Chiều nay vẫn như mọi ngày, công việc chiều thì đỡ vất hơn tối.Trương Cẩm Ngọc pha chế cho một quán cà phê nhỏ. Nhược điểm duy nhất của nó chính là lương không cao lắm mà thôi.
Lượng khách ít hơn mọi ngày rất nhiều, không khí quán cũng vì điều đó mà yên tĩnh lạ thường. Mục đích họ đến đây chủ yếu là để làm việc và thưởng thức hương vị quen thuộc khó bỏ. Thi thoảng có một vài cặp tình nhân hẹn hò hay những hội bạn tán gẫu. Dường như đó là điều đặc trưng của những quán cafe. Trương Cẩm Ngọc pha một ly nước ép mang cho khách rồi nhìn đồng hồ. Bây giờ đã là ba rưỡi, nửa tiếng nữa là hết ca rồi, sáu giờ cô còn phải ra quán phở, hôm nay cũng là ngày cô được lĩnh lương. Và bao nhiêu thứ tiền phải chi trả sau đó nữa, cô phải đóng tiền nhà, tiền điện nước, tiền mạng, cả tiền học sắp tới. Chỉ nghĩ tới đây hơi thở đã hắt ra đầy nặng nề.
- Chị ơi! Cho em cốc cà phê sữa đá.
- ...
- Chị ơi?
Tiếng gọi của vị khách nữ xinh đẹp kéo tâm trí Trương Cẩm Ngọc về thực tại
- Xin lỗi quý khách, quý khách dùng gì ạ?
- Cho em một cốc cà phê sữa đá ạ.
- Dạ vâng, của mình sẽ có ngay ạ, chị cứ ra bàn em sẽ mang ra ngay ạ.
Vị khách nữ quét mã QR sau đó tiến lại chiếc bàn gần đó ngồi xuống, trên mặt còn hiện rõ vẻ thắc mắc khó hiểu.
Trương Cẩm Ngọc lấy lại tinh thần tập trung vào công việc, cô tin bản thân chỉ cần sống tốt thì mọi sự nỗ lực của mình ngày hôm nay sẽ là tiền đề cho sau này phát triển. Và...cũng tin, cô sẽ có một cuộc sống tốt hơn.
Ánh nắng chiều xuyên qua tấm kính thủy tinh, luồn lách qua kẽ lá để chạm nhẹ lên khuôn mặt thiếu nữ tuổi đôi mươi như muốn an ủi những khó khăn, áp lực mà cô gái nhỏ phải chịu. Mùi hương cà phê xộc vào cánh mũi, từng giọt hơi nước li ti đọng lại trên thành cốc như những giọt sương long lanh. Rất nhanh sau đó, thức uống yêu thích xuất hiện trước mặt chủ nhân của nó. Trương Cẩm Ngọc đi dọn dẹp một số bàn đã dùng xong để chuẩn bị kết thúc công việc ca chiều của mình.
Vì không có xe nên cô phải đi bộ đi làm, mặc dù biết quán phở ở khá xa khu trọ nhưng cũng đành chịu thôi, tiền ăn còn không đủ thì làm sao mua nổi chiếc xe chứ. Suốt bao nhiêu năm nay thứ phương tiện cô biết sử dụng chắc có lẽ là chiếc xe đạp của cô hàng xóm. Người ta đi đã lâu, hỏng nên định vứt đi, may mẹ xin được về sửa. Giờ nghĩ lại khoảng thời gian đó Trương Cẩm Ngọc cũng không hiểu bản thân mình tập đi được xe đạp kiểu gì nữa. Nhưng cô thực sự biết ơn người hàng xóm đó vì nhờ cô ấy mà cô biết đi xe đạp. Dù giờ đây chiếc xe đạp đã tàn nhưng mẹ vẫn hằng ngày sử dụng, chiếc xe đó không chỉ là một phương tiện mà còn là báu vật, là một phần trong kí ức tươi đẹp thời thơ ấu của chị em cô.
Mải suy nghĩ vu vơ cô đã tới quán lúc nào không hay. Công việc vẫn như thường ngày, vô cùng vất vả. Có những hôm còn gặp cả vài ba vị khách khó tính làm khó dễ nhân viên. Nhưng vì chữ "tiền" nên tất cả điều đó cô đều nhịn bởi tiền mới giúp cô an tâm đối phó với cuộc sống khắc khổ này.
Đêm nay cũng như thói quen, anh chủ đều bắt cô phải làm thêm ca và hứa sẽ tăng lương. Trương Cẩm Ngọc úp những chiếc bát cuối vào khay, tháo tạp dề cất vào tủ rồi lau từng giọt mồ hôi đang đua nhau rong đuổi trên trán.
- Anh chủ yêu, trả lương nào.
Trần Công Trọng rút ra một số tiền đếm đi đếm lại khoảng đâu đó ba bốn lần rồi đưa cho cô
- Đây, anh đưa em bảy triệu tư, quá lời rồi còn gì?
Khuôn mặt Trương Cẩm Ngọc tối sầm lại, quán phở này làm một giờ được ba mươi nghìn, anh tuyển đến mười hai giờ nhưng lần nào cũng bắt cô phải làm thêm đến cả tiếng nữa. Làm bán mạng cho anh ta vậy mà lại trả lương thưởng thiếu sao? Những tiếng cuối ngày anh vứt cho chó gặm chắc.
- Anh chấm công cho em, em đã rất tin tưởng anh, anh nghĩ rằng em không biết gì sao?
- Cẩm Ngọc em nói gì vậy? Anh tính đúng mà
- Lần nào em chuẩn bị hết ca anh cũng bảo em làm thêm đi. Rồi anh thưởng cho, từ đầu tháng đến giờ có ba mươi ngày thì đến hai mươi hai ngày em làm thêm đến tận một giờ sáng mới về. Khách anh đông em thông cảm cho anh nên em vẫn dọn dẹp hết cho anh mà giờ anh xem đấy.
Khuôn mặt Trần Trọng Công cứng lại, anh cũng không ngờ nhân viên mình lại tính kĩ tới vậy. Bây giờ xin lỗi thì anh mất hết mặt mũi mất nên cứng họng
- Làm thêm có tí mà cô đòi cái gì, tôi thưởng thêm cho hai trăm còn gì nữa, đòi hỏi vừa thôi chứ!
Cơn ức chế nổi lên, cô tức tới đỏ cả mặt
- Anh nhân lên xem anh bòn rút của em bao nhiêu, hơn sáu trăm của em mà anh trả có hai trăm, anh bị làm sao đấy?
- Tôi không biết, đã thưởng tới vậy rồi, tóm lại có làm nữa không hay nghỉ thì nghỉ luôn đi, không có người này thì còn người khác, quán phở này không thiếu nhân viên. Trương Cẩm Ngọc, chẳng qua cô nghèo nên tôi mới tạo điều kiện cho cô nếu không đã đuổi cô đi lâu rồi. Thôi, không cãi nhau nữa cầm tiền rồi đi về đi.
Anh ta nói đến đây thì cô cũng cạn lời luôn rồi, còn biết nói gì nữa. Trần Trọng Công lôi tim đen của Trương Cẩm Ngọc này ra nói mà. Anh ta nói đúng, là cô nghèo, cô cần công việc này nên anh ta thế nào cô cũng phải nhịn.
Vứt đống tiền xuống giường, Trương Cẩm Ngọc cũng không biết mình đã rời khỏi quán phở và đi về trọ bằng cách nào nữa. Dưới màn đêm tối om, chỉ còn ánh sáng của chiếc điện thoại cũ vang lên cuộc gọi
- Chị Ngọc ơi? Huhu
- Cẩm Vân, em sao thế? Sao lại khóc nói chị nghe.
Tiếng khóc của em gái cô ngày một lớn dần, con bé nói trong tiếng nấc
- Chị ơi, nay bọn côn đồ đến đòi tiền, chúng nó bảo nếu không trả thì nó sẽ đốt nhà mình, nó xô mẹ ngã mạnh lắm huhu bây giờ mẹ gãy tay rồi, mẹ phải vào bệnh viện nhưng nhà không có tiền người ta định trả mẹ về chị ơi huhu. Em phải quỳ xuống xin họ, họ nói ngày mai mà không có tiền thì...họ sẽ đuổi mẹ về huhu, mẹ còn đang bệnh nữa chị ơi, em phải làm sao đây?