... Đà Nẵng cuối thập niên 80 đầu thập niên 90...
Vào đầu thập niên 90, cả cái Đà Nẵng này tính ra vẫn còn khá thưa dân nếu như so sánh với Hà Nội và Sài Gòn. Hôm đó là vào một chiều cuối tuần trời trong gió mát, con đường dọc sông Hàn đang tấp nập người qua lại kia có một đôi trai gái đang thắm thiết đèo nhau trên một chiếc xe đạp, cô gái ngồi đằng sau yên xe đạp đó chính là Hằng, người con gái của cái dòng họ đình đám và nổi cộm nhất bấy giờ, Nguyễn Phi. Hằng là cô con gái đầu lòng cũng như là cô con gái duy nhất của ông Nguyễn Phi Long, tên đầy đủ của cô là Nguyễn Phi Thiên Hằng. Sở dĩ đặt tên đệm của cô con gái mình là Nguyễn Phi Thiên Hằng là vì ông Long muốn rằng giòng họ của mình mãi mãi thăng tiến và trường tồn vĩnh hằng với thời gian. Đáng lẽ là cái ước nguyện đó của ông sẽ trở thành hiện thực nếu như ông ta có một đứa con trai nối dõi tông đường, nhưng có lẽ ông trời cố ý muốn trêu ngươi ông khi mà đứa con đầu lòng và cũng là đứa con duy nhất của ông lại là một nữ nhi. Nguyễn Phi Long đã lấy thêm nhiều vợ với hy vọng sẽ có được một đứa con trai nối dõi sự nghiệp của mình, nhưng tất cả những bà vợ sau này đều không mang thai được quá bốn tháng. Và có lẽ ở cái độ tuổi sáu mươi này thì Nguyễn Phi Long đành chấp nhận số phận của ông, cái số phần nghiệt ngã mà người con gái kia sẽ nối dõi dòng họ Nguyễn Phi.
Thanh, người thanh niên trẻ tuổi đang đạp xe trở Hằng, là một công nhân ở nhà mày đã may mắn lọt vào tầm mắt xanh của cô con gái trưởng họ Nguyễn Phi. Có lẽ, cũng bới tính tình thật thà, chăm chỉ nên trong một lần trường của Hằng có tổ chức cho học sinh thắm quan nhà máy đã phải lòng anh công nhân trẻ tuổi này. Hằng ngồi yên sau ôm chặt lấy Thanh trong cái hạnh phúc ngập chàn, gió từ bên sông Hàn thổi vào hiu hiu tung bay mái tóc của cô, vòng tay của nàng siết chặt hông Thanh như không bao giờ muốn rời xa, bánh xe lăn nhanh trên mặt đường như quyện lấy, tựa như bọn họ đều đang chìm đắm trong giấy phút ngập tràn yêu thương vậy. Hai người cứ thế dong duổi cùng nhau trên chiếc xe đạp thống nhất, phía xa xa kia là một ông lão với thùng cà rem xốp mát lạnh. Thanh ngoái người ra sau hỏi Hằng:
- Em có thích ăn kem không?
Hằng ôm chặt lấy Thanh nũng nịu nói:
- Em thích nhưng mà mắc lắm à.
Thanh cố đạp thật nhanh phi như bay tới phía ông lão bán cà rem. Cậu gạt chân chống để Hằng vẫn ngồi trên yên sau, Thanh nhảy xuống nói:
- Anh cá là em chưa bao giờ được ăn loại kem của dân nghèo bao giờ?
Hằng còn đang định nói gì thì Thanh đã chạy như bay về phía ông lão bán kem. Một lúc sau Thanh quay lại, trên tay cậu là hai que kem lạnh toát, Thanh mỉm cười đưa cho Hằng một que, cô cầm lấy que kem đó mà nói:
- Cần gì phải tốn kém vậy chứ anh?
Thanh cười trừ nói:
- Em cứ ăn đi.
Hằng cắn một miếng kem lạnh toát, cô nhìn Thanh nói:
- Đúng là kem ngon thật anh ạ.
Và thế rồi Hằng lặng lẽ đi bộ bên cạnh Thanh đang dắt chiếc xe đạp mà nhâm nhi cái que kem và tán gẫu nhưng câu chuyện tưởng chừng như không bao giờ có hồi kết.
Những có lẽ cái nguyên nhân sâu xa đằng sau việc họ luôn trân trọng và níu giữ nhưng giây phút ngọt ngào bên nhau đó là vì mối tình của cả hai đều bị gia đình Hằng ngăn cấm một cách gay gắt, lí do cũng chỉ đơn giản là vì "đũa mốc mà dám chòi mâm son" mà thôi. Hôm nay đã ở bên nhau được khá lâu mà không thấy bị quấy rồi thì cả Hằng và Thanh cảm thấy hạnh phúc như được trọn vẹn. Thế nhưng có lẽ họ đã mừng vui hơi sớm vì cha của Hằng sẽ không dễ dàng gì bỏ cuộc trong việc chia rẽ hai người. Hai người bọn họ vừa mới ngồi được xuống một cái ghế đá ven bờ sông Hàn thì từ phí xa xa, tầm ba bốn thanh niên cởi trần quần đùi tay cầm gậy gộc đang hùng hổ lao tới phía họ. Nhóm thanh niên này lao tới đứng trước mặt cả Hằng và Thanh, có lẽ cũng không còn lạ lẫm gì khi mà cả hai người họ nhận ra ngay đây là hội tay chân của ông Long. Một thằng hùng hổ nói:
- Cô, ông chủ cho gọi cô chủ về ngay.
Hằng vẫn ngồi lì ra ở đó quay mặt đi ra vẻ khinh bỉ nói:
- Bây giờ tôi không về thì làm sao? Cha tôi là ông chủ của các người? Còn tôi thì vẫn là cô chủ của các người. Bây giờ tôi không về, các người làm gì tôi?
Thằng thanh niên này vẫn cứng giọng:
- Ông chủ đã bảo phải đưa cô chủ về bằng bất cứ giá nào.
Nói rồi nó lao vào kéo tay Hằng, nhưng sợ làm đau Hằng nên nó không dám mạnh tay, thành ra Hằng vẫn ngồi trơ lì trên ghế đá. Thanh như cảm thấy bọn tay chân này bắt đầu nóng mặt, cậu quay sang nói:
- Thôi em ạ, em cứ về xem cha bảo gì. Có gì để....
Thanh chưa nói giứt câu thì Hằng gắt:
- Anh cứ mặc em. Để coi bọn này dám làm gì em.
Cảm thấy việc kéo Hằng về không có hiệu quả, cuối cùng bọn thanh niên này đổi hướng. Chúng nó tóm cổ Thanh kéo cậu ngã xuống đất, xong cả bốn thằng cầm gậy lao vào nện cậu không thương tiếc. Quả nhiên thấy Thanh bị nện tơi tả, Hằng vội vã đứng bật dậy cố kéo Thanh ra và đồng thời quát tháo bọn cùng đinh này, thế nhưng mà chỉ cần một thẳng ra cản đường Hằng, ba thằng còn lại vẫn nện Thanh tới tấp thì chẳng mấy chốc thay vì tiếng chửi rủa mà Hằng đã phải cầu xin bọn chúng đừng đánh và cô sẽ về với chúng. Thế nhưng đã là quá muộn, vì mặc cho Hằng van xin gào khóc đến khản cả cổ mà ba thằng đó vẫn táng từng gậy không thương tiếc vào Thanh. Người dân thấy có biến thì bu lại ngày một đông, và đương nhiên đã có người báo lên chính quyền địa phương. Tuy nhiên, khi mà mấy anh công an có mặt cùng với dùi cui và chiếc còi thần thánh. Họ lao tới như một cơn gió tính ngăn chặn cuộc ẩu đả thì bất ngờ chột dạ khi mà họ nhận ra cái vết xẹo hình xăm trên tay bốn người kia là của dòng họ Nguyễn Phi, hình vuông bao bọc hình tròn, và nằm trong cùng là hình tam giác ngược. Và điều còn khiến họ thất thần chính là gương mặt của Nguyễn Phi Thiên Hương, cô con gái duy nhất của ông Long. Thay vì giải tán ẩu đả và áp giải tất cả về sở cẩm thì họ lại dẹp đám đông và tiếp tục để cho cái đám cùng đinh của ông Long nện cho Thanh một trận thừa sống thiếu chết.
Cả bốn thằng đó cứ thế táng Thanh, chỉ đến khi thấy cậu nằm im trên mặt đất rồi mới ngưng tay. Hằng nước mắt nhạt nhòa lao tới ôm lấy Thanh lay dậy mà khóc lóc, thế nhưng bọn này cũng chả để cho Hằng được ở bên Thanh lâu thêm nữa, chúng nó hai người vào xốc tay Hằng đưa đi, mặc cho cô có vẫy vùng gọi tên Thanh giọng khàn đặc đi xa dần. Người dân cũng tản ra bớt dần, một số người ở lại coi Thanh liệu còn sống không, một số người thì cố đỡ cậu dậy ngồi tựa lưng vào một gốc cây, người lấy nước lấy khăn, còn có người đã chạy đi báo cho mẹ của Thanh biết. Người dân ở Đà Nẵng này còn lạ gì cái chuyện tình cay đắng của Thanh và Hằng nữa cơ chứ? Nếu có trách chỉ trách ông trời đã vô tình đùa giỡn với đôi uyên ương khi đặt họ vào cái hoàn cảnh trớ trêu này mà thôi. Mẹ của Thanh tới nơi thấy con mình bầm dập máu me đầy người thì bà như hiểu ra mọi việc, có lẽ đây không phải là lần đầu mà Thanh bị người nhà của ông Long đánh. Mẹ Thanh ngồi xuống cạnh con mình nước mắt lăn trên gò má ngửa cổ lên trời mà than tiếc:
- Tại sao? Tại sao ông trời lại tàn nhẫn như vậy chứ?
Hằng được bọn cùng đinh đưa về nhà, cha của cô đã đợi sẵn ở phòng khách, Hằng nhìn cha mình bằng ánh mắt căm hờn, cô lấy tay áo quệt nước mắt đi thẳng về phòng mình không thèm nói lấy nửa câu. Ông Long quát lớn:
- Mày đứng lại cho tao!
Hằng đứng khựng lại, cô nghiến răng nuốt những giọt lệ còn đang long lanh trên khóe mắt quay lại nhìn ông Long chằm chằm. ông Long chỉ tay vào một cái ghế trước mặt mình và nói:
- Ngồi.
Hằng tiến lại ngồi phịch xuống ghế, mắt vẫn nhìn cha mình không chớp. Ông Long làm ngụm nước chè nói:
- Mày vừa đi đâu về?
Hằng đáp lại giọng có hơi cay nghiệt:
- Đi đâu về cha còn phải hỏi sao?
Ông Long đập mạnh cái chén chè xuống bàn quát:
- Tao hỏi mày đi đâu?
Hằng cũng gân cổ lên:
- Con đi tìm hạnh phúc của con!
Ông Long như không chịu nổi nữa, ông ném cái chén xuống đất vỡ tan nói:
- Tao đã bảo mày bao nhiêu lần rồi?! Tại sao mày cứ quấn lấy nó thể hả?! Nó cho mày ăn phải bà gì?! Hay bùa mê thuốc lú gì mà mày cứ phải dính lấy nó?! Cái thằng nghèo kiết xác nhà quê không tương lai đó thì có cái chó gì mà yêu?!
Hằng đứng phắt dậy nói:
- Bùa mê thuốc lú?! Cả cái đất này con ai cao tay được hơn cha nữa mà có thể cho con gái cha ăn bùa mê thuốc lú?! Người ta nghèo thì sao? Quê thì sao?! Miễn là người ta thật lòng?! Người ta không lợi dụng con là được?!
Ông Long chỉ tay quát:
- Mày không nghĩ cho cái mặt mày! Mày cũng phải nghĩ cho cái mặt tao! Cả cái bộ mặt của dòng họ Nguyễn Phi này nữa chứ?! Mày là con gái cả mà lại rước cái thức rác rưởi cùng đinh đó về à?!
Hằng nghe đến đây bất chợt cô đứng đó cười, cái giọng cười mỉa mai:
- Rác rưởi? cùng đinh? Cha nhìn lại bản thân mình đi, cha giầu có, tu phép học thuật đầy mình, nhưng cũng chỉ bằng xương bằng thịt, cha có cái quyền gì mà coi khinh người khác là cỏ rác?!
Ông Long bắt đầu nghiến răng, mặt đanh lại mà dít lên:
- Mày....
Hằng chỉ tay lên cái bàn thờ đồ sộ ngay đằng sau bàn uống nước nói:
- Con nói cho cha rõ, con đã nghe theo lời cha, tu phép học thuật, sau này nối giõi cha, thì ít ra cha phải để con một lựa chọn, lựa chọn để được tìm đến hạnh phúc cho bản thân mình chứ. Cha nhìn lại bản thân cha xem, cha tu phép học thuật, nhưng toàn là ba cái thứ tà đạo. Cha không lo tu nhân tích đức còn làm điều ác mà khinh miệt người khác. Chẳng trách mà bản thân cha hay như là cả cái dòng họ Nguyễn Phi này sẽ mãi mãi không bao giờ có được đứa con trai nào nói dõi đâu, sẽ chỉ một mình con thôi, chỉ có mình con thôi!
Ông Long máu sôi lên ùng ục, ông ta tay đập mạnh xuống mặt bàn đứng phắt dậy tát cái "đốp" vào mặt Hằng và quát:
- Con đĩ chó mất dạy!
Hằng đứng đó như không cảm thấy đau nói:
- Sao thế cha? Không nuốt nổi sự thật ạ?
Ông Long mặt đỏ ửng lên chỉ tay run run quát:
- Con chó mất day... mày mày... mày không phải là con của dòng họ Nguyễn Phi này.
Khi không cả cái phòng khách ầm ỹ hết cả lên, đám người làm thì chỉ biết đứng ngoài không ai dám nhảy vô can. May thay lúc đó mẹ của Hằng đi chơi về thấy vậy vội lao vào kéo Hằng ra thì mọi chuyện mới tạm lắng xuống.
Đã suốt dòng dã tầm 3 năm nay, ông Long đã dùng đủ mọi cách để chi rẽ ngăn cản cái mối tình duyên mà ông ta cho là trái ngang đó. Ông Long dùng lời lẽ ngọt ngào có, hăm dọa cũng có, đối với không chỉ con gái ông mà ngay cả với hai mẹ con nhà Thanh, nhưng xem ra tất cả chỉ là nước đổ đầu vịt. Dạo gần đây, ông Long có thể cảm nhận được cái sức sống trong người mình đang ngày một mờ nhạt dần. Biết rằng mình không còn sống được bao lâu nữa, nên ông ta quyết định phải chia rẽ cả hai người cho bằng được. Ông Long biết thưà rằng cái trận đòn nhừ tử vừa rồi cũng chưa là gì. Có lẽ đã đến lúc mà ông Long phải dùng tới phép thuật, ông ta đã suy nghĩ rất lâu, nhưng rồi ông quyết định phải đi ngược lại với lời thề năm xưa với tổ tiên khi mới nhập đạo. Ông Long lặng lẽ đi bộ ra cái phòng thờ của mình ngay giữa vườn sau, ông đứng đó nhìn thật lâu vào vô vàn những cái hũ mầu đen được đậy nắp đàng hoàng đang để ngay ngắn trước bàn thờ kia. Do dự một hồi lâu, cuối cùng ông Long cũng tiến tới và nhấc một cái hũ đen lên.