"Kế hoạch năm năm tới đây của anh không hề có chuyện con cái, nên đây chỉ là vấn đề râu ria không quan trọng phải không?" Hứa Qua cắt ngang.
Im lặng.
Bình thường, sự im lặng của Lệ Liệt Nông chính là ngầm xác nhận.
Đó là lần đầu tiên Hứa Qua nói với anh hai từ: "Cút ngay!"
Sau khi hét lên, cô thấy mình không khác mấy người phụ nữ chanh chua mà mình thấy hồi nhỏ. Ngược lại, Lệ Liệt Nông như không nghe thấy gì, anh điều chỉnh lại độ nâng của giường bệnh, sau đó lại kiểm tra cửa sổ bên cạnh, biểu hiện không khác một bạn trai quan tâm chu đáo.
Thấy Lệ Liệt Nông không để lời mình vào tai, Hứa Qua nổi giận lôi đình. Cô vớ được món gì là ném vỡ món đó. Tiếng đồ đạc vỡ vụn ầm ĩ kinh động đến vệ sĩ của anh, bọn họ đứng sững ở cửa không biết làm gì cho phải. Sau đó, trước sự chứng kiến của những người đó, Hứa Qua ném gối đầu vào mặt Lệ Liệt Nông. Cuối cùng, anh và nhóm vệ sĩ cũng rời đi.
Khi cửa phòng bệnh vừa khép lại, Hứa Qua không kìm nén được nữa, nước mặt cô rơi giàn dụa, trong lòng hoảng hốt không biết phải làm thế nào. Hơn hai mươi năm qua, tại sao số phận luôn trêu đùa cô như vậy?
Trong mơ màng, có ngón tay nhẹ nhàng, cẩn thận gạt những giọt nước còn đọng ở khoé mắt cô. Động tác dịu dàng có phần yêu chiều chỉ mang tính hình thức nếu đặt nó lên người Lệ Liệt Nông.
Cô quay đầu, tránh sự đụng chạm của anh.
Lại im lặng.
"Xin lỗi em, anh không biết nó sẽ để lại hậu quả như vậy." Giọng anh khàn khàn.
Vết thương lại một lần nữa bị móc vào, Hứa Qua không biết làm gì ngoài cắn chặt đôi môi. Cô đã khóc quá nhiều vì anh.
"Em định nói chuyện với anh như thế này à?" Nghe giống lấy lòng lắm, nhưng có bao nhiêu bất lực, khó chịu ở trong đó.
Hứa Qua ngậm chặt môi.
"Sáng mai anh phải đến Syria, em cũng biết..." Nói một nửa, Lệ Liệt Nông tạm dừng rồi không nói thêm gì nữa.
Vài hôm trước, một vị khách đặc biệt đã đến thăm 1942. Đó là một nhà thuyết khách được chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ bí mật phái tới. Có thể nói, sự xuất hiện của vị thuyết khách bí mật này vốn nằm trong dự đoán trước đó của Lệ Liệt Nông. Sau vài tiếng, Lệ Liệt Nông và ông ta đã ký kết một bản hợp đồng, 1942 sẽ hợp tác với chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ.
Hiện tại, có ba cánh quân cai quản đất nước Syria: quân đội của chính phủ, các lực lượng phiến quân đạo Hồi và quân đội Syria tự do. Ba cánh quân này tạo thành một thế cục kiềng ba chân kì lạ: Phiến quân đánh quân đội chính phủ, quân đội Syria thì núp phía sau, đợi phiến quân đánh thắng rồi xông lên theo cùng, sau đó lại đi đánh lén và chôm chỉa phần lãnh thổ, tài nguyên mà phiến quân chiếm được.
Ba lực lượng này đánh nhau liên miên ở Syria, kẻ thu lợi thật sự phía sau lại là các quốc gia Hồi giáo. Các nguyên thủ quốc gia này nắm trong tay nhiều lợi ích nhất, đầu tiên phải nhắc tới tài nguyên thiên nhiên khổng lồ như dầu mỏ, khí đốt. Những phần tử nổi loạn sẽ chào hàng các mỏ dầu, đổi lại chúng dùng tiền đó mua các vũ khí chiến tranh từ các quốc gia Hồi giáo. Hơn nữa, tất cả giao dịch đều diễn ra trong bóng tối.
Tất cả những bước trong giao dịch phi pháp đó đều yêu cầu nguồn nhân lực và vật lực siêu lớn. Đầu tiên, chúng cần có một bên trung gian môi giới giao dịch, sau đó có một bên khác làm nghiệp vụ logistics, một bên khác nữa thúc đẩy quá trình ký kết hợp đồng, quản lý nguồn tiền 'bẩn' và rồi tiến hành 'rửa sạch'. Tất cả các bên đó phải vận hành nhịp nhàng, trơn tru với nhau, đảm bảo mọi giao dịch đều an toàn và trót lọt.
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã nhìn trúng tổ chức 1942, nơi đáp ứng mọi yêu cầu về trình độ cũng như "đạo đức nghề nghiệp" của công việc này. Hơn nữa, 1942 có nhiều quan hệ móc nối với những phiến quân Syria, như vậy, theo như lời của vị thuyết khách kia, 1942 có thể thương lượng và hạ thấp giá dầu mua buôn tại chợ đen từ những thành phần nổi loạn.
Có chân trong thị trường chợ đen dầu mỏ sẽ mang đến món lợi nhuận khổng lồ. Trước đó, Lệ Liệt Nông đã lên kế hoạch chi tiết về việc tiến quân vào thị trường ngầm này, nên khi chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cho người đến đàm phán, mọi chuyện trông rất tự nhiên như nước chảy thành sông.
Nhưng tiền thu về rất nhiều đồng nghĩa thì rủi ro và nguy hiểm rất cao. Hiện tại, tình trạng loạn lạc ở Syria y như cái nồi lẩu thập cẩm, rất nhiều người tìm mọi cách để chạy khỏi đất nước ấy, chấp nhận cuộc sống tị nạn nguy hiểm, vất vưởng và nghèo khổ.
Nghĩ đến đây, Hứa Qua không còn né tránh bàn tay đang vuốt tóc cô. Anh tiếp tục nói, giọng trầm thấp: "Lần này anh phải đến Syria không dưới mười ngày, hơn nữa chuyện này rất khó giải quyết, anh không thể vì phân tâm bởi chuyện nào khác."
Chuyện khác, là đang ám chỉ cô sao? Nhưng Hứa Qua không nói thành lời.
Mười hai tuổi, cô đã mong đến ngày sinh ra những đứa bé kháu khỉnh của hai người. Thế rồi chính anh đã bóp chết mong ước ấy. Nếu người khác nói câu đó, có lẽ Hứa Qua sẽ không khó chịu đến như thế. Nhưng người này lại là anh, là Lệ Liệt Nông, là người sau này con cô gọi là ba.
Cô mím chặt môi, cơ thể vẫn run vì hơi lạnh lưu lại của một tuần kinh khủng vừa qua.
Anh thở dài bên tai cô: "Em vẫn không chịu để ý đến anh?"
Anh không nhúc nhích, những ngón tay đang xoa đầu cô biến thành vuốt ve những lọn tóc, sau đó vuốt xuống đuôi tóc, để những sợi tóc ngắn của cô trượt qua ngón tay anh rơi xuống. Vài lần như vậy, ngón tay ở nơi đuôi tóc rơi xuống cổ, rồi lần lữa xuống phía dưới.
Hứa Qua mặc một chiếc áo ba lỗ quân đội không tay, cổ áo hơi rộng mở, phía dưới là hai luồng cao ngất mềm mại. Ngón tay anh kéo cổ áo xuống dưới, rồi nắm lấy nơi đó xoa nắn. Động tác của Lệ Liệt Nông khiến Hứa Qua shock há mồm không kịp phản ứng. Đến khi cô tỉnh táo lại thì bàn tay anh bắt đầu bóp chặt, giữ chặt lấy một bên ngực cô.
Nếu như chưa có chuyện gì xảy ra thì đây là điều Hứa Qua mong chờ từ lâu. Cô từng tưởng tượng, khi tay anh đặt lên chúng, nắn bóp thành vô số hình dạng, cô sẽ dùng giọng nói dịu dàng nhất của mình khẽ khàng gọi tên anh 'Artenza'.
Nhưng khi tưởng tượng đã thành sự thật, trong lòng Hứa Qua không có chút vui mừng nào. Cô nhắm mắt lại, để mặc những cảm giác đó. Khi những ngón tay kia vụng về vân vê nụ hồng nho nhỏ, rồi khi bàn tay còn lại của anh đi xuống nơi non mềm kia, cô chỉ dám khẽ hít vào một hơi.
Thật kỳ lạ, tại sao cô tức giận như vậy, tại sao động tác của anh trúc trắc như thế mà lại có thể kích thích cô không kìm chế được, chỉ có thể cố gắng mím môi, không để mình thất thố, rồi vội vàng nói: "Lạnh."
Một số người bẩm sinh sinh tính tình lạnh nhạt. Nhiều lúc, cho dù Lệ Liệt Nông cười với cô nhưng nụ cười ấy chẳng đem lại cảm giác ấm áp nào. Một Lệ Liệt Nông lạnh lùng đã lớn lên cùng Hứa Qua, từ khi cô còn bé tí đến lúc trở thành thiếu nữ và giờ là một người phụ nữ. Khi cô thốt ra tiếng kêu "lạnh" kia, môi anh phủ lên tai cô, giọng khản đặc: "Một lát thôi là nóng mà". Lời này trong nháy mắt khiến mặt Hứa Qua đỏ ửng. Cô nằm mơ cũng không tưởng tượng có một ngày mình nghe được câu đó từ miệng Lệ Liệt Nông.
Cô có chút ghét bỏ bản thân lúc này, Hứa Qua vặn vẹo cơ thể tỏ ý kháng nghị. Nhưng động tác né tránh của cô lại tạo cơ hội cho anh thừa nước lấn tới, giúp bàn tay anh nắm trọn nơi no đủ dễ dàng hơn.
May mà cô vẫn tỉnh táo, trực tiếp giữ lấy bàn tay hư hỏng ấy. Đáp lại cô là một tiếng thở dài, rồi sau câu nói: "Chờ khi em 25 tuổi, chúng mình sẽ kết hôn. Anh đảm bảo con của mình sẽ rất khoẻ mạnh", cô rút tay trở về.
Bàn tay đang từ bụng dưới lần ngược lên trên, tiện thể vén gấu áo lên tận cổ cô. Rồi cả hai tay anh nắm lấy hai bên cao vút. Sau đó, hai trái đào trước ngực cô được giải thoát khỏi cái tay giam giữ, cứ như vậy lồ lộ tiếp xúc với không khí.
Đôi mắt đẹp kia cứ nhìn chằm chằm chúng, sau đó, đầu anh cúi xuống, chôn khuôn mặt mình ở giữa hai luồng trắng trẻo mềm mịn ấy. Hơi thở nóng bỏng của anh phả lên làn da nhạy cảm, khiến mồ hôi tuôn như suối trên trán cô.
Hứa Qua cực kỳ vui mừng, cô yêu thích những cái liếm mút nhè nhẹ của anh, thích cách hàm răng anh khẽ nhay đi nhay lại đỉnh hồng nho nhỏ. Một luồng điện tê dại chạy dọc cột sống, cuối cùng dừng lại ở điểm nhạy cảm kia, nơi nữ tính chảy ra một dòng nước ấm nóng.
Cho dù đã động tình đến mềm nhũn, khi cô nước mắt lưng tròng kêu 'Artenza', một cơn đau nứt xương nứt cốt đến từ nơi hai người giao hợp. Cô không có cách nào chống đỡ, chỉ có thể túm lấy ga giường, túm lấy tóc anh, vậy mà cơn đau vẫn không thuyên giảm bao nhiêu.
Cuối cùng tay cô bấu lấy vai anh, móng tay ấn vào bờ vai rắn chắc trong khi anh chẳng chút để ý xuyên vào sâu trong cơ thể cô. Mỗi lần anh thô lỗ thúc vào đều khiến cô đau muốn ngất. Nhưng chính khoảnh khắc đó, từ nơi sâu nhất trong cơ thể tiết ra một dòng chất lỏng, rồi nơi mềm mại từ từ co dãn để tiếp nhận sự nóng bỏng của anh.
Và khi anh rót nồng nhiệt của mình vào bên trong, cô như hoà tan vào luồng khoái cảm ấy, tựa như chúng đã biến thành một phần của cơ thể. Lúc ấy, Hứa Qua mới nhận ra sự khác biệt giữa một cô gái và một người phụ nữ. Trong nháy mắt ấy, móng tay cô chậm rãi buông vai anh ra, nhẹ nhàng xoa nhẹ nơi mình vừa bấu.
Hai cơ thể úp lên nhau không một kẽ hở, ướt sũng như vừa được vớt lên từ dưới nước, mồ hôi của cô và anh hoà vào chẳng thể phân biệt. Hứa Qua chậm rãi nhắm mắt lại.
**
Khi nghe người bên cạnh hít thở từng nhịp đều đặn, Lệ Liệt Nông mới bước xuống giường. Anh tìm nửa bao thuốc trong túi áo khoác, anh nhặt được bao thuốc khi vệ sĩ làm rơi mà không biết. Tất cả 1942 đều biết nhà lãnh đạo của họ trước nay không hút thuốc, chỉ là bọn họ không biết, thi thoảng anh cũng lén hút.
Ai cũng mang một nỗi phiền muộn riêng. Chỉ trong khoảnh khắc rối bù đầu, Lệ Liệt Nông mới tìm đến khói thuốc để khuây khoả. Anh không biết giờ phút này có được tính như vậy không, có lẽ đúng, mà cũng có lẽ không. Nhưng cứ dần dần, sau điếu thuốc thứ nhất là điếu thứ hai, điếu thứ ba.
Hút xong điếu thuốc thứ ba, anh ép mình phải cất bao thuốc, không cho phép bản thân châm điếu thứ tư, cho dù hiện tại anh cực kỳ thèm cảm giác mà nicotin mang lại.
Anh vò bao thuốc thành một nắm rồi ném vào thùng rác. Sau lưng anh có tiếng ho nhỏ, nếu tinh tế có thể nhận ra tiếng ho đấy có bao nhiêu kiềm chế. Anh mở cửa sổ cho bay mùi thuốc, sau đó đi đến trước giường, nhìn người con gái má ửng hồng đang say giấc. Đôi môi cô hồng nhuận, vài sợi tóc bết mồ hôi còn dính trên trán.
Nhìn khuôn mặt say ngủ kia, Lệ Liệt Nông chợt nghĩ, nếu hiện tại Hứa Qua vẫn là em của anh, có lẽ anh sẽ yêu quý cô hơn một chút.
Khuôn mặt đỏ ửng với ánh mắt sáng ngời, khi cười rộ lên thì đôi mắt cong cong, cùng với tiếng cười như chuông reo của một cô gái vô lo vô nghĩ.
Nhưng Hứa Qua không phải em gái anh. Hứa Qua là vợ chưa cưới của anh. Cái danh từ 'vợ chưa cưới' khiến anh chán ghét hệt như hồi nhỏ anh ghét cay ghét đắng việc phải đọc báo cáo dày cộp bằng tiếng nước ngoài. Dù trong lòng cực kì bài xích nhưng không có cách nào buông bỏ trách nhiệm. Hơn nữa Hứa Qua có năng lực cực kỳ xuất sắc, cô có thể hoàn thành nhiều nhiệm vụ khác nhau với sự thông minh, nhanh trí của mình.
Anh hơi cúi người ngắm khuôn mặt đang say ngủ kia, nhẹ giọng nói: "Cô gái ngốc nghếch, nếu anh nói em biết, người mà em bảo lúc sinh ra đã trông thấy thực ra không phải anh, có phải em sẽ khóc nhè không?"
Hứa Qua khi nhỏ lúc nào cũng treo bên miệng câu "Mới sinh ra em đã thấy anh rồi". "Anh" trong câu đó của cô tên là Hứa Thuần, là anh ruột của Hứa Qua, cũng chính là hiệp sĩ Núi Đền của cô.
Nhiều lần Lệ Liệt Nông nghĩ mình không muốn giữ bí mật này nữa, anh sẽ nói toẹt cho cô biết để đỡ phiền.
Khi Hứa Qua khoảng 10 tuổi, dì Mai nói với anh: "Con bé còn nhỏ quá, chờ nó lớn hơn một chút đã. Trong chuyện này, Tiểu Qua là người vô tội nhất." Khi cô lớn hơn một chút, người thầy của anh đã nói: "Con bé từ nhỏ đã mất mẹ nên tất cả sự quan tâm của nó đều dành cho con. Con có thể chờ đến khi nó trưởng thành được không..."
Khi cô lớn hơn chút nữa, "Vĩnh viễn đừng cho em ấy biết chân tướng". Đây chính là yêu cầu duy nhất của Hứa Thuần với anh. Yêu cầu ấy anh không cách nào cự tuyệt được, bởi vì anh nợ Hứa Thuần một ân nghĩa. Mẹ anh có nhắc tới trong một bức thư viết cho anh.
Lệ Liệt Nông đến ngôi nhà đó khi Hứa Qua vừa tròn một tuổi. Trong mắt anh, con bé vắt mũi chưa sạch ấy đúng là một sinh vật kì lạ. Câu đầu tiên mà con bé ấy nói tròn trịa chính là: "Em nhìn thấy anh." Câu ấy được nói ra vô cùng rõ ràng, mà đôi mắt thì thật trong trẻo.
Sau câu nói đầu tiên của cuộc đời đầy kỳ lạ đó, con bé tiếp tục tuôn một tràng từ vựng hiếm lạ khác mà người ta khó có thể hiểu được. Trong đó, câu khiến Lệ Liệt Nông thấy phiền nhất chính là con bé cứ khăng khăng: "Mới sinh ra em đã nhìn thấy anh rồi."
Câu này Hứa Qua nói đi nói lại từ năm này sang năm khác không biết chán.
Khi anh mười lăm tuổi, ở thành cổ Jerusalem, trong một con hẻm không tên, sự căm ghét của anh với con nhóc suốt ngày chỉ biết thao thao bất tuyệt đẩy lên cực hạn. Khi đó, trong đầu anh đã loé lên một ý niệm nho nhỏ, có lẽ, anh biết một thứ có thể nhét vào cái miệng không ngừng đóng mở kia, để nó im lại mãi mãi.
Một giây ấy, Lệ Liệt Nông vĩnh viễn không bao giờ ngờ được cô nhóc mà anh từng muốn đầu độc ấy lại trở thành vợ chưa cưới của mình. Và càng làm anh không dự đoán được nữa chính là...
Chính là một ngày nào đó, sự an ủi duy nhất trên thế giới dành cho anh chính là vòng ôm của cô, trong sự ấm áp, bao dung vô bờ của nơi nhỏ bé nào đó của cô. Khi anh tiến vào thế giới nhỏ bé ấy, nó vừa ấm áp, vừa chặt chẽ, nhỏ hẹp.
Thế giới ấy không có hàng nghìn hàng vạn ánh mắt soi mói, chỉ có ánh mắt dịu dàng của cô dành cho anh.
Khi ở trong thế giới nhỏ bé ấy, anh không còn phải lúc nào cũng sẵn sàng chộp lấy khẩu súng, không cần quan tâm đến lời dặn của mẹ, không phải đề phòng từng câu nói trước sau, chỉ cần chìm đắm vào chốn đào nguyên ấm nóng, chặt khít ấy.
Mỗi lần thúc vào lại đổi lấy giọt nước mắt của cô. Tiếng 'Artenza' phát ra từ cái miệng xinh xắn ấy khiến anh phát điên, cảm giác mình như đã lạc vào thế giới mà cô bày ra, khiến anh nhớ lại một câu đùa thô tục của bọn nam sinh cấp ba ngày xưa: "Khi phụ nữ khóc lóc dưới thân cậu thì thật ra là làm nũng với đấy. Họ khát khao cậu đi vào nhanh, mạnh hơn, thẳng vào điểm G."
Suy nghĩ đến đây, anh tỉnh lại từ hồi ức. Khuôn mặt non nớt, thơ ngây ngày xưa giờ đã trưởng thành theo năm tháng. Một cảm giác không đành lòng trỗi dậy trong anh, Lệ Liệt Nông cúi xuống, chạm môi mình vào môi Hứa Qua, giây phút thật kỳ diệu.
Nó khiến anh nhớ lại giọng cô nhỏ như muỗi kêu: "Artenza, đau muốn chết mất." Khi tay anh muốn nắn khối mềm mại trước ngực cô, cô lại né tránh. Lệ Liệt Nông nổi hứng trêu trọc, giọng nói trầm khàn ấy như không phải là anh nói ra: "Chết đâu có dễ như thế?"
Cô ở dưới anh cười quyến rũ như vậy, vừa cười vừa trốn tránh, bộ dáng đó hình như trước đây cô chưa bao giờ thể hiện với anh.
Ánh mắt anh dừng ở nơi cổ trắng ngần, nơi đó còn lưu lại dấu vết cắn mút rải rác chỗ xương quai xanh. Giây phút này, trong mắt anh, những ấn ký đó cực kỳ chói mắt, chói mắt đến mức anh muốn lấy chăn che đi, không cho ai nhìn thấy.
Anh vươn tay, kéo chăn đơn che lên tận cổ cô. Khi tay anh đang định rời đi thì chúng bị cô bắt lấy, giọng cô bé xíu, nỉ non cái câu hồi nhỏ: "Artenza, thật sự lúc mới sinh ra, em đã thấy anh rồi."
Lại, lại là câu lải nhải ấy. Nó phá hư cảm xúc vui vẻ vừa rồi của Lệ Liệt Nông. Anh thật sự hy vọng một ngày nào đó tự Hứa Qua sẽ phát hiện ra bí mật này. Và nhờ vậy, cô sẽ bớt si mê anh đi.
Trong suy nghĩ của Lệ Liệt Nông, cái từ 'yêu' mà Hứa Qua dành cho anhchỉ đơn thuần là sự si mê mù quáng. Cho dù tình yêu có thật đi chăng nữa, nó sẽ không xuất hiện trong cuộc sống của họ. Thế giới của anh và cô sống làm gì có tình yêu.
'Tình yêu' của Hứa Qua như một căn bệnh dai dẳng không thuốc chữa, khiến người khác khó chịu và mệt mỏi.
Anh rút tay lại, cầm chiếc áo khoác ở tay ghế lên. Khi Lệ Liệt Nông mở cửa phòng bệnh, mặt trời đã lên cao, anh bước nhanh ra chiếc xe chuyên dụng tại Prague đang đợi ở bên đường.
Vừa lên xe, Kim Nguyên lập tức đưa điện thoại cho anh. Đó là cuộc gọi từ phòng chiến lược của 1942, anh bắt máy và nói đơn giản một câu: "Đã giải quyết xong."
Trưa hôm qua, Lệ Liệt Nông nhận được cuộc gọi từ trưởng phòng tham vấn chiến lược của 1942, bọn họ cùng nhau nói về chuyện của Hứa Qua.
Cuối cùng, vị trưởng phòng đó nói: "Để hôn thê của cậu khóc đau lòng như vậy không tốt lắm đâu."
- -
VV: Khổ thân Hứa Qua, chờ một ngày Lệ Liệt Nông bị quật.
- -