi họ tốt hơn là làm náo loạn hết cả nơi này lên. Tôi chạy đến hỏi một chị y tá, chị ấy bảo vừa nãy có một đứa nhóc bị đạn bắn đang được phẫu thuật. Không cần nghĩ tôi cũng biết, người đang được phẫu thuật ấy chỉ có khả năng là thằng Tùng và thằng Trung thôi.
Ba mươi phút trôi qua, chị y tá thông báo cho biết cuộc phẫu thuật lấy đạn và truyền máu thành công. Tôi nhảy dựng lên vì quá vui mừng nhanh chóng ba chân bốn cẳng đá tung cánh cửa chạy vào trong. Đúng như tôi nghĩ là thằng Trung bị bắn và thằng Tùng là người truyền một ít máu cho thằng Trung.
Tôi không muốn làm phiền thằng Trung đang ngủ say. Do dự một hồi tôi vào thăm thằng Tùng trước, bỗng có ai đó đập vai tôi, giật mình tôi quay phắt lại thì ra là Chi với vẻ mặt hết sức lo lắng.
Cũng may thằng Tùng không bị gì cả. Tôi qua phòng của thằng Trung rồi ngồi xuống bên cạnh giường. Chợt tôi nghĩ đến "tiền", thằng Trung lo cho bản thân còn chưa xong lấy tiền đâu ra mà trả cho bác sĩ. Tôi nghĩ chuyến này phải đập con heo đất tiết kiệm của tôi ra mà trả thôi, nếu tôi xin mẹ thì chắc chắn bà ấy sẽ không đồng ý, ba tôi cũng vậy.
Chợt một người đàn ông từ cánh cửa đi tới. Thì ra đó là anh Hào, anh ấy ngồi xuống bên cạnh tôi đưa mắt nhìn thẳng vào mặt thằng Trung:
- Yên tâm, anh đã trả tiền cho các bác sĩ rồi.
Tôi mỉm cười:
- Tại sao anh..
Anh Hào chen ngang:
- Vì cậu ấy cũng có hoàn cảnh giống anh.
Anh Hào sắc mặt nghiêm trọng:
- Bọn chúng sẽ tiếp tục truy lùng đòi lấy mạng của tụi em.
Tôi thắc mắc:
- Tại sao bọn chúng lại muốn lấy mạng tụi em chứ? Tụi em đâu làm gì bọn chúng.
Anh Hào hất hàm về phía tôi:
- Vì tụi em đã phá vỡ kế hoạch của bọn chúng.
Tôi giật mình cố gắng lục lọi trí nhớ của mình. Tôi đâu có gây thù chuốc oán với ai, càng chưa từng đánh nhau với bất kỳ ai, đám người bao vây chúng tôi mấy ngày trước cũng chính là bọn chúng. Khoan, hình như chúng tôi từng đánh nhau với một nhóm người bắt cóc trẻ em.
Tôi hỏi anh Hào:
- Có phải cái bọn bắt cóc trẻ em không ạ?
Anh Hào gật đầu rồi nói:
- Nhưng bọn chúng đã bị tên cầm đầu thực hiện kế hoạch giết người diệt khẩu rồi. Một tên trong số đó là một sát thủ và xạ thủ rất chuyên nghiệp. Bọn chúng bắn hạ mất năm viên cảnh sát tử vong, và mười viên cảnh sát trọng thương. Từ giờ trở đi, em và những người bạn thân của em phải hết sức cảnh giác, tụi anh sẽ bố trí lực lượng bảo vệ tụi em. - Anh Hào đứng dậy vỗ vai tôi. - Được rồi, cũng đã khuya, em nên về nhà để ba mẹ lo đấy.
Dứt câu, anh Hào quay lưng đi về phía cửa chính rồi khuất dần. Tôi thầm nghĩ từ giờ trở đi không một ngày nào có thể ngủ yên được nữa vì bọn chúng có thể ra tay bất cứ lúc nào. Nếu lơ là cảnh giác thì cái giá phải trả là tính mạng của cả ba chúng tôi.
Tôi đứng dậy nhìn thằng Trung một lần nữa rồi ra về. Ở ngoài sân tôi thấy có rất nhiều cảnh sát cơ động đang đứng trước cửa ra vào của bệnh viện giúp tôi phần nào yên tâm hơn khi để thằng Tùng và thằng Trung ở lại đây.
Chi cũng đã về trước tôi. Bây giờ cũng đã khuya tôi nên về nhà, về với gia đình đang nóng lòng đợi tôi.
Anh Hào lái chiếc xe tay ga chở tôi về tới tận nhà rồi đưa mắt đợi tôi vào hẳn trong nhà anh mới yên tâm đi khuất.
Tôi bần thần đi vào phòng ngủ. Mở đèn lên, bỗng nhiên xuất hiện trước mắt tôi là một đàn piano điện PH61 Konix 61 phím nặng cảm ứng lực.
Tôi sững sờ đi tới bên cạnh đàn. Một tờ giấy A4 đặt lên phím đàn với nội dung "Chúc mừng sinh nhật con trai (Đàn piano đáng yêu)".