Cháu trai Phan thị của Hầu phu nhân muốn học ở Quốc Tử Giám, đi theo còn có cháu gái của Hầu phu nhân.
Nhưng đến thì ở chỗ nào?
Hầu phu nhân sắp điên rồi.
Khi Thường Kha kể chuyện này cho Vương Hi, nàng đang ngồi gặm táo dưới giàn nho mơn mởn trong sân của Vương Hi.
- Có khi Nhị tỷ phải nhường chỗ cho Phan tiểu thư thật đấy! - Hai mắt nàng phát sáng, đúng kiểu đang xem trò vui.
Vương Hi cảm thấy Thường Kha là người rất dễ chơi.
Bình thường trông tỷ ấy khom lưng cúi đầu, im hơi lặng tiếng, mang cái vẻ của tiểu cô nương chân chất, hay e thẹn.
Nhưng vừa bước chân vào Tình Tuyết viên thì tỷ ấy như biến thành người khác, không chỉ ríu rít nói chuyện, biểu cảm phong phú mà còn rất hoạt bát, thích cười thích ăn, y hết đứa trẻ con.
Vương Hi lấy khăn ướt lau tay cho Thường Kha, lơ đễnh nói:
- Tỷ nói quá rồi! Chẳng qua là không sắp xếp được chỗ ở, đâu đến mức sắp điên!
Thường Kha nhận khăn, cười híp mắt cảm ơn, vừa lau vừa nói:
- Muội không biết đấy thôi.
Nếu họ Phan không có Phan đại nhân thì chẳng biết đã nghèo rớt đến mức nào rồi.
Đại bá mẫu coi huynh trưởng là ánh sáng của đời mình nên càng yêu thương hai đứa cháu, mỗi lần nhắc đến họ là mặt Đại bá mẫu lại nở hoa, cứ như đấy mới là con ruột của bà ấy.
Huống chi, Phan Tái là tú tài trẻ tuổi, cả họ Phan đều trông mong vào y, nói là giọt máu đầu tim của Đại bá mẫu cũng không ngoa.
Thế nào người họ Phan cũng nhìn chằm chằm Đại bá mẫu.
Khi Phan Tái tới, Tứ đường huynh và Ngũ đường huynh cũng phải nhường chỗ cho y chứ đừng nói là Nhị tỷ.
Nói đến đây, nàng lại nghĩ về mình, không khỏi nhăn mặt:
- Bà nội sẽ không cho Nhị tỷ vào ở trong Ngọc Xuân đường chứ? Nói thật là Ngọc Xuân đường cũng hơi chật.
Ban đầu, bà nội định để tỷ ở buồng Bích Sa, nhưng nhận ra tỷ lớn rồi, có một số chuyện không tiện nên đành phải sửa lại một gian cho tỷ ở, dẫn đến hai đại a hoàn của bà phải chen trong một gian.
Mà người hầu của Nhị tỷ còn hơn của tỷ rất nhiều, nếu tỷ ấy chuyển vào, e răng năm, sáu a hoàn phải chen trong một gian.
Là người từng trải, Vương Hi không thể không đồng tình:
- Cũng không còn cách nào, ai bảo phủ Vĩnh Thành Hầu ở phường Tiểu Thời Ung chứ! Nếu ở chỗ khác có khi đã xây thêm rồi.
Hàng xóm xung quanh đều hiển hách hơn phủ Vĩnh Thành Hầu.
Dù phủ Vĩnh Thành Hầu muốn mua đất xây nhà thì cũng phải có chỗ mới được.
Thường Kha thở dài, nói:
- Vẫn là phủ Trưởng công chúa và phủ Trấn Quốc công bề thế.
Hậu hoa viên của phủ Trưởng công chúa không đủ, thế là chiếm luôn nửa con ngõ Nhị Điều ở phía sau.
Phủ Trấn Quốc công thiếu đất thì chẳng ngại chiếm luôn nửa con đường của ngõ Toán Miêu sát vách.
Nói tóm lại là phủ chúng ta không thể so nổi với phủ người ta.
Vương Hi tò mò hỏi:
- Họ Phan biết phủ Vĩnh Thành Hầu nhỏ không?
- Biết chứ! - Thường Kha gật đầu, xiên một miếng lên trong mâm hoa quả.
- Ông nội qua đời, họ Phan có phái người tới viếng.
Khi ấy, người họ Phan bảo là mấy đường huynh đã lớn rồi, nên tính đến chuyện thành gia lập nghiệp đi thôi.
Nói bóng nói gió là bảo Đại bá phụ cho nhà tỷ rời phủ.
Nhưng phụ thân của tỷ không muốn về nông trang nên giả điếc.
Mà cũng không biết tại sao Đại bá phụ và Đại bá mẫu không nói gì, thế là nhà tỷ cứ ở lại trong phủ.
Dứt lời, nàng thở một hơi thật dài, buồn bã than:
- Tỷ thấy tỷ không thể ở tại Ngọc Xuân đường lâu được, nên có chuẩn bị đi thôi.
Mà cũng không biết chiêu làm nũng còn hiệu nghiệm không!
Nói rồi nàng cắn "rộp" miếng lê vào miệng.
Vương Hi thấy Thường Khi thích thì đưa một quả lê khác:
- Tỷ ăn thứ đi, cũng được lắm.
Lát nữa, muội cho tỷ mấy quả mang về.
Thường Kha lúng túng, luôn miệng từ chối:
- Tỷ đang ở Ngọc Xuân đường nên thôi đi.
Vương Hi vỡ lẽ.
Tỷ ấy đang sống dưới mắt trưởng bổi, có cái gì ăn ngon, có cái gì thú vị cũng phải hiếu kính bề trên trước.
Lê này do Vương Hi tặng, lấy nhiều thì có lỗi với Vương Hi, mà lấy ít lại không đủ để hiếu kinh thái phu, thôi thì không lấy còn hơn.
- Không sao! - Vương Hi cười nói.
- Muội cũng phải hiếu kính thái phu nhân mà.
Chỉ là lê này mới được đưa ra thị trưởng, muội chiêu đã tỷ trước.
Lát nữa về, tỷ mang giúp muội cho thái phu nhân nhé.
Thường Kha vẫn rất ngại, trông ỉu xìu hẳn đi, tuy lúc về Ngọc Xuân đường không chỉ cầm mỗi lê mà còn có cả đào, nhưng mấy ngày sau lại không qua chỗ Vương Hi nữa.
Dạo đầu, Vương Hi không để ý, tưởng Thường Kha bận việc khác.
Nhưng lúc qua vấn an thái phu nhân, nàng phát hiện Thường Kha cứ né tránh mình, bấy giờ mới nhận ra khác lạ.
Lại thêm người múa kiếm kia lặn mất tăm, bên đại chưởng quỹ cũng không có tin tức, thành ra nàng chẳng có chuyện gì để làm, không khỏi tò mò về Thường Kha, tìm một cơ hội hỏi:
- Tỷ sao vậy? Mấy ngày nay bận lắm à?
Thường Kha cúi đầu, không dám nhìn thẳng vào nàng, nói như muỗi kếu:
- Tỷ thêu nốt hai cái khăn tay rồi lại qua chơi với muội.
Vương Hi rất thông minh, nghĩ một cái là ra vì sao Thường Kha dạo này lại không qua chơi với nàng nữa.
Nàng thật sự buồn cho Thường Kha.
Thường Kha không được người nhà yêu thương nên chắc chắn không cho nhiều tiền tiêu hàng tháng, ăn lê của nàng mà không có gì đáp lễ, đành phải dựa vào sức mình, cố gắng thuê hai cái khăn tay cho nàng rồi mới thoải mái gặp nàng được.
Xung quanh Vương Hi chẳng thiếu người muốn hưởng lợi từ nàng.
Người đi lên chỗ cao, nước chảy xuống vùng thấp là lẽ đương nhiên.
Nàng không ghét những người như thế, có đôi khi còn mở cánh cửa, giúp họ một chút.
Bởi vì làm nàng vui cũng là một bản lĩnh.
Thứ nàng ghét là loại ăn của người ta mà không biết cảm ơn, còn cho rằng nàng ngốc.
Thật ta, nàng chẳng cho Thường Kha được cái gì tốt.
Nhưng Thường Kha lại ghi nhớ những chuyện nhỏ nhặt nhất.
Điều đó khiến nàng rất trân trọng và muốn kết thân với Thường Kha.
Nàng mỉm cười, nói nhỏ:
- Vậy muội không cho tỷ thứ gì nữa, tỷ cứ ăn ở chỗ muội thôi.
Thế này thì đi ngược lại lẽ thường, lề lối quá rồi.
Thường Kha tròn mắt nhìn.
Vương Hi cười cười, thì thầm:
- Họ Vương nhà muội đâu phải nhà nghèo gì đâu.
Thường Kha mím môi cười, không thể không gật đầu, nhưng cuối cùng vẫn nói:
- Tỷ đã thêu xong một cái khăn rồi, cái thứ hai cũng sắp xong, khi nào hoàn thành sẽ mang cả hai cho muội.
Vương Hi nhớ lại món đồ thêu tinh xảo mà Thường Kha tặng lần trước.
Có lẽ đây là sở trường của Thường Kha.
Vương Hi mỉm cười, sảng khoái đáp "Được", còn khen đồ Thường Kha tặng lần trước, hỏi khi nào nàng ấy rảnh có thể làm giúp cái hầu bao*.
Truyện được edit bởi uyenchap210
Cái túi người xưa để đựng tiền, thường sẽ luồn vào thắt lưng.
Thường Kha rất bất ngờ"
- Hả! Muội thích ư? Tỷ thấy cách ăn mặc, đồ thêu của muội rất đẹp, còn đang sợ muội chê đó.
- Không đâu! Không đâu! - Vương Hi cười nói.
- Muội không thạo nên rất phục những người làm cái này.
Muội thấy tỷ thêu đẹp lắm.
Thường Kha cảm thấy Vương Hi là một người rất tốt.
- Tỷ chỉ biết làm cái này thôi.
Không giống Thường Ngưng đàn tỳ bà rất hay, hoặc Thường Nghiên vẽ tranh rất đẹp.
- Nhưng muội yên tâm, tỷ thêu nhanh lắm, chẳng mấy chốc sẽ thêu xong hầu bao cho muội.
Thật ra Vương Hi không cần tỷ ấy thêu hầu bao cho mình.
Nàng vội nói:
- Tỷ không cần vội làm gì.
Muội đã vẽ trước mấy mẫu hoa văn.
Hay là chúng ta cùng bàn xem nên thêu thế nào?
- Được! Được! - Thường Kha vui vẻ nhận lời, còn thuận miệng nói.
- Bà nội không vui, tỷ cũng không muốn lượn qua lượn lại trước mặt bà rồi khiến bà phiền lòng hơn.
Nhưng ngoại trừ nơi này thì tỷ chẳng có chỗ để đi.
Được qua chỗ muội chơi thật là tốt.
Vương Hi xấu hổ, không ngờ tình cảnh của Thường Kha lại khó khăn như vậy.
Nàng đang tính khi nào dọn chỗ ở thì ngay hôm sau Thường Kha đã mang khung thêu và cái đê* qua để bàn thêu hầu bao thế nào.
Vật bằng kim loại thường đeo vào đầu ngón tay giữa để khi khâu đẩy kim được dễ dàng..
Vương Hi thế mới biết Hầu phu nhân không chỉ sắp xếp Thường Tứ gia vào ở tạm trong viện của Thường Ngũ gia, mà còn muốn chuyển Thường Ngưng qua chỗ thái phu nhân.
Thái phu nhân rất rất không vui, muốn Thường Ngưng qua ở chung với Thường Nghiên.
- Nhưng Phan tiểu thư đến lần này cũng là để ra mắt nhà Lưu đại nhân Thị lang bộ Công.
- Thường Kha kể cho Vương Hi nghe.
- Kiểu gì cũng có trưởng bối đi với Phan tiểu thư, thế nên Nhị tỷ không muốn cũng phải chịu.
Như cứ như vậy thì Tam tỷ lại bị kéo vào, chắc chắn là tỷ ấy sẽ không vui.
Tỷ nghĩ chuyện này vẫn chưa xong đâu, có lẽ sẽ phát sinh thêm vấn đề.
Vương Hi lại tò mò chuyện ra mắt của Phan tiểu thư, nhưng phái Thanh Trù đi nghe ngóng mà chẳng thu được gì.
Nàng hỏi:
- Sao tỷ biết hay vậy?
Thường Kha cười ranh mãnh:
- Lúc Đại bá mẫu và bà nội nói chuyện, tỷ ngồi bên cạnh thêu khăn.
Bảo sao tin tức của tỷ ấy lại nhanh nhạy như thế.
Nhưng có lẽ bởi vì bình thường thái phu nhân, và ngay cả Hầu phu nhân đều chẳng quan tâm đến tỷ ấy.
Vương Hi nghĩ mà thổn thức trong lòng.
Thường Kha nói tiếp:
- Chuyện này vẫn chưa được quyết định.
Cơ mà đây là ý của nhà họ Lưu, nhà họ Phan muốn trèo cao nhưng Lưu lão phu nhân mới chỉ gặp Phan tiểu thư lúc nàng ấy sáu, bảy tuổi.
Đã qua bao nhiêu năm, không Phan tiểu thư thế nào? Lưu công tử lại là người gánh vác gia nghiệp, nhà họ Lưu chắc chắn sẽ cẩn thận.
Họ Phan là nhà thư hương*, dù muốn lắm thì cũng không thể nói toạc ra, thế nên mới lấy cớ Phan thiếu gia vào kinh nhập học ở Quốc Tử Giám, nhưng thực ra là đưa Phan tiểu thư vào kinh để họ Lưu xem mặt.
Nhà dòng dõi có truyền thống học tập (từ cũ).
Nói cách khác, hôn sự này vẫn chưa đi đến đâu!
Vương Hi liếc Thanh Trù, ý bảo: "Nhìn người ta kìa!"
Thanh Trù đỏ bừng mặt.
Vương Hi nói:
- Thế thì phải có trưởng bối theo cùng rồi.
Bảo sao huynh muội Phan thị nhất quyết đến ở trong phủ Vĩnh Thành Hầu.
Về phần Thường Ngưng sẽ thế nào, Thường Nghiên có phản ứng gì, nàng không có quyền can thiệp.
Và cái nàng quan tâm hơn thảy là vì sao người múa kiếm ở sát vách kia lại biến mất.
Nang nghĩ nghĩ, sau đó hỏi thẳng Thường Kha:
- Tỷ gặp Trần Nhị công tử chưa?
Thường Kha đáp:
- Gặp rồi! Hồi nhỏ, bọn tỷ thường xuyên gặp nhau.
Tam đường huynh muốn thân với hai huynh đệ của Trần gia nên hay dẫn mấy đứa bọn tỷ theo.
Vì có mấy đứa bọn tỷ, hai huynh đệ Trần gia không chỉ lo chơi của mình, họ sẽ dùng kẹo hoặc điểm tâm để dụ bọn tỷ ngồi vào một bên, Tam đường huynh sẽ nhân cơ hội nói chuyện với họ.
Tam đường huynh nhờ vậy nên mới quen hai huynh đệ Trần gia đấy.
Vương Hi trợn mắt há mồm.
Nàng đã thấy có người dùng cách này để tiếp cận Đại ca, không ngờ Thường Tam gia lại dung chiêu này với huynh đệ Trần gia..
Danh Sách Chương: