• Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Thứ ba, ngày mồng 4

Sáng qua cơm nước xong, tôi theo mẹ tôi lại viện dục anh (1) để nhờ bà Giám đốc trông nom giúp em gái anh Prêcôtxi. Tôi chưa được vào viện dục anh lần nào hôm nay đến đây, tôi lấy làm thích lắm.

Viện này có tới 200 trẻ em vừa con trai con gái. Chúng tôi đến gặp giờ ăn của các em bé. Hai cái bàn dài bày giữa phòng, hai bên mép bàn đều đục những lỗ tròn, mỗi lỗ đựng một chiếc bát gỗ màu nâu đầy cơm và đậu, cạnh đặt cái thìa thiếc con.

Lúc chúng tôi bước vào, thấy hai ba em bé ngã và cứ nằm xoài ra đất cho đến lúc cô giáo đến đỡ dậy. Nhiều em vừa vào bàn ngoài thấy cơm tưởng phần của mình cầm luôn thìa xúc ăn, nhưng cô giáo vội kêu: "vào nữa đi!" chúng liền bỏ thìa, kéo nhau vào bàn trong.

Chúng bắt đầu ăn. Cảnh tượng vui mắt làm sao! Em này ăn bằng hai thìa em kia ăn bốc ; nhiều em nhặt từng hột đậu bỏ túi, trái lại cũng có em gói đậu vào đầu khăn ăn, lấy tay nghiền nát vứt đi. Chỗ này mất em mải nhìn ruồi bay quên cả ăn, chỗ kia, mấy em vừa ăn vừa ho: cơm bắn ra bàn như mưa.

Người ta sẽ bảo đó là một cái chuông gà! nhưng dù sao, hai dãy dài gồm những trẻ em dung mạo hồng hào với những mớ tóc đỏ buộc dài màu sặc sỡ đã bày ra một bức hoạ linh động và vui mắt vô cùng!

Một cô giáo hỏi:

_ Đô các em biét: cây lúa mọc ở đâu?

Chúng đồng thanh đáp như giọng đọc sách:

_ Lúa - mọc - trong - ruộng

Tôi đoán câu này có lẽ ở trong một bài tấp đọc.

Cô giáo lại bảo:

_ Giơ tay lên!

Tức thì một loạt cánh tay xinh nhỏ với những cánh tay hồng, trắng như những con bươm bướm giơ lên.

Ăn xong đến giờ chơi. Các em đều chạy lại lấy giành đồ ăn treo ở tường và xách ra vườn. Chúng tản mác mỗi em một nơi để lấy thức ăn trong giành như bánh tây, kẹo, phó mát, trứng luộc, đỗ luộc, đùi gà ra ăn tiệc nữa.

Trong nháy mắt, mặt vườn đã rắc đầy những mảnh bánh chẳng khác chi người ta vãi mồi để nhử chim. Chúng ăn bằng nhiều kiểu lạ lùng gặm, nhấm, la liếm, mút mát như những giống thỏ, chuột và mèo. Ba bốn em lấy que chòi chiếc trúng luộc như để tìm của bên trong, chúng làm rơi đến nửa chiếc xuống đất xong lại cúi xuống kiếm từng miếng một như tìm hạt ngọc, chẳng để sót tí nào.

Em nào có món gì ngon hoặc là thì hàng chục em khác đến quây quần chung quanh, ra vẻ thèm thuồng. Một cậu bé có chiếc bánh ngọt, bạn đến xin, cậu chỉ giơ tay dính đường cho mút. Mẹ tôi ra giữa vườn, xoa đầu em này rồi lại vuốt ve em kia. Các em khác đua nhau chạy lại vây lấy mẹ tôi, em nào cũng ngẩng mặt lên chực mẹ tôi hôn. Một cậu cho mẹ túi múi cam cắn giở, cậu thứ nhì cho cái vỏ bánh, cô thứ ba biếu mẹ tôi một chiếc lá cây.

Trong sân, lúc ấy hết chỗ này đến chỗ kia có chuyện, cô giào phải chạy đi chạy lại để xử kiện. Một cô bé chu lên khóc vì không tháo được nút khăn mùi xoa. Mấy cô nữa tranh nhau hai hột táo, cào cấu nhau rồi kêu khóc rầm rĩ. Một cô bé trèo lên ghế ngã, bị ghế đè không sao đẩy ra được, khóc hét lên!

Lúc sắp về, mẹ tôi ôm ba, bốn em bé vào lòng, tức thì các em ở bốn phía, miệng còn dính kẹo hoặc nhớt nhát nước cam, kéo lại muốn được mẹ tôi bế như các em kia ; rồi em này nắm lấy mẹ tôi để xem nhẫn, em kia kéo dây để xem đồng hồ, em khác nhảy lên với bím tóc mẹ tôi.

Các cô giáo bảo mẹ tôi:

_ Bà phải để ý, kéo chúng làm hỏng áo bà.

Nhưng mẹ tôi không lấy điều ấy làm quan trọng, cứ đùa với chúng và vuốt ve chúng nhue thường.

Lúc chúng tôi chào bà Giám đốc và các cô giáo để ra về, cả bọn dều chạy lại, tranh nhau đến trước, túm lấy mẹ tôi và đồng thanh kêu:

_ Lạy bà ạ! (Cám ơn bà)

Sau cùng chúng tôi được ra thoát. Các em nhỏ còn xát mũi vào hàng rào sắt để nhìn theo. Chúng thò tay ra ngoài vẫy chào:

_ Cám ơn bà ạ! Mai bà lại đên chơi nhé!

Qua bức giậu do những bàn tay đâm ra tua tủa như những đoá hoa hồng, mẹ tôi bắt tay suốt lượt. Ra ngoài phố, mẹ tôi rơm rớm nước mắt, có ý nhớ bầy trẻ vừa thăm, nhưng trong lòng thấy sung sướng như đi xem một đám hội về và bên tai vẫn còn vẳng nghe thấy tiếng riu ríu:

_ Mai bà lại đến chơi nhá! Cám ơn bà!

Chú thích

(1) Viện dục anh: nơi nuôi dưỡng trẻ em mồ côi.

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website TruyenOnl.COM
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK