Triệu công tử lại bị thương, luật sư của gã lại cho tôi xem di chúc của Triệu công tử, di chúc lại tiếp tục bảo tôi em cứ đi đi.
Lần đầu tiên tôi còn rất cảm động, nhưng đến lần thứ hai hoặc thậm chí vô số lần, thì tôi cho rằng Triệu công tử rất đáng ghét. Gã rõ ràng thừa biết bấy giờ nếu tôi đi ắt sẽ bị quy vào hạng bất nghĩa, chứ bình thường chả việc gì nói chia tay với tôi thử xem, tôi nhất định sẽ đi chẳng thèm ngoảnh đầu lại.
Triệu công tử đang quấn băng vải cười gằn: “Bởi vì ông thừa biết em sẽ đi chẳng thèm ngoảnh đầu lại, có ngon giờ em đi đi, đừng bảo anh không cho em cơ hội.”
Tôi bảo: “Anh đừng ép em.”
Triệu công tử gào lên: “Em đi coi nào! Qua ngày hôm nay là di chúc hết hiệu lực rồi đấy! Có ngon em giết ông đây đi! Nhà với tiền đều là của em tất! Lấy nhà với tiền của ông đây đi mà nuôi thằng khác!”
Tôi quay người rời khỏi, đi tới cửa thì đúng lúc ông Triệu đẩy cửa vào, cười nhẹ với tôi một cái.
Tôi đột nhiên thấy vui quá.
Ông Triệu mỉm cười hỏi: “Sao vậy?”
Ông ấy không hay cười, nhưng ở trước mặt con mình thì luôn cười híp mắt, cười rộ lên cái là trông rất có vẻ đàn ông mà dịu dàng tình cảm lắm. Không giống Triệu công tử, cứ hễ Triệu công tử cười rộ lên là như đang giục giã tôi dắt gã đi khám đi vậy.
Tôi nói: “Anh Long bảo muốn uống nước có ga, con đi mua cho anh ấy.”
Ông Triệu cười híp mắt vỗ vỗ cánh tay của tôi: “Con đừng có chiều nó mãi, chiều quá đâm hư ra như giờ này.”
Triệu công tử ở trên giường bệnh gào: “Cóc đâu!”
Tôi săn sóc nói với ông Triệu: “Không sao, anh ấy hãy còn trẻ con mà.”
Triệu công tử ngọ nguậy muốn xuống giường bệnh: “Khâu Nhất Tâm em chờ ông khỏe ông sẽ “làm” em chết!”
Tôi không thèm để ý gã.
Ông Triệu cực kỳ đẹp trai phong độ, đã qua tuổi năm mươi, có tý tóc bạc nhưng cũng không chủ bụng đi nhuộm đen, trái lại càng thêm vẻ phi phàm. Nghe đâu khi còn trẻ ông chỉ là một người bán hàng rong, sau đó liều mạng chiếm được địa bàn, khá là truyền kỳ.
Triệu công tử là con út của ông ấy, cũng là đứa con mà ông chăm bẵm từ nhỏ tới lớn, nên được ông cực kỳ chiều chuộng. Cho dù lúc trước khi Triệu công tử bảo muốn cưới tôi, ông ấy cũng chỉ đánh gãy một cái xương sườn và một cánh tay của Triệu công tử mà thôi. =:))))
Triệu công tử bị thương, mà người làm trong nhà đã bị ông Triệu cướp cả hết rồi, thế là bằng một cách đúng lý hợp tình, tôi và Triệu công tử bị gọi về nhà chính ở.
Nhà chính thật sự không phải một nơi thích hợp để dưỡng bệnh, bởi ông Triệu có rất là nhiều vợ bé, con cái, cháu trai cháu gái, nên cực kỳ náo nhiệt.
Triệu công tử phiền lắm, gã trách tôi: “Nếu không phải nhìn em trông chả làm được cái bíp gì, thì anh cũng có lý do khỏi phải về rồi đó.”
Tôi bảo: “Đúng rồi, lúc trước anh muốn kết hôn chẳng qua cũng chỉ là kiếm cớ để có thể đàng hoàng chuyển ra ngoài ở thôi.”
Triệu công tử: “Đã bảo hoàn toàn không phải thế! Em bị dở à!”
Tôi hỏi: “Chứ nguyên nhân gì?”
Triệu công tử quát: “Em bảo em sẽ không tằng tịu với nhau khi chưa cưới thây! Đệt!”
Trên thực tế, khi ấy tôi thế là để từ chối khéo gã mà thôi. Chứ cũng không biết gã sẽ hiểu lầm đến nông nỗi đó.
“Mấy đứa đang nói gì đó?”
Cậu trẻ của Triệu công tử đang đứng ở cửa. Cậu trẻ lớn hơn Triệu công tử ba tuổi, là một bác sĩ, phong độ cứ phải gọi là ngời ngời.
Triệu công tử nhìn chằm chằm tôi, rồi bảo cậu trẻ rằng: “Nhất Tâm lại đang giãy lên đòi kết hôn ấy, chả biết ý tý nào.”
Ý tý nào là ai tôi không biết, tôi chỉ biết là Triệu Long mặt trơ trán bóng thôi.
Tôi mỉm cười nói: “Bác sĩ bảo anh bị đụng đầu, nghỉ ngơi nhiều nha anh, để em tiếp cậu trẻ cho.”
Cậu trẻ cười nhẹ: “Không cần, tôi về tìm anh rể có việc, nghe nói Long ở nhà nên qua đây xem thử, không sao là tốt rồi.”
Cậu trẻ và ông Triệu đều quay đi như gió, phóng khoáng ngút ngàn.
Bao giờ Triệu công có thể phong độ được như vậy, thì tôi đây trong vai “mẹ già” có thể tự hào về gã rồi.
Chỉ sợ là chết cũng không nhắm mắt.
Mà sợ rằng sẽ chết không nhắm mắt thật.
Tôi cực kỳ lo lắng cho tương lai của Triệu công tử, không nén nổi tiếng thở dài.
Nhưng Triệu công tử trước sau như một vẫn cứ hiểu lầm ý tôi, gã nói: “Anh không sao, nằm nửa tháng là khỏi liền.”
Nửa tháng cứu không nổi gã đâu. Tôi vẫn cứ rầu lòng.
Triệu công tử nói: “Em có thôi đi không, đã bảo không sao rồi, em có thể đừng trưng bộ mặt anh sắp tèo đến nơi rồi không hả?”
Tôi không thèm so đo với gã, mở đài lên nghe tấu nói[0].
[0] Loại hình nghệ thuật dùng những câu nói vui, hỏi đáp hài hước hoặc nói, hát để gây cười, phần nhiều dùng để châm biếm thói hư tật xấu hoặc ca ngợi người tốt việc tốt.
Nửa tiếng sau, Triệu công tử quát tôi: “Ông như vầy mà em còn cười được! Có phải em tìm người mai phục ông đúng không hả?!”
Tôi cần gì phải mai phục gã, nửa đêm lấy gối đầu úp ngạt gã có phải trực tiếp hơn không.
Triệu công tử mắng tôi nửa tiếng, kết luận lại: “Trước khi cậu trẻ đi em không được phép em xuống dưới!”
Tôi hỏi: “Thế ăn cơm thì sao?”
Triệu công tử lại quát: “Ăn ăn ăn, ngày nào cũng ăn, ăn nhiều như vậy mà còn ăn! Ông tý thì bị em “đè gãy” đấy!”
Cậu trẻ đi ngang qua cửa, hỏi: “Cái gì bị đè gãy rồi?”
Tôi nói: “Lúc anh Long né súng đè gãy mất sạp hàng của người bán rong rồi, việc qua thì phải đi bồi thường người ta.”
Cậu trẻ: “Ra là thế.”
Hừ! Ngày hôm nay tôi cũng ghét Triệu công tử y chang!
.