Sau khi bị trúng phải đinh độc Ðại Nham đang chăm chú vào người nọ để cướp thuốc giải nên chàng không dè kẻ tiếp viện của người đó đã lẻn tới phía sau. Chiếc thuyền nhỏ nọ tới gần, chàng cũng không để ý. Nguời đi trên chiếc thuyền nhỏ đã tới ngay cạnh thuyền buồm, y chỉ nhún mình một cái đã nhảy lên cao rồi hạ chân xuống trên mặt thuyền. Lúc ấy chất độc đã lan khắp thân thể, Ðại Nham ngã lăn ra đuôi thuyền. Chàng thấy kẻ địch tới nơi, muốn ra tay nghênh đấu nhưng mặt mũi đã tối tăm, không thể nào gượng gạo được nữa, chết giấc luôn tại chỗ. Không biết bao thời gian trôi qua khi Ðại Nham mở mắt thì thấy một lá cờ của tiêu cục, trên thêu một con cá chép vàng. Ðại Nham nhắm mắt lại, rồi mở mắt ra nhìn lần nữa thấy lá cờ tiêu cục đó, lá cờ nhỏ cắm trong một cái lọ hoa bằng sứ màu xanh sứt mẻ. Con cá chép thêu bằng sợi chỉ vàng, lóng lánh chói mắt hiện ra càng oai võ vô cùng.
Chàng liền nghĩ:
- Lá cờ này của Tiêu cục Long Môn ở phủ Lâm An.
Lúc ấy đầu óc chàng hỗn loạn, không sao nghĩ tiếp được nữa. Chàng định thần lại giây lát mới phát giác ra mình đang nằm trên một cái cáng, trước sau có người khiêng và chàng đang ở giữa một đại sảnh. Chàng muốn quay đầu lại nhìn xung quanh xem sao nhưng cổ cứng ngắc không sao chuyển động được. Chàng kinh hãi vô cùng, định ngồi dậy và nhảy ra khỏi cáng nhưng chàng không sao điều khiển được chân taỵ Dù chàng giở hết sức ra cũng không sao cử động được liền nghĩ: - Ta ở trên sông Tiền Ðờng bị trúng phải chất độc rất mạnh của hai môn ám khí độc là Thất Tinh Ðinh và Kim Dâu Muỗi.
Chàng đang nghĩ thì nghe hai người nói chuyện, một người giọng sang sảng lên tiếng hỏi:
- Các hạ quí tính danh là chi?
Người nọ đáp:
- Tổng Tiêu Ðầu, khỏi cần hỏi tên tôi vội. Tôi chỉ hỏi cuộc chủ có chịu nhận bảo môn hàng này không đã?
Ðại Nham ngạc nhiên vô cùng, nghĩ thầm:
- Giọng nói của người này thánh thót quá! Chẳng lẽ y là một thiếu nữ? Người nói giọng sang sảng có vẻ phẫn ý, liền trả lời:
- Tiêu cục Long Môn của chúng tôi không nhận món hàng này cũng không sao? Nếu các hạ không cho biết họ tên thì các hạ tới tiêu cục khác vậy!
Người nói giọng đàn bà lại tiếp:
- Vẫn biết thế, nhưng những tiêu cục khác trong phủ Lâm An này sao bằng được Tiêu cục Long Môn? Nếu ngài không phải là Tổng Tiêu Ðầu, không tự chủ được thì đi mời Tổng Tiêu Ðầu ra đây cho tôi!
Thấy người đó ăn nói thiếu lễ phép, người nói giọng sang sảng không vui chút nào liền đáp:
- Tại hạ là Tổng Tiêu Ðầu đây, nhưng vì có chút việc bận, không thể hầu chuyện được mong quí khách tùy tiện! Người nói giọng đàn bà vội tiếp:
- Ủa, thế ngài là Ða Ty Hùng Ðỗ Ðại Cẩm ...
Nói tới đây y ngừng giây lát mới tiếp:
- Tôi hâm mộ đại danh đã lâu. Tổng Tiêu Ðầu, tôi họ Hân ...
Ðỗ Ðại Cẩm hình như đã nguôi cơn giận liền hỏi:
- Chẳng hay quí khách có gì sai bảo?
Người khách họ Hân đáp:
- Trước hết tôi phải hỏi Tổng Tiêu Ðầu câu này đã, chẳng hay ngài có đảm đương được không? Vì việc này quan trọng lắm, không thể nào chậm trễ được!
Ðỗ Ðại Cẩm cố nén sự tức giận, trả lời:
- Tiêu cục Long Môn của chúng tôi thành lập đã hai mươi năm nay, quan tiêu, diêm tiêu, kim ngân, châu báu vân vân, tiêu hàng to nhỏ đưa tiếp khá nhiều nhưng chưa hề mất mát một bận nào!
Ðại Nham cũng được nghe danh Ðỗ Ðại Cẩm rồi, biết y là đệ tử tục gia của phái Thiếu Lâm, quyền chưởng đơn đao đều cao siêu, nhất là ám khí Hòn Châu Tiêu lại tài ba hơn người . Y có thể ném ra một lúc bốn mươi chiếc phi tiêu mà cái nào cũng trúng đích cả. Vì vậy giang hồ võ lâm mới ban cho y cái hiệu Ða Ty Hùng. Tiêu cục Long Môn của y ở miền Ðông Nam cũng có tiếng lắm. Chỉ vì môn phái khác nhau nên Ðại Nham chỉ nghe danh Ðỗ Ðại Cẩm mà thôi chứ không hề tới lui viếng. Người có giọng thánh thót lại tiếp:
- Nếu tôi không tin tưởng quí tiêu cục thì tới đây làm gì? Bây giờ tôi nhờ Ðỗ Tổng Tiêu Ðầu bảo vệ hộ cho món tiêu hàng này, nhưng có ba điều kiện!
Ðỗ Ðại Cẩm vội nói:
- Bổn tiêu cục đã có lệ như sau: những tiêu hàng nào rắc rối lôi thôi là chúng tôi không tiếp, tiêu hàng nào lai lịch bất minh và tiêu hàng nào trở giá dưới năm vạn lạng cũng không tiếp!
Người họ Hân lại nói:
- Thật đáng tiếc là món tiêu hàng của tôi lôi thôi rắc rối lắm, lai lịch lại không thanh bạch cho lắm, mà còn không đáng giá năm vạn lạng bạc. Nhưng ba điều kiện của tôi cũng không phải dễ làm xong. Thứ nhất là phải do Ðỗ Tổng Tiêu Ðầu đích thân áp tải Ðiều thứ hai là từ phủ Lâm An này tới Phủ Tương Dương ở tỉnh Hồ Bắc cần phải đi gấp cả ngày lẫn đêm không được nghỉ ngơi để kịp trong mười ngày đưa hàng đến đích. Ðiều thứ ba là, nếu có gì sơ xuất thì ... hà, hà ... không những tính mạng của Tổng Tiêu Ðầu không vẹn toàn mà cả Tiêu cục Long Môn cũng không được yên!
Chỉ nghe bùng một tiếng. Ðại Nham đoán chắc là Ðỗ Ðại Cẩm đang đập bàn rồi nghe y quát lên:
- Bạn muốn đùa thì đi nơi khác, sao lại kiếm Tiêu cục Long Môn của ta để mà giỡn nghịch?
Nếu không phải vì tôi thấy bạn gầy gò ốm yếu mà nể nang thì tất tôi đã không để yên cho đâu!
Ðại Nham lại nghe người họ Hân cười nhạt hai tiếng rồi nghe người đó vứt cái gì lên trên mặt bàn, đoạn lên tiếng nói:
- Ðây là hai nghìn lạng vàng. Tổng Tiêu Ðầu hãy nhận lấy trước món tiền chi phí cho cuộc bảo tiêu này!
Ðại Nham nghe nói kinh hãi nghĩ thầm:
- Hai nghìn lạng vàng! Tiêu cục này làm luôn mười năm cũng chưa kiếm nổi số bạc kếch sù đó!
Ðỗ Ðại Cẩm thấy vàng lóa mắt, thái độ thay đổi ngay. Từ khi y lập tiêu cục này tới giờ, dù mắt thấy tay rờ không biết bao nhiêu tiền bạc nhưng những vàng bạc đó đều của người, nay bỗng dưng có hai nghìn lạng vàng đưa đến trước mặt, chỉ gật đầu nhận lời là tiền sẽ về tay làm sao y chẳng động lòng? Ðại Nham đầu cổ không sao chuyển động được, nên mở mắt ra nhìn chỉ thấy lá cờ có con cá chép vàng cắm trong bình hoa Lúc ấy trong đại sảnh yên lặng như tờ, chàng chỉ thấy tiếng những con ruồi xanh bay lướt qua mặt và nghe tiếng thở rất nặng của Ðỗ Ðại Cẩm. Tuy không thấy rõ mặt tên Tổng Tiêu Ðầu đó, chàng cũng đoán được lúc này y đang đứng thừ người ra, hai mắt trợn trừng nhìn hai nghìn lạng vàng sáng chói kia. Một lát sau chàng lại nghe Ðỗ Ðại Cẩm nói:
- Hân đại gia định nhờ tôi bảo vệ tiêu hàng gì đây?
Người họ Hân liền đáp:
- Trước hết tôi phải hỏi lại Tổng Tiêu Ðầu câu này: chẳng hay Tổng Tiêu Ðầu có thể làm đúng theo ba điều kiện mà tôi vừa đưa ra hay không?
Ðỗ Ðại Cẩm nghĩ ngợi giây lát liền vỗ mạnh đùi một cái rồi trả lời:
- Hân đại gia đã chịu trả cho số tiền hậu như vậy thì dù có thiên lao vạn khổ tôi cũng phải vâng theo Chẳng hay bảo vật của Hân đại gia lúc nào mới đem tới đây được?
- Món tiêu hàng mà tôi định nhờ Tổng Tiêu Ðầu bảo vệ đang nằm trên cáng kia kìa!
Ðỗ Ðại Cẩm nghe nói thất thanh kêu một tiếng kinh ngạc vô cùng, riêng Ðại Nham lại kinh ngạc hơn hết, không sao nhịn được liền la lớn:
- Tôi... tôi...
Chàng há mồm thật lớn mà không sao nói ra lời, dù chàng cố gắng đến đâu, mồm và mình mẩy chân tay vẫn không nghe theo trí óc sai bảo . Tới lúc này, chàng mới biết chất độc trong Thất Tinh Ðinh lợi hại vô cùng. Không những chân tay mình mẩy tê liệt mà tiếng nói cũng bị câm nốt, riêng có hai tai chưa điếc và mắt chưa mù thôị Chàng lại nghe Ðỗ Ðại Cẩm lên tiếng hỏi:
- Ðại gia nói... là... vị đại gia này phải không?
Người họ Hân đáp:
- Phải. Nhưng Tổng Tiêu Ðầu phải đích thân hộ tống và được phép đổi xe ngựa nhưng không được thay người . Ði suốt ngày đêm và hẹn trong vòng mười ngày phải tới núi Võ Ðang ở phủ Tương Dương, tỉnh Hồ Bắc, trao cho tổ sư Trương Tam Phong tiên sinh trưởng môn của phái này!
Ðại Nham nghe nói thở dài một tiếng, lòng chàng lúc này mới cởi mở. Chàng lại nghe Ðỗ Ðại Cẩm nói:
- Phái Võ Ðang ? Chúng tôi là đệ tử phái Thiếu Lâm tuy với phái Võ Ðang không thù không oán gì, nhưng ... nhưng xưa nay chúng tôi với phái đó không lai vãng... việc này...
Người họ Hân lạnh lùng nói:
- Chậm chễ một giây lát, dù có vạn lạng vàng cũng không mua chuộc được, chẳng hay món tiêu hàng này Tổng Tiêu Ðầu có nhận hay không? Ðại trượng phu chỉ cần quyết định một . Lúc ấy thôi, hà tất phải ấm ớ như vậy làm gì?
Ðỗ Ðại Cẩm đáp:
- Thôi được nể mặt Hân đại gia Tiêu cục Long Môn chúng tôi xin nhận lệnh!
Người họ Hân mĩm cười nói tiếp:
- Hôm nay là hai mươi chín tháng ba, giờ ngọ mùng chín tháng tư nếu Tổng Tiêu Ðầu không tống tiễn được vị đại gia này bình yên tới núi Võ Ðang thì tôi sù không để cho bảy mươi mốt người già trẻ lớn bé của Tiêu cục Long Môn được yên đâu!
Người họ Hân nọ vừa nói xong, chỉ nghe "soẹt soẹt" mấy tiếng là mười mấy cây trâm rất nhỏ đã bắn thẳng vào cái lọ sứ để cắm cờ của tiêu cục, liền đó nghe tiếng chiếc lọ sứ vỡ ra làm mấy chục mảnh, văng tứ tung ra đất. Tài ném ám khí quả thật kinh người, Ðỗ Ðại Cẩm cũng phải thất thanh kêu "ối chà" một tiếng. Ðại Nham cũng phải rùng mình kinh hãị Rồi chàng lại nghe ngời họ Hân quát lớn:
- Ði thôi!
Thế là người khiêng cáng liền đặt Ðại Nham xuống đất rồi theo người họ Hân ra khỏi Tiêu cục Long Môn tức thì. Một lát sau Ðỗ Ðại Cẩm mới định thần lại đi tới gần Ðại Nham lên tiếng hỏi:
- Chẳng hay đại gia quí tính là gì? Có phải là người của Võ Ðang không? Ðại Nham chỉ trợn mắt lên nhìn Ðỗ Ðại Cẩm mà không sao trả lời được. Chàng nhìn thấy Tổng Tiêu Ðầu đó trạc năm mươi, thân hình vạm vỡ, bắp thịt ở hai cánh tay u lên, tướng mạo oai phong, trông bề ngoài cũng đủ biết là một tên đại gia cao thủ.
Ðỗ Ðại Cẩm liền nói:
- Không ngờ Hân đại gia trông người tuấn tú văn nhã như vậy mà võ công lại kinh người đến thế! Không biết Hân đại gia là đệ tử của môn phái nào thế?
Y hỏi liền mấy câu Ðại Nham vẫn không sao trả lời được cứ nhắm mắt làm thinh. Ðỗ Ðại Cẩm thấy Ðại Nham không trả lời liền nghĩ thầm:
- Ta đã là một tay hảo thủ ném ám khí có tiếng nên giang hồ võ lâm mới ban cho ta biệt hiệu Ða Ty Hùng, nhưng người họ Hân kia là một thiếu niên đẹp trai như thế chỉ vung tay một cái đã ném mấy chục cái kim bạc nhẹ như lông bò mà bắn vỡ ngay cái lọ sứ kia. Nếu mắt ta không thấy thì không bao giờ dám tin lại có người có tài ném ám khí tuyệt luân đến thế được.
Nghĩ đoạn, y đi tới cạnh kỷ trà nhặt những mảnh vỡ kia lên xem thấy mảnh sứ còn có mấy cây kim bạc cắm vào như dùi sắt đục sâu vậy, đủ thấy công lực của người họ Hân đó mạnh biết chừng nào. Ðỗ Ðại Cẩm thành lập Tiêu cục Long Môn đã hơn hai mươi năm, vốn là người tinh minh cường cán, đã từng trải không biết bao phong ba bão táp trên giang hồ nhưng đối với việc người họ Hân đưa hai nghìn lạng vàng chỉ để nhờ bảo tiêu cho một người sống y vô cùng kinh dị. Nói chi tiêu cục của y bấy lâu nay chưa hề nhận một món nào bí ẩn như vậy, ngay các tiêu cục trong thiên hạ cũng cha ai gặp một việc kỳ lạ như thế này. Y cất vàng rồi sai người khiêng Ðại Nham vào trong phòng nghỉ ngơi, đoạn triệu tập các tiêu sư trong tiêu cục tới để sửa soạn xe ngựa đi ngay. Y ngấm ngầm bàn với hai tiêu sư lớn tuổi nhất trong tiêu cục. Hai tiêu sư đó cũng nhận thấy lời đe dọa của người khách họ Hân trước khi ra đi rất quan trọng. Thế rồi ba người bấm đốt ngón tay tính toán xem số người trong nhà, kể từ mẹ Ðỗ Ðại Cẩm trở xuống đến đứa con nít chưa đầy tháng, tất cả vừa đúng bảy mươi mốt người. Không hiểu sao người họ Hân lại biết rõ như vậy nên cả ba người cùng ngẩn người ra nhìn nhau trong lòng vô cùng kinh hãi. Trúc tiêu sư lên tiếng trước:
- Thưa Tổng Tiêu Ðầu, theo ý tiểu đệ thì số tiền bảo tiêu này tuy hậu thật nhưng trên đường thế nào cũng sẽø gặp rất nhiều sự hiểm nguy. Chi bằng không nhận thì hơn.
Tiêu sư họ Sử cũng góp ý tương tự:
- Nhưng tiếc thay lúc này đã quá chậm rồi bây giờ không nhận cũng không được. Vả lại với cái danh của Tiêu cục Long Môn chúng ta chẳng lẽ vì một món tiêu hàng này mà dể cho tiêu tan hết sự nghiệp hay sao?
Trúc tiêu sư tức giận đáp:
- Sử ngũ đệ tiếc oai danh hai mươi năm của Tiêu cục Long Môn, chẳng lẽ Trúc mỗ này không tiếc sao? Chỉ vì việc này kỳ lạ quá, biết đâu người ta không làm sẵn cạm bẫy để chúng ta chui vào?
Sử tiêu đầu cười nhạt đáp:
- Chúng ta sống bằng nghề bảo tiêu thì ngày đêm phải kiếm ăn ở trước ngọn đaọ Nếu Trúc Tam Ca muốn cuộc đời được thái bình vô sự thì nên ở nhà giữ trẻ con đừng có ra cửa nữa!
Hai người kẻ nói thế này, người nói thế nọ, cãi vã ồn lên. Ðỗ Ðại Cẩm liền khuyên:
- Thôi hai người đừng cãi nhau, việc này đã trót nhận bảo tiêu cho người ta rồi, dù có nói cũng không thể thay lời được nữạ vậy thì bây giờ chỉ có cách theo lời cổ nhân: "Binh tới thì có nước cản, nước lên đã có đê ngăn". Phen này chúng ta đành phải dùng toàn lực của Tiêu cục Long Môn để bảo vệ vị đại gia kia lên núi Võ Ðang. Nếu Trúc Tam Ca e sợ vợ con nguy hiểm thì chúng ta gửi hết gia quyến già trẻ, lớn bé về quê. Ðó là một chính sách vẹn toàn.
Tổng Tiêu Ðầu nói vậy liền phái ngay người hộ tống gia quyến về quê ở phía tây phủ Lâm An tạm trú một thời gian. Mọi người ăn cơm nước xong xuôi liền sửa sọan lên đường. Lúc bước ra khỏi cửa tiêu cục giuơng lá cờ hiệu lên, mọi người đồng thanh la lớn:
- Long Môn Tam Dợt Lý Ngư Nhi Hóa Vi Long.
Ðại Nham ngồi trong xe lòng cảm khoái vô cùng:
- Ta tung hoành giang hồ bấy lâu nay, bình sinh có thèm coi bọn bảo tiêu hộ vệ ra gì đâu, không ngờ hôm nay gặp phải đại nạn này, phải nhờ chúng bảo vệ ta lên núi Võ Ðang.
Chàng thở dài một tiếng rồi nghĩ tiếp:
- Không hiểu bạn họ Hân cứu ta là ai . Nghe giọng nói thỏ thẻ của y thì hình như là con gái.
Mà tên Tổng Tiêu Ðầu lại bảo mặt y rất tuấn nhã, nhưng võ công lại trác tuyệt, hành sự đặc biệt hơn người. Chỉ tiếc rằng ta không được cám ơn lấy một câu. Ðại Nham này nếu còn sống ở trên đời thì thế nào cũng báo ơn này!
Chàng nghe thấy tiếng bánh xe kêu lốc cốc biết xe đã ra khỏi cổng thành chàng bỗng nghe tiếng Ðỗ Ðại Cẩm nói lớn:
- Tại sao các người lại quay trở về? Ta đã bảo các người chớ có về phủ Lâm An cơ mà?
Chàng lại nghe một người khác trả lời:
- Bẩm Tổng... Tổng Tiêu Ðầu... chúng tôi... ba...cái tai...
- Ðỗ Ðại Cẩm vừa kinh hãi vừa tức giận:
- Tại sao lại như thế này ? Ba cái tai này của các ngươi bị ai cắt thế?
Người nọ đáp:
- Chúng con... hộ tống các cô, các cậu ra ngoài thành được hai dặm thì có người chạy ra ngăn cản, trông rất hung ác quát lớn:
- Tất cả gia quyến của Tiêu cục Long Môn cấm không cho rời thành Lâm An một bước!
Con có tranh luận với y thì người nọ lại rút dao ra cắt luôn tai của tiểu nhân và hai tên kia nữạ . Người nọ còn bảo tiểu nhân trở về báo cho Tổng... Tổng Tiêu Ðầu hay: nếu không đúng giờ đã hẹn đưa món tiêu này tới nơi chúng sẽ giết hết cả bọn. Ðỗ Ðại Cẩm thở dài một tiếng, y biết tất cả người trong Tiêu cục Long Môn hiện đang bị người ta theo dõi ngầm. Y liền phẩy tay nói:
- Các người hãy trở về tiêu cục đợi chờ. Nếu không có việc gì thì đừng đi đâu đấy nhé!
Người và ngựa của Tiêu cục Long Môn tiến thẳng về phía Tây, những người hộ tiêu, trừ Ðô, Trúc, Sử ba tiêu đầu ra có thêm bốn thiếu niên tiêu sư tuổi trẻ khỏe mạnh. Họ theo đúng lời dặn của người họ Hân, suốt dọc đường chỉ đổi xe thay ngựa chứ không đổi người, đi suốt cả ngày lẫn đêm. Trong lòng người nào cũng nơm nớp lo sợ, họ sợ lỡ xảy ra chuyện gì không những tính mạng của họ không được bảo tồn mà tất cả mọi người già trẻ lớn bé ở Tiêu cục Long Môn tại phủ Lâm An cũng không một ai có thể sống sót.
Lúc mới bắt đầu lên đường Ðỗ Ðại Cẩm đoán chắc suốt dọc đường thế nào cũng phải có vài trận ác chiến chí tử, ngờ đâu cả bọn rời khỏi Chiết Giang qua An Huy vào Giang Tây mấy ngày liền được vô sự. Không những không gặp các giang hồ hảo thủ, lục lâm, hào khách mà cả bọn giặc cỏ cũng không có.
Ngày hôm đó qua Phàn Thành tới Hổ Khẩu đi thêm đoạn đường nữạ Ðỗ Ðại Cẩm thấy chưa tới giờ ngọ đã đến Song Tinh Tư biết chỉ còn nửa ngày đường thì tới núi Võ Ðang. Suốt dọc đường tuy mệt nhọc nhưng may không bị lỡ ngày hạn định khách họ Hân. Vừa đúng mùng chín tháng tư thì đến núi Võ Ðang. Bấy nhiêu ngày trời mọi người đều cắm đầu đi thật nhanh, người nào người nấy chỉ đưa mắt nhìn nhau chứ không nói đến nửa lời vì ai nấy cũng đều sợ hãi, cho đến ngày này các tiêu sư mới được yên lòng.
Lúc bấy giờ là cuối xuân đầu hạ, tiết trời rất ấm áp. Trên đường núi hoa mọc đầy dẫy tựa như đang chào đón khách ở xa mới tới vậy. Ðỗ Ðại Cẩm cầm roi ngựa chỉ lên Thiên Trụ Phong lẩn núp trong trùng mây nói với hai tiêu sư rằng:
- Trúc tam đệ, mấy năm gần đấy thanh thế của phái Võ Ðang rất thịnh, tuy không bằng được phái Thiếu Lâm của chúng ta nhưng tên tuổi của Võ Ðang thất hiệp cũng đã vang rền khắp giang hồ. Cứ xem Thiên Trụ Phong cao chót vót ẩn núp trong đám mây kia mà nhận xét: Nhân kiệt đại linh. Võ công của phái Võ Ðang nhờ vậy mà cũng không thể khinh
thường được.
Trúc tiêu sư đáp:
- Thanh thế của phái Võ Ðang gần đây tuy rất lớn, nhưng dù sao căn bản vẫn còn non, so làm sao được với phái Thiếu Lâm đã có gần hàng nghìn năm căn bản. Không nói chuyện xa xôi, cứ nói Giáng Ma Chưởng một lúc ném ra bốn mươi chín phi tiêu của Tổng Tiêu Ðầu, người của phái Võ Ðang làm sao bì kịp võ công trác tuyệt ấy?
Sử tiêu đầu lại tiếp:
- Phải đấy. Theo lời đồn của giang hồ tiếng tăm của Võ Ðang thất hiệp tuy rất lừng lẫy, nhưng sự thật tài ba của họ ra sao chúng ta đâu có thấy đâu. Chỉ sợ những người quê mùa cục mịch trong võ lâm chưa được thấy những võ công thượng thặng rồi cứ thêm mắm thêm muối, càng khen ngợi bản lãnh, nhờ vậy họ mới được nổi tiếng.
Ðỗ Ðại Cẩm nghe nói chỉ mỉm cười, vì kiến thức của y rộng hơn Sử, Trúc nhiều. Y biết tên tuổi của Võ Ðang thất hiệp không phải do may mắn mà nên. Thế nào họ cũng có những võ nghệ kinh người, nhưng Ðỗ Ðại Cẩm bảo tiêu hơn hai mươi năm trời chưa gặp địch thủ nên cũng tự phụ, tự tin. Nay y nghe Sử, Trúc khen ngợi như vậy càng đắc trí. Ba người sát cánh nhau đi, càng lên cao đường núi càng chật hẹp, không thể đi song song như trước, Sử tiêu đầu đành lùi lại mấy bước, Trúc tiêu đầu liền hỏi:
- Thưa Tổng Tiêu Ðầu, lát nữa chúng ta tới gặp lão đạo sư Trương Tam Phong thì nên dùng lễ gì mà chào hỏi?
Ðại Cẩm đáp:
- Chúng ta khác môn phái, không phải thuộc hạ của y. Nhưng Trương lão tuổi đã ngoài chín mươi, trong số hảo thủ võ lâm đương thời, có lẽ tuổi tác nhất thì chúng ta nên tôn trọng y là võ lâm tiền bối, cúi lạy vài cái cũng không sao.
Trúc tiêu sư liền xen lời:
- Theo ý tiểu đệ thì chúng ta nên lớn tiếng nói: "Hậu bối chúng tôi xin kính chào Chân Nhân". Thế nào y cũng giơ tay ra ngăn cản và trả lời: "Quí khách ở nơi xa tới, khỏi phải thủ lễ như vậy". Như vậy chúng ta chỉ gật đầu vài cái, có phải được miễn lạy không?
Ðại Cẩm không nói gì, chỉ mỉm cười và gật đầu. Y đang suy nghĩ coi Dư Ðại Nham hiện nằm trong xe là người như thế nào? Sao mười ngày liền không thấy chàng ta nói năng cử động gì. Ðến việc ăn uống và đại tiểu tiện cũng nhờ bọn phu xe giúp đỡ.
Không ai biết đến lai lịch của chàng, không biết chàng có phải là môn đồ của phái Võ Ðang hay là bạn của Trương lão đạo? Hay chàng là kẻ thù địch của phái Võ Ðang bị bắt được và đưa lên núi?
Những sự nghi vấn trên, lúc gặp Trương Tam Phong thì sẽ hiểu rõ ngay. Nhưng là phúc hay họa, vẫn chưa có thể biết được, nên y lo ngại vô cùng.
Trong khi mọi người đang thủng thẳng đi thì bỗng thấy trên đường núi ở phía Tây có tiếng vó ngựa, rồi có mấy con ngựa phi thẳng tới. Trúc tiêu sư liền phóng ngựa tiến lên xem. Lát sau, theo đường ngách, co sáu người cỡi ngựa chạy tới cách chỗ bọn họ chừng mời trượng thì bỗng gò cương lại. Ba người trước đứng ra ba chỗ ngăn cản lối đi.
Ðỗ Ðại Cẩm nghĩ thầm:
- Thật không ngờ đã đến chân núi Võ Ðang mà còn có chuyện rắc rối xảy ra.
Y liền kề tai nói nhỏ với sử tiêu sư:
- Chú cẩn thận bảo vệ cái xe lớn.
Ðoạn y liền thúc ngựa tiến lên. Một tên phu xe của y cầm lá cờ thêu cá chép phất một cái, tỏ vẻ kính nể. Ðại Cẩm lên tiếng:
- Long môn tiêu cục đi qua quí địa, lễ phép không được chu đáo, mong các bạn thứ lỗi cho.
Ðại Cẩm thấy trong sáu người cản đường, hai người ăn mặc lối đạo sĩ, bốn người ăn mặc cách tục gia, lưng đều đeo đao kiếm, trông thật anh dũng. Ðại Cẩm nghĩ thầm:
- Có lẽ sáu người này là lục hiệp trong bọn Võ Ðang thất hiệp chăng?
Y bèn đến gần chắp tay vái chào và nói:
- Tại hạ là Long Môn Tổng tiêu đầu Ðỗ Ðại Cẩm xin hỏi lục vị huynh trưởng quí tính đại danh là gì?
Người cao lớn nhất trong bọn, má bên trái có một nốt ruồi lớn với ba sợi lông dài, nhìn Ðại Cẩm lạnh lùng đáp:
- Ðỗ huynh tới núi Võ Ðang này làm gì thế?
Ðại Cẩm đáp:
- Có người ủy thác tệ cục đưa một vị bị thương tới quí sơn, muốn được gặp chưởng môn của quí phái là Trương Chân Nhân.
Người nọ hỏi tiếp:
- Ðưa một người bị thương ? Vậy người đó hiện giờ ở đâu và là ai thế?
Ðại Cẩm đáp:
- Chúng tôi được một vị khách họ Hân nhờ hộ tống một vị đại gia bị thương lên núi Võ Ðang. Vị đại gia đó là ai, tại sao lại bị thương, những điều đó chúng tôi đều không được biết. Phận sự tiêu cục chúng tôi quí hồ làm cho tròn theo khách hàng dặn bảo. Còn các việc tư của khách hàng thì xưa nay chúng tôi không hỏi tới.
Ðại Cẩm lăn lộn trên giang hồ mấy chục năm, chuyên sống bằng nghề bảo tiêu tất nhiên lời lẽ của y khôn khéo vô cùng. Y nói vậy, mục đích cho thấy y không có trách nhiệm gì đối với việc khách hàng bị thương, thì dù Ðại Nham là bạn hay là kẻ thù của phái Võ Ðang cũng không liên can gì đến y.
Người mặt có nốt ruồi đưa mắt nhìn ba người đồng bọn rồi lại hỏi Ðại Cẩm:
- Người họ Hân ấy hình dáng như thế nào?
Ðại Cẩm đáp:
- Khách quan ấy tuổi trẻ, đẹp trai và tuấn nhã lắm, ném ám khí rất tài.
- Thế bạn đã ra tay đối với y chưa?
Ðại Cẩm vội đáp:
- Chưa Khách quan ấy tự...
Y chưa nói dứt câu thì người đứng giữa bọn người kia đã cướp lời:
- Con đao Ðồ Long đâu? Hiện giờ ở trong tay ai?
Ðại Cẩm ngạc nhên hỏi lại:
- Con đao Ðồ Long nào? Có phải con đao mà người ta vẫn đồn "Võ Lâm Chí Tôn Bảo Ðao Ðồ Long" đó không?
Người đứng giữa tính rất nóng, không muốn nói nhiều, đột nhiên nhảy xuống dưới đất, tiến tới trước xe, mở màn ra nhìn vào bên trong.
Ðại Cẩm thấy thân pháp của người nọ nhanh nhẹn và đẹp mắt vô cùng, lòng càng hoài nghi, lại hỏi:
- Chẳng hay quí vị có phải là Võ Ðang thất hiệp lừng danh giang hồ đấy không? Chẳng hay vị nào là Tống Ðại Hiệp? Tiểu đệ nghe đại danh đã lâụ lòng lúc nào cũng hâm mộ.
Người mặt có nốt ruồi đáp:
- Cái hư danh ấy, Ðỗ huynh hà tất phải nhắc tới làm gì, thật Ðỗ huynh khiêm tốn quá.
Người xuống ngựa xem Ðại Nham quay về chỗ cũ và nhảy lên ngựa nói:
- Y bị thương rất nặng, không thể chậm trễ giây phút nào nữa cả. Chúng ta phải đem y về nhà ngay.
Người mặt có nốt ruồi đen chắp tay vái chào Ðại Cẩm và nói:
- Ðỗ huynh đi xa như vậy, chắc mệt nhọc lắm? Tiểu đệ cám ơn vô cùng.
Ðại Cẩm cũng chắp tay đáp lễ:
- Có gì đâu mà quí vị phải cảm ơn!
Người đó lại tiếp:
- Vị đại gia này bị thương rất nặng, không thể chậm trễ được, chúng tôi phải đem lên núi trước.
Ðại Cẩm chỉ mong thoát trách nhiệm, nên vội đáp:
- Vâng, như vậy chúng tôi kể như đã giao người ấy cho phái Võ Ðang tại đây rồi.
Người nọ liền đáp:
- Ðỗ huynh yên trí! Cứ trao cho tiểu đệ phụ trách là được rồi. Chẳng hay tiền bảo tiêu đã trả cả cho Ðỗ huynh chưa?
Ðại Cẩm trả lời:
- Chúng tôi đã nhận đủ.
Người nọ liền móc túi lấy một thoi vàng, ước chừng trăm lạng và nói:
- Ðây gọi là chút tiền uống nước, mong Ðỗ huynh thưởng cho các anh em hộ.
Ðại Cẩm từ chối:
- Chúng tôi đã nhận hai ngàn lạng vàng rồi, thế là đủ. Ðại Cẩm này không phải người tham lam như giếng không đáy đâu.
Người nọ liền hỏi:
- Hả? Ðã trả cho Tổng tiêu đầu hai ngàn lạng vàng rồi à?
Hai người đi bên cạnh người đó phóng ngựa tiến lên, rồi một người nhảy lên chỗ phu xe ngồi, tiếp lấy dây cương quất ngựa cho xe đi, còn các người khác thì hộ tống ở phía sau xe.
Người mặt có nốt ruồi đen giơ tay lên khẽ ném thoi vàng đến trước mặt Ðại Cẩm vừa cười vừa nói:
- Ðỗ huynh không nên khách sáo, xin trở về Lâm An đi.
Ðại Cẩm thấy thoi vàng ném tới trước mặt, đành phải giơ tay ra bắt, định ném trả lại thì người nọ đã phóng ngựa đi rồi. Năm người hộ tống chiếc xe lớn, quay sang eo núi đi mất dạng. Ðại Cẩm xem lại nén vàng thấy có mười vết ngón tay in vào. Vàng tuy mềm hơn đồng và sắt, nhưng chỉ lực của người đó mạnh như vậy, quả thật đáng sợ.
Ðại Cẩm ngẩn người nghĩ thầm:
- Ðại danh của Võ Ðang thất hiệp không phải do sự may mắn mà có. Trong phái Thiếu Lâm chúng ta, có lẽ chỉ mình Viên Âm và Viên Tâm hai vị sư thúc, luyện tập Kim Cương mới có công lực mạnh như thế này.
Trúc tiêu sư thấy Ðại Cẩm cầm thoi vàng, trợn mắt nhìn mấy vết ngón tay và nói:
- Thật đệ tử của phái Võ Ðang không biết lễ phép gì cả! Gặp mặt mà cũng không thông báo tên họ. Chúng ta hàng nghìn dặm xa xôi tới đây, đã đến chân núi Võ Ðang, mà cũng không mời chúng ta lên núi nghỉ ngơi và ăn uống. Chúng ta với họ cùng một nguồn gốc võ lâm mà ra, họ đối xử nh thế thật kém xã giao quá.
Ðại Cẩm trong lòng đã bất mãn, nhưng không tiện nói ra thôi, nên chỉ cười nhạt một tiếng rồi đáp:
- Như vậy chúng ta lại đỡ phải đi thêm vài bước nữa, chẳng hơn hay sao? Chúng ta là đệ tử phái Thiếu Lâm mà đi vào đạo quang của phái Võ Ðang kể ra cũng khó coi thật. Chúng ta quay ngựa trở về ngay đi.
Lần này đi bảo tiêu, tuy không xảy ra việc gì, nhưng Ðại Cẩm nhận thấy không được hiểu biết gì cả lại còn bị người ta coi rẻ. Ngay như anh em phái Võ Ðang đây chẳng hạn, cả tên họ chúng cũng không thèm thông báo, hiển nhiên là chúng không coi chúng ta ra gì cả. Y càng nghĩ càng bực mình vô cùng, vừa đi vừa suy tính xem có cách gì trả được mối căm hờn này không.
Bọn nguời ngựa của Ðại Cẩm theo đường ...
----- thiếu một đoạn -----
... danh hiệu, mà ai nấy cũng khen là người có võ công lợi hại vô cùng, không ngờ lại là một người nho nhã, lịch sự và yếu đuối như vậy.
Ðại Cẩm bán tín bán nghi liền thúc ngựa tiến mấy bước lên tiếng nói:
- Tại hạ là Ðỗ Ðại Cẩm, chẳng hay các hạ có phải là Trương ngũ hiệp mà người giang hồ vẫn gọi là Ngân Thiết Cân Hoạch đó không?
Thiếu niên nọ mặt hơi đỏ bừng, liền đáp:
- Ðỗ Tổng tiêu đầu quá khen đó thôi, chớ tôi đâu xứng đáng với uy hiệu ấy. Các vị tới núi Võ Ðang này, tại sao qua cửa lại không vào? ngày hôm nay là ngày chúc thọ của gia sư, nếu quí vị không bận gì, xin mời lên trên núi uống chén rượu lạt với chúng tôi chẳng hay quí vị có nhận lời không?
Ðỗ Ðại Cẩm nghe thiếu niên nọ nói một cách thành khẩn như vậy, liền nghĩ thầm:
- Sao nhân phẩm của phái Võ Ðang lại khác nhau như thế? Sáu người kia ngạo mạn vô lễ đến thế mà Trương ngũ hiệp lại khiêm hòa khả ái như thế được.
Nghĩ đoạn y liền nhảy xuống ngựa, lên tiếng nói:
- Chúng tôi ở Lâm An tới Tương Dương, nguyên ý là muốn bái kiến Tôn sư Trương Chân Nhân, nhưng... nhưng... chúng tôi chưa sửa soạn lễ vật chúc thọ nên không dám đường đột lên quấy nhiễu như vậy.
Trương Thúy Sơn mỉm cười đáp:
- Chúng ta cùng là người trong võ lâm với nhau, Ðỗ Tổng tiêu đầu hà tất phải câu nệ làm gì.
Gia sư vẫn thường nói: "Võ công của phái Võ Ðang chúng tôi, xuất xứ từ phái Thiếu Lâm" và có dặn anh em chúng tôi hễ lúc nào thấy anh em ở phái Thiếu Lâm thì phải nên cung kính lắm mới được. Nếu gia sư sớm biết Tổng tiêu đầu đi qua dưới núi này thì đã sai anh em chúng tôi xuống cả đây nghinh đón.
Ðại Cẩm nghe Thúy Sơn nói vậy, trong lòng tức giận vô cùng và nghĩ thầm:
- Ta tưởng ngươi là một khiêm khiêm quân tử, không ngờ ngươi lại giảo hoạt hơn mấy tên kia nữa. Thật là sau cái cười có giấu con dao sắt, nếu sư phụ ngươi quả thật có nói như vậy thì tại sao sáu người vừa rồi thấy ta lại vô lễ như thế? Nay người đối xử với ta như vậy thì ta cũng báo đáp lại bằng sự giả dối chớ sao.
Nghĩ đoạn y vừa cười vừa đáp:
- Tuy võ công phái Võ Ðang nguồn gốc ở phái Thiếu Lâm thật, nhưng màu xanh xuất xứ ở màu lam. Cũng như Trương thiếu hiệp tuổi trẻ mà thiên hạ ai cũng ngưỡng mộ. Còn như bọn lão đây tuổi tuy hơn người, nhưng có khác gì thân trâu ngựa đâu.
Trương Thúy Sơn liền đáp:
- Ðỗ Tổng tiêu đầu khiêm tốn quá, cái cờ con cá chép nhảy long môn này vươn ra thì ai mà chẳng giơ ngón tay cái ra để khen ngợi. Ngoài ra môn Giáng Ma Chưởng và ám khí Liên Châu của Tổng tiêu đầu, ai nghe tới cũng phải khiếp đảm. Còn mấy vị đại ca này nữa, quí tính đại danh là gì, mong Tổng tiêu đầu giới thiệu luôn.
Danh Sách Chương: