• Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Nhấn nút replay đoạn video lên 1 lần nữa, Vũ Dương căng thẳng nhìn vào màn hình máy tính. Những con người trên đó lại chuyển động. Rồi ông Hưng ngã xuống. Rồi bà An định lao tới thì ông Hưng ngăn lại. Và cuối cùng là..

Không biết đã là lần thứ mấy chàng bác sĩ pháp y xem đoạn video kia. Xem đến nỗi Vũ Dương đã thuộc làu những tình tiết của đoạn video nhưng không hiểu sao anh vẫn muốn xem lại. Ông Quốc cầm ly nước rỗng đi ngang qua bàn ăn, nhìn thấy con trai cứ liên tục coi đi coi lại 1 đoạn video không lời thì lập tức sinh nghi.

Người cha đơn thân đó vội rón rén bước chân để tới gần hơn với cái màn hình vi tính. Nhưng thứ đập vào mắt đã làm ông phải buông ra 1 tiếng thở dài. Ông Quốc vò đầu bứt tai chính mình. Ông than vãn.

- Trịnh Vũ Dương ơi là Trịnh Vũ Dương! Thà mày coi phim sẹc thì đời tao còn chút hi vọng bế cháu. Chứ ai đời đêm khuya thế này mà mày lại xem video bắn giết thì thôi xong rồi con à.

- Ba thiệt tình đó!

Bị ông Quốc phá bĩnh, Trịnh Vũ Dương chỉ còn biết lắc đầu ngao ngán mà gấp máy tính xách tay của mình lại. Mắt thấy thằng con chuẩn bị rời đi, ông Quốc vội vàng lao đến ngán đường.

- Cái thằng ranh này! Nuôi mày từ trong miếng giẻ nuôi ra ra mà mày nỡ đối xử với tao như vậy hả?

- Cái gì mà nỡ đối xử chớ? Chẳng qua là khuya rồi. Con lên phòng đi ngủ thôi mà.

- Ngủ cái gì chớ?

Ông Quốc nhìn lom lom vào cái máy tính xách tay của Vũ Dương.

- Nãy ba thấy mày đang coi đoạn phim của camera an ninh hả? Vụ án nào vậy? Mà ba nhớ mày là pháp y mà, sao lại coi cái thể loại ấy làm gì? Bộ nay chuyển qua làm cảnh sát điều tra rồi hả?

- Trời ơi! Ba nói nhiều quá đi! Dáng vẻ đạo mạo thường ngày của bác sĩ Quốc đâu rồi.

- Bộ mày không biết ba mày xưa nay vừa nhây vừa cả rỡn hả? Chỉ là với bệnh nhân thì phải gồng ra vẻ nghiêm túc để lấy lòng tin và sự yên tâm thôi.

Vừa nói ông Quốc vừa vươn tay đoạt lấy cái máy tính mà con trai ông đang kẹp ở nách. Bên kia vì biết ba sẽ chẳng buông tha cho mình, nên Vũ Dương mặc kệ.

Ông Quốc sau 1 hồi loay hoay cũng mở được đoạn video kia lên. Nhưng những hình ảnh đầu tiên vừa đập vào trong mắt thì ông Quốc đã kêu lên.

- Là chuyện của nhà bà Hai Phụng sao? Không phải đã kết thúc bằng kết luận là bà Hứa Kim Duyên tự tử và thi thể cũng đã được bàn giao về cho gia đình rồi ư?

- Đúng là thi thể thi đã được bàn giao về gia đình. Nhưng chuyện kết luận bà Duyên tự tử thì chưa.

Đang tập trung nhìn vào màn hình vi tính, ông Quốc bị câu nói của con trai làm cho ngơ ngác.



Nhấn nút dừng đoạn video, ông Quốc ngẩng đầu nghi hoặc nhìn Vũ Dương.

- Chuyện kết luận bà Duyên tự tử thì chưa? Sao có chuyện lạ lùng như thế chớ? Này nhé, vụ việc cũng đã xảy ra được hơn 15 ngày, đoạn video này và lời khai của mọi người đều cho thấy là bà ta tự tử kia mà. Sao lại không đưa ra kết luận cuối cùng đi? Hay cảnh sát bọn con chờ bà ta sống dậy và nói là: Ồ, là tôi tự tử thật đấy! Là tôi tự bắn vào đầu thật đấy các đồng chí cảnh sát à.

- Coi ba kìa! Người nhà họ không lên tiếng thì thôi. Ba chỉ là người ngoài, mắc gì mà phải xoắn lên như vậy chớ. Hay ba có ý gì với bà Duyên?

- Tổ cha mày! Tao là tao đang đại diện nhân dân lên tiếng đó. Hay tụi bây muốn gi?

Thở hắt ra 1 tiếng, Vũ Dương đem li nước mát đặt tới trước mặt ông Quốc. Chàng pháp y mang quân hàm Đại úy vươn tay day day mi tâm của mình.

- Muốn gì là muốn gì? Chính bọn con cũng muốn nhanh kết thúc vụ án để đóng hồ sơ. Nhưng có 2 vấn đề mà tụi con chưa giải quyết được, nên vẫn chưa thể kết thúc vụ án và đóng hồ sơ được.

Dừng lại để liếc nhìn gương mặt đầy sự chờ đợi của ba mình, Vũ Dương thở hắt lần nữa rồi tiếp.

- Vấn đề thứ nhất là khẩu súng đó đã qua sử dụng chứ không phải mới mua.

- Cái này thì dễ. Bà Duyên đó có lẽ đã mua nó từ trước, rồi đi đâu đó tập bắng đùng đùng và sau đấy là bắn thật trên người ông anh trai mình. Ấy mà khoan.

Nhận ra điểm bất hợp lý trong câu nói của mình, ông Quốc lập tức dừng lại. Sau khi xâu chuỗi vài sự kiện vụn vặt, mà ông biết về bà Duyên để đưa ra lập luận hợp lý hơn, thì ông Quốc đã không kiềm được đã thốt lên.

- Cái đó.. cái đó.. Bà ta mới trở về từ Đức có 10 ngày. 1 khẩu súng SVN-88 thuần Việt Nam thì không thể xuất hiện ở Đức được.

Nhìn thấy cái gật đầu của thằng con trai, ông Quốc tiếp tục vận dụng trí thông minh của mình.

- Nhưng cũng có thể bà Duyên đã mua súng cũ của ai đó thì sao? Đâu phải cứ mua thì sẽ mua được hàng mới, thỉnh thoảng ba mày vẫn mua hàng second hand đó thôi.

- Nhưng mua của ai? Ai đã tiếp tay cho bà ta tự tử?

- Cái này dễ ợt. Bị nhốt trong nhà 10 ngày thì đương nhiên sẽ cắm mặt vào điện thoại..

Dừng câu nói của mình lại vì không thấy con trai nói năng gì, ông Quốc đâm ra lo lắng. Người bác sĩ luống tuổi nhìn lom lom vào mặt Vũ Dương mà thận trọng hỏi.

- Không lẽ không tìm thấy điện thoại của bà Duyên?

Và không đợi đối phương gật đầu thì ông Quốc đã tiếp.

- Vậy thì đúng là có chuyện rồi. Rõ ràng kẻ bán súng kia cho bà Duyên đã dự trù từ trước nên mới đem điện thoại của bà ấy giấu đi. Sợ cảnh sát tìm thấy thì sẽ ghép tội tàng trữ vũ khí và tiếp tay giết người cho hắn đây mà.

- Đúng vậy. Và hắn phải là một kẻ trong gia đình. Nhưng hắn là ai? Vì chưa biết kẻ đó là ai nên cảnh sát tụi con mới chưa thể kết thúc án được. Hắn là ai?

Bộ dạng trầm tư lo lắng của Vũ Dương khiến cho người làm ba như ông Quốc thấy không đành. Ông căng thẳng day day mi tâm, chợt 1 đoạn kí ức chạy ngang qua đại não khiến vị bác sĩ đã có tuổi thốt ra 1 cái tên.

- Trần Trọng Quyền! Chắc chắn là ông ấy chứ không thể là ai khác được. Con nghĩ xem. Là chồng nè, lại còn sinh hoạt, ăn ngủ trong cùng một căn phòng, nên nếu không phải là ông ấy thì ba cũng không nghĩ được ai khác. Với hành động của ông ta rất là kì cục nha. Đó, cái hôm ấy bóp cổ con bé Lan đó, con nhớ không? Rõ ràng là cái điện thoại của ông ta, ông ta bỏ nó ngay ngắn ở giữa tủ đầu giường thì mắc chi phải lục tung tủ đồ của bà Duyên để tìm nó. Con thấy có đúng không?

- Bà phân tích không sai? Bởi ngay trong cái việc là ông ta ở chung phòng với bà Duyên mà nói không biết bà ấy có súng đã là điều lạ rồi. Nhưng cái gì cũng có lí do cả.

Vũ Dương kể cho ông Quốc về những gì mà mình đã điều tra được về ông Quyền.

- Bỏ vợ con để theo bà Duyên khi đứa con trai chỉ mới hơn 8 tuổi. Giờ trở về Việt Nam đứa trẻ đó đã 14 tuôi nên ông Quyền muốn có trách nhiệm với con. Vì ý nghĩ đó nên ông Quyền đã yêu cầu bà Duyên cho ông đón con trai đến ở cùng khi họ được bà Phụng cho mảnh đất ở chợ kia.

- Là mảnh đất mà bà Phụng đang cho vợ chồng ông Hưng mượn để làm chỗ buôn bán? Vậy bà Duyên có đồng ý không?



Vũ Dương lắc đầu thay câu trả lời. Chàng pháp y nói bằng giọng chán nản.

- Đó là lí do tại sao mà dù ở chung trong 1 phòng nhưng họ không nói chuyện. Và ông Quyền cũng không biết bà Duyên đã làm những gì.

- Đã xác minh chưa? Về con trai của ông Quyền đó? Nó có biết chuyện cha nó muốn nó về ở cùng?

- Rồi. Đã xác minh. Vì trùng khớp lời khai và cũng không tìm thấy điện thoại của bà Duyên trong tư trang của ông Quyền nên tụi con đành phải tạm thời loại ông ta khỏi diện tình nghi.

Ông Quốc nghe con trai nói mà lông mày khẽ cau lại. Có lẽ ông cũng đã bị rối não như Vũ Dương. Day day mi tâm 1 hồi, ông Quốc cảm thấy tay chân thừa thãi nên đã bấm nút play của đoạn video để xem tiếp.

Vẫn là những con người đó, vẫn là thứ tự người này đi lên người kia đi xuống đó. Vì đã thuộc làu đoạn video nên Vũ Dương quyết định đứng dậy để làm điếu thuốc. Nhưng khi vừa quay đi anh đã phải khựng lại.

Ông Quốc đang chăm chú xem thì đột ngột bấm dừng làm Vũ Dương không khỏi tò mò. Anh hết nhìn vào màn hình rồi lại nhìn ông Quốc.

- Có gì hả? Ba phát hiện được gì hả?

- Không có. Nhưng người này là ai vậy? Ba tới đây thăm bệnh cho bà Phụng thường xuyên, nhưng có gặp người này đâu.

- À.

Nhìn vào màn hình máy tính chỗ ông Quốc chỉ. Vũ Dương nói:

- Là 1 trong 2 người giúp việc của bà Phụng đó. Tên gì ta? Năm Lửng.. bà Năm Lửng. Cái tên Năm Lửng nghe buồn cười và lạ tai phải không? Chẳng biết là ai đặt cho hay bà ấy tự đặt cho mình nữa. Nhưng tên thật của bà ấy là Lê Thị Ngọc Anh đó ba.

Nói đến đây, Vũ Dương hình như nhớ ra điều gì đó. Anh vỗ vỗ vai ông Quốc.

- Mà con nhớ là hôm nay ba có hẹn thăm bệnh cho bà Phụng mà. Với xem qua vết thương của cô Nhi và Huệ Lan mà.

- Không đi nữa. Bà Phụng đến trại trẻ mồ côi gì đó về trễ nên đã chuyển lịch sang ngày mai rồi.

Tặc lưỡi 1 cái ngao ngán, ông Quốc mới tiếp.

- Bà Phụng ấy tốt bụng, làm thiện nguyện nhiều nên trời thương mới cho bà ấy gặp được con Huệ Lan. Con bé vừa đẹp người thì chớ, lại còn tốt nết nữa. Thấy mà thương gì đâu ấy.

- Nhưng bà Phụng chưa có chính thức làm giấy tờ nhận nuôi cô bé. Hình như là còn e ngại cô bé sẽ lấy hết tài sản thì phải.

- Cũng không trách bà Phụng được. Bởi dù sao thì Huệ Lan cũng là con nuôi. Xuất thân, cha mẹ con bé không rõ ràng. Mày không biết chớ cha mẹ con Lan vô tình lắm. Bỏ con bé hồi mới lọt lòng luôn, trên người lại chỉ quấn độc 1 cái khăn nên báo hại con nhỏ bị lạnh đến tím tái cả người. Cha mẹ con bé nhẫn tâm như vậy, chỉ sợ con bé nó cũng..

Vũ Dương không cãi lời ba mình. Bởi hơn ai hết thì anh là người học y, anh rành chuyện di truyền hơn tất thảy. Kiểu hình, sở thích, những bệnh tật, và tính cách đứa trẻ sẽ giống cha hoặc mẹ, hoặc giống hết cả hai. Và tỉ lệ đó có thể lên tới 70 – 80%. Còn 20 – 30% còn lại là do ảnh hưởng từ môi trường sống và giáo dục.

Nên nói 1 cách công bằng thì bà Phụng lo sợ cũng có cái lí của bà ấy. Chậm rãi đốt cho mình điếu thuốc, Vũ Dương nhả khói vào màn đêm. Ngoài kia trên bầu trời là 1 vầng trăng tròn vành vạnh. Nó thật xinh đẹp và dịu hiền giống khuôn mặt của ai đó. Ai đó.. Hứa Hà Huệ Lan, cô gái đó liệu có giống cha mẹ mình hoặc đã bị xã hội và giáo dục làm cho khác đi!

Chương 11: Két sắt trống rỗng (tiếp)

#rangchieu

Dạ nhỏ 1 tiếng rồi nhẹ nhàng khép cánh cửa phòng lại, Huệ Lan đứng nhìn 1 lúc thật lâu về phía con gấu bông bự chảng mà hôm trước Kim Phát đã tặng nàng. Đó là món quá xin lỗi của anh chàng để xin lỗi Huệ Lan vì đã đập phá đồ đạc trong phòng nàng.

Hứa Kim Phát giải thích là vì anh ta bị căng thẳng. Căng thẳng vì ở công ty quá nhiều việc. Cũng đúng thôi, bà Duyên chết đã đành, còn kéo theo ông Hưng phải nằm viện. Rồi bà Phụng cũng nằm liệt giường suốt mươi ngày.



Là đứa biết việc nhưng lại chẳng giúp được gì nên khi Kim Phát xin lỗi, Huệ Lan đã không chấp nhặt mà không nói đến chuyện kia nữa. Có điều cũng chưa bao giờ đụng vào con gấu đó. Bước ngang qua tặng phẩm đó, Huệ Lan âm trầm đi tới ban công.

Trăng đêm nay thật đẹp! Từng chùm sáng êm dịu của nó được chị Hằng phân phát cho muôn loài, muôn vạn cỏ cây để ai nấy đang ngắm cũng sẽ cảm thấy an yên thanh tịnh. Nhưng có lẽ Hằng Nga đã quên phân phát sự êm dịu đó cho Huệ Lan, hoặc có lẽ vì những khổ ải, những đớn đau mà Huệ Lan gặp phải quá lớn, nên dù đã được Thượng đế dùng quyền năng đặc biệt nàng cũng vẫn không cảm thấy được sự an yên, thanh tịnh.

Chậm rãi đưa tay lên cần cổ của chính mình, nó đã khôi phục được màu trắng ngần vốn có của nó. Nhưng tận sâu trong tâm can của Huệ Lan, nàng vẫn nhớ như in cảm giác đau đớn đó.

Và mới lúc nãy bà An đã xông tới đòi bóp cổ Huệ Lan 1 lần nữa. Bà ấy tức giận đến mức điên cuồng khi nghe cái tin mẹ nuôi ngày mai sẽ lên phường để hoàn thành thủ tục nhận nuôi nàng.

Bà ấy điên cuông chủi rủa, thóa mạ Huệ Lan và đỉnh điểm là nhào vào tính bóp cổ của Huệ Lan. May sao khi đó chú Quang vẫn chưa có ra nhà xe nên đã lao vào cứu Huệ Lan 1 mạng.

Xoa xoa đôi bàn tay nhỏ nhắn với nhau, Huệ Lan chợt nhớ lại câu chúc mừng của Mẫn Nhi. Chúc mừng Huệ Lan đã chính thức trở thành con nuôi của bà Phụng. Chúc mừng.. thật sự đáng để chúc mừng?

Cảm giác đau đớn tủi thân đè nặng nơi lồng ngực làm nước mắt ở khóe mắt cứ chực tuôn trào. Đến trại trẻ để lấy giấy tờ hoàn tất thủ tục người con nuôi lấy giấy tờ hoặc muốn lần nữa kiểm tra xuất thân của Huệ Lan.

- Còn giấy tờ gì liên quan đến con bé Huệ Lan không?

- Lẽ nào khi nó bị bỏ ở trước trại trẻ, cha mẹ nó không bỏ kèm thứ gì để mai một nhận người sao?

- Được rồi, mai phiền anh cùng tôi lên phường để kiểm tra 1 số giấy tờ.. Đương nhiên rồi, là giấy tờ nhận con nuôi chứ có thể là giấy tờ nào khác được.

Buông ra 1 tiếng thở dài, Huệ Lan phát hiện tay mình đang run lên từng chập. Có lẽ Huệ Lan không thể tá túc ở nơi đây lâu hơn được nữa. Nhưng nàng phải đi đâu? Trở về trại trẻ và bán vé số?

1 nụ cười bất lực hiển hiện trên đôi môi của cô gái trẻ. Cảm giác sợ hãi luôn khiến Huệ Lan nghĩ đến nghề bán vé số đầu tiên. Sợ hãi.. sợ hãi đến mức quên đi mất bản thân đã bao nhiêu tuổi.

Xoay người bước tới cái ba lô mà bản thân hay đeo đến trường, Huệ Lan lấy ra 1 tờ rơi quảng cáo. Nàng lầm nhẩm đọc dòng chữ màu đỏ nổi bần bật ở giữa tờ rơi.

"Hãy cho tôi 1 cọng tóc của ban. Tôi sẽ cho bạn biết bạn đến từ vùng đất nào!"

1 chương trình thu thập AND nhằm tìm kiếm những đứa trẻ bị bắt cóc, đi lạc để trả chúng về cho cha mẹ. Nhưng Huệ Lan đâu có bị bắt cóc hay đi lạc, là nàng bị bỏ rơi kia mà. Huệ Lan đã nói vậy với nhân viên phát tờ rơi. Và được bạn ấy trả lời rằng:

- Nhưng không có ai có thể cấm bạn biết về họ.

Đúng, Huệ lan chỉ là muốn biết họ là ai mà thôi. Nàng chắc chắn sẽ không tới gần, không làm phiền cuộc sống của họ. Chắc chắn là như vậy!

(Hết chương 10)

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website TruyenOnl.COM
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK