Thiết lập
Thiết lập
Kích cỡ :
A-
18px
A+
Màu nền :
  • Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Ông liền hỏi tên, hỏi tuổi của Sắc. Ông nói với Sắc giọng cảm động :- Ông ước ao có một người con trai mà không được. Ngày mai cháu đến nhà thầy tú Vương học, cháu thưa lại với thầy là ông đồ Hoàng Xuân Đường đã gặp cháu và ông chuyển lời thăm sức khỏe đến thầy. Có thể một ngày không xa, ông sẽ đến vịnh thơ uống rượu với thầy.Đầu mùa hè năm đó, ông tú họ Hoàng từ làng Chùa sang làng Sen chơi nhà thầy tú Vương. Lâu ngày gặp nhau, hai ông đồ say chuyện, say thơ, say hương rượu từ lúc hoa râm bụt nở bừng cho đến lúc chúng cúi gục cần câu xuống bờ giậu. Gió Nam hiu hiu thổi qua bờ tre, lướt vào cửa sổ nhẹ nhàng. Hai ông đồ đã thiêm thiếp giấc nồng. Học trò của thầy tú Vương đến, thấy thầy có khách đã lảng ra Phan Văn San, Vương Thúc Quý và Nguyễn Sinh Sắc thì lúi húi dán diều giấy ở đầu nhà. Thỉnh thoảng Sắc chạy vào kéo quạt (20) cho hai thầy đồ ngon giấc. Do có tiếng động mạnh từ ngoài cối xay lúa, hai thầy giật mình tỉnh giấc thấy trò Sắc một tay cầm sách học ôn bài, một tay kéo quạt.

Niềm xúc động dấy lên ánh mắt của hai thầy nhìn Nguyễn Sinh Sắc. Thầy tú Vương nói : "

Hiếu tại tâm. Nhân bất hiếu bất thành nhân" (Hiếu ở lòng. Người không có hiếu chẳng là người).

Thầy tú Vương giọng sảng khoái nói với Sắc :

vườn bắt ve sầu, tìm tổ chim, săn chuồn chuồn ông voi...- Thầy cho phép con đưa thầy tú Hoàng Xuân Đường về gặp anh chị của con. Nếu anh chị của con vui lòng cho con được về nhập thân vào nhà thầy tú Hoàng Xuân Đường là phúc phần cho con lắm.Ông đồ Hoàng Xuân Đường đến gặp vợ chồng anh Thuyết Vừa nghe chưa trọn câu chuyện của ông đồ, chị Thuyết đã mau miệng :- Bẩm thầy, vợ chồng con mô dám phụ cái bụng tốt của thầy. Thầy đón bé Sắc về dưới đó ngay giờ - Mẹ hắn vội chi rứa? Để em nó ở lại vài hôm, còn coi ngày, coi giờ nữa chứ!

Anh Thuyết lườm vợ :- Dề, - chị Thuyết trề môi, - làm nhà, tậu ruộng đâu mà phải chọn ngày lành tháng tốt!

Anh Thuyết nuốt giận lẫn nước mắt đắng cổ họng. Anh đưa cho em bọc áo quần, sách vở mà không dám nhìn thẳng vào mắt em, sợ bật lên tiếng khóc.

Nắng chiều xiên khoai. ông đồ nghiêng mái ô về phía mặt trời. Bóng chiếc ô che trùm hai mái đầu cao, thấp.

Ra khỏi làng Sen, Sắc ngoái lại nhìn mái nhà mình thấp thoáng sau bóng tre, cố ghìm nước mắt.

Sắc ôm choàng ngang người ông đồ, giọng hơi lạc, run run :- Ông ơi ! ông đón cháu về nuôi cho cháu ăn học à? Thật vậy ông?- Nói dối trẻ con là một trọng tội. Ông sẽ dạy cháu học. Cháu muốn học bao lâu ta cũng không ngăn cản.

Bé Sắc quỳ hẳn xuống đất, chắp tay như sắp vái lạy - Ôi sung sướng! Sung sướng! Con không còn cha mệ! Ông ơi! Cho con được gọi ông là cha của con. Có thể trời phật đã phù hộ cho con chăng?- Con đứng lên đi. - ông dìu Sắc dậy. - Ta đã nhận con vào lòng ta ngay từ hôm gặp con nằm trên lưng trâu mà học chữ thánh hiền. Ta không có con trai. Đã từ lâu ta hằng mong có người nối chí. Nay ta chọn con. Ta hỏi thêm con điều này nữa : Con ước ao được học nhiều chữ để làm gì?- Thưa cha, người dốt nát thì khổ cực. Con muốn có nhiều chữ để đỡ bị kẻ khác đè đầu và biết thuốc mà chữa bệnh; con có chữ con sẽ dạy chữ, dạy thuốc cho người chưa biết ạ.- Được. Con đã biết chọn việc học để làm người. Hợp với ý của cha. Cha yên tâm về conNăm cậu bé Nguyễn Sinh Sắc về làm con trong gia đình ông bà đồ, cô Hoàng Thị Loan mới lên năm tuổi. Tám năm sau, bà cố sinh thêm con gái, đặt tên là An.

Cô Loan lên tuổi mười ba thì bước vào đời làm vợ Nguyễn Sinh Sắc, một anh nho mười tám tuổi. Đến năm mười sáu tuổi, cô Loan sinh con gái đầu lòng : Nguyễn Thị Thanh, tự là Bạch Liên. Bốn năm sau, Loan lại đẻ con trai Nguyễn Sinh Khiêm, tự Tất Đạt. Nguyễn Sinh Côn ra đời tiếp sau đó vài năm..

Bé Thanh, Khiêm, Côn khi đã biết được phần nào về dòng dõi nhà mình, thường hỏi mẹ :- Hồi còn bé, cha của chúng con sao mà khổ cực nhiều vậy mệ?- Mệ không được biết mặt bà nội. Các con đến hỏi bà ngoại. Bà ngoại của các con đã có lần được xem bà nội múa đèn, gảy đàn, hát nhà trò.

Lúc ba chị em bé Thanh hỏi ríu ra ríu rít bên bà ngoại thì bà chỉ lên phía bộ tranh tố nữ : "

Bà nội của tụi bây y hệt cái cô trong tranh kia. Chị em mi đứa mô cũng giống bà nội cả. Riêng thằng Côông là giống bà nội nhiều nhất..."

Từ ngày ông đồ Hoàng Xuân Đường tạ thế, nhà bà đồ trở nên eo hẹp tiền tiêu. Cả nhà bảy miệng ăn chỉ trông vào hoa lợi của hơn hai mẫu ruộng mà đã cho cấy rẽ mất một nửa, số còn lại chị nho Sắc và cô An gánh vác. Ngoài ra, hai chị em cô Loan phải kéo sợi dệt vải luôn tay mới có tiền bút nghiên cho anh Sắc học ôn thi. Anh nho Sắc lại nhiều bạn lui tới đàm đạo việc học, việc đời. Có bạn ở tận xa, cách xã, cách huyện, thường đến ở chơi trong nhà cả tuần trăng. Bà đồ thấy ấm dạ vì chồng đã khuất mà nhà không vắng khách văn, có con rể được nhiều người trọng nể. Nhiều hôm khách của anh nho Sắc đến chơi đông, ở lại ăn cơm, mẹ con bà đồ thường phải nấu thêm hai, ba lần mới đủ. Thỉnh thoảng gặp hôm chưa giã kịp gạo, khách ở lại ăn cơm đông, ba mẹ con bà đồ phải nhịn cơm cho khách. Riêng ba chị em bé Thanh, Khiêm, Côn thì được ăn cơm vét nồi, cơm cháy. Bé Khiêm và bé Côn vô ý động bát đũa lớn tiếng, bà đồ khẽ dặn cháu :- Tụi bây khẽ tay chứ! Có khách đang ăn cơm trên nhà, các cháu phải có ý có tứ.- Bé Côông là hay khua bát đũa nhất. - Cô An trách yêu bé Côn.

Côn phụng phịu hỏi bà :- Khách ở mãi trên nớ (kia), chúng cháu ở tận dưới nhà ni, răng lại không được nói to, không được chạm bát đũa, hở bà?- Khách đang trò chuyện, khách đang ăn cơm mà các cháu làm ồn, đụng chạm soàng soạng dưới nhà thì khách họ cười người nhà mình vô ý, hoặc là có ý đuổi khách về. Cháu bà rõ chưa?

Côn gật gật đầu, hỏi thêm bà :- Chị Thanh cạo cháy trong nồi mạnh tay cũng bị dì An mắng, vì răng rứa bà?- Ồ! Cháu của bà còn chưa biết cả cái việc ấy nữa. Cháu ơi !... Khách đang ăn cơm mà các cháu cạo cháy sào sạo toáng lên thì có khác chi ngăn khách đừng ăn nữa, hết cơm rồi. Cháu rõ chưa?

Côn cười xòa, rúc đầu vào nách bà, nũng nịu. Vừa qua giỗ đầu ông Hoàng Xuân Đường, anh nho Sắc đi thi Hương khoa Giáp Ngọ (1894) trường Nghệ (Vinh). Bà đồ làm mâm cơm cúng gia tiên, cầu danh cho con rể. Anh cử Vương Thúc Quý, anh nho Phan Văn San thì đem lễ rượu, hương, trầu đi cúng đền Thánh Cả, chùa Đạt để thần phật phù hộ cho anh nho Sắc thi đỗ. Bà con Nguyễn Sinh cũng như họ Hoàng đều mong ngóng, đợi chờ anh nho Sắc ở khoa thi này. Dân làng Sen, làng Chùa ai cũng biết anh nho Sắc là người học giỏi vào hàng thứ nhất trong vùng, chỉ e "

học tài thi phận". Hằng ngày nhà bà đồ từ sáng đến tối liên tiếp người đến thăm tin vui ở dưới trường thi về. Bé Côn thấy nhà vui như hội, túmáo anh Khiêm kéo ra sân nhảy lò cò, đánh khăng, bắt anh cõng từ sân ra ngõ, từ ngõ vào sân. Ông Xẩmtrải manh chiếu bên ngõ nhà bà đồ, lên dây đàn... Anh em bé Côn và cả đám trẻ trong làng đã ùa đến, đứa ngồi, đứa đứng xúm quanh ông Xẩm. Hôm nay ông ca tích truyện Tống Trân - Cúc Hoa. Cả đámtrẻ ngồi lịm. Có đứa mũi thò lò, nước đãi chảy ướt ngực quên cả lau chùi. Các bà già, các chị ở trong nhà đi ngang qua đều ghé lại nghe... Lúc ông Xẩm ca đến đoạn Cúc Hoa bán yếm lấy tiền cho chồng đi thi, nhiều bà khóc. Bé Côn, bé Khiêm thì mắt chớp lia lịa, nhìn đắm đuối cái miệng ông Xẩm dẻo quẹo.

Bà đồ từ trong nhà bưng ra một rá khoai lang, một bát gạo, ghé sát ông Xẩm :- Nghe ông ca cái tích Cúc Hoa nuôi chồng ăn học, bán yếm lấy tiền lộ phí cho chồng đi thi.... tiết nghĩa lắm lắm. Tôi nỏ có chi nhiều, chỉ có mớ khoai, lẻ gạo biếu ông...Ông Xẩm đón lấy món quà ở tay bà đồ, cảm động nói :- Xin đội ơn cụ. Được ăn lộc của gia đình cụ thì kẻ hèn mọn ni cũng mở mặt mở mày thêm.- Tí khoai tí gạo có đáng chi mô mà ông nghĩ ơn huệ, ông!- Ôi! Thưa cụ, của tuy ít mà lòng nhiều. Một củ khoai của cụ bớt miệng để cho kẻ nghèo khó còn hơn những nhà giàu bá hộ sẻ cả gánh, cả đống của, cụ ạ.

Một người hàng xóm hỏi ông Xẩm :- Ông hát tích Cúc Hoa nuôi chồng ăn học, bán yếm cho chồng đi thi đỗ tới trạng nguyên. Còn chị Loan làng Chùa ta quạnh năm canh cửi giúp chồng đèn sách, dệt vải may áo cho chồng đi thi thì liệu anh nho Sắc khoa ni có đỗ đạt chi không, hở ông Xẩm?- Con người ta... - ông Xẩm đáp - Tui không giỏi môn tướng số, nhưng tui có linh tính. Trời phú cho kẻ mù mắt một thứ ánh sáng khác để biết việc đời. Từ hôm cậu nho Sắc đi thi, tui nằm ngủ đều mơ thấy mặt trời chiếu vô cái túp lều tranh của tui. Tui là kẻ cùng đinh đến ngụ ở cái làng Chùa ni thì nỏ có đáng chi để mà báo mộng về sự đỗ đạt, thăng quan, tiến chức? Tui nghĩ : Cái báo mộng mặt trời chiếu vô lều tranh ấy là làng Chùa ta sắp có hiền nhân quân tử đến. Người đó hẳn là cậu nho Sắc thi Hương đỗ. Cho nên mấy bữa ni tui chỉ đàn ca những tích truyện về sự học hành thi cử, về người có công cứu nước, cứu đời...

Việc anh nho Sắc đi thi Hương còn được bàn tán ngoài ruộng vụ mười. Chị nho Sắc, cô An gánh mạ, gặp ai trên đồng họ cũng hỏi việc thi cử của anh nho Sắc đã có tin gì vui dưới trường thi đưa về chưa. Có chị em trách chị nho :- Gớm! Cả năm nay nặng lo đèn sách cho chồng đến nỗi bỏ chị em phường vải chúng mình. Các anh nho San, anh cử Quý vẫn đưa cánh con trai làng Sen, Đan Nhiễm xuống hát với phường vải nhà mình luôn đấy. Cả cái An cũng theo chị bỏ phường, bỏ hát hẳn?

Chị nho Sắc phân trần :- Mình có bận bịu với đèn sách năm anh ấy đi thi. Nhưng chị em mình nỏ đi hát với phường là vì còn có tang cha.- Tụi mình biết cái lẽ ấy lắm. Nhưng vắng tiếng hát của Loan, của An, tụi này nhớ mà trách đó thôi...- Loan này, - một cô bạn hỏi chị nho Sắc - tau nghe nói mi đã bán đôi khuyên vàng để lo việc thi cử cho anh ấy?- Có vậy. Vì... nhờ trời mà anh ấy đậu Hương thí thì còn vô kinh để dự Hội thí nữa kia.- Gái có công thì chồng chẳng phụ, Loan ạ.

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website TruyenOnl.COM
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK
Chương trước
Chương trước
Chương sau
Chương sau
Về đầu trang
Về đầu trang