Năm thứ hai đại học, một bạn học thời cấp ba đến Trường Sa gặp tôi.
Lúc tán gẫu nó nói: “Tớ vẫn cho rằng bạn học đại học C là vì F”.
Tôi nói đâu có, hỏi nó tại sao lại nghĩ như vậy.
Nó nói: “Bạn không biết sao? Đại học C và trường F học bên ANh hàng năm đều trao đổi sinh viên”.
Tôi biết, mới vào trường đã nghe nói, nhưng tôi chưa bao giờ lưu ý.
“Khi đó chúng ta điền nguyện vọng, F đột nhiên đến tìm tớ, hỏi có phải anh trai tớ học đại học C, bây giờ đang học bên Anh theo diện trao đổi hay không. Tớ bảo đúng, đại học C năm nào cũng có suất trao đổi. F xin tớ tài khoản MSN của anh trai tớ. Khi đó tôi còn tưởng F muốn vào đại học C, sau đó mới biết cậu ấy hỏi cho bạn”.
Tôi ngẩn ra: “Nhưng cậu ấy chưa từng nói với tớ chuyện này”.
“Có lẽ là không muốn tạo áp lực cho bạn”.
Khi đó đầu óc tôi trống rỗng.
Tôi chọn nguyện vọng rất khó khăn, không giống Quan Triều và F, điền tên trường tốt nhất là được. Với thành tích nửa vời của tôi, việc lựa chọn sẽ rất khó khăn. Bây giờ nhớ lại, tất cả các trường tôi chọn đều là F tìm cho tôi.
Đến tận lúc đó tôi mới hiểu, kì thực rất sớm trước kia, sớm đến mức tôi còn đang co ro trốn tránh đẩy hắn ra xa, hắn đã lẳng lặng quy hoạch tôi vào tương lai của hắn rồi.
Sự tiếc nuối lớn nhất trong quá trình trưởng thành nằm ở chỗ chúng ta luôn gặp được người tốt nhất khi chúng ta ấu trĩ nhất, mà mỗi người lại không tự biết.
Chuyện thứ hai.
Tôi là một người có cung phản xạ rất dài. Sau khi hắn đi tôi không quá nghĩ đến hắn. Trên thực tế, thời đại học không có hắn, cuộc sống của tôi rất phong phú và vui vẻ, có một đám bạn cởi mở và thú vị, đến nay tôi vẫn hoài niệm thời gian đó.
Có hôm tôi đọc sách ở thư viện, khoảng 4 5 giờ chiều gì đó. Tôi ngồi gần cửa sổ, ánh mặt trời xuyên qua cửa chớp chiếu xuống quyển sách trên tay. Dưới ánh nắng ấm áp, tôi nhìn thấy một câu: “Nhưng cảnh xuân như thế, lại không được thấy anh”.
Trên đường về câu nói đó vẫn quanh quẩn trong đầu không gạt đi được. Từ thư viện về phòng ngủ bình thường chỉ cần mười phút, hôm đó tôi đi đường rất xa, một mình đi một vòng quanh trường.
Mặt trời xuống núi, tôi đi về.
Vệt nắng cuối cùng chiếu xuống mặt đất, cây ngô đồng hai bên đường bị gió thổi xào xạc, hết thảy đều bình thường, hết thảy đều rất tốt. Nhưng trong nháy mắt đó, tôi đột nhiên cảm nhận được thế nào gọi là “Có thể nói chuyện với người khác là không coi như cô độc”.
Trong đầu vẫn vang vọng câu nói đó, có điều cảnh xuân như thế, lại không được thấy anh.
Khi đó đài truyền thanh của trường phát bài “Ánh trăng bạc” của Trương Tín Triết rất hợp với tâm tình.
Ánh trăng bạc chiếu hai phía chân trời
Người trong lòng lại không ở bên người
Không lau khô được nước mắt khi đó
Đường quá dài không tìm được thứ tha
Ánh trăng bạc chiếu hai phía chân trời
Càng hoàn hảo càng cảm thấy cô đơn
Không lau khô được nước mắt trong hồi ức
Đường quá dài làm sao bùu đắp được...
Tôi nghe lời bài hát, đột nhiên bật khóc ven đường.
Đó là lần đầu tiên tôi rơi lệ vì chuyện hắn ra đi. Tôi rất giỏi kiềm chế tình cảm của mình, cũng rất giỏi nhẫn nại, nhưng khi đó thật sự cảm thấy mình không thể tiếp tục kiềm chế được nữa. Tôi phát hiện mình có rất nhiều lời muốn nói với hắn. Bây giờ tớ rất vui vẻ, tớ không còn tự ti nữa. Cuộc sống của tôi thoải mái vui sướng, mỗi ngày đều cố gắng làm cho mình trở nên tốt hơn. Tớ tham gia các hoạt động ngoại khóa của hội học sinh, dần dần trở nên ưu tú. Tớ tràn ngập mong đợi vào tương lai. Tớ bây giờ ổn lắm, nếu có bạn ở bên cạnh thì thật tốt.
Có điều cảnh xuân như thế, lại không được thấy bạn.
Hai chuyện vừa rồi viết ra rát buồn, tôi tắt máy tính quay lại nhìn hắn.
Hắn đã ngủ, vừa rồi dùng dao cạo râu mới mua, cắt phạm một vết. Tôi đùa dai cố tình dán một miếng dán lên cằm hắn.
Tôi trèo lên giường, nhẹ nhàng nói bên tai hắn: “Sau này chúng ta không xa nhau nữa, được không?”
“Nửa đêm thần kinh cái gì đấy?” Hắn nửa tỉnh nửa mê lẩm bẩm.
“Cứ trả lời em đã”.
Hắn vẫn nhắm mắt, đắp chăn cho tôi.
“Từ khi gặp em đã không nghĩ tới chuyện xa nhau”.
Đây là câu chuyện nhỏ thứ ba./.