“Ta không sao. Chỉ hơi choáng váng chút thôi” tôi đáp.
“Huynh nên về nghĩ ngơi đi, hôm nay huynh cũng làm mệt rồi. Muội sẽ coi chừng tụi nhỏ cho” Ngọc Bảo khuyên tôi.
Tôi cũng gật rồi cùng Ngọc Châu về chỗ nghĩ, Ngọc Châu cứ có cảm giác không an tâm về sức khỏe của tôi và nàng ấy luôn để ý tới tôi. Sau nữa tháng, việc ký kết một bản hiệp ước đôi bên đều có lợi vào ngày 10/5/1826 và khi ký xong chúng tôi đi vòng quanh vương quốc Anh coi như nghỉ dưỡng, chúng tôi khám phá những khu di tích và ẩm thực từng vùng và phải mất hơn tháng mới quay lại London. Chúng tôi sẽ về nước vào ngày 17/6/1826, vào đêm trước ngày chúng tôi về nước tôi với Ngọc Chau nói chuyện với nhau.
“Thiếp cảm ơn chàng vì những gì mà chàng đã làm, cảm ơn chàng rất nhiều nhưng… nhưng thiếp…” nàng ấy bắt đầu nghẹn ngào.
Tôi cảm nhận được nàng ấy muốn nói gì đó và tôi cũng muốn nàng ấy nói ra cho nhẹ lòng, cơ thể tôi đột nhiên ôm nàng ấy vào lòng rồi nói:
“Có phải nàng lo sợ ta sẽ phát bệnh bỏ lại nàng, không ai bên cạnh nàng phải không? Ta không sao đâu nàng yên tâm” Lúc này cảm xúc trong lòng nàng ấy vỡ òa rồi nàng ấy cứ thế mà khóc.
Trong thời gian này tại thủ đô Madrid, phái đoàn Bồ Đào Nha đang yết kiến vua Fernando VII của Tây Ban Nha. Trưởng phái đoài lên tiếng trước: “với tình hình bất ổn trong nước của hai vương quốc nữ vương Maria II của Bồ Đào Nha muốn liên minh với Tây Ban Nha Đại Nam”.
Vua Fernando VII của Tây Ban Nha gõ tay lên thành ghế rồi nhàn nhạt nói: “Tây Ban Nha sẽ có lợi lộc gì khi liên minh với Bồ Đào Nha khi cả hai nước còn chưa giải quyết xong vấn đề trong nước”.
Trưởng phái đoàn chỉ nói: “vấn đề tiêu thụ hàng hóa và nô lệ, thần nói vậy thôi bệ hạ sẽ hiểu rõ nhất vấn đề đó”.
Vậy là liên minh giữa hai quốc gia trên bán đảo iberia cũng được thist lập và quân đội cả hai đã xuất phát và tập trung tại đảo Guam, quần đảo bắc mariana và Macao.
20/8/1826 đoán sứ đã về được Đại Nam, khi về tới nơi một viên quan dẫn tới hội trường gấp. Khi tới nới tôi nói: “Có chuyện gì mà hội đồng nhiếp chính không giải quyết được vậy?” tôi ngồi xuống ghế chỉnh lại trang phục rồi nhìn mọi người.
“Vấn đề này rất là quan trọng liên quan tới tình hình quốc gia” một viên quan nói.
Thắng đưa tất cả tài liệu rồi nói: “Có bốn tin tức, tin đầu tiên là 15.000 quân Miến Điện cùng 16.000 quân Xiêm La đang dồn quân tại biên giới có đã tấn công các làng biên giới. Tin thứ hai Nhà Thanh chuẩn bị 40.000 quân tại Vân Nam với Quảng Tây cùng 10.000 thủy quân tấn công đảo Đài Loan. Tin thứ ba là 3.000 quân Công ty Đông Ấn Hà Lan liên minh với 6.000 cướp biển và 20.000 Mạc phủ Tokugawa tấn công Đài Loan, quần đảo Ryukyu và quấy nhiểu đảo Sumatra, Java. Tin cuối cùng là liên minh Tây Ban Nha với Bồ Đào Nha với 10.000 tấn công quần đảo Philipines và đông Indonesia”.
Tôi vừa nghe vừa coi xắp tài liệu mà đôi mày câu lại, tôi quăng xắp tài liệu lên bàn rồi dùng tay di di tráng. Tôi thở dài một cái rồi ra quyết định: “Quân đội sẵn sàn chiến đấu”.
Tôi ngồi bật dậy nói với các quan: “Trẫm muốn tới tờ soạn ngay lập tức”.
Sau đó không lâu bài báo chính thức cũng được truyền đi, Đại Nam đang bị tấn công và đức vua kêu gọi người dân kháng chiến, người dân vô cùng hoang mang, các thương đoàn đều lo sợ việc buôn bán nhưng mọi thứ dù có chiến tranh thì mọi sinh hoạt vẫn được đảm bảo. Một mặt huy động quân đội, mặt khác tôi gửi lá thư trợ giúp tới công ty đông ấn Anh tại Ấn Độ về tình hình Đại Nam nhờ Anh trợ giúp. Vậy là cuộc chiến lớn lại xảy ra sau cuộc viễn chinh của Napolen tại châu Âu cũng chính thức bắt đầu về mọi mặt của Đại Nam