Dẫu không thể biết sau đó Sí Thư và Hữu Xương Vương nói gì, song lão ta phát lạnh sống lưng tại chỗ, cảm thấy không ổn.
Hữu Xương Vương cùng lão ta tranh thế, sau khi Sí Thư lên ngôi, ngày càng thêm đề phòng lão, sao lão không biết?
Ở trận chiến Tây quan, Khương Tổ Vọng nguyên soái nước Ngụy chết trận, là chiến quả mà Sí Thư nhiều lần dùng để khích lệ tầng lớp quân sĩ. Nhưng dù rằng tô son trát phấn thế nào, trong lòng kẻ sáng suốt vẫn rõ, đây chính là một trận thảm bại.
Vì cuộc chiến ấy, bọn chúng chẳng những tỉ mỉ bày trận, còn đầu tư quân lực cực lớn. Mục tiêu ban đầu là triệt để xáo trộn toàn bộ kế hoạch của quân Ngụy, dời áp lực của chiến trận từ phương Bắc về Ngụy đô. Nếu thuận lợi, thiết kỵ của bọn chúng thậm chí có thể thẳng tiến ép về Trường An.
Ấy sẽ là chiến quả huy hoàng to lớn bực nào.
Song, kết quả sắp thành lại bại.
Cũng qua trận chiến Tây quan, lão bắt đầu ý thức được chỗ đáng sợ của đối thủ. Năng lực và bản năng phản kích chém giết trong tuyệt địa kia đủ để khiến kẻ địch mạnh mẽ nhất trên đời này cũng run rẩy.
Đội quân đã như vậy, huống chi là Thống soái tối cao. Dù Khương Tổ Vọng chết trận, song không hề bại trận. Mà người kế nhiệm hắn ta, đã dùng cách thay đổi chiến cuộc chứng minh sức mạnh và uy lực mạnh mẽ của ả đối với thuộc hạ kế thừa từ Khương Tổ Vọng.
Với thống soái ấy, đội quân ấy, đủ để phá vỡ bất kì kẻ địch nào.
Lão đã mất lòng tin sau cuộc chiến đó.
Lần này chính lão theo lệnh tới đây, cũng là suy sâu tính kỹ chuyện ứng đối. Dĩ nhiên, lão cũng cất giấu mấy phần tư tâm. Song lão cũng có niềm khó xử riêng mình: Địch thủ làm lão không nhìn thấy chiến thắng chắc chắn, còn Sí Thư, thì không phải là một kẻ có thể để lão yên tâm nghe lệnh.
Địa vị của lão đủ cao, lão không có ý dùng chiến gầy dựng uy vọng nữa.
Trận chiến này nếu thắng, mình không đến mức bị nỗi hiềm khích tích công.
Còn nếu thua – dù không ai dám công khai đề cập đến khả năng ấy, song đã là một vị Vương Bắc Đình chém giết tranh đoạt nửa đời người cả một hoàng triều Trung Nguyên, lão rõ ràng hơn ai hết, gặp đối thủ như Tấn thất là do vận may quá tốt thôi. Mà vận may thì nào luôn tốt như vậy. Một khi mất đi U Yến, hiển nhiên Nam Đô khó giữ. Đến chừng đó, lựa chọn duy nhất còn lại của bọn họ chỉ còn là rời mảnh đất màu mỡ này chạy ra phương Bắc, quay lại Vương Đình ngày xưa. Tới chừng đó, màn tranh đoạt tàn khốc nội bộ chắc chắn trình diễn lần nữa.
Nếu bây giờ lão bảo toàn được thực lực, tương lai còn có đường sống
Đừng nói tiến, dù lùi, cũng đủ để trú đóng ở địa bàn vốn thuộc về mình.
Song lão vạn lần chẳng ngờ, giờ đây tự dưng phát sinh chỗ ngoài dự kiến này.
Là kẻ nào muốn lấy mạng Sí Thư?
Nếu không phải là Hữu Xương Vương, thì lão còn nghĩ tới một khả năng khác, là viên nữ soái nước Ngụy.
Thậm chí, nếu chỉ nhìn từ góc độ được lợi khi Sí Thư bỏ mạng mà nói, so với Hữu Xương Vương thì lão thấy người sau còn có khả năng lớn hơn.
Lão không tin Sí Thư không nghĩ ra điểm này.
Nhưng mà, Hữu Xương Vương sẽ bỏ qua cơ hội công kích mình sao?
Quan trọng nhất là, dù lão có tự biện bạch, Sí Thư thật sự tin tưởng mình sao?
Về mặt này, lão không hề có chút lòng tin nào.
Nhằm đề phòng nhỡ có chuyện, cùng ngày, lão phái thân tín âm thầm chạy tới quận Yến thám thính động tĩnh.
Mới sau hai ngày đã nhận được hồi báo khẩn cấp, rằng Hữu Xương Vương đã dẫn theo đội quân đang lặng lẽ chạy đến đây. Nghe nói, là lấy lý do trước khi tiền phương căng thẳng mà thay quân, điều lão đi quận Yến.
Giữa hai vùng đất, hành quân gấp gáp, chỉ năm sáu ngày sẽ đến. Hiện Hữu Xương Vương đã lên đường, nghĩa là, thời gian còn lại cho chừa mình sẽ ít hơn.
Mục Đáp toát mồ hôi lạnh cả người.
Nếu không phải lão cẩn thận đề phòng từ trước mà tra được tin này, đợi Hữu Xương Vương đuổi tới, nhất định mình sẽ dữ nhiều lành ít.
Lão lập tức triệu thân tín bàn bạc đối sách, cả đám không khỏi lửa giận ngút trời. Có kẻ nói chờ Hữu Xương Vương đến thì g.iết ch.ết. Kẻ khác ác hơn, cổ động lão chiếm lấy Loan Đạo, phá con đường giao thông quan trọng giữa Sí Thư và Nam Đô.
Việc đã đến nước này, Mục Đáp biết mình không còn đường lui.
Chiếu lấy suy nghĩ và lời nói của Sí Thư, sau này cho dù hắn không giết mình, thì mình cũng như tự chặt hai tay.
Còn nếu giết Hữu Xương Vương chiếm cứ Loan Đạo, cũng không khó, nhưng sau đó, khắc phục hậu quả thế nào mới là vấn đề.
Mặc dù ban đầu Sí Thư đồng ý cho mình trú đóng ở Loan Đạo, song đồng thời hắn cũng lệnh cho thân tín Hữu Xương Vương trú ở Nam Đô.
Chiêu này, hẳn là vì đề phòng lão, để lão và Hữu Xương Vương hình thành thế gọng kìm
Nếu mình bạo động ở Loan Đạo, tất nhiên hắn ta sẽ thả quân Ngụy trước, cùng Nam Đô hai đầu giáp công. Như thế thì thế cục sẽ không dễ khống chế.
Giờ đây, lão tiến không thể, ở lại?
Càng không thể!
Một Tả Xương Vương vốn hưởng uy vọng Hoàng đình Bắc Định xưa nay, giờ cũng sứt đầu mẻ trán, như cũng bàng hoàng không còn kế sách, sau khi cân nhắc dao động tới lui, cuối cùng, lão cũng đưa ra quyết định sau cùng.
Phía Khương Hàm Nguyên thám thính động tĩnh chặt chẽ đã nhanh chóng nhận được tin tức.
Dưới bóng đêm che chở, Tả Xương Vương Bắc Địch dẫn thân tín và chủ lực trốn đi trong đêm, rút khỏi vùng đất đóng giữ, lùi về phương Bắc. Phỏng đoán rằng lão định cuốn về Nam Đô, lui về Bắc Đình sớm, mưu đồ cho tương lai.
Kết quả này, làm cô cảm thấy khá bất ngờ.
Cô thiết kế ly gián, đã ngờ rằng Tả Xương Vương và Sí Thư sẽ phát sinh xung đột, nhưng cũng chỉ dừng ở đấy. Cô chỉ cần hai phe không còn đồng lòng đã là có thể tạo cơ hội tốt để mình giành được Loan Đạo.
Không ngờ, Tả Xương Vương bỏ đi đầy dứt khoát!
Hiện giờ Loan Đạo chỉ còn không đến ngàn binh thường trú, phần lớn là binh thứ cấp già yếu phụ trách vận chuyển quân nhu, với binh Tấn chiếm đa số.
Trong khi đó, Hữu Xương Vương tiếp quản Loan Đạo còn chưa tới nơi, chỉ đang ở giữa đường.
Thời cơ tốt ngàn năm một thuở thế này, sao lại bỏ qua.
Hai ngày sau, Hữu Xương Vương chẳng hề hay biết gì dẫn đội quân của mình đuổi tới.
Khi đó, đầy đầu hắn còn đang suy nghĩ làm cách nào thừa dịp Tả Xương Vương chưa sẵn sàng mà khống chế lão, nào ngờ, chờ đợi hắn là một tin tức sấm sét giữa trời quang.
Mấy hôm trước Tả Xương Vương đã chạy trốn, nữ soái nước Ngụy dẫn binh mai phục gần đó xuất hiện, gần như không gặp phải bất kỳ kháng cự nào, toàn bộ lính phòng giữ đầu hàng, để cô ta không cần tốn nhiều sức mà chiếm giữ Loan Đạo.
Không chỉ thế, Hữu Xương Vương không chút phòng bị còn bị trúng mai phục ở trước Loan Đạo. Nếu không có thân vệ bên cạnh liều chết chống cự, giết ra một đường máu, đến chính hắn cũng phải táng thân nơi đây. Hắn mang theo tàn binh, hốt hoảng trốn về quận Yến.
Chủ mưu ám sát ngày ấy, ngoài Tả Xương Vương, Sí Thư đã từng nghĩ tới, có thể là đối địch của gã, là bút tích của cô ả nước Ngụy kia.
Nhưng là Loan Đạo quá quan trọng.
Nếu không có Loan Đạo, giữa quận Yến và Nam Đô muốn giao thông qua lại nhất định phải vòng qua vùng núi đồi. Chưa đến một tháng chắc chắn không tới. Hơn nữa, trên đường còn phải đề phòng bị địch tập kích.
Điều gã lo lắng, nhỡ đó là hành vi của Tả Xương Vương thì Loan Đạo sẽ trở thành khúc xương sườn mềm của mình để Tả Xương Vương uy hiếp, cho nên mới phái Hữu Xương Vương đến khống chế.
Giờ thì đã rõ! Là kế ly gián của ả nước Ngụy kia!
Gã đã bị lừa.
Mà khiến gã tức đến muốn hộc máu, đó là khi gã phái người đi bắt tên Lý Nhân Ngọc người Tấn vô cùng có khả năng tư thông với nước Ngụy kia, hắn ta đã dẫn già trẻ cả nhà trốn đến tám Bộ.
Sau cơn cuồng nộ, gã tỉnh táo lại, biết chắc chắn phải thừa lúc cục diện hoàn toàn mất khống chế phải bằng mọi cách đoạt lại Loan Đạo. Nếu không, không những mưu đồ kéo chân chết quân Ngụy thất bại hoàn toàn, mà kẻ bị kéo chết e sẽ là chính mình.
Bảy ngày sau, khi Sí Thư đích thân dẫn binh đánh tới, Khương Hàm Nguyên đã tập trung hỏa lực ở trên đường dẫn tới Loan Đạo, chậm rãi chờ đợi.
Trên cánh cổng thành cao lớn đang đóng, cờ xí đón gió phần phật, tướng sĩ xếp thành hàng bố ráp cung tên mạnh mẽ trên lỗ châu mai, như một sợi dây dài.
Cô đứng ngay trên đầu tường cánh cổng, trên cao nhìn xuống, nắng trưa chiếu rọi lên tấm áo giáp trên người, lóe ra tia sáng lạnh lẽo.