Cô không quen nhìn những người đàn ông là đầu bếp nên thấy ngại ngại. Cô nhìn qua Hiệu Nghiêm, thấy anh ta tỉnh bơ như đó là chuyện thươn`g, nên nén lại không hỏi.
Thúy Văn đến đứng gần ông ta, nhìn ông ta chiên trứng. Cô hỏi nhỏ nhẹ:
- Cái này có phải chia ra từng phần không hả chú?
- Có chứ, cô.
- Thế trong nhà có mấy người tất cả?
- Năm người.
“Ai mà nhiều thế nhỉ?” Thúy Văn nghĩ thầm một cách ngạc nhiên. Nhưng cô không hỏi, chỉ đến lấy đĩa gắp trứng ra. Người đàn ông nói vừa nghiêm nhghị vừa hoảng hốt:
- Cô cứ để tôi làm, cô đừng làm vậy.
- Không sao đâu, con thích làm mấy cái này lắm. Thế ở nhà chỉ có mình chú nấu nướng thôi à?
- Vâng.
Ngay lúc đó, một cô bé đẩy cửa bước vào, nói như hối thúc:
- Xong chưa chú Ba, con trễ giờ rôi` nè.
Hiệu Nghiêm ngẩng lên:
- Chờ một chút, sáng nay chú ấy phải dọn dẹp những thứ tối qua nên làm hơi trễ, chưa tới giờ đâu.
Thúy Văn lấy bánh mì đặt ra đĩa, rồi mang qua bàn. Cô cười làm quen với cô bé. Cô nhỏ chống cằm nhìn lại cô, rồi buột miệng:
- Sao chị dậy sớm thế?
Thúy Văn ngạc nhiên:
- Gần bảy giờ rồi, đâu có sớm.
- Em nghĩ chị ngủ đến tám giờ mới thức. Chị dâu của nhỏ bạn em như thế đấy, người ta bảo ai là cô dâu cũng mệt hết.
- Nhưng chi, không thấy mệt, nếu không dậy sớm thì làm sao chị gặp đuợc em, đúng không? Em tên gì vậy?
- Ủa, chị không biết tên em thật hả? Còn em thì biết tên chị lâu rồị
Thúy Văn làm thinh, cô chợt hối hận vì đã hỏi như vậy, Thật là bất lịch sự và vô tâm. Nhưng đúng ra đây là lỗi của Hiệu Nghiêm, anh ta chẳng khi nào đưa cô vê` nhà, cũng không kể tí gì về gia đình anh ta, làm sao mà cô biết được.
Tự nhiên cô thở dài, và tự nhủ trên đời này chỉ có cô và Hiệu Nghiêm là cặp vợ chồng nhạt nhẽo nhất, thậm chí người nhà của nhau cũng không biết hết, vậy thì biết được cái gì?
Hiệu Nghiêm hình như cũng có tâm trạng như cô. Anh ta bỏ tờ báo xuống, ngước lên:
- Cứ gọi nó là bé Hân.
Ngay lúc đó, một cô gái lớn hơn và một thanh niêm khoảng bằng tuổi Thúy Văn bước vào, cả hai ngồi vào bàn và nhìn thoáng qua cô:
- Chào chị.
Thúy Văn cười đáp lại chứ không hỏi gì. Cô sợ sẽ bị hớ như lúc nãy mặc dù cô rất muốn biết tên hai người em chồng này. Cả hai đều ít nói chứ không hồn nhiên như cô bé tên Hân, và chắc không phải là dễ chịu.
Mọi người im lặng ăn. Hình như có mặt Thúy Văn nên không khí không được tự nhiên như bình thường. Chỉ có bé Hân là nói luyến thoắng với Thúy Văn, hình như cô nhỏ không quên đưọc chuyện lúc nãy:
- Bộ chị không biết tên em thật hả chị Văn?
Thúy Văn hơi lúng túng:
- Ờ, … chị biết chứ.
- Thế sao lúc nãy chị hỏi em tên em? Rõ ràng là chị không biết.
Hiệu Nghiêm nói át đi:
- Ăn đi Hân, trễ là anh không đợi đâu đấy.
- Vâng.
Cô nhỏ im lặng ăn nhưng một lát sau lại lên tiếng:
- Lát nữa chị có đi làm không chị Văn?
Thúy Văn đưa ánh mắt nhìn Hiệu Nghiêm, anh hơi cau mày:
- Em hỏi nhiều quá đó Hân, chị ấy sẽ ở nhà một thời gian sau đó mới đi làm. Ăn nhanh đi.
- Vâng, thế anh chị có đi chơi ở đâu không? Bạn em nói anh chị nó đám cưới xong đi chơi một tuần, chị dâu nó mua cho nó nhiều quà lắm. Nếu anh chị đi thì nhớ mua nhiều quà cho em nghe chị Văn.
- Ừ, nếu có dịp chị sẽ mua.
Thục Linh lên tiếng:
- Ðủ rồi Hân, tối ngày cứ vòi vĩnh. Cấm em không được đòi quà chị Văn nghe không?
Cô bé chưa kịp phản đối thì Hiệu Nghiêm đã đứng dậy:
- Lên lấy căp đi, anh đợi ngoài xe đấy. Nhanh lên!
- Vâng.
Cô nhỏ uống vội ngụm nước, rồi đâỷ ghế đứng lên:
- Em đi nhé hai chị, em đi nha anh Ba.
Cô bé chạy biến ra ngoài. Còn lại ba người, không khí trở nên trầm lắng đi. Thục Linh quay lại nhìn Thúy Văn:’
- Anh Hai không đưa chị đi chơi đâu à?
Thúy Văn mỉm cười:
- Công việc nhiều quá nên chị không muốnlàm phiên ảnh.
- Nhưng đó là quy luật, chị có quyền yêu cầu mà.
- Chị không đòi hỏi gì cả, bận công việc như vậy, đi chơi cũng không vui gì đâu.
Thục Linh có vẻ suy nghĩ, nhưng không noi gì. Một lát sau cô nói một cách tư lự:
- Em hy vọng là chị sẽ sống hòa hợp với nhà em. Thật ra, nếu có một người khác ý, không khí sẽ nặng nề lắm.
Thúy Văn gật đầu:
- Chị hiểu, thật ra chi không như anh Hai em nghĩ đâu, chị nói thật.
- Em cũng mong như vậy.
Thục Linh nhẹ nhàng đứng lên, rồi như nhớ ra, cô lại ngồi xuống:
- Lúc nãy em nghe anh Hai nói chị sẽ không đi làm, chị nghỉ luôn hay chỉ thời gian đầu?
- Chị sẽ tìm chỗ khác làm, vì anh anh muốn vậy.
- Thật à? Sao mà …
Cô như nghĩ ra điều gì rất tế nhị nên không hỏi nữa, chỉ quay qua nhìn Tuấn Phong:
- Sáng nay em không đi làm sao?
- Có chứ, hôm nay em đi xuống tỉnh, có lẽ chiều tối mới về nhà, ở nhà đừng chờ em nhé.
- Ði một mình hay đi với ai?
- Với vài người trong công ty.
- Nhớ tranh thủ về sớm đấy.
- Dạ.
Cả hai đứng lên, rời khỏi phòng. Thúy Văn phụ dẹp bàn ăn, trong đầu nghĩ ngợi lẩn thẩn. Cô rất ngạc nhiên khi gia đình Hiệu Nghiêm nề nếp và quan tâm lẫn nhau như vậy. Nhà cô chỉ có hai chị em mà mỗi người là một thế giới riêng. Nhà Hiệu Nghiêm có vẻ vui hơn nhiều.
Một điều làm cô thấy nhẹ lòng là ở đây không có ai khó khăn, trừ Hiệu Nghiêm. Nhưng cô không thấy như vậy là nặng nề lắm. Cô đã chịu đưụng dược anh tatrong công ty thì ở nhà có chịu đựng hơn nữa cũng không sao.
Ăn sáng xong, Thúy Văn đâm ra chẳng biết làm gì. Cô đi lên lầu, tò mò nhìn qua các phòng. Ðối diện với phòng cô là phòng bé Hân, kế bên là của Thục Linh. Cô ta có vẻ rất ngăn nắp và có khiếu thẩm mỹ cao. Ðặc biệt treo rất nhiều tranh. Trong khi bên bé Hân lại toàn là búp bê. Cô bé chỉ chăm sóc cho búp bê của mình, còn lại thì sách vở và quần áo vương vãi lung tung.
Thúy Văn ngồi xuống, tẩn mẩn sắp xếp lại các thứ rô`i về phòng mình. Cô nhìn lên đồng hồ, vẫn còn sớm chán. Cô nghĩ nếu cứ rảnh rỗi như thế này chắc chán đến chết mất. Ðúng là Hiệu Nghiêm đã giam lỏng cô. Chớ tự do kiểu này chịu sao cho nổi.
Cô thay đồ đi ra ngoài đường và suốt buổi sáng cô đi loanh quanh trong chợ mua đồ trang trí lại căn phòng.
Buổi chiều khi Hiệu Nghiêm về, trong phòng đã thay đổi hẳn. Từ màn cửa đến tấm dra đều là màu hồng. Màn cửa bằng loại tuyn mỏnh nhìn tha thướt và làm căn phòng dịu mắt hẳn đi. Trên giường cô lại chất đến ba bốn thứ vừa búp bê vừa gấu bông. Nó mang nét nữ tính chư không đơn điệu như cách trang hoàng của Hiệu Nghiêm.
Anh nhìn mọi thứ trong phòng bằng con mắt bàng quang. Anh không hề bực mình vì sự thay đổi tự nhiên của Thúy Văn. Cũng không tán thành việc cô đã chất quá nhiêù thứ lỉnh kỉnh trên giường. Hình như anh muốn để mặc cho Thúy Văn muốn làm gì thì lam. Nhưng cái nhìn cua anh làm Thúy Văn hoang mang. Cô hỏi một cách ái ngại:
- Tôi trang trí thế này có làm phiền anh không?
- Không. Nhưng tại sao phải đổi, cô không vừa ý căn phòng này à?
- Tôi không thích, nó đơn điệu quạ, Xin lỗi vì đã làm mà không hỏi anh trước, nhưng tại tôi quên.
- Tôi không quan tâm, cô muốn sửa thêé nà là tùy cô.
Thúy Văn thở nhẹ một cách dễ chịu. Ít ra anh ta phải tỏ ra mình là người đàn ông chứ, những chuyện thế này mà cũng khó khăn thì đem anh ta đi câu sấu cho rồi.
Buổi tối anh ta cũng cách ly cô như đêm đầu tiên. Và Thúy Văn cũng không còn sợ phải mất tự do nữa, dần dần cô xem việc anh ta ngủ nơi khác là hiển nhiên. Như thế không ai xâm phạm đến ai.
Nhưng mọi chuyện không đơn giản như cô nghĩ. Sáng nay, khi đang ăn bé Hân chợt lên tiếng:
- Anh Hai này, tại sao anh không ngủ chung với chị Văn? Tối nào emcũng thấy anh ngủ ở phòng khác, sao lạ thế? Không phải vợ chồn glà phải ngủ chung sao?
Trong phòng chợt lặng tanh. Mọi người bị bất ngờ không sao bịt miệng được con bé. Mặt Thúy Văn đỏ bừng vì xấu hổ. Cô bị quê với Tuấn Phong và Thục Linh đến dở khoc dở cười. Và vì quê, cô đâm ra giận sự ngô nghê của cô bé. Cô đứng dậy bỏ ra khỏi phòng mà không ý thức được mình đang làm gì.
Qua phút đột ngột, Thục Linh lập tức quá mắng bé Hân:
- Con nít biết chuyện gì của người lớn. Sao em ăn nói lung tung vậy?
Bé Hân ngơ ngác vì bỗng nhiên bị mắng/. Cô bé cố cãi lại:
- Nhưng em có nói gì bậy đâu, tại tối nào em cũng thấy anh Hai cầm mền gối ra khỏi phòng mà.
- Thấy thì thấy nhưng không được hỏi.
Hiệu Nghiêm khoát tay:
- Ðừng la nó, con nít không biết gì đâu.
Anh quay lại bé Hân:
- Tại anh phải làm việc đến khuya, nên anh ngủ ở đó luôn cho tiện. Hiểu không?
- Chứ không phải anh và chị ấy ghét nhau à? Hay là chị ấy đuổi anh?
- Không có đuổi, cũng không ghét nhau. Mà vì phải thức làm công viêc. Ở đâu tiện thì ngủ. Mai mốt em đừng hỏi như vậy nữa nhé.
Cách giải thích như vậy lập tức thuyết phục được cô bé ngay. Và nó không hỏi gì nữa. Nhưng đó chỉ là thuyết phục con nít, với người lớn thì không. Tuấn Phong và Thục Linh vừa thấy buồn cười, vừa coi sự viêc là nghiêm trọng. Tuấn Phong chỉ tiếp tục ăn không nói gì, nhưng Thục Linh thì thấy hơi ngại. Cô cúi mặt xuống cố nín cười rồi ngẩng lên nói nghiêm chỉnh:
- Anh Hai này, em thấy.. em thấy anh không nên đối xử cách biệt với chị ấy như vậy.. Nếu anh Bình mà đối với em như vậy em buồn lắm.
- Anh biết.
Hiệu Nghiêm buông một tiếng ngắn gọn. Anh ngồi yêu tư lự một lát, rồi quay qua bé Hân:
- Hân này, chuyện em hỏi lúc nãy, đừng bao giờ em kể cho ai nghe, nhớ không? Tuyệt đối không kể với ai, kể cả bác Tư, hiểu chưa?
- Sao vậy anh Hai?
- À.. ờ.. Vì như vậy người ta sẽ ghét anh.
Cô bé lập tức gật đầu:
- Vâng, vâng, em sẽ không nói cho ai hết, kể cả bạn em, em cũng không kể luôn.
- Vậy thì tốt, em ngoan lắm.
Thục Linh dặn thêm:
- Và nhớ là không được kể với chị Văn về chị Oanh, nhớ chưa, em mà kể thì chị Văn sẽ ghét anh Hai mình đấy.
- Vâng, em nhớ rồi, mấy lần nói chuyện với chị Văn em đâu có kể, chị ấy không biết gì đâu.
- Vậy là giỏi.
Bé Hân lại múc súp ăn. Chợt nhớo ra, con bé tỏ vẻ hoang mang:
- Anh Hai ơi, em nói như vậy chị Văn ghét em rồi phải không? Sao chị ấy bỏ đi như vậy?
Thục Linh hớt ngang:
- Tại chị ấy mắc cỡ đấy, mai mốt em nhớ đừng hỏi như vậy nữa nghe chưa.
Vừa nói cô vừa giấu mặt chỗ khác giấu nụ cười. Cách hỏi ngây ngô của con bé không làm sao mà nín cười được. Ðúng là con nít/
Hiệu Nghiêm đi lên phòng lấy cặp. Anh thấy Thúy Văn đang ngồi ở góc phòng đọc sách. Anh lấy vẻ tự nhiên, nói mà không nhìn cô:
- Bé Hân còn con nít lắm, hy vọng cô không chấp nhặt nó.
- Tôi không nghĩ gì cả.
Cô nói mà mắt không rời quyển sách. Hiệu Nghiêm cũng không nói gì thêm nữa, anh đi ra khỏi phòng va` xuốgn sân. Bé Hân đang đợi anh trong xe. Con bé đã quên hẳn chuyện lúc nãy và nói huyen thuyên những chuyện trong lớp nó. Hiệu Nghiêm nghe một cách lơ đãng, đầu óc anh vẫn còn nghĩ chuyện vừa rồi. Quả thật anh cũng bị bất ngờ khi chuyẹn riêng bị phát hiện. Ðể cho một đứa con nít biết có nghĩa là cả xóm cũng biết. Nếu bé Hân đi kể lung tung thì thật chẳng ra làm sao. Anh không sợ ông Nhị biết, nhưng không thích như vậy.