Trong khoảng thời gian này Diệu Nhi chăm chỉ vẽ hình thêu, bán cũng được một ít tiền. Ngoài ra, cô còn bàn với nương và An Nhi tỷ là sẽ thuê Cao Vân tỷ phụ tết dây theo và hà bao, mỗi cái sẽ trả ba văn. Nói chung là không giúp được nhiều, nhưng có cách kiếm vài văn tiền còn hơn không. Lúc biết tin, Cao Vân tỷ mừng phát khóc. Haiz, nghèo đúng là một tội lỗi lớn.
Gà nuôi đã đến lúc đẻ trứng rồi, hôm qua có bốn con đẻ, tiểu Sơn nhặt được bốn quả trứng gà so trắng hồng, nho nhỏ, bàn tay bé xíu nâng niu từng quả trứng như nâng vật quý mang cho Diệu Nhi và An Nhi tỷ xem, nhất là lúc biết được trưa sẽ có món trứng rán thơm ngon, vàng óng, thằng bé vui vẻ cười cả ngày.
Vì việc nhà nông chưa vào mùa nên phụ thân đi theo Vương thúc vào núi săn thú thêm mấy lần nữa. Cuộc sống gia đình đang ngày càng khấm khá hơn, dù không giàu có nhưng cũng đủ no, có quần áo mới mặc, đủ ấm.
Thời gian thấm thoát thoi đưa, chẳng mấy chốc đã đến tháng tám, chuẩn bị thu hoạch vụ hè. Khu vườn nhỏ trồng xen canh của Diệu Nhi rất tươi tốt. Ngày bắp và đậu chín, cả nhà vui vẻ đi ra thu hoạch. Nhìn nho nhỏ thế thôi nhưng thu được ba yến ngô và hai yến đậu tương đó. Phụ thân Trương Tranh vừa tẻ bắp vừa thở dài cảm thán:
"Thật không ngờ với cách trồng xen canh này lại có thể thu được năng suất cao đến thế."
Nương ngồi bên cạnh phụ họa: "Đúng vậy!" Sau đó lại thở dài tiếc nuối, "Giá mà chúng ta nghe theo lời Diệu Nhi thì vụ này sẽ thu được nhiều lương thực hơn rồi."
Diệu Nhi đang ngồi bên cạnh, nghe vậy liền cười nói:
"Cứ coi như con trồng thử nghiệm thôi, cha nương cũng sợ thất bại mà. Vụ tiếp theo nhà mình sẽ trồng, nếu thu hoạch sản lượng cao mình sẽ báo với trưởng thôn về cách này để cho tất cả mọi người trong thôn đều có thể trồng theo. Như vậy, nhà ai cũng sẽ thu được nhiều lương thực hơn, ít bị đói hơn."
"Diệu Nhi nói rất đúng." Phụ thân Trương Tranh cười hàm hậu đáp.
Buổi tối, nương luộc một nồi ngô non, cả nhà thả bụng ăn thỏa thích. Diệu Nhi ngồi một bên vừa ăn ngô, một bên khẽ cảm thán, đúng là ngô không có hóa chất, không bị ô nhiễm có khác, ăn ngọt hơn hẳn. Một tháng tiếp theo, cả nhà bận rộn thu hoạch lương thực ngoài ruộng, Diệu Nhi thay đổi nước uống từ nấu bằng hoa cúc dại phơi khô sang nấu bằng râu ngô và những trái bắp non bé tí chưa hạt hoặc mới nhú vài hạt. Nước ngô uống có vị ngọt thanh, lại mát rất thích hợp cho mùa làm đồng mệt nhọc như thế này. Sau đó những lõi ngô nấu chín được Diệu Nhi băm nhỏ trộn chung với rau dại nuôi heo.
Dù công việc bận rộn đến đâu Diệu Nhi cũng nhất quyết lôi ba huynh đệ tỷ trong nhà ra luyện chữ và học hai canh giờ mỗi ngày. Trừ Diệu Nhi không nói, tiểu Sơn còn nhỏ nên năng lực tiếp thu cao học khá nhanh, trong khi đó đại ca và đại tỷ có chút phải cố mới theo thằng bé được, nhưng ai cũng cố gắng chăm chỉ và chịu khó vì đều có khao khát biết cái chữ. Với suy nghĩ của người cổ đại, biết chữ đồng nghĩa với việc sẽ có tiền đồ hơn, tương lai sáng lạng hơn.
"Diệu Nhi, An Nhi đâu rồi? Đâu rồi?" Tiếng nương hớt hơ hớt hải chạy vào sân la to.
Nghe tiếng nương, hai tỷ muội đang nấu cơm giật bắn mình, bỏ hết những thứ trong tay chạy ra, hỏi:
"Nương, có chuyện gì thế ạ?"
"Thanh Sơn thúc bị thương, chảy rất nhiều máu. Phụ thân các con bảo ta về lấy một ít thuốc cầm máu, nhưng ta nào có rành chứ. Diệu Nhi, con mau đi ra vườn hái đi. Nhanh lên."
"Dạ." Diệu Nhi vội vàng cầm rổ nhỏ, chạy ra đằng sau nha hái nhanh một nắm lá nhọ nồi, lại thêm lá cây ngũ sắc, rồi lại vội vàng chạy ra. Hai mẹ con cùng đi, còn An Nhi tỷ ở nhà trông nhà.
Dọc đường đi nương có kể sơ qua về vết thương của Thanh Sơn thúc. Nhà thúc ấy cũng không khá nghèo, tranh thủ lúc chưa gặt lúa thì vào núi săn thú về bán kiếm tiền. Mọi lần vẫn rất thuận lợi, không ngờ lần này cả đội năm người vô tình gặp một con gấu đen, may mà nó còn chưa có trưởng thành mới chạy thoát được, tuy nhiên tay Thanh Sơn thúc bị gấu cắn, thịt nát bét lòi cả xương, máu cảy lênh láng rất ghê rợn. Không những thế trên người còn có vô vàn vế thương lớn nhỏ nữa. Nghe kể mà Diệu Nhi cũng cảm thấy lạnh cả người. Phụ thân mình cũng thường đi săn dạo gần đây, rủi mà... a phi phi, cái mỏ quạ đen của mình, phụ thân là người tốt ắt sẽ được trời thương.
Lúc hai mẹ con đi đến nói thì một nhà, sân đã có rất nhiều người vây quanh. Phải khó khăn lắm hai mẹ con mới chen vào trong được. Trời ạ, thì ra bản tính tò mò và nhiều chuyện của con người thì thời nào cũng có a.
Lúc đi vào trong gian nhà đất, cỏ tranh Diệu Nhi nhìn thấy thê tử của Thanh Sơn thúc là Ngô thẩm đang khóc ngất lên ngất xuống bên cạnh, còn thúc ấy thì mặt mũi trắng bệnh, nằm mê man, đôi mày rậm nhíu lại thật chặt chứng tỏ người đó đang chịu một nổi đau rất lớn. Một người đàn ông trung niên đang cầm một cái khăn bố nhúng nước và lau miệng vết thương trên tay, trên người Thanh Sơn thúc, xung quanh đứng rất nhiều người, đàn ông có, đàn bà có.
Diệu Nhi vội vàng nói lớn:
"Dừng lại."
Sau đó cả một nhà đầy người quay đầu lại nhìn chằm chằm vào cô, Diệu Nhi có chút lúng túng nói tiếp:
"Đừng dùng nước rửa, sẽ không sạch hết chất bẩn trong miệng vết thương mà còn khiến người bị thương mất nhiều máu hơn, vết thương dễ bị nhiễm trùng hơn."
"Thế phải làm thế nào?" Người đàn ông trung niên vốn đang lau, nghe nói vậy thì dừng tay khó hiểu hỏi.
"Dùng..."
Cô còn chưa nói xong, tiếng phụ thân Trương Tranh đã vang lên: "Diệu Nhi, con có mang cỏ cầm máu đến không?"
Cô quay sang phụ thân nói: "Có ạ. Phụ thân, người mang ra ngoài đi rửa dùm con." Sau đó đi đến gần người bị thương, "Mọi người nên tản ra cho thúc ấy dễ thở, tốt nhất là chỉ một hai người ở lại còn đâu ra ngoài hết đi. Ai đó đi lấy cho con chút nước nóng." Diệu Nhi lại nói với người đàn ông trung niên kia, "Dùng nước nóng giặt khăn lau nhẹ lên miệng vết thương cho sạch, rồi rửa sơ qua với một chút rượu mạnh, sau đó thì đắp cỏ cầm màu lên. Lúc rửa rượu sẽ rất đau và xót cần hai người khỏe mạnh giữ chặt thúc ấy."
Diệu NHi vừa nói xong mọi người trong lúc còn ngơ ngác thì đã làm theo, chẳng mấy chốc trong phòng chỉ còn có cô, người đàn ông trung niên, Vương thúc và Ngô thẩm. Nhìn bà ta khóc hoài, Diệu Nhi đau đầu nói:
"Ngô thẩm, thẩm đi lấy một bộ đồ mới thay cho thúc ấy đi, nhớ là rộng rãi một chút để tránh chạm vào vết thương, nấu cho chú ấy một chút nước đường gừng uống lấy sức, nếu có thể hầm chút thịt thì càng tốt. Giường thúc ấy nằm phải thoáng, sạch sẽ."
Ngô thị nghe cô nói, ngừng khóc, mê mang một hồi, mới lấy lại tinh thần đáp: "Uh, thẩm biết rồi. Gian nan đứng dậy đi vào buồng trong."
Một lúc sau, vết thương được xử lí xong, không còn chảy máu nữa, Diệu Nhi dùng vải bố sạch băng lại, nhờ nương về lấy thêm một rổ nhọ nồi và ngũ sắc nữa. Bận rộn hơn hai canh giờ đã xong mọi việc, lúc này cô mới biết được người đàn ông trung niên khi nãy chính là trưởng thôn tên là Dân Tự. Mọi người được ông kêu giải tán ai về nhà ấy, còn lại vài người cùng đi săn với Thanh Sơn thúc, trưởng thôn và phụ thân Trương Tranh ngồi uống nước đun sôi nói truyện ngoài phòng khách. Nương và Diệu Nhi phụ Ngô thẩm dưới bếp xử lí con mồi, dùng một ít xương gà hầm ít cháo cho thúc ấy ăn, còn lại ít thịt thì ướp để kho.
Ngoài phòng khách, trưởng thôn Dân Tự nói với Trương Tranh:
"Lần nay cũng may có thuốc cầm máu kịp thời của nhà ngươi, nếu không mọi chuyện sẽ trở nên xấu đi."
Trương Tranh cười hàm hậu đáp: "Có gì đâu thưa trưởng thôn. Giúp được mọi người là tốt rồi."
Vương thúc ngồi bên cạnh đưa tay qua vỗ vào vai Trương Tranh nói: "Đừng khách khí. Huynh có công thì mọi người đều biết mà, nhưng sao nhà huynh lại có thứ đó vậy? Người thường xuyên vào núi như chúng ta mà có được một ít thứ này phòng thân thì còn gì bằng a, nhiều khi còn có thể kịp thời cứu mạng."
"Đúng đó. Đúng đó." Vương thúc vừa nói xong, mọi người xung quanh nhanh chóng phụ họa, ngay cả trưởng thôn cũng gật gù đồng ý.
Trương Tranh cười đáp: "Cái này là do tiểu nữ nhi trong nhà tìm ra. Con bé lên núi hái rau dại vô tình bị thương chảy máu, rồi bứt đại lá này dắp lên, ai ngờ có thể cầm máu, liền nhổ về trồng."
Trửng thôn đột nhiên hỏi: "Chính là cô bé vừa nãy?"
"Đúng vậy." Trương Tranh đáp, trong ánh mắt vô tình để lộ ra sự tự hào."
Dận Tự khẽ suy nghĩ một chút, nhớ đến hình ảnh mặt không biến sắc chỉ huy của bé gái nho nhỏ khi nãy, đột nhiên ông ta đưa tay ra vỗ vào vai Trương Tranh khích lệ: "Cô tiểu nữ nhi này của ngươi, nhất định tiền đồ vô lượng a."
Trương Tranh trong lòng rất vui vì người ta khen con mình, nhưng mặt ngoài vẫn phải khiêm tốn đáp:
"Nào có, nào có. Chỉ là do may mắn thôi."
Trên phòng khách các đàn ông vẫn còn rầm rì nói chuyện thì trong bếp Ngô thẩm nước mắt ngắn nước mắt dài nghẹn ngào nói với Diệu Nhi:
"Thẩm đội ơn con. Lần này con cứu Thanh Sơn Thúc là có ơn đối với thẩm, với cả nhà thẩm. Sau này con và nhà con cần giúp gì cứ nói với thẩm một tiếng."
Diệu Nhi mỉm cười, cầm tay bà an ủi: "Thẩm à, cùng là hàng xóm láng giếng thì nên giúp đỡ nhau thôi mà."
"Nhưng đây là mạng người a. Ông trời cũng thật bất công. Thẩm có thể vỗ ngực thề thẩm và thúc con sống không thẹn với lòng, không hại ai cả, tại sao lại để hắn gặp cảnh này a."
Nói xong lại òa khóc, nương đang rửa thịt bên ngoài, vội vàng bưng vào bếp, rồi ngồi xuống an ủi:
"Ngô thẩm, đừng có khóc mãi thế. Mọi chuyện rồi sẽ qua cả thôi. Ngươi phải cố lên a, vì hắn cùng vì các con nữa a."
Nghe nương nói xong, Diệu Nhi lại nhớ đến hai đứa nhóc, một tám tuổi, một ba tuổi, đen gầy nhẻm khi nãy. Đứa nhỏ tám tuổi còn vác được cả một bó củi to gấp ba lần người nó luôn. Lúc nhìn thấy vậy, cô cũng phải âm thầm kinh ngạc. Nó vừa về, nghe chuyện Thanh Sơn thúc đã vội vàng rửa sạch tay chân, dẫn đệ đệ vào thăm cha rồi.
"Ta cũng biết chứ, nhưng nhà thì khó khăn, hai đứa bé thì còn nhỏ, một mình lao động chính là hắn a... giờ tay hắn như vậy có khác gì tàn phế đâu cơ chứ... hức hức hu hu..."
Diệu Nhi nghe vậy cũng khẽ thở dài, nhưng mà vừa nãy cô nhìn kỹ miệng vết thương rồi, trông ghê vậy thôi chứ không có bị gãy xương, sẽ không ảnh hưởng gì đến sinh hoạt sau này. Cô nói:
"Thẩm đừng lo. Tay thúc ấy có bị gãy xương đâu mà tàn phế chứ, chỉ cần chịu khó điều dưỡng, kiêng nước, tránh hoạt động nhiều tầm một tháng là bình thường thôi."
"Thật sao?" Ngô thẩm ngưng khóc, bắt lấy hai vai cô mà lắc. Trời ơi, đau quá!
Cô gian nan đáp: "Đúng vậy ạ. Đợi một lát nữa, trước khi về con thay thuốc cho thúc ấy một lần rồi sẽ dùng thanh tre nẹp cánh tay bị thương của thúc ấy lại để tránh đụng vào miệng vết thương, như vậy sẽ nhanh khỏi hơn."
Ngô thẩm hai mắt rưng rưng, đột nhiên quỳ sụp xuống:
"Thẩm tạ ơn con rất nhiều."