Bên ngoài lạnh vô cùng, tôi thật sự không chịu nổi, nên kéo vali trốn vào một cây ATM tự động của ngân hàng.
Thỉnh thoảng có người vào rút tiền, họ đều nhìn tôi với ánh mắt kỳ lạ.
Trên mặt đất rất lạnh, tôi khó chịu không ngủ được, nên đội mũ bông vào rồi cuộn tròn trong góc.
Khoảng hai ba tiếng sau, trong mơ mơ màng màng, có người vỗ nhẹ vào tôi.
Tôi ngước mắt lên nhìn, hóa ra là một bác gái khoảng ngoài năm mươi tuổi, trong tay bác này còn dắt một con chó nhỏ màu trắng, đoán chừng là người dân ở khu chung cư gần Kình Tùng.
"Cậu nhóc, trời lạnh như vậy, sao cháu lại ngủ ở đây?"
“Bác mới mua hai cái bánh nướng, vẫn còn nóng hổi, nếu cháu không chê thì ăn đi, để ở đây cho cháu nhé” Bác gái lắc đầu rồi đặt túi nilon lên chiếc thùng sắt đỏ chứa bình cứu hỏa
Bác gái để lại đồ rồi rời đi, bụng tôi cồn cào vì đói, cuối cùng vẫn cầm túi nilon lên.
Bánh nướng là một loại bánh khô rắc hạt mè, vừa giòn vừa thơm.
Đang ăn, tôi đã khóc.
"Lẽ nào cứ bỏ cuộc như thế này?"
"Quay trở về chẳng phải những người khác sẽ càng coi thường nhà chúng ta hơn sao?"
Tám giờ sáng.
Tôi đến Phan Gia Viên lần nữa.
Vì không có tiền đóng phí quầy hàng, tôi chỉ có thể kéo vali đi loanh quanh.
Thấy có người đang xem đồ sứ, tôi mới đi lên hỏi: “Ông anh, có muốn xem đồ sứ của tôi không, tất cả đều là đồ cổ, giá cả hợp lý thì sẽ bán.”
Lúc này, tiếng loa lớn trong chợ lại vang lên
"Mọi du khách hãy cẩn thận tiểu thương phạm pháp bám đuôi, hãy bảo quản tốt tiền của của mình, để tránh bị lừa gạt"
Loa lớn vừa phát ra như vậy, ánh mắt người này nhìn tôi liền thay đổi, rồi vội vàng bỏ chạy.
Hỏi liên tiếp mấy người, ai cũng nghĩ tôi là phần tử ngoài vòng pháp luật, buôn bán lừa đảo.
Sau đó tôi vào một tiệm bán đồ cổ với tâm lý muốn thử một lần rồi hỏi chủ tiệm có thu mua đồ sứ không.
Chủ tiệm thản nhiên nói: “Đồ gì, lấy ra xem xem.”
Vui mừng trong bụng, tôi đặt vali kéo nằm ngang, mở ra.
"Ừm, những thứ này không tốt lắm, nhưng ngược lại là đồ cổ.
Cặp bình cổ cao này cậu định bán bao nhiêu?" Ông chủ chỉ vào một cặp bình cổ cao màu xanh lam cuối thời nhà Thanh trong vali.
Nuốt nước bọt, tôi thận trọng nói: “Cuối thời nhà Thanh đấy, một cặp có thể đưa...!đưa tám trăm không?"
"Đùa gì vậy? Tám trăm!" Ông chủ trừng mắt: "Nhiều nhất đưa cho cậu một trăm rưỡi, có bán không?"
“ Một cặp chỉ có một trăm rưỡi?" Lòng tôi lạnh buốt.
.....
Tôi thu mua từ miền núi, chịu lạnh chịu đói ngồi tàu ghế cứng vượt hơn hai nghìn cây số, thu mua về đã mất một trăm!
Chỉ kiếm được năm mươi tệ?
Khi đó tôi tức giận đến đỏ bừng mặt, lập tức gập vali lại.
Ông chủ thấy tôi chuẩn bị rời đi liền nói: “Này, cậu đừng hoảng, nếu không được thì tôi đưa thêm cậu hai mươi, một trăm bảy mươi thế nào?"
Kiềm chế không phát cáu, tôi cho rằng cái giá mình đưa ra là hợp lý, không ngờ lại chịu sỉ nhục như vậy.
"Ông giữ lại 20 tệ đó tự mình dùng đi!"
Người đã tức giận thì không nghe lọt tai, tuổi trẻ tính khí càng nóng nảy, tôi chẳng đoái hoài tới, kéo vali đi thẳng ra khỏi tiệm.
Tôi vẫn chưa bỏ cuộc, định ra ngoài chợ bày bán, kết quả khi ra thì thấy quản lý chợ đang tịch thu đồ, mấy người bán hàng giả dạo đều bị bắt hết.
Tôi sợ đến mức lập tức bỏ ngay ý nghĩ này.
Nhưng trời không tuyệt đường người.
Đúng lúc tôi đang hoàn toàn tuyệt vọng thì gặp một ông lão.
Ông lão nói: “Cậu nhóc, ngày mùng 6 ở Phan Gia Viên có rất nhiều người, quầy hàng rất đắt, cậu có thể đến chùa Báo Quốc thử xem, nghe nói các quầy hàng ở đó đều không thu tiền"
Nghe được tin tốt này, tôi nhất thời mừng rỡ, lại kéo vali chạy tới chùa Báo Quốc ở Quảng An Môn.
Quầy hàng không thu phí ở chùa Báo Quốc là cơ hội cuối cùng của tôi.
***Được dịch và biên bởi iinatrans
Danh Sách Chương: