Hiểu Linh chậm rãi đi theo phía sau một đứa nhỏ chừng 12 tuổi tới nhà thầy đồ Chu Thanh An.
Cô có chút hiếu kỳ không hiểu vị thầy đồ này gọi cô tới có chuyện gì.
Lần trước nhân chuyện Hiểu Linh tạo ra chiếc máy tuốt lúa kia, cái nhìn của thầy đồ Chu đối với cô đã có phần cải thiện nhiều lắm.
Bà tuy không khen ngợi nhưng lại nói: chịu khó đọc sách để mở mang đầu óc… Ân..
đây chẳng phải gián tiếp khen cô làm tốt lắm sao.
Hiểu Linh có chút bất ngờ khi tới nơi khá vắng vẻ.
Giờ này vẫn còn là giờ học mà.
Cô nghi hoặc nhìn người học trò nhỏ.
Người đó đáp:
- Hôm nay thầy cho mọi người nghỉ nên mới sai ta gọi tỷ tới.
Bên trong nhà chỉ có thầy Chu và mấy vị học trò lớn của thầy thôi.
Tỷ ở đây đi, ta vào báo.
Hai người dừng chân nơi bậc cửa một căn nhà gỗ lớn.
Nơi này khá rộng vì có cả nơi dạy học..Cách đó khoảng chừng 300m là một bức tường ngăn cách hậu viện.
Hẳn là nơi này vốn chỉ dành cho việc dạy học còn phía sau kia mới là nơi sinh hoạt của nhà thầy đồ..Hiểu Linh đánh mắt nhìn quanh, có cả những bộ bàn ghế bằng tre được đặt dưới những tán cây làm nơi bàn luận bài vở.
Cảm giác này làm cho cô nghĩ tới Chu Thanh An xuất thân không đơn giản..
giống như bà ấy từng làm quan hoặc ít nhất xuất thân trong gia đình có điều kiện.
Người học trò nhỏ trở ra một lần nữa:
- Phạm Hiểu Linh, tỷ vào đi.
Thầy cho gọi.
Hiểu Linh quay người, khẽ gật đầu rồi đi theo vào trong.
Nơi này… hóa ra là một thư viện với sáu chiếc giá sách lớn kê sát tường.
Bên trong, Chu Thanh An và mấy người học trò đang ngồi quây quần bàn luận.
Trong mấy người kia, Hiểu Linh nhận ra Nguyễn Gia- Nguyễn tú tài, người từng ngỏ ý muốn cùng cô học tập.
Hiểu Linh khẽ cúi người vái chào:
- Chu thầy đồ khỏe mạnh, các vị tỷ tỷ khỏe mạnh.
Chu Thanh An ngẩng đầy, nhàn nhạt nói:
- Vào ngồi đi.
Người học trò nhỏ lập tức dọn thêm một chiếc ghế cho Hiểu Linh.
Cô cũng không biết thầy đồ Chu có ý định gì nên cũng ngồi xuống hóng chuyện.
Mọi người.chỉ dừng lại một chút khi Hiểu Linh an vị rồi quay về câu chuyện đang dang dở.
Chu thầy đồ dặn dò:
- Lần này lên Tây Đô thành thi hương dứt khoát chú ý không được nghe theo lời dụ dỗ mà mua đề.
Không cần biết các ngươi mua đề có đúng hay không, nhưng khả năng bị vạ lây sẽ không ít.
Năm nào thi Hương cũng có những vụ bắt bớ, hạ ngục vì vấn đề này rồi.
Mặc kệ đời, đóng cửa mà ôn bài.
Nếu gặp được người cùng trí hướng thì giao lưu, trao đổi kết bạn.
Còn nếu gặp người nghịch ngôn thì tốt nhất là chịu thiệt một chút, một điều nhịn chín điều lành.
Kỳ thi Hương này xong nếu được, ta sẽ xem xét các ngươi có nên thi Hội hay tiếp tục chau dồi kiến thức.
Đương nhiên các ngươi cũng có thể ra làm quan nếu có được vị trí hợp ý.
Dù sao thì cử nhân đã có thể ra làm quan Tòng bát phẩm rồi.
Chức nhỏ thấp thì gần dân, hiểu dân mà giúp dân.
Bất chợt.Chu Thanh An quay sang Hiểu Linh hỏi:
- Ta nói vậy có đúng không, Phạm Hiểu Linh?
Hiểu Linh có chút giật mình, lăng lăng nhìn thầy Chu.
Cô ngẫm lại thì mọi lời dặn dò của thầy đều rất đúng nên gật gù đồng thuận:
- Thầy Chu dặn dò rất phải.
Chu Thanh An nhìn Hiểu Linh chăm chăm rồi lại hỏi:
- Vậy theo ngươi làm quan lớn hay quan nhỏ tốt cho dân?
Hiểu Linh khẽ cười.
Muốn khảo nghiệm cô sao? Cô chậm rãi đáp cũng chẳng cần nghĩ nhiều:
- Người năng lực tốt thì làm quan lớn hay quan nhỏ đều có lợi cho người dân.
Quan trọng
cái tâm của họ hướng về ai mà thôi.
Quan nhỏ chăm lo đời sống trực tiếp của một bộ phận dân chúng, giúp bọn họ ấm no.
Nhưng quan lớn nếu hiểu dân lại có thể đưa ra những sách lược, phương án khiến cả một vùng rộng lớn hoặc thậm chí cả nước dân chúng đều được hưởng lợi.
Còn kẻ đã không có năng lực lại không coi dân như con thì làm lớn hay làm nhỏ cũng khổ dân mà thôi.
Học đỗ đạt là một chuyện, học để có cái tâm tốt, năng lực giúp dân giúp nước mới là quan trọng nhất.
Chu Thanh An lại hỏi:
- Vậy ngươi thì sao? Ta nghe nói ngươi không muốn khoa cử?
Hiểu Linh gật đầu:
- Vâng..
vãn bối không có ý định khoa cử.
Làm quan có quá nhiều chuyện phải nghĩ, bị ràng buộc..
ta yêu thích là đọc vạn cuốn sách, đi vạn dặm đường, tạo ra những đồ vật có thể giúp ích cho dân chúng..
Cũng như Chu thầy đồ, không ra làm quan nhưng lại đào tạo ra nhiều lớp người làm quan tốt… vậy cũng là giúp dân giúp nước rồi.
Chu Thanh An không nghĩ bà có thể nhìn thấy ở một người trẻ tuổi như Hiểu Linh con đường mà bà đang theo đuổi.
Bà đã đỗ Thái học sinh nhưng lại sớm nhìn ra những mối quan hệ ràng buộc lợi ích rắc rối trong quan trường nên chán nản quyết định không làm quan nữa mà về quê dạy học.
Nhưng dần dà bà nhận ra, việc đào tạo nên những người quan tốt lại là việc giúp dân giúp nước còn lớn lao hơn cả bản thân mình dấn thân chốn quan trường.
Tâm dần buông, Chu Thanh An cũng chú ý nhiều hơn trong việc rèn đức tính cho học trò của mình.
Giờ đây, ở một cô nương mười bảy tuổi lại có cái nhìn thấu triệt như vậy thật là hiếm thấy.
Có lẽ lần này mục đích gọi Hiểu Linh đến của bà là đúng rồi.
Chu Thanh An nhìn Hiểu Linh hồi lâu rồi nói:
- Thời gian còn ở nhà, rảnh rỗi có thể sang đây lấy sách về đọc.
Tuy thư viện nhỏ này không nhiều đầu sách như thư viện trên trấn nhưng không cần tiền để thuê về.
Hiểu Linh một hồi trả lời chất vấn thì ngẩn người trước câu nói của Chu Thanh An…Cô hơi khó tin hỏi lại:
- Ý Chu thầy đồ là ta có thể tới đây mượn sách về đọc, bất kể đó là cuốn nào sao?
Chu Thanh An gật đầu:
- Đúng vậy.
Chỉ cần giữ sách sạch sẽ là được.
Hiểu Linh mừng như bắt được vàng.
Cô cúi lạy Chu Thanh An một cái rất sâu rồi nói:
- Đa tạ Chu thầy đồ.
Cô còn đang vò đầu bứt tai không biết nên kiếm sách ở đâu đọc sau khi học chữ xong đây.
Nhà Trần bá mẫu chỉ có sách y dược, cô không hứng thú lắm.
Cái cô muốn biết nhiều hơn là lịch sử, địa lý, dân sinh của nơi này.
Chưa thể đi xa..
cách duy nhất có thể biết chính là đọc sách.
Chu thầy đồ thật sự đúng là ân nhân của cô rồi..
Danh Sách Chương: