Tôi nhớ rõ tin tức trên internet đều nói kẻ kẻ sát nhân chỉ chọn những người có địa vị cao để giết.
Nhớ lại cảnh Trần Ngạn xô ngã ông ấy, tự dưng tôi có cảm giác rất lạ.
Hôm sau Trần Ngạn không đi học, tan học tôi đến thăng nhà cậu ấy.
Người mở cửa vẫn là Lương Quốc Tùng, tội hấp tấp chào nhanh một tiếng chú rồi chạy vọt thẳng vào phòng Trần Ngạn.
Trong phòng tối om không bật đèn, rèm cửa cũng bị kéo xuống.
Tôi bật đèn, phòng trống không.
Tôi vội chạy đến kéo rèm cửa số lên, để ánh mặt trời tràn vào phòng.
Tiểu Ngạn ra ngoài với cô của nó rồi, mai cháu sang chơi nhé. - Lương Quốc Tùng đuổi theo vào.
Dạ, thầy giáo giao bài tập, để cháu chép lại cho cậu ấy đã.
Tôi ỷ vào việc bây giờ mình còn nhỏ, làm như không hiểu lời đuổi khéo mà ngang ngược ngồi xuống mở cặp ra lấy bài tập.
Trên bàn có rất nhiều giấy đầy những nét vẽ nghệch ngoạc, nhìn là biết do Trần Ngạn vẽ.
Tim tôi đập loạn xạ, tôi ép mình phải bình tĩnh, cuống lên chỉ làm hỏng việc. Tôi vừa chép bài vừa nói:
- Hôm nay mẹ cháu bảo cháu sang cảm ơn chú cho nhà cháu hải sản, ngon lắm ạ.
- Ha ha, không có gì.
Từ đầu đến cuối Lương Quốc Tùng không ra khỏi phòng mà cứ đứng trước tủ quần áo.
Tôi vừa nói chuyện phiếm với ông ta vừa chép bài cũng xong rồi.
- Đến giờ cháu phải về rồi, cháu chào chú. Chú nhớ nhắc Trần Ngạn làm bài tập nhé.
Ra khỏi nhà Trần Ngạn một cái là tôi chạy như điên, về đến nhà mới thở phào nhẹ nhõm. Cả người tôi túa mồ hôi đ.â.m đìa, hai tay còn run lấy bấy.
Trong mắt người khác tôi chỉ là đứa bé tám tuổi, người lớn sẽ không đề phòng.
Lúc mới chạy vào phòng Trần Ngạn, tôi nghe rõ có tiếng đập mạnh trong tủ âm tường, ở đó có người!
Tôi nghe thấy, Lương Quốc Tùng chắc chắn cũng nghe thấy nên tôi mới kéo rèm cửa sổ lên còn cố tình nói mẹ tôi biết tôi sang đây chơi. Lảm nhảm chuyện nhà với ông ta cũng để ông ta thấy tôi chỉ là đứa trẻ ngốc nghếch không để ý xung quanh, có như vậy tôi mới không gặp nguy hiểm.
Đáng sợ hơn là những bức vẽ trên bàn của Trần
Ngạn đều đầy bạo lực.
Nét vẽ của trẻ con rất đơn giản dễ hiểu.
Một bức tranh tả rõ cảnh đứa trẻ mình đầy thương tích bị một bàn tay to xách lên.
Một bức khác lại vẽ đứa trẻ tay chân dính đầy m.á.u bị một đám người ấn lên giường.
Còn một bức khác vẽ một đám người dùng dây thừng trói đứa trẻ bằng nhiều cách khác nhau.
Người bình thường sẽ cảm thấy tranh trẻ con không đầu không đuôi.
Nhưng kiếp trước tôi từng xem những bức tranh tương tự của một nữ minh tinh bị bạo lực mạng đến tự sát!
Người không bị vấn đề tâm lý không vẽ được tranh như vậy.
Tôi hoài nghi Trần Ngạn bị Lâm Quốc Tùng, thậm chí nhiều người khác lạm dụng.
Vậy vai trò của bác sĩ Trần trong chuyện này là gì?
Trần Ngạn thông minh đền đâu cũng chỉ là đứa bé tám tuối, cậu ấy không thế giấu chuyện chân không bị thương với cô của mình lâu như thế!