Khi Quách Tương gặp chàng tại chân núi Thiếu Thất thì diện mạo anh tuấn và phong thái nho nhã của Hà Túc Đạo tuy chả mấy ấn tượng gì với nàng do trong lòng nàng mang nặng hình ảnh Dương Quá nhưng tiếng đàn của chàng thì đúng là “Cầm thánh”. Quách Tương còn phải khen thầm và cho rằng chỉ có tiếng tiêu của ông ngoại mình là Hoàng Dược Sư mới có thể so sánh tài nghệ với chàng được. Tuổi trẻ tài cao Hà Túc Đạo chỉ một tay đã hạ được bọn Thiếu Lâm Tây Vực đến khiêu chiến Thiếu Lâm Tự cứu Quách Tương để rồi mang trong lòng không ít vấn vương về nàng.
Thật ra Hà Túc Đạo gửi thư khiêu chiến Thiếu Lâm kỳ thực là muốn chuyển lời nhắn của Doãn Khắc Tây mà thôi chứ với bản tính khiêm nhường và thích sống ẩn dật của chàng thì không đời nào lại lặn lội vào Trung Thổ để khiêu khích một phái võ đứng đầu như thế cả. Tiếc thay, chàng tuổi trẻ hiếu thắng, tuy không dự định giao chiến với Thiếu Lâm nhưng khi gặp người có nội công thâm hậu là Giác Viễn đại sư, Hà Túc Đạo lại muốn phân cao thấp để rồi chiến bại dưới hai thầy trò Trương Quân Bảo và Giác Viễn bởi một người có Cửu Dương Thần Công thiên hạ vô địch, một người có căn cơ La Hán Quyền vững chắc cộng với thiên chất võ học thì Hà Túc Đạo làm sao mà chẳng bại.
Và thế là Hà Túc Đạo quay về Tây Vực trong nỗi thất bại ê chề nhưng với tài năng hiếm có của mình Côn Luân Tam thánh Hà Túc Đạo đã sáng lập ra phái Côn Luân và chàng trở thành một trong những vị tôn sư được nhân sĩ võ lâm kính trọng. Hà Túc Đạo đích thân xông pha võ lâm trung nguyên đầu cầm luận kiếm khiến cho Côn Luân ngày càng phát dương quang đại hiện nay đã trở thành Tây Vực đệ nhất phái.
Tại đại điện phái Côn Luân hôm nay đông đúc đệ tử, ai nấy áo quần chỉnh tề, đầu tóc gọn gàng xếp thành hai hàng dài trông lên phía trước. Một đệ tử Côn Luân từ xa chạy tới một cách nhẹ nhàng, nhanh nhưng không vội vã, chân của người này như bước trên không khí, cứ mỗi lần di chuyển cậu ta lại đưa mũi chân chạm nhẹ xuống mặt đất giúp thân hình nhô lên trên không cứ thế mà tiến về đại điện. Đệ tử này tên hiệu Lạc Hư.
“Trưởng môn sư phụ tới”. Dừng lại tại một bậc thang trên đại điện giọng cậu hô to đủ để các đệ tử cách đó vài trượng nghe rõ.
Vừa dứt lời từ phía ngoài trưởng môn của phái Côn Luân cũng đang tiến vào trong. Ông là một trong những trưởng môn hậu thế của Tam Thánh, dáng người ông to cao, khuôn mặt nho nhã vốn thường thấy ở các đệ tử Côn Luân với bộ râu dài tới ngực. Không giống như người đệ tử ban nãy vị trưởng môn nhân đi rất chậm rãi từ từ tiến vào đại điện.
Ông vừa đặt chân vào cửa đại điện chúng đệ tử đều đồng thanh hô “Chúng đệ tử chúc sư phụ thọ tỷ nam sơn dẫn dắt đệ tử Côn Luân thành tài”. Chỉ khẽ gật nhẹ đồng thời ông vừa đi vừa đảo mắt xung quanh hai hàng đệ tử, khuôn mặt khẽ nhăn một chút rồi tiến lên chiếc ghế trưởng môn ngồi xuống thở dài, lắc lắc đầu.
Đợi sư phụ an tọa ngay lập tức hai hàng đệ tử bên dưới lui sang hai bên, nhường đường cho ba đệ tử khác tiến ra, trên vai mỗi người đều có mang một cây đàn cầm. Bọn họ lấy cây đàn trên vai ra từ từ ngồi xuống và bắt đầu gảy. Từng giai điệu chất chứa sự vui vẻ nhưng không ồn ào, âm sắc hài hòa đi vào lòng người.
“Sư phụ đây là khúc chúc thọ do Tiểu Châu một trong tam tài đồ đệ sáng tác gửi tặng người”. Một đệ tử mỉm cười vừa đàn vừa nói.
Khúc nhạc vừa dứt, ba người họ lập tức đứng lên thì một đệ tử nữa lại bất ngờ xuất hiện, tay cầm thanh kiếm nhẹ nhàng ra chiêu trước mặt sư phụ, từng đường kiếm ảo diệu lại toát ra hàn khí khiến cả đại điện bỗng chốc lạnh lẽo. Đường kiếm dừng lại, đệ tử này từ từ đưa kiếm vào bao dõng dạc nói lớn
“A Phi bái kiến sư phụ, đây là tuyệt chiêu Hàn Kiếm Vô Song đệ tử mới lĩnh ngộ, nay biểu diễn trước mặt sư phụ và các vị sư huynh đệ, nhờ có sư phụ đệ tử mới có được thành quả như bây giờ, chúc sư phụ sống lâu trăm tuổi”. Người vừa nói và biểu diễn những đường kiếm tuyệt diệu ban nãy là một trong tam tài đồ đệ của Côn Luân.
Nhớ năm xưa trưởng môn khai phái Hà Túc Đạo được mệnh danh Tam thánh vì chàng nổi danh giang hồ với tài cầm, kỳ và kiếm. Từ đấy về sau các đời trưởng môn phái Côn Luân ngoài dạy kiếm thuật cho các đệ tử còn khuyến khích các đệ tử trong thời gian rảnh nên bồi dưỡng cầm, kỳ. Mỗi một đời trưởng môn đều chọn ra ba người đệ tử giỏi nhất trong ba lĩnh vực cầm, kỳ, kiếm để trao phong hiệu Tam Tài đồ đệ.
Trưởng môn Côn Luân ngồi trên cao cười lớn
“Các đệ tử chuẩn bị lễ mừng thọ cho ta thật kỳ công, vất vả cho các con rồi, nhưng đã có cầm lại có kiếm mà sao chưa thấy ‘kỳ tài’ xuất hiện”.
Lạc Hư vẫn đứng trên bậc thang gần sư phụ nhanh miệng nói
“Thưa sư phụ Trình sư huynh trong tam tài đồ đệ muốn thể hiện bản lĩnh bằng cách xin sư phụ ban cho huynh ấy một ván cờ huynh ấy giải xong sẽ cầu kiến sư phụ”
“Vậy Trình nhi giờ Dậu hôm nay hãy tới thư phòng sư phụ, ta sẽ cùng đấu kỳ với con”. Ông vừa nói vừa cười.
Trình Hạ bước lên phía trước ôm quyền
“Con nhớ rồi thưa sư phụ”. Rồi lui xuống
Trưởng môn Côn Luân bỗng làm mặt nghiêm nghị hỏi các đệ tử trong đại điện
“Năm nào cũng vậy, cứ tới ngày mừng thọ ta là lại không thấy Phong nhi đâu, tuy rằng ngày vui ta cho các con miễn luyện kiếm thoải mái vui đùa nhưng thằng bé đó..Aii..nó thật không biết phép tắc gì cả ít nhất cũng đợi lễ mừng thọ kết thúc thì mới nghĩ tới chơi sau chứ”
Rồi quay sang nói với Lạc Hư
“Con mau dẫn thêm vài đệ tử nữa tìm Phong nhi về đây. Lần này ta nhất định phải phạt nó”
Dưới núi Côn Luân khung cảnh tuyệt vĩ, tại đây tuyết không rơi nhiều như trên đỉnh núi nhưng thời tiết vẫn lạnh lẽo không kém, nhiều hồ nước bị băng bao phủ. Tại một gốc cây xơ xác phát ra tiếng than thở nghe thật não lòng.
“Ôi…đói quá, trốn xuống núi từ sớm tới giờ chưa có một hạt cơm bỏ bụng, nhặt tuyết lên ăn cũng chẳng đỡ được bao nhiêu, biết vậy lén trộm hoa quả mừng thọ sư phụ đem đi đường. Cái bụng chết tiệt cứ kêu mãi làm hỏng hết chuyến du ngoạn này của mình rồi”
Kêu chán chê xong cậu ta bật dậy
“Không được, nằm kêu đói ở đây mấy canh giờ rồi. Một năm sư phụ chỉ cho xuống núi vui chơi một lần mà không phải là đi làm việc. Mình cứ phí hoài thời gian như vậy thật là đáng tiếc. Chi bằng tìm lấy một thôn làng xin lấy vài con cá đem nướng lên”
Cậu bé này chính là Mạc Vô Phong của phái Côn Luân, tinh nghịch và thích cái đẹp, ngao du khắp nơi là bản tính của cậu ta vậy nên chờ cho đến khi kết thúc mừng thọ sư phụ mới được xuống núi mà cái ngày này một năm mới có một lần e rằng làm khó cậu ta quá.
Nói là làm Mạc Vô Phong bật dậy định bước về phía trước thì trông thấy một vị đại ca từ phía chân núi tiến tới, thân thể người này có nhiều vết rách, nơi vết rách máu đã đọng lại từ lâu chứng tỏ vị huynh đài này có sức chịu đựng rất lớn, không biết thương thế ra sao mà hắn vấn cố lết từng bước một tiến lên phía trước.
Mạc Vô Phong trông thấy vậy không khỏi khâm phục liền chạy tới đỡ lấy hắn ta
“Đại ca những vết thương này từ đâu mà ra, huynh định đi đâu để tiểu đệ dìu đi”
Hắn ta trông thấy Mạc Vô Phong thì mừng rỡ vô cùng cố rên rỉ từng câu
“Ta..ta muốn tới thôn phía trước”
“Được. Tiểu đệ cũng muốn tìm một thôn làng để xin ít thức ăn. Nào, để tiểu đệ đưa đại ca đi”. Mạc Vô Phong vui vẻ nói với hắn
Phải tới buổi chiều hai người mới tới thôn của vị huynh đài kia. Nói là thôn làng nhưng nơi đây chỉ có vài ngôi nhà gỗ xiêu vẹo nhưng cũng không có gì lạ vùng núi Côn Luân quanh năm lạnh lẽo đã quen với việc thiếu vắng bóng người. Dìu hắn về tới nhà Mạc Vô Phong mới bắt chuyện
“Tiểu đệ là Mạc Vô Phong xin hỏi đại ca tên gì, sống một mình tại đây sao”. Vừa nói vừa đảo mắt nhìn xung quanh, giữa nhà là một đống củi còn chưa nhóm lửa, cá khô treo đầy xung quanh nhà có lẽ phải ăn được vài tháng mà không cần ra ngoài kiếm thức ăn.
Hắn thở hổn hển cố sức nói
“Ta là A Nhĩ, nhà này chỉ có một mình ta sống, người dân quanh đây đều đã di chuyển xuống phía thấp ít lạnh hơn rồi trong đó có cha mẹ ta”
Mạc Vô Phong gật gù rồi liền hỏi tiếp
“Sao A Nhĩ đại ca lại bị thương như vậy” Chợt nghĩ ra điều gì cậu lại hỏi luôn “À không..phải là sao đại ca không xuống phía thấp sống với gia đình”
A Nhĩ vừa lấy hai hòn đá tạo ma sát để nhóm lửa vừa trả lời Mạc Vô Phong
“Nghĩ lại thấy thật hồ đồ, ta vốn cậy thân hình to lớn, sức khỏe cường tráng nên lên núi giết gấu kiếm thịt về cho gia đình vì nhà ta ở dưới núi mà đường xá xa xôi lên ta đành chia làm hai trạm mà đi, căn nhà này chỉ là chốn dừng chân của ta thôi, ai ngờ sức người có hạn, chỉ giết một con gấu thôi mà ta đã kiệt sức tới nỗi không đem nổi thịt gấu về, đành một mình trở xuống núi dưỡng thương”