• Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:



Về giáo lý và tư tưởng, những kinh điển được trích dẫn trong sách này hầu hết đều là những kinh điển thuộc văn hệ Nikaya (tạng Pali) và văn hệ A Hàm (tạng Hán).

Tác giả đã có chủ ý không sử dụng nhiều các kinh Đại Thừa, với mục đích chứng minh rằng những tư tưởng lớn của các kinh Đại Thừa đều đã có mặt đầy đủ trong các kinh Nikaya và A hàm, và chỉ cần đọc các kinh này với một thái độ cởi mở là có thể nhận ra được các tư tưởng lớn kia trong ấy.


Kinh điển nào cũng là kinh điển của đạo Bụt, dù là kinh Bắc tông hay Nam tông.Kinh điển Đại Thừa cho ta một cái nhìn phóng khoáng hơn về giáo lý căn bản của đạo Bụt, có thể giúp ta phòng ngừa sự co rút lại của giáo lý và của những phương pháp hành trì giáo lý.

Giáo lý Đại Thừa giúp ta khám phá được chiều sâu của các nền văn học Nikaya và A hàm, giống như ánh sáng chiếu vào đối tượng quán sát của kính hiển vi, một đối tượng quán sát đã hơi biến hình và méo mó vì những thủ thuật cất giữ nhân tạo.

Cố nhiên là các kinh điển Nikaya và A hàm gần với đạo Bụt nguyên thỉ hơn, nhưng các kinh điển này đã bị sửa chữa và biến hình ít nhiều vì cách hiểu và cách hành trì của những truyền thống đã có công truyền thừa và cất giữ những kinh điển ấy.


Các thế hệ học giả và hành giả tương lai cần căn cứ trên kinh điển của cả hai truyền thống Bắc tông và Nam tông để có thể khôi phục lại tinh thần nguyên thỉ của đạo Bụt.

Chúng ta phải sử dụng tất cả các kinh điển của cả hai truyền thống.Tác giả đã cố ý không nhắc tới những phép thần thông mà kinh sách thường hay sử dụng để tô điểm cho cuộc đời của Bụt, những phép thần thông mà chính Bụt đã khuyên môn đệ không nên để thì giờ và tâm lực vào việc luyện tập và sử dụng.

Tác giả lại không ngần ngại nói tới những khó khăn mà Bụt thường gặp phải trong đời sống hàng ngày, ngoài xã hội cũng như trong giới môn đệ của chính người.

Nếu trong sách này Bụt được hiện ra như một con người khá gần gũi với chúng ta, một phần đó là cũng do các nguyên cơ đã kể.Tên người và tên xứ bằng tiếng Pali được sử dụng trong sách này bởi vì tiếng Pali dễ đọc hơn.


Cuối sách có bản đối chiếu những tên người và tên xứ bằng tiếng Pali, Phạn và Hán Việt để bạn đọc tham khảo.BẢN ĐỐI CHIẾUTên người và tên xứ bằng tiếng Pali, Phạn và Hán Việt.(Bị chú: những danh từ tiếng Phạn đều có dấu hiệu (s).

Ngoài ra là tiếng Pali và tiếng Hán Việt)Tên người/xứ bằng tiếng Pali Tên người/xứ bằng tiếng Phạn/Hán ViệtAggivessana hay Dighanakha Dirghanakha (s,) Trưởng trảo phạm chíAjatasattu Ajatasatru (s), A xà thếAjita Kesakambali Ajita Kesalakambala (s), A di kiều xá khâm bà laAlar Kalama A la ca lamAmrtodana Cam lộ phạn vươngAnanda A nan đàAnathapindika Anathapindada (s), Cấp cô độcAnga Ương giàAngulimala Ương quật ma, Ương quật ma laAniruddha, Anuruddha A nậu lâu đà ,A ni luật đà, A na luậtAsita A tư đàAssaji Asvajit (s), A thấp bà trí, A xả bà thệ, A xà du, Mã thắngBaranasi Ba la nạiBhadda Kapilani Bhadra Kapila (s), Bạt đà ca tỳ laBhaddiya Bhadrika (s), Bạt đề, Bạt đề lợi ca, Bạt đề lyBhargava Bạt già bàBimbisara Tần bà xa laBrahma Phạm thiênCampa Chiêm bàChanna Chandaka (s), Xa nặcCinca-Manavika Chiên già, hay Chiên xàVappa Kassapa Dasabala Kasyapa (s) Thập lực ca diếpDevadatta Đề bà đạt đaDronodana Bạch Phạn VươngGanga HằngGavampati Kiều phạm ba đềGayasisa Tượng đầuGhosira Cù sư laGijjhakuta Grdhrakuta (s), Linh thứu, Linh sơn, Kỳ xà quật, Thứu sơnGopa Cù diGotami Kiều đàm diIndra Đế thíchIsipatana Mrigadava (s), Lộc uyển, Lộc dãjambu Hồng táoJeta Kỳ đàJetavana Kỳ viên, Kỳ thọ, Cấp cô độc viênJivaka Kỳ bà, Thời phược caKaludayi Kalodayin (s), Ca lưu đà diKanthaka Kiền trắcKapilavatthu Kapilavastu (s), Ca tỳ la vệKasi Ca thiKassapa Kasyapa (s), Maha Kassyapa (s), Ca diếpKimbila Kim tỳ laKondanna, Anata Kondanna Kaundinya (s) hay Ajnata Kaundinya (s), Kiều trần như, A nhã Kiều trần nhưKosala Câu tát la, Kiều tát laKosambi Kusinagara (s), Cự thường di, Kiều thường diKudagarasala Trùng cácKusinara Kusinagara (s), Câu thi na, Câu thi laLicchavi Lê xa, Ly xaMagadha Ma kiệt đàMahapajapati MahaPrajapati (s), Ma ha ba xà ba đềMahanama hay Mahanama Mahanaman (s), Ma nam câu lợiMakkhali Gosala Maskari Gosaliputra (s), Mạt khư lê câu xa liMalla Mạt laMallika Mạt lợi, Ma lợiMatanga Matangi (s), Ma đăng giàMaya Ma giaMoggallana Maudgalyayana (s), Mục kiền liên, Mục liênNanda Nan đàNeranjara Nairanjana (s), Ni liên thuyềnNigantha Nataputta Nigrantha-Jnatiputra (s), Ni câu đà nhã đề tửNigrodha Nyagrodha (s), Ni câu đàPakudha Kaccayana Kaluda Katyayana (s) Phù đà ca chiên diênPataliputta Pataliputra (s) Hoa thị, Ba liên phất, Ba đa lợi phất đa laPrakriti Bát cát đếPunna Purna (s), Purnarmaitrayaniputra (s), Phú lâu na, Phú lâu na di đa la ni tửPurana Kassapa Purana Kasyapa (s) Phú lâu na ca diếpRahula La hầu laRajagaha Rajagrha (s) Vương xáRamagama Ramagrama (s), Lam mạtSakya Thích caSamkasya Tăng khı thiSanjaya Belatthiputta Sanjaya Vairatiputra (s), Tán nặc gia tỳ xá lê tửSariputta Sariputra (s), Xá lợi phấtSavatthi Sravasti (s), Xá vệSiddhatta Siddhartha (s), Tất đạt đaSiva Thấp bàSonadanda Chủng đứcSudatta Tu đạt đaSuddhodana Tịnh PhạnSudina Tu đề naSujata Tu già đa, Tu xà đaSundari Sundara, Sundarika, Tôn đà lợiSunita Tu ni đàSvastika Cát tường, VạnUdayin Ưu đà diUddaka Ramaputta Udraka Ramaputra (s), Uất đầu lam, Uất đâu lam tử, Uất đa la ma tửUpali Ưu ba lyUppadavanna Utpalavarna (s), Liên hoa sắcUruvela Uruvilva (s), Ưu lâu tần loaVaidehi Vi đề hiVappa Vachpa (s), Bà sa bi, Bà phuVassakara Vũ xáVejanra Vairanti (s) Tỳ lan nhãVenuvana Trúc lâm, Trúc viên, Trúc lâm tịnh xáVesali Vaisali (s), Tỳ xá ly, Vệ xá lyVidudabha Virudhaka (s), Tỳ lưu lyVimala Tỳ ma la, Vô cấuVisnu Vishnu (s), Thấp nữuYasa Yasas (s), Già xáYashodhara Da du đà la.


Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website TruyenOnl.COM
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK