Theo nghi lễ của Kỳ triều, vương gia chư hầu cũng có thể xây dựng điện có mái hiên trong phủ và cánh lầu cao quý, sườn điện được phủ ngói lưu ly màu xanh biếc, cây cột ở cửa sơn màu đỏ, trang trọng và nguy nga.
Nhưng bây giờ lại bước vào tẩm điện của Yên vương, quang cảnh gần đó lại có chút tiêu điều và rách nát, ngoài điện không thấy hạ nhân đi lại, chỉ có thể nhìn thấy vài người hầu vạm vỡ đang cầm mâu trượng[1].
Nhìn thấy Yên thế tử Uất Trì Tĩnh đến đây, các người hầu cung kính vấn an hắn.
“Thế tử.
”
Vẻ mặt của Uất Trì Tĩnh lạnh nhạt đi qua cửa điện, người đang nằm thoi thóp trên chiếc giường cao quý trong Noãn Các trong điện là một lão già tóc muối tiêu.
Mặt ông già hốc hác, hằn sâu những nếp nhăn, bộ râu hơi xộc xệch, dáng vẻ hơi luộm thuộm.
Nhưng nếu nhìn kỹ vào gương mặt ông, vẫn có thể nhìn ra rằng ông là một nam tử vô cùng điển trai và thanh tú khi còn trẻ.
Sau khi Uất Trì Tĩnh im lặng đi tới bên giường kia đứng im, lão già vẫn chưa mở mắt, nhưng làm như phân biệt được người tới là ai.
Giọng nói của ông già có chút khàn khàn, nhưng lại mang chút cố chấp, không tức giận nói một câu: “Ngươi tới rồi.
”
Lão già nói chuyện chính là cha ruột của Uất Trì Tĩnh, cũng là Uất Trì Hành của nước Yên.
Uất Trì Tĩnh cũng không lo lắng hỏi thăm tình trạng bệnh của phụ thân, mà dùng giọng điệu gần như lạnh như băng, nói: “Bệ hạ tuyên ta sẽ vào kinh vào tháng Giêng, cuối năm liền sẽ khởi hành.
”
Yên vương nửa người gần như tê liệt, nếu không có người giúp đỡ, cũng không thể đứng dậy theo ý muốn.
Nghe những lời của Uất Trì Tĩnh, cả bên trong và bên ngoài đều có đầy sự căm hận với ông, Yên vương cười một cách bi thảm.
“Sắp vào kinh rồi, vậy thay bổn vương đi thăm đại cô nương Vĩnh An Hầu gia đi, nghe người ta nói, người nàng gả là Trấn Quốc công Lục Chi Quân.
”
Bề ngoài Uất Trì Tĩnh từ trước đến nay luôn khiến người ta có ảo tưởng về sự ôn hòa, ngày thường trông như không tranh giành với thế gian, nhưng đều là kiên nhẫn ngủ đông, chờ thời cơ, sẽ đột nhiên cho người ta một đòn nghiêm trọng.
Hiện tại, hắn vừa đến tuổi lễ đội mũ, nhưng đã dựa vào lực lượng của mình mà đánh ngã Yến vương phi cùng đích trưởng tử của ông, cũng khiến thế tộc nước Yên ngang ngược nhất phải hạ thấp mình khi ở trước mặt hắn, nắm chắc quyền hành của nước chư hầu.
Sau khi ông bị đột quỵ, Uất Trì Tĩnh càng trở thành người nắm quyền thực sự của nước Yên, mà Uất Trì Tĩnh từ nhỏ đã có quan hệ không hòa thuận với ông, sau khi biết được sự thật của nhiều năm trước, càng ôm hận trong lòng với ông hơn.
Hiện tại, hắn tuyên bố với bên ngoài là Yên vương Uất Trì Hành chuyên tâm dưỡng bệnh ở trong phủ, nhưng ít người biết được, thật ra ông bị nhi tử “hiếu thảo” là Uất Trì Tĩnh giam lỏng.
Yên vương thậm chí cảm thấy, nhi tử mà mình sinh ra, quả thực chính là khẩu Phật tâm xà.
Ví dụ như bây giờ, sau khi Uất Trì Tĩnh nghe lời ông nói xong, mặc dù khóe môi hơi nhếch lên, nhưng đôi mắt phượng tinh xảo ấy hoàn toàn không có ý cười đạt tới đáy mắt, ngược lại còn lộ ra một chút lạnh lùng.
—— “Ngươi có đáng để nhắc đến muội ấy à?”
Vừa dứt lời, Yên vương nhất thời nổi giận, ông gần như nghiến răng nghiến lợi trách mắng: “Uất Trì Tĩnh! Bổn vương tốt xấu gì cũng là cha ruột của ngươi đấy!”
Sắc mặt của Uất Trì Tĩnh không hề thay đổi chút nào, chỉ cười lạnh lại hỏi: “Năm đó, nếu Thẩm Nguyên sinh ra trước ta, chỉ sợ hai chúng ta cũng sẽ không thể sống trên đời này đúng không?”
Yên vương nghe xong, sắc mặt hơi biến đổi, đồng tử đục ngầu đột nhiên thay đổi màu sắc.
Uất Trì Tĩnh lúc này đã rời khỏi tẩm điện của ông, còn Yên vương lâm vào trong hồi ức với vẻ mặt kinh ngạc.
Nửa năm trước, ông bị trúng gió.
Khi đó Yên vương cho rằng thời gian của mình không còn nhiều, nhớ lại những việc xấu xa năm đó mà mình làm, cũng sắp xuống địa phủ gặp Đường thị, nên có phần áy náy với cốt nhục được sinh ra ở kinh thành.
.
Khi Yên vương vừa mới đột quỵ, quyền lực vẫn chưa hoàn toàn bị Uất Trì Tĩnh tước đoạt, thậm chí còn từng phái tâm phúc của mình đến kinh thành xem tình hình gần đây của Thẩm Nguyên, cũng định để lại thái ấp, thức ăn, bổng lộc của mình cho Thẩm Nguyên.
Yên vương cho rằng mình sẽ nhanh chóng qua đời, lúc sắp đi cũng muốn sám hối cùng người khác nên đã kể lại tâm sự về quá khứ năm đó của mình và Đường thị cho tâm phúc nghe, nhớ lại kết cục bi thảm của Đường thị, còn rơi nước mắt hối hận ở trước mặt tâm phúc.
Nhưng không nghĩ rằng tâm phúc của ông đã sớm trở thành người của Uất Trì Tĩnh.
Sau khi tâm phúc nói hết chuyện cũ năm đó cho Uất Trì Tĩnh, vì vậy mà hắn hận ông thấu xương.
Cho tới bây giờ, Uất Trì Tĩnh chịu giữ lại tính mạng của ông đã là niệm ông là cha ruột hắn.
Yên vương không khỏi lại nhớ tới Đường thị, cùng nữ nhi ruột Thẩm Nguyên chưa từng gặp cho tới bây giờ.
Đường thị từ Dương Châu gả đến Vĩnh An Hầu phủ, cũng không được Thẩm Hoằng Lượng sủng ái, nhưng khi đó bà đang ở độ tuổi thanh xuân, tính tình cũng mang theo nét dịu dàng của nữ tử Giang Nam.
Khi đó trong Kỳ triều liên tiếp xãy ra chiến tranh, kẻ nào có binh quyền trong tay có thể nói là tính toán nhất, lúc người Lục gia đang bị lưu đày thì Yên vương lại có địa vị rất lớn trong kinh thành.
Mà Thẩm gia tuy rằng có tước vị cha truyền con nối, nhưng đến thế hệ của phụ thân Thẩm Hoằng Lượng đã có dấu hiệu thất bại.
Lại nói năm đó, trước khi Kỳ triều xảy ra nội chiến, thi Hội vào mùa xuân trong kinh lại được cử hành như dự kiến, trưởng nam Đường gia là Đường Văn Bân vào kinh thi, Đường mẫu cũng dẫn theo đôi tỷ muội có quan hệ cực tốt trong phủ đến kinh thành, để Đại Đường thị và tiểu Đường thị trông thấy thế giới.
Thẩm Hoằng Lượng được coi là người tiến bộ trong số con cháu thế gia lúc bấy giờ, năm đó cũng thông qua kỳ thi hương, là thí sinh cùng kỳ với Đường Văn Bân.
Đường mẫu là một nữ tử rất có tầm nhìn xa trông rộng, sợ Đường Văn Bân từ Dương Châu đến kinh thành sẽ không quen khí hậu ở địa phương, vì để cho ông sớm thích ứng, nên dẫn mấy người vào kinh trước hai tháng.
Đường gia khi đó rất giàu có, ruộng muối mà họ mở ra thu được rất nhiều lợi nhuận, sau khi thuê mấy gian khách xa hoa trong kinh thành, Đường mẫu thậm chí còn ra lệnh cho hạ nhân đi theo tạm thời bố trí phòng khách thành thư phòng để có thể cho Đường Văn Bân chuyên tâm học hành.
Tỷ muội Đường thị nắm tay nhau du ngoạn ở nơi phồn hoa trong kinh thành, thỉnh thoảng hai tỷ muội cũng sẽ tách ra, mỗi người đi một nơi khác nhau du ngoạn.
Thẩm Hoằng Lượng và Đường Văn Bân đúng lúc ở cùng phòng của Cống viện, sau khi hai người tham gia thi xong, liền trở thành bạn bè có quan hệ tốt.
Thứ nữ tiểu Đường thị được đích huynh giới thiệu, tình cờ gặp được Vĩnh An hầu Thẩm Hoằng Lượng vừa mới kế thừa tước vị, thấy ông cũng không như trong ấn tượng là những nam tử thế gia trong kinh thường là quần là áo lụa, tiểu Đường thị liền có hảo cảm với Thẩm Hoằng Lượng.
Thẩm Hoằng Lượng cũng cực kỳ thích khí chất ngây thơ và khờ dại trên người tiểu Đường thị xinh đẹp như hoa.
Mà tướng mạo của Đại Đường thị tuy đứng đắn và xinh đẹp hơn tiểu Đường thị, nhưng khí chất lại quá đoan chính và ít nói, Thẩm Hoằng Lượng đã quen nhìn những quý nữ thế gia như Đại Đường thị trong kinh rồi, cho nên không cảm thấy Đại Đường thị còn hấp dẫn hơn tiểu Đường thị.
Thẩm Hoằng Lượng điều tra bối cảnh của ngoại tộc Đường gia, thương nhân buôn muối ở Dương Châu, nghe đồn là nổi tiếng giàu có nhất địa phương, Đường gia sỡ hữu của cải, so với rất nhiều quan gia trong kinh, thậm chí là một số môn đệ thế gia không còn lừng lẫy, còn giàu có hơn.
Cho nên khi Thẩm Hoằng Lượng nhắc tới hôn sự với mẫu thân của mình, tuy Thẩm mẫu không coi trọng thân phận của thương hộ Đường gia, nhưng cũng động tâm tư với của cải ngồi ôm của nhà này.
Mà khi Thẩm Hoằng Lượng nhắc tới với bà ta, ông đúng là muốn cưới thứ nữ của thương hộ gia làm vợ, Thẩm mẫu đương nhiên là không đồng ý.
Thẩm mẫu từng nghiêm khắc nói với Thẩm Hoằng Lượng: “Cưới đích nữ của thương hộ gia thì thôi đi, ngươi còn muốn cưới thứ nữ, rốt cuộc chuyện này như thế nào hả?”
Thẩm Hoằng Lượng không dám chống đối mẫu thân cường thế này, nhưng không có cách nào để buông tha nhân duyên với tiểu Đường thị, sau khi tham gia thi hội xong, và suy nghĩ cẩn thận, Thẩm Hoằng Lượng liền nghĩ ra phương pháp song toàn.
Đó chính là, cưới Đại Đường thị làm vợ, rồi nạp tiểu Đường thị làm thiếp.
Trước tiên Thẩm Hoằng Lượng thành công thuyết phục tiểu Đường thị, rồi còn thề thốt với bà ta rằng bà ta mới là tình yêu đích thực của ông ta, trước mắt để hai người có thể bắt đầu, chỉ có kế sách cưới Đại Đường thị làm vợ là có thể thực hiện được.
Nếu tiểu Đường thị xuất giá với tư cách tỷ muội ruột của Đại Đường thị thì địa vị ở Hầu phủ chính là thiếp, có địa vị cao hơn tiểu thiếp bình thường.
Thẩm Hoằng Lượng còn nói bóng gió với tiểu Đường thị, ý chỉ tiểu Đường thị bất quá chỉ là thứ nữ xuất thân thương hộ, nên muốn gả vào trong huân tước thế gia là rất khó.
Nếu như ở lại Dương Châu, những người sẽ gả cũng chỉ là những người buôn muối và các quan cấp dưới mà thôi.
Tuổi của tiểu Đường thị không lớn, ở trong phủ đã quen bị người ta thao túng rồi, cũng bị tình yêu mê hoặc tâm trí, nên nghe theo lời của Thẩm Hoằng Lượng, đáp ứng tất cả sự sắp xếp của ông ta.
Sau khi Thẩm Hoằng Lượng xử lý chỗ tiểu Đường thị, rồi sau khi trúng bảng thi hội, giả vờ có tình cảm với Đại Đường thị, cũng cố tình muốn cầu thân với Đường mẫu.
Bởi vì Thẩm Hoằng Lượng cực kỳ giỏi ngụy trang, nên Đường mẫu cảm thấy hôn sự này vô cùng tốt, cũng quyết tâm định hôn sự của hai nhà ở kinh thành.
Đại Đường thị là một nữ tử có tính cách truyền thống, trước đó chưa từng động tâm với nam nhân nào, nên khi mẫu thân vừa an bài, lại nhìn thấy thái độ của Thẩm Hoằng Lượng cũng rất chân thành, liền đồng ý hôn sự này.
Sau khi Đại Đường thị đồng ý hôn sự của hai nhà, tiểu Đường thị dưới sự xào nấu của Thẩm Hoằng Lượng, đã đau khổ cầu xin trước mặt Đại Đường thị: “Trưởng tỷ, tiểu nương của ta đi quá sớm, sau khi tự ngẫm, vẫn do tỷ chăm sóc muội, muội không thể rời khỏi tỷ tỷ được, nếu tỷ tỷ phải gả đến Vĩnh An Hầu phủ trong kinh thành, vậy để muội muội làm nha hoàn đi.
”
Đại Đường thị lương thiện, phải thấy dáng vẻ nước mắt rơi đầy mặt của tiểu Đường thị, lại nghe bà ta nói lời cầu khẩn đáng thương vô cùng, cuối cùng cũng động lòng trắc ẩn với bà ta.
Bởi vậy Đại Đường thị hỏi ý kiến của mẫu thân, trong mắt Đường mẫu, tiểu Đường thị có tính tình dịu dàng, lúc ở Đường phủ chưa bao giờ tranh giành, cũng rất nghe lời của trưởng tỷ Đại Đường thị.
Lại nghĩ đến, dù sao Đại Đường thị lần này cũng gả xa, bên người cũng không có người thân chăm sóc bà, nếu có một thứ muội tính tình có dễ bắt bẻ như tiểu Đường thị gả đến Hầu phủ, cũng có thể chăm sóc cho bà.
Vì thế, dưới sự ngụy trang của Thẩm Hoằng Lượng và tiểu Đường thị, Đại Đường thị đã đồng ý để tiểu Đường thị làm của hồi môn làm thiếp.
Sau khi Thẩm Hoằng Lượng trở nên nổi tiếng trên bảng, cũng vào Quốc Tử Giám trở thành giám sát có thể trực tiếp thăng chức cho Lại bộ, liền vinh quang cưới tỷ muội Đường thị ở Dương Châu, không chỉ thu được của hồi môn phong phú mà còn tận hưởng phúc của người Tề.
Sau khi thành hôn, Đại Đường thị mới phát hiện mọi chuyện không ổn lắm, nhưng đã quá muộn.
Tiểu Đường thị đã nhanh chóng bại lộ dã tâm, không tiếp tục giả bộ làm thứ muội có tính tình ngoan ngoãn trước mặt Đại Đường thị nữa.
Để biểu hiện sự sủng ái với tiểu Đường thị, Thẩm Hoằng Lượng cố tình xa lánh Đại Đường thị ở trong Hầu phủ.
Đại Đường thị vì vậy mà tâm trạng buồn bực, khi bà cho rằng nhân sinh của mình không còn hy vọng gì nữa, thì nhìn thấy Yên vương Uất Trì Hành trẻ tuổi ở trong yến tiệc thế gia.
Vốn dĩ bà chỉ chú ý đến vẻ ngoài tuấn tú của Uất Trì Hành, nhưng không ngờ rằng sau khi tham uống mấy chén rượu hoa cúc, bà lại phát sinh quan hệ cực kỳ kinh khủng với Uất Trì Hành say rượu.
Sau khi Thẩm Hoằng Lượng nhìn thấy yến tiệc đã kết thúc mà thê tử vẫn chưa rời khỏi sảnh nữ, nên phái nha hoàn hỏi thăm, rồi Thẩm Hoằng Lượng mới biết được, Đại Đường thị tham uống mấy chén, đầu óc liền mơ mơ màng màng, nên đã tìm nơi tỉnh rượu.
Sau khi Thẩm Hoằng Lượng đích thân tìm Đại Đường thị, liền phát hiện chuyện bê bối mà Uất Trì Hành và Đại Đường thị làm sau lưng ở trong tiểu viện yên tĩnh.
Ông đương nhiên không dám đưa hai người đến Ứng thiên phủ, lấy tội gian dâm để xử lý.
Là vì kiêng kỵ quyền lực của Yên vương Uất Trì Hành, hai là, nếu Đại Đường thị thật sự có chuyện gì, vậy Đường gia cũng sẽ không vì thứ nữ mà lại tiếp tế cho Vĩnh An Hầu phủ.
Sau khi Yên vương tỉnh dậy, liền dùng chút thủ đoạn ép Thẩm Hoằng Lượng, Thẩm Hoằng Lượng đành phải đè nén chuyện này xuống, cũng sợ nếu việc này truyền ra ngoài, thể diện của ông sẽ bị mất hết.
Chỉ cấm túc Đại Đường thị trong phủ viện, mà quyền bếp núc tất nhiên là giao vào tay tiểu Đường thị.
Sau đó, Đại Đường thị có thai, bụng của bà to hơn, muốn giấu cũng không giấu được.
Kể từ sau sự việc đó, Thẩm Hoằng Lượng không bao giờ chạm vào Đại Đường thị nữa, tất nhiên là biết hài tử trong bụng bà không phải là của ông.
Ông muốn Đại Đường thị uống thuốc chuyển dạ để không lưu lại nghiệt chủng này.
Đại Đường thị mới làm mẹ, dù biết hài tử trong bụng chỉ có thể coi là con ngoài giá thú, nhưng bà không đành lòng đoạt đi sinh mệnh của nó.
Cho nên, Đại Đường thị đã dùng kế để bảo vệ tính mạng của hài nhi trong bụng, rồi ép Thẩm Hoằng Lượng hỏi ý kiến của Yên vương.
Yên vương khi đó chưa có con nối dõi, cái gọi là hổ độc không ăn thịt con, sau khi biết được Đại Đường thị có hài tử với ông, mặc dù chỉ có tình qua đường với bà thôi, chả có tình cảm gì với bà, nhưng trong lòng chung quy vẫn mừng rỡ.
Sau đó, ông để Thẩm Hoằng Lượng tiếp tục chịu đựng sự sỉ nhục, chiếu cố cơ thể của Đại Đường thị.
Năm đó, tiên đế ban tặng đất đai cho các thành viên hoàng tộc của chư hầu có quân công trong người, trước khi Yên vương chuẩn bị khởi hành rời kinh thì Đại Đường thị sắp lâm bồn.
Thẩm Hoằng Lượng tất nhiên là không muốn thay Yên vương nuôi dưỡng nhi tử mà do ông ta và Đại Đường thị thông dâm, đến ngày Đại Đường thị sinh con, tình cờ lại xảy ra chuyện khó sinh.
Ngày đó, Yên vương cũng từ cửa nhỏ của Hầu phủ đi tới ngoài viện của Đại Đường thị, nghe thấy tiếng gào khóc của Đại Đường thị, không khỏi nhíu mày.
Trong phòng sinh, vang lên âm thanh hoảng hốt của bà đỡ: “Không được rồi, phu nhân khó sinh rồi!”
Nha hoàn bên trong nhanh chóng bẩm báo với Thẩm Hoằng Lượng: “Hầu gia… Bà đỡ nói, giữa phu nhân và hài tử, chỉ có thể để lại…”
Dù sao hài tử của Đại Đường thị cũng mầm mống của Yên vương, cho nên Thẩm Hoằng Lượng liền gần như khiêm tốn hỏi ý kiến của Yên vương: “Cái này… Vương gia nói nên làm gì bây giờ?”
Yến vương nghe tiếng khóc càng ngày càng thê lương của Đại Đường thị, trên mặt không biểu lộ bất kỳ lòng cảm thương nào, chỉ lạnh giọng hỏi: “Hài tử là nam hay nữ?”
Thẩm Hoằng Lượng thành thật trả lời: “Là… Bé trai.
”
Vừa dứt lời, liền nghe Yên vương không chút do dự đáp lại hai chữ với Thẩm Hoằng Lượng: “Giữ đứa bé.
”
____________
Tác giả nói: Đếm ngược ngày kết thúc, chắc là một tuần hoặc lâu hơn á, mỗi chương sẽ rơi xuống phong bì đỏ, tất cả mọi người để lại một vài ý kiến nha!
Thế tử là người tốt á, sẽ rất tốt với Nguyên tỷ lắm luôn, nhưng hắn ít nhiều có hơi chó, cái loại mà chó không cặn bã ấy
Danh Sách Chương: