Còn nhớ năm ấy là năm đại hạn hán,cây cối trong đồng ngã nằm khô héo ko mọc nổi.
Nơi đây là vậy,chẳng thể hiểu nổi cứ sau một năm mưa triền miên là ba năm kế liên tiếp sẽ gặp hạn,tình thế bản làng rơi vào cảnh bí bách vì đã cạn nước còn khó được mùa. Cái nắng cái gió của khí trời oi bức thời đó hầu như đã làm sạm đi tất cả màu da của đa số người dân quanh làng Đồi Nổi. Gọi nó là Đồi Nổi bởi gì nơi đây địa hình khá đặc biệc nó tạo dưng được nên bản làng cũng từ một ngọn đồi nổi trên mặt đất gần núi. Khí hậu nơi đây ban ngày khá nắng gắt oi ả nhưng trời khi vào đêm lại mát mẻ thoáng đảng vô cùng,chung quy bởi địa hình của nó thông thoáng, gió ko bị chắn ngang từ bất cứ vật cản nào mà trồi trên đất bằng phả khí hơi lành lạnh thoáng mát vào toàn bộ các hộ nhà dân tạo nên khung cảnh trong đêm hiu hiu gió thổi mát rượi vô vàn.
Xưa!
Đây vốn là đất của một bộ tộc người chămpa,họ cùng nhau tạo dựng nên bản sắc văn hóa riêng biệc cho tộc họ tại nơi đây. Nhắc về những người có đôi mắt lai trung đông xinh đẹp ấy,ngoài một quá khứ dưới chế độ cung cấm vua chúa lẫy lừng thì về phong tục tập quán riêng của họ cũng khá lạ lẫm và khác xa với bản sắc phong tục văn hóa của người kinh. Người Chăm thời trước họ là thuộc nhóm người đam mê đồ mỹ nghệ có tâm hồn nghệ thuật độc lạ,nhưng đặc biệc ở một chỗ là chất liệu đồ mỹ nghệ mà họ mê phải nhất định làm từ vàng mới đúng ý.
Vàng, nó vốn là kim loại có giá trị đắt quý,nhưng lại là thứ được người Chămpa đưa vô văn hóa cổ truyền hằng ngày rất thân thiết.
Đâu đâu thời trước,ta cũng sẽ thấy bản làng của họ có khá nhiều vật dụng và nhiều thứ khác được nặn bằng vàng,nào là một cái bát ăn cơm,một cái đôi đũa lệch thậm chí là những loại trái cây,hay con vật... vân vân và vân vân ...vô số vạn trạng về mọi thứ gắn liền với cuộc sống đều được chính bàn tay người dân ở bản làng dựa vô bản sắc lưu truyền bao đời cất công uốn luyện từ vàng thành những vật thông dụng riêng phục vụ trong đời sống hằng ngày.
Vậy những thứ có giá trị nhưng mang màu sắc gần gũi ấy,nó sẽ đi về đâu sau này khi người sỡ hữu cả một đóng vàng đồ mỹ nghệ trong tay lại bị già chết đi. Hoặc có thể là tầng lớp quyền quý vua chúa Chămpa năm xưa trong tay họ từng sỡ hữu một số lượng vàng rất lớn. Số lượng đồ quý hiếm ấy giờ đã đi về đâu ở những ngày tháng sau này. Đó là một câu hỏi bí ẩn khó có lời giải đáp thỏa đáng cho những người thấy vướng mắc. Mãi mãi đó chỉ có thể là một bí mật bị vùi sâu sau những câu chuyện râm rang truyền miệng từ đời cha ông tới thế hệ con cháu bây giờ.
Còn nhớ những ngày tháng trước đây khi bà Hậu còn rất nhỏ,sau mỗi bữa đi biển mò mớ cua,mớ ốc về,cùng ngồi vào mâm cơm chuyện trò rỉ rả với Cha mẹ. Bà Hậu vẫn còn nhớ cha mẹ bà vẫn bàn tán chuyện trò kể cho anh em bà nghe vụ họ thường xuyên gặp rất nhiều vàng hờ phát sáng,chúng tỏa ra ánh hào quang ngút ngàn vào giờ giấc đêm khuya,kéo chày kéo cối dàn ngang bay lơ lửng trên ko thành hàng,nhìn đám Vàng hời ấy ko khác nào bày vịt đang tung tăng nối đuôi nhau bơi trên nước.
Người thời đó.
Họ đặt cho thứ vàng biết kéo nhau đi ăn đêm ấy cái tên gọi là Vàng Hời vì nó xuất phát cũng bởi từ câu chuyện riêng mà các bô lão trong làng thường kể lại. Nhìn số vàng biết đi đa số ai cũng ham muốn sỡ hữu lắm nhưng chẳng mấy ai trên đời khi tận mắt chứng kiến thấy lại tự tay bắt lấy được vô số thứ quý báu đắt giá ấy bao giờ.
Bởi nghe đâu người xưa kể,muốn sỡ hữu được vàng Chămpa thì người sỡ hữu phải có duyên với nó. Được linh hồn ẩn ngụ trong đám vàng có cảm tình họ mới ban phát cho sự giàu có mà bắt lấy giá trị thực từ chúng.
Mảnh đất hiện tại ở làng Đồi Nổi,nó chính là mảnh đất mà biết bao mạng người Chămpa từng bám trụ khi xưa khai hoang sinh sống trong một khoản thời gian dài.
Bà Hậu còn nhớ,năm bà lên tám gia đình bà bắt đầu dọn tới khu đất hoang này sinh sống. Cha mẹ bà mua nó từ tay một người lai sinh ra từ hai vợ chồng giữa gốc Kinh và gốc Chăm. Giá đất ông già ấy để lại cho cha mẹ bà bán mà cứ như cho. Bà chẳng hiểu sao nó rẻ tới thế,nhưng cho tới sau này khi trưởng thành dần dà hiểu chuyện bà Hậu rõ hết rằng tại sao mảnh đất bà sinh sống nó lại ít có giá trị bán rẻ cứ như cho tới vậy.
- Tâm ơi,giá tỏi năm nay sao rồi con? Con Thu nó mua đội giá lên hơn chưa? Hay giá vẫn dặm chân tại chỗ? Bà Hậu vừa gặng giọng kêu thật to rồi đặt câu hỏi với thằng con trai bà,khi bà thấy anh ta đang ì ạch đẩy chiếc xe rùa chở toàn phân trên đó tới gần chỗ bà.
Hai tay Tâm vẫn giữ vững thao tác rưới phân vào nước rồi rải đều nước ấy vào các loại cây hoa màu vợ chồng anh ta đang trồng trọt. Tay thì làm còn Miệng anh ta trả lời bà Hậu với chất giọng buồn trầm.
- Rớt giá nữa rồi mẹ ạ. Haizz, thiệt chẳng thể hiểu ra làm sao mà mỗi khi vợ chồng con trồng tới lúc thu hoạch thì thương lái người ta mua lại rớt giá thảm hại. Con đang rầu rĩ trong người quá mẹ ơi.
Mặt bà Hậu xịu xuống,nhìn thằng con trai cả mà nước mắt lưng tròng muốn chảy dài. Thật ra trong mấy đứa con bà Hậu, Tâm là đứa con trai trưởng lớn nhất,sau anh còn có hai đứa con trai thứ và một đứa con gái út của bà. Cả bốn người con ai nấy cũng đều lập gia đình hết cả. Nhưng nhìn về hình dáng gầy gò khắc khổ của Tâm bà Hậu ko khỏi bận tâm ủ rũ trong lòng. Bà thở dài trong làn hơi mệt mỏi,ko một chút hi vọng ở tương lai.
- Trời,bây nói thế thì chắc sắp tới là tiêu cả đám gia đình mình rồi. Bởi vụ này mấy mẹ con ai cũng trồng tỏi còn gì. Ôi,trời ơi,trời ơi là trời,ông ác chi mà ác dữ thế,mấy mẹ con chúng tôi cả ngày cày bừa cực khổ,dù nắng cháy muốn đốt da người chúng tôi vẫn gắng còng lưng bán mặt cho đất bán lưng cho trời làm lụng vất vả. Thế mà tại sao bao nhiêu năm qua mẹ con nhà tôi toàn mất mùa,mất hết trắng cả. Tại sao thế hả trời ơi là trời.
Bà Hậu đứng như trời tròng chả thiết tha gì cái nghề nông thất bát khi ấy,dưới cái tiết trời rực lỡ chảy mỡ hết da.
- Rào...rào...rì...rào....
Một cơn mưa tầm tã vừa bất ngờ đổ ập xuống giữa trời trưa. Rõ khi nhìn lên trời,chẳng hề có một báo động nào cho trận mưa bất chợt thế mà cơn mửa đổ ập trông tầm tã làm sao. Người dân ở đấy cứ gặp mưa là như mèo gặp mỡ,họ lâng lâng vui sướng trong người khó gì diễn tả nổi cảm giác mừng rơn đó. Nhưng khó ngờ,tâm trạng bà Hậu hôm nay lại buồn vời vợi chẳng được mấy vui. Chắc có lẽ là do hôm nay bà nghe con trai báo việc mất giá hoa màu trong khi được sản lượng mùa trong công việc trồng trọt lâu nay.
Giờ bà Hậu đưa bước chân khẽ đặt ra trước vườn ổ qua mà bà mới trồng ít tháng trước. Sau cơn mưa ngọn cành lá ổ qua cứ tua tủa nhú ra xanh mươn mướt nhìn mát hết mắt người.
Đang lúi húi dưới giàn ổ quả xem qua loa trái chi chít mọc xanh um rười rượi. Bất chợt có thứ gì đó sột soạt ngay bên tai. Bà Hậu nhanh chóng nhìn tới chỗ phát ra âm thanh dị kì đó. Trước mắt bà là một con rắn rất dài nó có màu vô cùng sặc sỡ đỏ lòe lẹt bông đen bông đỏ lườn khắp thân. Bà Hậu hết cả hồn nhảy thụt lùi tránh xa nơi con rắn bị dính chặt trên giàn cây hoa màu,Con rắn nhìn bà với điệu bộ rất lạ,ánh mắt nó buồn hiu kiểu như mong muốn sự cầu cứu từ bà.
Đằng xa xa,có bước chân dồn dập chạy thục mang tới. Tiếng hét nghe inh ỏi chói tai từ miệng người thanh niên đang tức tốc hối hả chạy .
- Mẹ,mau tránh xa con rắn đó. Nó là rắn độc lắm chứ ko phải loại rắn thường. Nó cắn một phát là chết tươi tại chỗ đấy chứ đùa đâu. Đó là giọng nói của người con trai thứ hai của bà Hậu tên Tư.anh ta từ đằng xa xa chạy tới,và trên tay đang cầm một cái lưỡi liềm bén ngoắt. Đó vốn là phương tiện dùng để cắt cỏ cho bò ăn.