Về đến nhà, Đường Tư Giai liền đi tới bếp xem có gì nấu được không. Vừa nhìn thì phát hiện, ngoài gạo, mì tôm , dưa chua và xúc xích ra thì không có gì để ăn. Bộ đồ ăn chỉ có 3 cái đĩa, hai cái bát, còn gia vị thì chỉ có xì dầu và muối.
Chị ấy thật sự hoảng hốt , liền hỏi tôi: “Bình thường thầy sống qua ngày như thế nào vậy?”
“Tôi sống một mình, quen rồi” tôi thờ ơ nói.
“Vậy cũng không thể để thiệt thòi bản thân như vậy” ánh mắt chị nhìn tôi có chút đau lòng.
“Năm tôi 14 tuổi, ông nội qua đời, tôi cứ thế một mình đến đây sinh sống” tôi nhìn căn phòng: “Bao nhiêu năm nay, đều tự mình nấu cơm, cũng không cảm thấy thiệt thòi mà cảm thấy rất tốt.”
Chị thở dài: “Thầy đợi tôi một chút, tôi đi mua rau.”
“Tôi đi cùng chị nhé?” tôi nói.
“Không cần, tôi đi một lúc rồi quay lại.” Chị quay người đi.
Rất lâu sau, chị xách về hai túi ni lông to, chị mua rau, bộ đồ ăn và các loại gia vị. Tiếp đó chị cởi áo khoác ngoài, xắn ống tay lên rồi lại đi vào trong bếp.
“Để tôi giúp chị” tôi nói.
“Không cần đâu.” Chị nhìn tôi cười: “Thầy nghỉ ngơi chút đi, một lúc nữa là xong.”
“Chị tự mình làm có ổn không?” tôi nhìn những thứ xếp đầy trên bàn.
“Tôi học đại học ở Pháp, hồi đó chăm làm siêng học, đã từng đi rửa bát đĩa, làm đầu bếp. Chút việc thế này, đáng gì chứ” chị nhìn chằm chằm tôi rồi bước đến, dịu dàng đẩy tôi ra bên ngoài: “Thầy nghỉ ngơi chút đi, hoặc là có thể xem ti vi, một mình tôi làm là được rồi.”
Tôi bất lực, chỉ có thể quay lại phòng khách, bật ti vi xem.
Rất nhanh, cơm đã nấu xong.
Cá hấp , trứng sốt cà chua, đậu bắp luộc, thịt ba chỉ rán giòn, thêm một bát canh trứng rong biển, bốn món một canh, mùi thơm nức mũi, sắc hương vị đều đủ cả.
Cốc , đĩa,bát, đũa chị cũng mua mới hết, đều rất tinh tế, vừa nhìn đã biết giá không hề rẻ.
Tôi nhìn những món ăn xếp đầy trên bàn, trong lòng thấy ấm áp vô cùng, mắt hơi cay cay.
Chị xới cơm cho tôi rồi ngẩng đầu lên nhìn, phát hiện tôi rơm rớm nước mắt, chị lập tức sững người lại: “Thầy ơi, thầy sao thế?”
“Bốn năm rồi, đây là lần đầu tiên tôi được ăn cơm ở nhà ngon như thế này....” tôi lau đi những giọt nước mắt rồi đỡ lấy bát cơm trong tay chị, cầm đũa lên rồi cứ thế ăn.
Tôi vừa ăn vừa cố ngăn những giọt nước mắt tuôn rơi.
Giây phút đó khiến tôi rất nhớ cha mẹ tôi, nhớ chú hai thím hai, nhớ ông nội của tôi....
Thời niên thiếu xa nhà, bốn năm ở một mình, gặp biết bao khó khăn, nhưng tôi không thấy khổ, cũng chưa từng rơi nước mắt.
Nhưng nhìn một bàn ăn cơm gia đình trước mặt thế này tôi lại không thể cầm được nước mắt.
Đường Tư Giai ngồi xuống bên cạnh, lặng lẽ nhìn tôi với ánh mắt đầy thương xót.
“Xin lỗi, thất lễ rồi....” tôi không ngừng lau nước mắt.
Chị cười dịu dàng rồi cầm khăn giấy lên, nhẹ nhàng lau nước mắt cho tôi.
Tôi đón lấy khăn giấy: “Cảm ơn.”
Chị cầm đũa lên gắp món ăn cho rôi: “ 16 tuổi tôi đi ra nước ngoài, cấp ba và đại học tôi đều học ở bên đó. Tôi hiểu cuộc sống một mình không hề dễ dàng.”
Tôi điều chỉnh lại cảm xúc của mình, cười nhạt: “Ăn cơm thôi.”
Chị cũng cười , gật đầu: “Ừ.”
Tôi không dám nhìn chị, chỉ cúi đầu xuống ăn cơm.
Cơm chị làm thực sự rất ngon.
Ăn xong, Đường Tư Giai lại không cho tôi giúp, chị tự mình thu dọn.
Tôi đi rửa mặt, đợi đến khi thực sự bình tĩnh lại thì mới quay lại phòng khách.
Đường Tư Giai thu dọn xong, ngâm hai cốc trà rồi bê lên. Lá trà cũng do chị mới mua, trước đây trong nhà tôi không hề có.
Chúng tôi như những người bạn vừa uống trà vừa nói chuyện, không biết từ lúc nào buổi chiều đã qua đi nhanh chóng.
Lúc chiều tà , khi chúng tôi đang nói chuyện thì đột nhiên bên ngoài có người gõ cửa.
Đường Tư Giai lập tức trở nên căng thẳng.
Tôi nói nhỏ với chị là đừng sợ, quay về phòng rồi đóng cửa lại
Đường Tư Giai gật gật đầu rồi đứng dậy quay về phòng ngủ, nhẹ nhàng đóng cửa lại.
Tôi bước đến mở cửa.
Bên ngoài là một ông già cười niềm nở, đưa tay ra bắt: “Xin hỏi, cậu là cháu trai của Ngô Tứ gia, Ngô Tranh thiếu gia đúng không?”
“Là tôi, ông là?” tôi thăm dò ông ta.
“Tôi họ Trương, tên Tuấn, là người học lục hào” ông lão cười híp mắt: “ Tứ gia mất năm đó , tôi cũng đến, thiếu gia không nhớ tôi à?” tôi lắc đầu, trong lòng thầm nghĩ làm sao nhớ ông đã từng đến? Ngày đó có bao nhiêu người đến như thế!
“Không sao!” ông lão xua tay , giống như đang đọc sách: “Lần này tôi đến không có ý gì khác, nghe nói thiếu gia được Tứ gia chân truyền những tinh hoa, tôi mong được thiếu gia hạ cố chỉ giáo, chúng ta cùng nhau học hỏi, thế nào?”
Tôi hiểu ý của ông ta.
Trên giang hồ có rất nhiều loại người như thế này, bản thân không có tên tuổi gì thì rất thích đi khắp nơi để cọ sát tên tuổi. Ông ta đến đây tìm tôi , tôi chỉ cần học hỏi cùng ông ta thì cho dù kết quả như thế nào, khi ông ta ra ngoài có thể chém ba hoa thiên địa, như vậy ông ta chỉ nhằm nâng cao thanh danh của mình.
Ông ta thấy tôi còn trẻ nên ăn hiếp, nghĩ tôi không hiểu gì, thế nên đến chỗ tôi để lấy danh. Nhưng ông ta không biết, mặc dù đây là lần đầu tôi gặp người như ông ta nhưng những câu chuyện như thế này thì ông nội kể cho tôi nghe không hề ít.
Vậy nên, tôi cười nhạt: “Lão tiên sinh, Ngô gia có phép tắc, cha và chú hai của tôi vẫn còn, không đến lượt tôi đại diện cho Ngô gia. Ông muốn học hỏi với tôi thì nhất định phải qua quan cha tôi và chú hai của tôi.”
Ông lão sững lại: “Hả? Điều này.....không nhất thiết vậy chứ?”
“Xin lỗi, đây là gia quy” tôi nhìn ông ta: “Nếu như ông muốn học hỏi thì có thể đi tìm chú hai của tôi, nếu như chú tai tôi thua ông thì chú ấy sẽ gọi điện cho tôi, đến lúc đó ông tới đây một lần nữa, tôi nhất định sẽ tiếp đón ông! Xin lỗi!”
Tôi bắt tay ông ấy rồi đóng cửa cái rầm.
Ông ta sờ lên mũi rồi lầm lũi rời đi.
Thách thức chú hai của tôi? Ha ha, cho ông thêm một lá gan đấy!
Bản lĩnh của chú hai tôi rất lớn, chí khí hơn người, hơn nữa chú là thuật sĩ giang hồ nổi tiếng. Nếu như ông ta thật sự dám đi thì chú hai của tôi sẽ không bận tâm tuổi tác của ông ta, nhất định là chỉ cần mở miệng một cái đã có thể đánh gục ông ta.
Hai vị thiếu gia của Ngô Tứ gia, đại gia thâm tàng bất lộ*, nhị gia nóng nảy như mãnh hổ. Họ đều có tiếng ở trên giang hồ, tôi không tin ông lão này chưa từng nghe qua.
(*)Thâm tàng bất lộ : đại loại chỉ người có tri thức, tài năng nhưng giấu vào trong , không khoe khoang tài năng ra trước mặt người khác.
Tôi cười khinh khỉnh rồi quay về phòng khách.
Đường Tư Giai mở cửa đi ra: “Thầy ơi, là người đó à?”
“Không phải” tôi nhìn đồng hồ: “Từ lúc gặp Trần Phú từ hôm qua đến giờ, sắp được 9 canh giờ rồi. Không vội, hắn ta chỉ có nhiều nhất là 24 canh giờ, chúng ta kiên nhẫn chờ đợi là được.”
Chị nghĩ ngợi rồi bước tới ngồi cạnh tôi: “Nếu như hắn không tới, vậy không phải hắn ta chết chắc sao?”
“Nếu như hắn đến thì chị muốn xử lý hắn như thế không?” tôi hỏi lại.
“Tôi....” chị do dự dự, rồi hít một hơi thật sâu: “Tôi phải hỏi cho rõ, tại sao hắn ta phải hại mẹ tôi! Cho dù là có thù hằn hay có oán hận gì thì tôi cũng muốn hắn ta nói rõ trước mặt! Đừng dùng thủ đoạn tàn tộc như vậy mà hại sau lưng người khác!”
“Vậy sau đó thì sao?” tôi chằm chằm nhìn chị: “ Xử lý hắn ta thế nào?”
“Tôi.....” chị thở dài một tiếng: “Tôi không biết.....”
Tôi bình thản cười một tiếng: “ Không vội, từ từ nghĩ đi.”
Trời đã tối.
Chúng tôi cùng nhau ăn cơm sau đó ra ngồi ở phòng khách, tiếp tục nói chuyện cho đến hơn 11 giờ.
“Hôm nay chắc hắn không đến” tôi nhìn đồng hồ: “Không còn sớm nữa, đi nghỉ ngơi thôi.”
Đường Tư Giai thở phào: “Ừ, được.”
Tôi quay về phòng của mình, chuẩn bị đi ngủ.
Lúc này, bên ngoài lại có người gõ cửa,
Tôi lập tức trở nên cảnh giác, ra hiệu cho chị ấy quay về phòng ngủ và đừng lên tiếng.
Chị gật đầu rồi quay về phòng đóng cửa lại.
Tôi chạy ngay đến cửa, ngó ra bên ngoài qua mắt mèo trên cửa, chỉ thấy một người đàn ông đang đứng đó, sắc mặt vàng vọt, hai mắt vô hồn, người co quắp, không ngừng run lấy bẩy như con nghiện đang lên cơn.
Nhìn kỹ một chút thì thấy khoảng không sau lưng anh ta lơ lửng một bóng hình, tóc tai rũ rượi, trên người mặc áo liệm màu đỏ, cả tóc và y phục bay phập phùng.
Quỷ nhỏ áo đỏ!
Trong lòng tôi đoán không sai, đó chính là hắn ta, người đàn ông đau khổ vô cùng, anh ta không kìm được lại đưa chiếc tay run rẩy ra gõ cửa vài cái.
Tôi từ tốn mở cửa, cố tỏ ra bình tĩnh để thăm dò anh ta một lượt: “Anh là?”
“Xin hỏi, là thầy Ngô Tranh đúng không?” người đàn ông nói tiếng lai lái như người ngoại quốc, giống hệt như nam chính trong phim thần tượng vậy: “Tôi gặp chút rắc rối, xin thầy hãy cứu tôi....”
Tôi hỏi ông ta: “Anh tên là gì?”
“Diệp Thiếu Long” anh ta đáp: “Tôi tên là Diệp Thiếu Long.”