Không có người nào cho Uyển Nhi lời giải thích về "Mùng tám tháng sau" là điểm thời gian đặc biệt gì.
Không có khả năng Võ Hoàng hậu sẽ giải thích cho nàng, Tiết Tiệp dư cũng sẽ không vì nàng mà đưa ra lời giải đáp.
Uyển Nhi biết, thời gian đó sở dĩ đặc biệt, dĩ nhiên không phải là vì đó là ngày sinh thần của nàng ——
Nhắc đến cũng trùng hợp, nàng của đời trước và Thượng Quan Uyển Nhi đời này lại có cùng một ngày sinh nhật.
Có lẽ cái này không nên nói là trùng hợp, mà chính là sự thật tất yếu rõ ràng như thế.
Nói không chừng vì loại sinh thần đặc thù này đã đưa nàng và thân phận Thượng Quan Uyển Nhi trở thành một mối ràng buộc.
Lúc Uyển Nhi quỳ trên mặt đất chịu phạt, trong đầu đã xuất hiện những suy nghĩ như thế.
Cho nên, hai canh giờ bị phạt quỳ lại có thể trôi qua thật nhanh.
Lúc bắt đầu, Tiết Tiệp dư còn ở nơi này trông coi nàng.
Uyển Nhi không đành lòng liền mời lão nhân đi nghỉ ngơi, không cần ở cạnh mình chịu khổ.
Tiết Tiệp dư đứng một hồi, lại nhìn chằm chằm vào bức bích hoạ kia, xuất thần một lát, sau đó mới do dự rời đi.
Từ đầu đến cuối bà bà đều không nói với Uyển Nhi mấy câu như "Không cần quỳ", "Không cần nghe Võ Hoàng hậu trách phạt", Uyển Nhi cũng không có những ý nghĩ như vầy.
Tuy nhiên, có một điểm mà Tiết Tiệp dư cùng Uyển Nhi vô cùng ăn ý chính là: Võ Hoàng hậu là một người có tâm cơ thâm trầm, mặc dù ngoài mặt lệnh cho Uyển Nhi phạt quỳ, nhưng làm sao biết được phía sau, nàng ta có phái người đến lặng lẽ giám sát hay không?
Bất quá cũng chỉ chịu quỳ phạt hai canh giờ thì có thể giải quyết sự việc, cần gì phải phức tạp thêm?
Uyển Nhi không trách Tiết Tiệp dư, nàng thông cảm, đứng ở vị trí của Tiết Tiệp dư cũng không phải dễ dàng.
Uyển Nhi thực sự cảm thấy mình còn trẻ, thân thể trước nay ít bệnh ít tai ương, cũng không tới mức quỳ gối hai canh giờ lại không thể chịu nổi.
Cùng lắm thì, khi quỳ xong dùng nước ấm xoa xoa hai vùng đầu gối một chút, tịnh dưỡng vài ngày cũng sẽ không có chuyện gì.
Những thứ này cũng không tính là chuyện đại sự, giờ phút này Uyển Nhi chỉ bối rối vì một điều duy nhất, đó chính là sự trống trải, yên tĩnh xung quanh mình.
Chiều dần ngã về tây, ánh nắng ấm áp cũng theo đó bị đem đi.
Bóng mặt trời kéo dài, đem thân ảnh Uyển Nhi quỳ trên mặt đất chiếu lên khoảng không dài thêm gấp ba lần.
Nắng ấm xa dần, khí lạnh chiếm thế thượng phong, vô tình cuốn theo mấy đoàn bụi đất nhỏ, hất vào trên váy áo của Uyển Nhi.
Đầu gối của Uyển Nhi từ nãy đến giờ cũng dần dần có chút đau nhói.
Đại khái cũng còn...!nửa canh giờ a?
Uyển Nhi ngẫm nghĩ nhìn thời gian.
Dù sao cũng phải làm gì đó cho bớt nhàm chán chứ?
Uyển Nhi liếm liếm lên bờ môi khô khốc vì thiếu nước, nàng xốc lại tinh thần, tăng thêm dũng khí liều mạng, sau đó ngẩng đầu lên, ánh mắt tập trung vào bức bích hoạ treo trên hương án.
Phải biết rằng, khi bản thân ở một mình, nội tâm liền trở nên cực kỳ yếu đuối.
Nhất là hiện tại Uyển Nhi lại đang ở chỗ tĩnh mịch như thế này.
Trước đó có Võ Hoàng hậu ở đây đốt hương, thanh âm cầu khẩn, Uyển Nhi vô thức cũng xem như phía trên án hương thờ phụng một vị thần minh.
Tự thân nàng không tin thần phật, nhưng trong hoàn cảnh như vầy, lý trí đã thoái vị, tình cảm chiếm thế chủ đạo, khó tránh khỏi tâm rơi vào chỗ mê tín.
Cái này cũng giống như Uyển Nhi của lúc nãy, không dám nhìn thẳng bức bích hoạ kia.
Nhưng hiện tại, lúc nàng đang nhìn rất kỹ nhân vật trong bức bích hoạ, Uyển Nhi lập tức bị gương mặt của nữ tử trong tranh thu hút ——
Không phải vì nàng ấy có dung mạo xuất chúng, tuyệt sắc giai nhân, cũng không phải vì khí độ tài hoa phong nhã toát ra từ chỗ nàng ấy.
Có Võ Hoàng hậu ở trước mặt, đối với Uyển Nhi mà nói thật sự cảm thấy, mị lực cũng như vẻ tuyệt sắc của nữ tử trên thế gian đều ảm đạm phai mờ.
Điểm hấp dẫn đặc thù của nữ tử trong tranh kia đối với Uyển Nhi chính là: nàng ấy rất giống nàng, giữa mi tâm lại có một nốt chu sa màu đỏ!
Lúc ý thức được điểm này, Uyển Nhi ngẩn ngơ chớp mắt một cái.
Sau đó không tự chủ nghiêng người về trước một bước, dừng ánh nhìn lại, cẩn thận xem xét một lần nữa.
Lần này có thể chắc chắn rằng, vị nữ tử đó quả thực có một nốt chu sa màu đỏ ở giữa mi tâm.
Đáy lòng Uyển Nhi xẹt qua một cảm giác khác thường, nàng luôn cảm thấy, ý nghĩa biểu thị của nốt chu sa này rất không tầm thường.
Nhớ lại lần gặp đầu tiên, chính là lần mà mấy năm trước Uyển Nhi vẫn còn nhỏ, Võ Hoàng hậu gặp nàng, Võ Hoàng hậu đã xoa bóp khuôn mặt nàng liên tục.
Lúc ấy nếu không phải Từ Tiệp dư mở miệng ngăn cản, e là Võ Hoàng hậu sẽ muốn...!sờ về phía mi tâm của mình?
Uyển Nhi nhớ lại chi tiết sáu năm trước của mình, bỗng nhiên ý thức được, tại thời điểm đó, chi tiết này quả thực rất nhỏ, hiện tại nghĩ lại đúng là làm cho kinh hãi thế tục mà ——
Vậy thì, Võ Hoàng hậu cùng Từ Tiệp dưu, hai người họ đều biết, hoặc là nói, bọn họ muốn biết rốt cuộc nốt chu sa trên mi tâm của mình có phải là thật sự mọc ra hay không?
Võ Hoàng hậu, thật sự muốn điều tra nốt chu sa này thật sao?
Cũng có thể có nguyên do khác.
Như vậy, là vì cái gì?
Ánh mắt Uyển Nhi giằng co trên gương mặt của nữ tử trong tranh.
Nữ tử này, nàng là ai?
Vả lại, vì sao lại có một nốt chu sa giống hệt mình?
Uyển Nhi rất muốn hỏi người trong bức bích hoạ: Ta và ngươi rốt cuộc có chỗ nào liên quan nhau? Liên quan thế nào mới được?.
Truyện Mạt Thế
Người trong bức hoạ đương nhiên không có khả năng cho Uyển Nhi đáp án, cũng không có bất kỳ người nào có thể cho nàng đáp án.
Kể cả Tiết Tiệp dư cũng sẽ không nói cho Uyển Nhi biết chuyện nữ tử trong tranh là ai.
Có lẽ căn bản là Tiết Tiệp dư đã quên nói cho Uyển Nhi biết, hoặc căn bản Tiết Tiệp dư cũng không muốn nói cho Uyển Nhi biết.
Tóm lại là Uyển Nhi cũng chỉ có thể tạm thời đem chuyện này chôn sâu trong lòng.
Bất quá tiếp theo nàng cũng sẽ không có thời gian để suy nghĩ tới những chuyện này hoặc có thời gian rảnh rỗi nữa ——
Người sư phụ như Tiết Tiệp dư không phải vô duyên vô cớ mà làm, bà ấy chỉ cho Uyển Nhi thời gian một ngày để dọn tới Tĩnh An cung ở.
Nói cách khác, sau này mọi chuyện sinh hoạt thường ngày, ăn uống ngủ nghỉ, đọc sách tập viết các loại của Uyển Nhi đều sẽ tiến hành trong Tĩnh An cung.
Đối với loại chuyện này, kỳ thật Uyển Nhi cũng không có cảm giác gì đặc biệt.
Theo Tiết Tiệp dư đọc sách, sau này nàng có thể ngẩng cao đầu đứng thẳng trong cung, không cần dựa dẫm vào người khác cũng vẫn có thể an hảo sống tiếp, đây là chuyện tương đối tốt.
Quách sư phó trong Học cung cũng không có bất kỳ dị nghị gì, còn đuổi hai tên tiểu nội giam đi theo phụ giúp nàng chuyển rương giấy, bút, mực, nghiên mực, giống như sợ nàng ở Tĩnh An cung sẽ bị thiếu vật dụng, không có dùng vậy.
Uyển Nhi tự nhiên cũng hết sức cảm kích Quách sư phó đã đối xử tốt với nàng, nàng cũng chưa từng tiếc nuối sẽ cảm kích cùng báo đáp.
Chỉ có Trịnh thị, vừa nghe Uyển Nhi thuật lại chuyện xảy ra trong Tĩnh An cung, nhất là lúc nhắc tới chuyện của Võ Hoàng hậu, cả đêm bà không thể ngủ được.
Uyển Nhi tự nhủ vì bà mang tâm trạng, nỗi lòng của một người mẹ tốt.
Cho nên mới Uyển Nhi mới không ngại giải thích cho bà, đây là chuyện tốt, không cần phải sợ.
Cuối cùng mặc dù không an ủi được mẫu thân được an tâm thật sự, tốt xấu gì Trịnh thị cũng đã chịu buông tay để nàng bước đi.
Thế là Uyển Nhi được an bài đến sống ở Tĩnh An cung.
Lúc này nàng mới phát hiện, bên trong Tĩnh An cung không phải chỉ có một mình Tiết Tiệp dư, còn có hai bị lão ma ma nữa.
Một người phụ trách phòng bếp nhỏ, nấu cơm trong Tĩnh An cung, một người khác làm các việc lặt vặt cho Tiết Tiệp dư, giặt y phục, dọn dẹp.
Uyển Nhi vừa đến đã khiến cho toà Tĩnh An cung có thêm sinh khí.
Tay chân Uyển Nhi rất chịu khó, sau khi học tập đọc sách xong còn giúp đỡ hai vị lão ma ma làm việc thường ngày, đôi lúc còn ngẫu nhiên xuống bếp làm mấy món ăn sáng, hiếu kính dâng lên cho Tiết Tiệp dư.
Dỗ dành Tiết Tiệp dư đến độ bà ấy càng yêu thích nàng, càng dạy dỗ tận tình cho Uyển Nhi.
Khác với suy đoán của Uyển Nhi, Tiết Tiệp dư không dạy nàng đọc những quyển sách đang lưu hành trong thời đại này, mà là cho nàng tra cứu những quyển sách của thời đại khác như: «Lễ Ký», «Xuân Thu»; cũng càng không dạy cho nàng học tập Phật kinh Phật lý, mà là bày ra mấy chục tên quyển sách để nàng tự mình mò kiếm chỗ tủ sách rồi đọc.
Uyển Nhi nhìn lướt qua một loạt tên sách y như giáo sư đại học giao cho nghiên cứu sinh đi tìm hiểu, nhất thời bị những tên sách bên trong làm cho ngây người ——
«Chu Dịch» cũng thôi đi, còn có cả «Liên Sơn», «Quy Tàng»? Hai bộ sách dị thường này, không phải đã thất lạc rồi ư?
Tiết Tiệp dư định đem nàng bồi dưỡng thành một tên xem quẻ coi bói hay sao?
Khoé miệng Uyển Nhi hơi mím lại.
Còn có cả «Mặc Tử», «Phạm Tử kế nhiên», có cả «Tề Dân Yếu Thuật»?
Tiết Tiệp dư định bồi dưỡng Uyển Nhi nàng trở thành một nhà kinh tế học kiêm luôn nhà nông học hay sao?
Uyển Nhi lại chớp chớp mắt.
Tiết Tiệp dư tựa như thấu hiểu được tâm tư nàng, buồn bã nói: "Không hiểu gốc nông thương, sẽ không hiểu gốc của dân, chất của quốc (bản chất quốc gia), thế hệ con cháu đời nàng sang đời khác cũng sẽ chỉ là nói suông!"
Uyển Nhi mới hiểu được: Đây chính là cái gọi là Cơ sở kinh tế quyết định Kiến trúc thượng tầng! (triết học nha mng)
Nàng không thể không thêm ngưỡng mộ tầm nhìn kiến thức của Tiết Tiệp dư.
Bậc kiến thức này trong thời đại này thật sự quá đáng quý a!
Thế là Uyển Nhi thoả mãn nguyện vọng, thề phải đem những quyển sách này đọc nghiền đọc ngẫm cho tới khi đọc hiểu thấu mới thôi.
Nhưng mà loại chuyện đọc sách này, lúc nghĩ tới thì có vẻ như khá dễ dàng, thực tế khi bắt tay vào làm lại khó khăn kinh khủng.
Một tháng trôi qua, Uyển Nhi cũng chỉ khổ sở, khó nhọc đọc xong được «Tam Dịch».
Đó cũng nhờ nàng thông minh, cộng thêm hai đời tích luỹ kiến thức mới có thể tạm đem nội dung bên trong nhớ được đại khái.
Muốn thuyết phục trọn vẹn thấu hiểu, đoạn đường này a, còn cách xa vạn dặm!
Thế là Uyển Nhi đem những điểm đáng ngờ trong quá trình mình đọc sách, từng cái từng cái đi thỉnh giáo Tiết Tiệp dư ——
Phương pháp giáo dục của Tiết Tiệp dư chính là trước hết phải đọc thuộc lòng, sau đó mới tới phiên bà ấy giảng giải, như thế mới có thể lý giải triệt để.
Uyển Nhi rất tán thành.
Một tháng quang cảnh này trôi qua cực nhanh, mỗi ngày Uyển Nhi đều trôi qua cực kỳ phong phú.
Quay đầu ngoảnh lại cũng đã tới lúc sinh nhật mười bốn tuổi của nàng.
Uyển Nhi ngẫm nghĩ cũng đã lâu chưa được gặp mẫu thân, sinh thần nhất định sẽ đến thăm mẫu thân một chút.
Nàng định xin với Tiết Tiệp dư cho phép trở về thăm mẫu thân mình.
Uyển Nhi cũng không định chuẩn bị kế hoạch gì cho ngày sinh nhật, nàng định nói cho Tiết Tiệp dư về dự định của mình.
Thân là đệ tử, làm vậy lại cảm thấy tốt hơn so với việc ngồi chờ sư phụ tặng quà, lúc đó Uyển Nhi lại cảm thấy băn khoăn.
Không ngờ, Uyển Nhi còn chưa kịp xin đến xin phép, Tiết Tiệp dư đã lên tiếng trước:
"Ngày sinh nhi tử, nương khổ thêm ngày.
Mẫu thân con sinh dưỡng con thật không dễ, sáng sớm mai con nên đến gặp nàng ấy dập đầu hai cái cảm tạ ân dưỡng dục đi." – Tiết Tiệp dư hiền lành nhìn Uyển Nhi.
Uyển Nhi ngơ ngẩn: "Sư phụ biết sinh thần của con?"
Tiết Tiệp dư mỉm cười gật đầu: "Thời điểm con vừa chào đời, tổ phụ con đã từng gửi thư đến báo cho ta, nói đã đặt tên cho con là "Uyển Nhi".
Lúc ấy ta đã cảm thấy cái tên này rất tốt."
Uyển Nhi kinh ngạc ngây người.
Sư phụ cùng tổ phụ của Thượng Quan...!Uyển Nhi thật sự có qua lại?
Là đoạn lịch sử kia bị xét xử, khiến cho sư phụ bị tướt đoạt phong hào, cũng chính vì mối liên hệ này sao?
Bỗng nhiên Uyển Nhi nghĩ tới điều gì, hai mắt nàng hoảng hốt rủ xuống, không dám đối mặt với Tiết Tiệp dư ——
Nàng nhớ lại lúc mình mới xuyên không tới đây, vừa tỉnh lại đã phát hiện mình ở trong Dịch Đình.
Vậy trước đó thì sao?
"Thượng Quan Uyển Nhi" trước đó là ai?
Người kia được Thượng Quan Nghi đặt tên, người gọi "Thượng Quan Uyển Nhi" mà Tiết Tiệp dư cảm thấy rất tốt đó, ở đâu rồi?
Có phải chính vì sự xuất hiện của mình mà Thượng Quan Uyển Nhi kia đã...!chết rồi không?
Hay là vì Thượng Quan Uyển Nhi kia chết đi, nàng mới có cơ hội tiến vào trong phần thể xác này?
Nhân quả trong đó, rốt cuộc là thế nào?
Uyển Nhi tự nhận mình đã sớm thích ứng với thân phận "Thượng Quan Uyển Nhi" này, thế nhưng hiện tại, chuyện nhân quả trọng yếu này nhất thời xuất hiện trong đầu nàng, làm cho lòng nàng cảm thấy không hề dễ chịu.
Nàng được sinh ra, có phải chính mình đã gián tiếp trở thành tội nhân giết người hay không?!
- -------------------------
A Chiếu (đắc ý): Vậy là ngay từ khi ngươi còn rất nhỏ đã bị mị lực cùng mỹ lệ của trẫm làm cho khuynh đảo thân tâm?
Uyển Nhi:....
Danh Sách Chương: