......
Gần đây Nhà hát Việt kịch Lũng Tây mở liên tiếp hai cuộc họp công nhân viên nhằm cảnh báo nhân viên về hành vi nhận biểu diễn bên ngoài của đoàn kịch ngày càng nghiêm trọng: "Các cô ăn cơm từ hệ thống tài chính, mà vẫn ra ngoài kiếm tiền chui?" Tuy không bị điểm mặt gọi tên, Mão Sinh và chị Diện nhìn nhau, cảm thấy câu này đang ám chỉ: Nghĩa là không được chạy sô sao? Hay là không được phép làm việc riêng ở ngoài mà không chia tiền cho đoàn?
Sau khi tan làm, hai người đứng trên lề đường mỗi người cầm một bát đậu phụ thối, chị Diện bị cay đến mức sụt sịt nước miếng: "Tiểu Bạch, em có biết ngân sách tài chính của đoàn chúng ta năm nay đã giảm một nửa không?"
Mão Sinh nói thảo nào họ phát lương hai tháng một lần. Cô vẫn có cơ hội chạy sô, đa phần là nhờ Tôn Điềm nói giúp: "Đó là tiểu sinh chính đứng đầu của đoàn Việt kịch Tỉnh." Nào có đứng đầu, nhưng mang lớp da hổ đi hát hai màn sẽ kiếm được nhiều tiền gần bằng một tháng lương.
"Không phải sư phụ Vương Lê của em làm trong đoàn Việt kịch Bách Châu sao? Họ thế nào?" Chị Diện đổi ý: "Dù từng đoạt giải, nhưng đây không phải vấn đề của một hay hai đoàn, mà là vấn đề của toàn giới hí khúc." Bây giờ kiếm đâu ra khán giả có tâm trạng xếp hàng rất lâu để nghe một vở kịch dài hai tiếng? Chẳng phải bản thân họ cũng chỉ thích chui vào KTV vui chơi đã đời sao?
Vương Lê từng nói: "Văn nghệ phục vụ quần chúng, bắt nguồn từ quần chúng. Bây giờ quần chúng tự vui tự hát, nếu văn nghệ không cải cách, ắt sẽ bị mai một." Vấn đề cốt lõi là gì? Là tại sao đại chúng thà tự giải trí chứ không muốn văn nghệ.
Đoàn Việt kịch Bách Châu vẫn đủ khả năng trả lương, thứ nhất vì có tiềm lực tài chính tốt, thứ hai vì thành phố cũng quan tâm chiêu bài văn hóa này. Nắm thương hiệu lâu đời trong tay, ai lại dễ dàng buông ra? Mão Sinh nói.
"Tôn Điềm đúng là giỏi, hát nhạc pop, đi đâu cũng hát được, không lên được sân khấu thì hát quán bar, em có biết không, một tháng Tôn Điềm kiếm được 7.000 đến 8.000 tệ." Chị Diện ghen tỵ công việc kiếm bộn tiền của cô em cùng quê: "Nếu chúng ta đến quán bar hát, nơi đó nhỏ xíu, hất tay áo còn không nổi. Hơn nữa, ai sẽ nghe?"
Mão Sinh biết chuyện Tôn Điềm đến bar hát, có lúc bị khách ở hộp đêm quấy rầy, luôn là Ngô Cường hát giọng nam cao chạy tới giúp Tôn Điềm thoát thân. Mão Sinh nói những lúc như thế chị không tìm em nữa à? Tôn Điềm nhìn Mão Sinh như nhìn một đứa trẻ: "Nam có tác dụng của nam, nữ có đường đi của nữ."
Nếu phụ nữ suốt ngày giết người phóng hoả, tính khí thô bạo, vậy thì đàn ông đi đường ban đêm mới là người phải lo lắng. Nhưng phụ nữ không làm thế: "Đó là lý do tại sao chị thích con gái hơn." Tôn Điềm nói. Cô vẫn rủ Mão Sinh ra ngoài ăn lúc nửa đêm, cùng cô đi dạo và trò chuyện khắp Đại học Sư phạm Lũng Tây.
"Tiểu Bạch, em nói xem, chị 22, em 20, chúng ta mới hát bao nhiêu năm? Liệu có như bị sa thải hay chuyển hướng không, liệu chúng ta có đột nhiên bị đuổi ra ngoài vào một ngày nào đó không?" Chị Diện nói hồi nhỏ chị học dư kịch, mày rậm mắt to hát Hoa Mộc Lan vang dội và hào hùng với lá cờ to cắm trên lưng. Đến Lũng Tây hát đán mười năm, điệu hát chuyển từ canh ớt cay sang măm hầm thịt, không thể quay lại nữa.
"Vào đoàn Việt kịch Lũng Tây, bố chị say khướt vì vui, nói con gái tôi đã có một công việc yên ổn. Mới yên ổn được bao nhiêu năm?" Ăn xong đậu phụ thối, chị Diện lau miệng: "Nhưng chị vẫn đỡ hơn Điềm Điềm, mẹ chị mở một quán ăn nhỏ, bố chị dẫn dắt một nhóm xây dựng sửa sang nhà cửa. Còn gia đình em ấy, haiz, một lời khó nói."
Gần đây Mão Sinh mới biết Tôn Điềm kiếm tiền bạt mạng vì phải nuôi gia đình, bố cô ấy bị ngã khỏi giàn giáo khi ra ngoài làm công, bây giờ chân cẳng không nhanh nhẹn, chỉ có thể dưỡng thương ở nhà. Mẹ Tôn Điềm làm bảo mẫu, còn có đứa em trai đang học cấp 2, cả nhà đều trông cậy vào tiền của Tôn Điềm.
Vậy nên, sao chị ấy có thể biết cách tẩy trang? Tại sao đôi mắt chị lại mặn? Mão Sinh dần dần hiểu rằng đó là nước mắt và mồ hôi từ cuộc đời.
Đã gần ba tháng kể từ lần gặp cuối cùng với Ấn Tú, Mão Sinh không còn gửi tin nhắn nữa. Cô mang theo một cuốn sổ nhỏ bên người, khi nào nhớ sẽ đặt bút xuống vẽ. Có lúc vẽ Ấn Tú trong ký ức, có lúc chỉ viết một câu. Cô không trách Ấn Tú, chỉ trách bản thân quá nghèo, cô là một diễn viên Việt kịch nhỏ bé chạy sô như con chuột chạy qua đường, công việc kiếm cơm chỉ như ngọn đèn trước gió. Ấn Tú lỗ một khoản từ 300.000 đến 400.000 tệ, trong khi hiện giờ Mão Sinh không có 30.000 tệ tiền tiết kiệm.
Đôi lúc, họ nhìn thấy rất nhiều xe sang chạy ngang qua khi đang ăn thịt xiên nướng và đậu phụ thối bên đường, chị Diện nói: "Chỉ một con xe đó là đủ nửa năm tiền lương cho tất cả mọi người trong đoàn kịch chúng ta."
Tính toán xong, Mão Sinh nghĩ đúng thế thật, cô càng hiểu nỗi không cam lòng của Ấn Tú. Mẹ Triệu Lan nói Tiểu Ấn đã nhìn thấy nhiều đến mức khó có thể cúi đầu. Ấn Tú đếm số tiền lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm vạn tệ tiền mặt trên tay, về nhà đóng cửa lại ăn bó rau cải 1,2 tệ, trong túi chỉ còn vài trăm tệ, liệu có thể chấp nhận được không?
Mão Sinh cam lòng, nhưng cô không thể nghĩ thay cho người khác, không thể giúp họ giảm bớt gánh nặng trong lòng. Chị Diện nói: "Tiểu Bạch, nhân lúc còn trẻ, chúng ta hãy tìm lối thoát càng sớm càng tốt. Nếu phải cải cách và mất việc, chị sẽ đi bưng bê bát đũa, không hát nữa."
"Em... em chỉ thích nghề này." Khi Mão Sinh cười, Tôn Điềm đã chạy đến trước mặt cô, mái tóc đen thẳng và dài đã được cắt ngắn hơn, gắp một miếng đậu hũ thối từ trong hộp của Mão Sinh ra ăn hết: "Vừa hay đang định nói với mấy người, cuối tuần sau người ta sẽ đến Ninh Ba hát. Quán bar ở đó khai trương chỉ tìm minh tinh trẻ, hiếm khi có dịp đến góp vui. Đúng là không phí công giành hạng 12 toàn tỉnh trong cuộc thi tài năng năm ngoái nhỉ?"
Mão Sinh đột nhiên có ý tưởng: "Em đi xem cùng chị được không? Em không cần hát, chỉ nghe thôi."
"Được, đúng lúc chị đang lo không có bạn đồng hành." Tôn Điềm lại gắp miếng thứ hai, Mão Sinh đưa bát cho cô: "Đủ chưa?"
Tôn Điềm nói đã đủ, chủ yếu do thèm vị, ăn quá nhiều sẽ thấy ngán. Lát sẽ vẫn sẽ ăn tử tế phải không?
Bữa ăn tử tế của ba người cũng chỉ là ba món xào thêm hai chai bia, Mão Sinh đang định trả tiền thì bị Tôn Điềm ngăn lại: "Lần trước cũng là em, lần này đến lượt chị." Gần đây cô hát rất nhiều tại các quán bar và hộp đêm, dưới mắt đã có quầng thâm, da mặt cũng chảy xệ, trong mắt toàn là những mạch máu đỏ. Chị Diện nhìn mà thấy thương: "Em kiếm tiền cũng phải lo sức khoẻ chứ?"
Tôn Điềm cười xoà: "Em khỏe mà."
"Ngô Cường vẫn có ý với em đó? Sao em không đồng ý?" Chị Diện rất tò mò về mối quan hệ giữa Tôn Điềm và một người bạn đồng hương khác.
Tôn Điềm cúi đầu ăn thận xào cùng cơm trắng: "Không hợp." Cô nói mẹ người đó là giáo viên, bố là công chức, nhà hai người cách xa tít tắp, chưa kể bố em bị liệt ở nhà, mẹ em vừa làm nông vừa làm bảo mẫu một tháng kiếm 800 tệ, còn có đứa em trai đang đi học. Chị nghĩ xem người ta nghĩ thế nào? Làm người phải biết tự mình biết mình.
Chị Diện không đồng tình: "Em quá tự mình biết mình, trong khi nhiều người đàn ông không như thế. Em nhìn xem, đàn ông theo đuổi chị có thiếu loại nào đâu? Chưa nói tới những người có tiền, thậm chí mấy người mặt su su cao mét 6, đến những tay làm bảo vệ lương 600 tệ đều có tự tin nói sau này anh sẽ cho em một cuộc sống tốt."
Thế là nhắc đến tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời, chị Diện tò mò hỏi Mão Sinh: "Tiểu Bạch thì sao?"
Mão Sinh suy nghĩ một lúc: "Em không có."
Tôn Điềm gắp cho cô một miếng gan lợn: "Đây là tiêu chuẩn cao nhất."
Cô và Tiểu Bạch trò chuyện cả ngày lẫn đêm, cuối cùng cũng hiểu sâu thêm về hai người yêu cũ của Tiểu Bạch, chẳng hạn như người đầu tiên là thanh mai trúc mã, là học sinh xuất sắc đứng thứ hai toàn thành phố trong kỳ thi tuyển sinh đại học. Hỏi ngoại hình ra sao, Mão Sinh nói hai mí mắt của bạn ấy sẽ sâu hơn nếu cúi đầu xuống, khuôn mặt hơi trẻ con, chiếc mũi thanh tú vừa đẹp. Người thứ hai là một cô gái lớn hơn hai tuổi đang mang khoản nợ 400.000 tệ. Tôn Điềm từng nhìn thấy cô ấy, nói cô ấy mang vẻ đẹp Giang Nam điển hình. Nói đến đây, Mão Sinh không tiết lộ thêm, bị Tôn Điềm tra hỏi mới nói: "Chị ấy rất tốt, cái gì cũng rất tốt."
Gặp lại người yêu cũ cái gì cũng tốt, bị lừa vẫn mù quáng không chịu nói xấu, người này thật ngốc.
Ngày đưa người ngốc đến Ninh Ba, Tôn Điềm cùng Mão Sinh ngồi ghế cứng trên tàu. Hôm qua cô lại hát đến hai giờ đêm, bảy giờ sáng xuất phát đến ga, trên tàu vẫn nhét tai nghe, nhẩm lời theo bài hát, đầu gật gù trái phải bên vai, cuối cùng chạm vào vai Mão Sinh. Mão Sinh rót cho cô một ly nước ấm: "Uống đi."
Tôn Điềm tỉnh lại, cười xấu xa khi thấy Mão Sinh khó xử, lại cố gắng chèn ép Mão Sinh, nhích sang một phân, Mão Sinh lùi về phía cửa sổ một phân, cuối cùng, Mão Sinh không còn nơi nào để trốn thoát: "Uống đi." Trong giọng nói mang chút cầu xin bất lực.
Tháo tai nghe ra, Tôn Điềm hỏi: "Tại sao em muốn đi quán bar nơi khác? Muốn chuyển nghề à?"
Mão Sinh nói em muốn đến Ninh Ba để tìm một người: "Là cô của em, cô ấy đã hát ở đó được một năm." Dù sợ Phượng Tường đến đâu, Mão Sinh vẫn liên lạc với Phượng Tường sau khi trưng cầu ý kiến từ mẹ và sư phụ. Còn chưa nói xong, Phượng Tường chất phác thẳng thắn liền hiểu ra: "Ồ, ngay cả Nhà hát Tỉnh cũng sắp hết cơm sao? Mão Sinh chọn đúng đấy, cô sẽ dẫn nhóc đi xem đoàn kịch ở đây."
Đổi xe giữa chặng, họ đến Ninh Ba lúc một giờ chiều. Mão Sinh nói Tôn Điềm, cô em đến đón em, chúng ta cùng nhau đi ăn đi.
Tôn Điềm nói, Tiểu Bạch, em qua cầu rút ván à, người còn chưa đến mà đã tìm thấy bến đỗ tiếp theo. Thật ra cô muốn cùng Mão Sinh có khoảng thời gian riêng đi dạo trên thành phố này, nhưng cuối cùng vẫn quyết định về nhà nghỉ ngủ một giấc: "Em đi ăn đi, chị muốn ngủ một giấc, ngày mai chúng ta gặp nhau ở ga xe là được."
Mão Sinh nắm lấy tay áo Tôn Điềm: "Chỉ... chỉ một bữa thôi." Cô vẫn nói thật: "Em hơi sợ cô ấy."
"Có gì mà phải sợ? Không phải đều là con người sao?" Tuy Tôn Điềm nói vậy, nhưng vẫn sững sờ khi vừa nhìn thấy Trần Phượng Tường: "Thật... thật xinh đẹp quá." Phượng Tường trang điểm nhẹ, bước đi thanh lịch và có khuôn mặt đẹp như tượng tạc. Mắt chọn người của đoàn kịch ngày xưa vượt xa những cuộc thi tài năng ngày nay, người đó chỉ cần đứng yên cũng tạo nên một bức tranh đẹp. Chỉ là ánh mắt của Phượng Tường sắc bén quá, bén đến mức không thèm che giấu. Thảo nào Mão Sinh lại sợ người này.
Phượng Tường đảo mắt, mở lời nói với giọng điệu nhẹ nhàng hơn cả cô: "Mão Sinh? Đây là bạn học của nhóc à?"
Tôn Điềm nói cháu chào cô, cháu là bạn của Mão Sinh, lần này đến Ninh Ba biểu diễn tình cờ gặp bạn ấy trên đường.
Đuôi mắt Phượng Tường giương lên: "Cô?" Phượng Tường chưa tới 35 tuổi, trong khi trông cô bé này như hơn 20, Phượng Tường nói có thể gọi là chị Phượng Tường.
Mão Sinh nói không thể được, vậy cháu sẽ phải gọi chị ấy là cô. Bỗng một tai bị Phượng Tường bịt lại, Mão Sinh còn tưởng Phượng Tường sẽ vặn nó, thực ra Phượng Tường chỉ nhẹ nhàng nhéo bằng lòng bàn tay, kéo Mão Sinh lại gần bên mình.
Sau khi đôi mắt sắc bén quét Mão Sinh từ trên xuống dưới, bỗng trở nên duyên dáng và trong trẻo hơn, cô cười: "Cướp hết của Vương Lê, trộm từ 40 đến 50%." Không biết là đang khen tứ công ngũ pháp của Mão Sinh hay khen ngoại hình và khí chất.
"Chị Phượng Tường sẽ đưa các em đi ăn những món chính cống của Ninh Ba, sau đó Mão Sinh theo chị về vùng nông thôn xem kịch. Ngày mai chị đưa hai đứa đi gặp nhau." Phượng Tường lại liếc nhìn biểu cảm của Mão Sinh: "Này, Mão Sinh, trông không ngốc như ngày xưa nhỉ? Yêu rồi à? "
"Chưa yêu, chưa yêu," Mão Sinh nói: "Làm phiền cô quá."
Phượng Tường trừng mắt: "Đừng gọi là cô ở bên ngoài, không thể lúc nào cũng lo già phải không? Khi đến thôn hát, người ta ai cũng gọi chị là tiểu cô nương."
Tiểu cô nương Trần Phượng Tường đã mua một chiếc ô tô: "Mới mua chưa đầy nửa năm. Điều kiện đoàn kịch ở đây cũng coi là khá tốt, có xe buýt tầm trung riêng. Nhưng đôi khi phải ở lại làng qua đêm những khi có buổi biểu diễn xuyên suốt chiều và tối. Chẳng thể nào quen được, dù phải lái xe cả đêm cũng nhất quyết chạy về nhà hoặc lên thị trấn nghỉ ngơi." Một năm nay Phượng Tường rất vất vả, người ta không quan tâm cô là đẳng cấp số một quốc gia hay nghệ sĩ biểu diễn đường phố, mọi thứ đều phụ thuộc vào khả năng ca hát, mà dân Ninh Ba lại là những người khó tính với âm nhạc nhất.
"Cứ hát đi, bất chấp tất cả, chỉ cần nửa năm là sẽ ổn định. Bây giờ một tháng có thể kiếm được 13.400 tệ." Phượng Tường nói thẳng về thu nhập của mình, nhìn Mão Sinh trên ghế lái phụ: "Đi sớm sống sớm, nằm lì chết sớm."
"Có vẻ như sư phụ sẽ không rời khỏi đoàn Việt kịch Bách Châu." Mão Sinh tưởng đang nói về Vương Lê.
Phượng Tường cười: "Làm gì có chuyện cô ấy không thể rời đoàn Việt kịch Bách Châu? Cô ấy..." Phượng Tường hắng giọng: "Cô ấy là mặt tiền, không thể rời đi." rồi liếc nhìn Mão Sinh - người có phong thái năm phần hững hờ giống Vương Lê, cô gái quay đầu lại cười với Phượng Tường, đôi mắt trong sáng cũng giống Vương Lê.
Phượng Tường nói về đoàn kịch: "Không được gọi là cô nữa."
Mão Sinh hỏi vậy nên gọi là gì?
"Sư tỷ." Khóe miệng Phượng Tường giật giật: "Triệu Lan thật hời, thế mà được lên chức cô."
......