Chợ quê có một đặc điểm là họp rất sớm mà tan cũng rất sớm vì mọi người còn phải về nhà lo chuyện gia đình. Nên đôi khi bán đồ trên chợ xong, mấy nam tử mới về nhà lo đồ ăn sáng cho nữ nhân trong nhà.
Cũng may bánh sắn vốn là đã chín nên nướng lên chỉ để cho bánh nóng và thơm hơn. Việc nướng bánh do Hiểu Linh phụ trách, còn mấy nam nhân trong nhà thì lấy thêm rơm, vải thừa may thành một bộ nệm giữ nhiệt cho bánh.
Mọi thứ xong xuôi, Hiểu Linh đưa chân Lưu Thị và Tiểu Đông ra chợ rồi mới định quay về gánh nước. Dù sao hơn sáu mươi cái bánh với chiếc thúng cũng không phải vật gì nhẹ nhàng. Cô mang ra dùm họ một chút, tiện thể ngắm chợ quê chốc lát.
Khi ba người ra đến nơi, chợ đã lác đác có ngươi bày hàng. Hiểu Linh chọn một chỗ ngay mái đình đặt thúng xuống, quay sang dặn dò:
- Tiểu Đông, giá cả hôm qua chúng ta cũng nói rồi. Nhưng nếu ai mua nhiều thì giảm cho họ một chút cũng được. Đừng quá cứng nhắc quá.
Tiểu Đông gật gật đầu:
- Ân. Thê chủ. Ta đã biết.
Hiểu Linh quay sang Lưu thị nói:
- Nhạc phụ, phiền toái ngươi và Tiểu Đông bán hàng, ta chạy về nhà gánh chút nước.
Lưu thị mỉm cười:
- Không vấn đề, con cứ về làm việc của mình đi. Chúng ta bán hàng rất nhanh sẽ xong thôi.
Hiểu Linh gật đầu định đi, đột nhiên có người cất giọng nói:
- Ô… đây chẳng phải Lưu Đức. Lâu không thấy ngươi ra chợ bán đồ. Ta còn đang ngóng mua vài cái rế ngươi làm a.
Đó là một nam nhân trung niên, tuổi tác chừng ngang Lưu thị, mặc một chiếc áo nâu sòng cùng váy đen dài kín chân, trên tay cầm một rổ ổi găng đi bán.
Lưu thị mỉm cười gật đầu chào người kia, đáp:
- Hà Vân, thật là lâu không gặp. Ta bị bệnh một hồi, được con dâu đón qua nhà chăm sóc. Giờ khỏe hơn nên đi chợ bán vài cái bánh a. Nếu ngươi cần rế, một hai hôm nữa ta đan xong lại mang sang nhà cho ngươi.
Tiểu Đông đứng bên cạnh nói nhỏ cho Hiểu Linh:
- Đây là Nguyễn thúc, là đại phu lang của Trần thôn trưởng.
Vừa lúc đó, ánh mắt dò xét của Nguyễn thị quét đến người Hiểu Linh:
- Nga… thực sự là Hiểu Linh đón ngươi đến Phạm gia chăm nom sao? Giờ người đã về nhà hay vẫn ở bên nhà nàng ta.?
Hiểu Linh hơi nghiêng người coi như chào hỏi, đáp:
- Nguyễn thúc hảo. Hiện nhạc phụ ở tại nhà ta. Nếu có thời gian rảnh, mời ngài tới nhà chơi cùng nhạc phụ coi như giải sầu. Ta còn việc gia đình, mạn phép về trước.
Nói rồi, Hiểu Linh gật đầu với Lưu thị và Tiểu Đông rồi quay đi.
Lúc này chợ đã khá đông người rồi. Nơi này là chợ tạm, nên cũng không có cái gì gọi là cửa hàng. Mọi người đều tiện chọn một chỗ rồi đặt hàng của mình ra để bán. Hàng bán đặt ở luôn trong thúng hoặc bầy ra ngoài đất. Có nhà nào đàng hoàng hơn hoặc bán đồ ăn quà sáng thì có thêm chút lều nhỏ, căng vải buộc vào những cành cây. Một chiếc bàn lớn và ba phía là mấy cái ghế dài. Phía còn lại là của chủ nhân sạp hàng, bên trong là những nồi niêu, bát đũa. Khách hàng ăn trực tiếp ngồi xung quanh gọi món là được.
Chợ làng nên đồ bán cũng không có nhiều lắm. Nhưng vẫn có hàng thịt, cá, tôm. Đâu đó có bày bán chút hàng rau hoặc chút quả trong vườn. Phần lớn rau củ mọi người đều lên chợ trấn bán. Dân trong làng ai cũng trồng rau nên hiển nhiên hàng rau củ cũng không bán nhiều.
Rồi lại có vài hàng bán những đồ mây tre đan, đồ thủ công như nón, thúng, gáo dừà, quạt nan…
Hiểu Linh để ý thấy ở đây có khá nhiều đồ ăn sáng quen thuộc: bánh rán, bánh bao, bánh cuốn, bánh trưng nhỏ, bánh khoái… đa phần đều đủ cả. Những món quà quê luôn là niềm háo hức của những đứa trẻ khi chờ cha mẹ chúng đi chợ về.
Nghĩ đến khuôn mặt ngạc nhiên xen lẫn vui mừng của Tiểu Hàn và Lập Hạ khi cô đưa ra chút quà quê khiến Hiểu Linh không nghĩ nhiều mà xà vào hàng quán. Cô chọn một quán ăn khá sạch sẽ nhưng cũng không kém phần đông khách, chủ quán là một nam tử trung niên, nói:
- Ông chủ. Bán cho ta hai cái bánh rán.
Hiểu Linh vốn định mua cho Tiểu Hàn và Lập Hạ, nhưng rồi đột nhiên trong đầu cô lóe lên hình ảnh của hai nam nhân nữa. Sao cô lại có thể chỉ mua cho hai đệ đệ của mình mà lại bỏ qua Lưu Minh và Tiểu Nhã đây. Dù sao, họ cũng ở nhà cô một thời gian. Vì thế sửa lời:
- Cho ta năm cái bánh rán đi. Bốn cái bọc đường, một cái không đường. Tiện thể làm cho ta… ờm… hai mươi cái bánh cuốn nữa.
Mọi người trong quán quay ra nhìn cô, ánh mắt có chút dò xét. Hiểu Linh nhíu mày cười khổ trong lòng. Đây là chợ quê a… toàn người làng với nhau cả. Hẳn những người này quá quen thuộc thân thể này đi.
Từ ngày cô xuyên qua, ngoại trừ tiếp xúc với Lưu thị thì cùng chỉ có một nhà Trần bá mẫu. Những người làng khác còn chưa biết cô thay đổi đâu. Hiểu Linh cố nặn ra nụ cười:
- Cái kia… là ta bị bệnh một hồi, đem mọi thứ đều quên hết. Các vị… nếu có gì thất lễ thì xin tha thứ cho ta. Còn có… ta có mang theo tiền. Ông chủ không phải lo lắng ta ăn nợ của ông đâu.
Chủ quán cười cười:
- Phạm cô nương.. ngươi ngồi đi. Bánh rán thì sẵn có, nhưng bánh cuốn thì phải chờ một lát.
Hiểu Linh xưa nay đi ăn bánh cuốn ở nhà cũng biết. Hàng này đông như vậy, lại chỉ bán có bánh cuốn, bánh rán và nem. Trong khi bánh rán và nem thì luôn sẵn sàng, chỉ có bánh cuốn là phải chờ đợi. Nên cô cũng không dị nghị gì, gật đầu ngồi xuống chờ.
Nhưng Hiểu Linh không biết, thái độ của mình khiến những người ngồi đây đều giật mình a. Bọn họ như đều cùng chung một suy nghĩ: người này thực quên hết đến mức thay đổi luôn tính, tỉnh rồi sao? Trước đây nếu nghe một câu phải chờ thì hẳn đã nổi đóa lên, chèn ép đòi lấy trước. Bây giờ lại không hề suy nghĩ, trực tiếp ngồi xuống chờ. Thái độ còn đoan chính như vậy, có lễ như vậy. Hình như không phải Hiểu Linh nổi tiếng ác phụ của Trần thị thôn này nữa.