Có bảy ghế có khả năng trong năm nay, nhưng Simon chỉ tham gia phỏng vấn có hai. Cả hai đều ở vùng biên của Scotland và cả hai đều để anh ở vị trí thứ hai. Anh bắt đầu đánh giá đúng cảm giác mà một người dự thi Olympic được mọi người tin là chiến thắng lại chỉ được thưởng huân chương bạc.
Các báo cáo hàng tháng của Ronnie Nethercote bắt đầu tô điểm bức tranh ảm đạm đang tăng lên, và được phản ánh trong cuộc sống thực tế những điều các nhà chính trị đang ra sắc lệnh ở nghị viện. Ronnie lại quyết định hoãn việc ra mắt công chúng cho đến khi bầu không khí trở nên sáng sủa hơn. Simon có thể không đồng ý với lời phán xét đó, nhưng khi anh kiểm tra lại phần vay bội chi của mình, phần lãi chi trả nợ của anh đã đạt tới vạch đỏ trên chín mươi nghìn bảng.
Vào lúc con số thất nghiệp lần đầu vượt mức một triệu và Ted Heath ra lệnh trả mức lương hạn định thì các cuộc đình công bắt đầu bùng nổ trên khắp cả nước.
Khóa họp nghị viện vào mùa thu 1973 bị chi phối vì những kết quả kinh tế thì tình hình trở nên xấu nhất. Charles Hampton lại một lần nữa phải làm việc quá sức khi anh thương lượng đến quá khuya với các nhà lãnh đạo các công đoàn. Trong khi anh không thắng được một điều tranh luận nào, anh lại báo cáo tốt về công việc của anh và anh đã chứng minh được mình là một người thương thuyết có khả năng cho chính phủ. Raymond Gould tỏ ra có khả năng đối phó với tình hình khi có những bài diễn văn lôi cuốn, nhưng phe đa số của đảng Bảo thủ vẫn đánh bại họ hết lần này đến lần khác.
Thủ tướng Heath dù vậy vẫn tiến lên trước một cách không thay đổi và đương đầu với các công đoàn và thời gian chuẩn bị cho cuộc Tổng tuyển cử.
Khi hội nghị hàng năm của cả ba đảng đã kết thúc, các nghị sĩ quay trở lại nghị viện với nhận thức rằng đây giống như khóa học cuối cùng trước cuộc Tổng tuyển cử. Tại hành lang nghị viện, người ta đã công khai nói rằng điều mà Thủ tướng đang đợi là một xúc tác mới.
Trên buổi phỏng vấn của truyền hình, Thủ tướng nói với quốc gia rằng với con số thất nghiệp chưa từng có 1.600.000, ông sẽ đề nghị một cuộc bầu cử để chắc chắn rằng luật lệ được sửa đổi. Nội bộ của Nội các đã khuyên Heath tiến hành bầu cử vào ngày 28 tháng Hai, 1974.
"Ai sẽ lãnh đạo đất nước?" – trở thành chủ đề của đảng Bảo thủ, nhưng điều này chỉ càng làm rõ sự khác biệt giai cấp hơn là liên kết đất nước lại như điều Thủ tướng hy vọng.
Raymond Gould quay trở lại Leeds và tin rằng nền công nghiệp vùng đông bắc có thể không khoan dung với cánh tay vươn dài của Heath.
Charles cảm thấy tin vào điều mọi người sẽ ủng hộ bất cứ đảng nào tỏ ra dũng cảm đứng lên ủng hộ các công đoàn.
Vào tối trước buổi bầu cử Simon có một bữa ăn tối im lặng với Elizabeth và các con. Anh quan sát lặng lẽ trong khi những người khác nghiên cứu số phận của họ trong cuộc bầu cử.
Nhiều tháng trôi qua trước khi Charles thấy mình đã có khả năng để chống đỡ với một cuộc nói chuyện dài với Fiona. Không ai muốn một cuộc ly dị, cả hai đều đưa ra nguyên nhân là vị bá tước xứ Bridgewater đang ốm đau, dù sự bất tiện và mất mặt cũng gần với sự thật. Khó có cơ hội che giấu sự thay đổi quan hệ của họ trước công chúng, từ khi họ đã không còn bày tỏ tình cảm công khai nữa.
Dần dần Charles cũng nhận ra một cuộc hôn nhân có khả năng trải qua nhiều năm mà người ngoài không biết đến. Chắc chắn vị bá tước già không khi nào phát hiện được điều này, bởi vì ngay cả trên giường bệnh nặng gần chết, ông giục Fiona tới gấp để làm bản di chúc.
- Anh có nghĩ rằng anh sẽ quên em một khi nào đó không? – Một lần Fiona hỏi Charles.
- Không bao giờ, - anh trả lời với cứu cánh cuối cùng không khuyến khích cuộc tranh luận kéo dài nữa.
Trong ba tuần lễ vận động cho cuộc bầu cử tại Sussex cả hai đều đi thực hiện nhiệm vụ của mình với kinh nghiệm khéo léo che giấu được tình cảm thật của họ.
- Chồng cô đang quan tâm đến gì vậy? – Một vài người muốn điều tra.
- Rất nhiều sự quan tâm tới cuộc vận động tranh cử và hy vọng vào việc quay trở lại chính phủ. Fiona nói một mạch câu trả lời.
- Còn Lady Fiona thân yêu như thế nào rồi? – Charles cũng liên tục bị hỏi.
- Không bao giờ tốt hơn khi cô ấy giúp đỡ công việc vận động bầu cử. Đó là câu trả lời của anh.
Vào những ngày Chủ nhật, anh đọc diễn văn ở nhà thờ này tới nhà thờ khác với sự tự tin, còn cô hát bài "Chiến đấu một cuộc chiến tốt đẹp", với một giọng nữ trầm rõ ràng.
Mọi yêu cầu cho một khu vực cử tri nông thôn tương đối khác với những yêu cầu ở thành thị. Mỗi một làng, dù là nhỏ đều chờ nghị sĩ đến thăm họ và gọi lại tên các vị chủ tịch địa phương. Nhưng sự thay đổi tinh tế đã được thay thế. Fiona không còn thầm thì những tên gọi vào tai Charles nữa, và Charles cũng không quay lại hỏi những lời khuyên của cô nữa.
Trong chiến dịch tranh cử, Charles có thể khoanh các nhà nhiếp ảnh của báo địa phương lại để biết được những sự kiện mà nhà xuất bản đề xuất để anh làm việc trong ngày. Với danh sách địa điểm và thời gian trong tay, Charles có thể tới từng nơi trước người chụp ảnh vài phút. Ứng cử viên đảng Lao động chính thức phàn nàn tới nhà xuất bản báo địa phương rằng ảnh của Charles chưa bao giờ vắng mặt trên các tờ báo.
- Nếu ngài có những chức năng này chúng tôi sẽ rất sung sướng đăng bức ảnh của ngài. – Người biên tập trả lời.
- Nhưng họ chưa khi nào mời tôi cả. - Ứng cử viên đảng Lao động kêu lên.
Họ cũng không mời cả Hampton nữa, người biên tập cũng muốn nói thế, nhưng ông ấy bằng cách nào đó vẫn có ở đây. Chưa khi nào trong ý nghĩ của người chủ bút lại rời xa suy nghĩ rằng ông chủ nhà báo của ông là một người quý tộc Bảo thủ, nhưng ông đã kịp giữ mồm.
Vào những ngày chuẩn bị cho cuộc bầu cử, Charles và Fiona mở các cửa hàng từ thiện, tham gia các bữa ăn, tổ chức các cuộc xổ số từ thiện và chỉ bớt chút thời gian để hôn các con. Có lần, khi Fiona hỏi, Charles đã công nhận rằng anh hy vọng được tiến cử vào chức bộ Ngoại giao.
Vào ngày cuối cùng của tháng Hai, họ im lặng mặc quần áo và đi tới bỏ phiếu. Những nhà nhiếp ảnh đã đợi sẵn ở bậc cửa để chụp ảnh họ. Họ đứng sát gần kề nhau nhiều hơn so với những tuần vừa qua và trông như một cặp vợ chồng thật hạnh phúc. Anh mặc bộ véc đen và cô mang chiếc váy tối màu. Charles biết rằng bức ảnh này sẽ là bức ảnh chính đăng trên trang đầu của tờ Sussex Gazette ngày mai, cũng như anh tin chắc rằng ứng cử viên của đảng Lao động sẽ chỉ được nhắc tới trên một nửa cột ở trang sau, không xa những tin tức cáo phó là mấy.
Charles đoán trước rằng vào lúc anh tới Tòa thị chính thì đa số của Đảng bảo thủ đã được hầu như chắc chắn. Nhưng điều đó không như vậy, và đến rạng sáng ngày thứ Sáu kết quả vẫn còn đang treo ở trên cao.
Edward Heath không thừa nhận khi được tiên báo trước rằng ông có thể thua vì không đủ đa số phiếu ông cần. Charles đi quanh Tòa thị chính suốt cả ngày với một sự bối rối trên mặt. Chồng phiếu mỏng lúc đầu cứ lớn dần lên và cũng rõ ràng anh sẽ được một ghế với phiếu ít nhất anh thường có? – Anh chưa khi nào có thể nhớ chính xác con số được. Nhưng vào ngày xúc tiến càng khó có thể đánh giá lời phán quyết của đất nước.
Kết quả cuối cùng đến từ Bắc Ireland muộn hơn. Bốn giờ chiều ngày hôm đó người bình luận viên của đài BBC đã tuyên bố số phiều.
Ted Heath mời lãnh tụ đảng Tự do nói chuyện với ông tại phố Downing với hi vọng có thể hình thành được một sự liên minh. Những người Tự do yêu cầu một lời hứa chắc chắn về sự cải cách luật bầu cử nhằm giúp đỡ các đảng nhỏ. Heath biết rằng không khi nào ông được những ghế sau của ông giúp. Vào sáng thứ Hai, tại phòng khách của điện Buckingham ông đã nói với Nữ Hoàng rằng ông không có khả năng để thành lập một chính phủ. Nữ hoàng mời lãnh tụ đảng lao động, ông Harold Wilson, và ông này đã lái xe đến phố Downing vào cửa trước nhận nhiệm vụ. Heath ra về bằng cửa sau.
Vào trưa ngày thứ Ba, khi các thành viên sau khi được xem vở kịch đã hạ màn, đều đã quay trở lại London. Raymond đã tăng được số phiếu bầu đã số của anh và hy vọng Thủ tướng đã quên đơn xin từ chức của anh và sẽ đề nghị anh một công việc mới. Charles vẫn còn không còn thông tin vào số phiếu bầu chính xác của mình đã thu được, lái xe trở về London và cam chịu quay lại phe Đối lập. Chỉ còn một sự bù đắp là anh có thể được phục hồi ở hội đồng quản trị ngân hàng Hampton, ở đó những kiến thức anh đã thu được trong thời gian là Bộ trưởng bộ Công nghiệp và thương mại sẽ có giá trị.
Simon rời khỏi phòng bộ Nội Vụ vào mùng 1 tháng Ba, 1974. Ronnie Nethercote mời anh trở về ngay hội đồng của Nethercote và Công ty với mức lương năm nghìn bẳng một năm, làm cho đến cả Elizabeth cũng phải công nhận đó là một cử chỉ thật hào phòng.
Cũng có một điều chút ít có ảnh hưởng đến tinh thần của Simon. Đó là chiếc hộp rỗng màu đỏ mà anh đã sử dụng gần mười năm khi là thành viên của Nghị viện.
Simon đã đi từ phòng này sang phòng khác để chào tạm biệt, đầu tiên là những nhân viên dân sự lâu niên, sau đó đến các cán bộ trẻ, cho đến khi chỉ còn lại những nhân viên vệ sinh. Tất cả đề chắc chắn rằng anh sẽ nhanh chóng quay trở lại.