Mục lục
[Tuyển tập] Bên kia của sự sống (Cú Heo)
Thiết lập
Thiết lập
Kích cỡ :
A-
18px
A+
Màu nền :
  • Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

chương 24: tổ quốc kêu gọi.

Dù đã mở nhiều trạm tuyển quân, nhưng coi bộ số lượng người tại thành phố Hà Nội hay như các vùng lân cận đang bị chiếm đóng tình nguyện nhập ngũ vẫn là quá ít. Cuối cùng, Tú đã phải dùng cái biến pháp cuối cùng, đó là hắn sai quân phản động ép người ta phải đầu quân cho hắn. Để chuẩn bị cho cái kế hoạch này, Tú đã ra lệnh cho toàn bộ người dân được phép ở nhà nghỉ một tuần không phải đi làm việc, thêm vào đó hắn nói rằng sẽ phân phát thức ăn và nước uống cho từng hộ gia đình một với cái cớ là mừng ngày miền Bắc Việt Nam chính thức thành lập chính phủ mới. Nhiều người dân ở Hà Nội bấy giờ thì có lẽ họ chẳng quan tâm gì đến việc Tú đang làm cả, và họ cũng chả thèm quan tâm đến việc Tú có lập chính phủ mới hay không vì đối với bản thân họ, được sống đến ngày hôm nay đã là may mắn lắm rồi.

Đúng vào ngày đầu tiên của tuần lễ nghỉ đó, một loạt xe tải phản động bắt đầu đi tới các khu dân cư ở đông nhất để bắt đầu tuyển quân. Các xe sẽ đi như sau, mỗi đội bao gồm hai xe vận tải, một xe trở toàn lương thực và một xe để không. Hai chiếc xe đầu tiên tiến tới một căn nhà nằm trên đường Lê Duẩn gần đoạn ga Hàng Cỏ. Một tên phản động từ trên xe nhảy xuống đập mạnh vào cửa hét lớn:

- Mở cửa! Mở cửa ra mau!

Từ trong nhà bước ra một cô gái trẻ tầm mười tám tuổi, cô gái từ từ mở cửa hé đầu ra thì đã bị tên phản động này đạp tung cả cửa. Hắn nhìn cô gái mỉm cười một cách man rợ, thế rồi hắn nói:

- Gọi tất cả mọi người trong nhà ra đây.

Chỉ sau có năm phút, người trong nhà đã đứng thành hàng ngang bên ngoài, bao gồm có một bà lão, hai người con trai, và một người con gái. Một tên phản động khác lúc này mới lấy một cuốn sổ ra đọc đầy đủ tên tuổi của từng người trong nhà một. Sau khi đọc xong, tên này đóng sổ lại, hắn chỉ tay vào mặt hai người con trai và nói:

- Mày và mày lên xe nhập ngũ.

Hai người này còn chưa kịp nói gì thì một tên phản động khác đã mang một thùng thức ăn và một thùng nước ném xuống trước mặt bà lão và người con gái trẻ tuổi. Thì ra hai người con trai này là hai an hem ruột, nhà họ bây giờ có cả thẩy là bốn người, ba người con và một người mẹ già. Người anh trai tiến tới nói với tên phản động cầm sổ:

- Tôi có một đề nghị.

Tên phản động này quay lại nhìn thẳng vào mặt người anh cả, người anh cả nói:

- Từ trước đên nay, ở bất kì chế độ nào, khi tuyển quân cũng chỉ lấy mỗi nhà một người. Vậy sao bây giờ lại lấy đi những hai người? nếu cả hai chúng tôi bỏ mạng ngoài chiến trường thi ai sẽ chăm sóc mẹ của chúng tôi và em út?

Tên phản động này quay qua nhìn người em gái, chợt hắn nảy ra ý gì đó, hắn nói luôn:

- Nếu vậy cho thằng em trai của mày ở lại, tao sẽ bắt em gái của may thay thế nhé?

Vừa nghe đến câu này, mấy tên phản động khác ngồi trên xe cười khoái trí nhìn người con gái trẻ tuổi, còn cô gái này thì sợ sệt lắm cứ túm chặt lấy người mẹ già nua. Thế rồi bọn phản động trên xe nhảy xuống lôi cô gái đi mặc cho bà mẹ và người anh trai thứ ngăn cản. Lúc này anh cả mới quay ra nói lớn với tên phản động đội trưởng:

- Ai lại bắt phụ nữ ra trận bao giờ?!

Tên phản động này quay đầu lại nhìn và nói:

- Ai bảo em gái mày sẽ ra trận?

Nói đến đây tên phản động cười lớn, người anh cả không kìm ném nổi sự tức dận, liền kéo áo tên phản động này lại, rồi tung một cú đấm mạnh vào mặt tên phản động đội trưởng này. Tên này có vẻ như không đau đớn gì, hắn dùng chân đá mạnh vào bụng người anh cả khiến anh ta văng ra. Lúc này tên đội trưởng chỉ tay hô lớn:

- Lôi cả thằng em nó lên xe, con em thì mang về tối nay anh em vủi vẻ!

Ngay lập tức bọn cấp dưới cúi xuống trói người em thứ lôi lên xe, người em gái thì được cho thẳng lên buồng trên. Mặc cho bà mẹ cố van nài nói giọng nghẹn ngào trong nước mắt, nhưng bọn phản động cũng đẩy bà lão ngã lăn ra đất. Người anh cả lúc này đứng vội dậy lao vào đánh nhau với bọn phản động, nhưng không may cho anh ta, tên đội trưởng đã nhanh tay cầm dùi cui phang ngang mặt khiến cho người anh cả ong đầu ngã xuống đất. thế rồi bọn phản động trói người anh cả lại lôi lên xe. Chiếc xe tiến xa dần, người anh cả nằm trên xe hướng mắt nhìn người mẹ già đang nằm lăn trên đất khóc lóc cho ba đứa con của mình, người anh cả chỉ còn biết cúi mặt mà khóc, khóc cho cái sự đời quá nghiệt ngã và cay đắng.

… tại một căn nhà khác nằm ở đường Lý Thường Kiệt gần Viện gần Hỏa Lò …

Tên phản động đội trưởng ở đây gặp khó khắn khi mà người trong nhà này chỉ có hai ông bà với một đứa cháu năm nay đang học lớp 8 cùng với một con cún con. Bọn phản động đứng bàn tán với nhau một vấn đề gì đó, đứa nhóc thì ôm con chó con núp sau lưng ông bà của nó. Sau một hồi bàn bạc, tên phản động đội trường cẩm sổ tiến tới hỏi hai ông bà:

- Theo đúng như trong sổ ghi thì căn hộ này còn có hai người nữa một nam và một nữ độ tuổi 28, họ đâu rồi?

Bà lão lúc này mới ngước mắt nhìn ông lão, trên khóe mắt của bà lão bông tuôn rơi hai dòng lệ. Ông lão lúc này mới hằn giọng nói:

- Nhà này chưa từng có đứa con trai hãy đứa con gái nào ở đây cả. chỉ có hai vợ chồng tôi với đứa nhóc này thôi.

Tên phản động đội trưởng vừa đứng nghe vừa làm một điếu thuốc, hắn dít một hơi dài, thế rồi nhả khói mà nói:

- Trong sách ghi có là có… tôi hỏi lại lần cuối…. hai người đó đâu rồi?

Lúc này bà lão mới nói lớn, giọng nghẹn ngào:

- Hãi cái đứa bất hiếu đó … chúng nó … chúng nó đã bỏ trốn rồi.

Ông lão nói giọng cũng có chút nghẹn ngào:

- Hai chúng nó đã bỏ trốn ngay từ cái hôm các người chiếm thủ đô rồi … các người đi đi … ở đây không còn ai đủ tuổi để các người ép ngũ đâu.

Tên phản động đội trưởng đứng dít thuốc mỉm cười, thế rồi hắn ra dấu, một tên phản động khác bê thùng nước và thùng lương thực tới vứt trước mặt hai ông bà. Tên đội trượng dập điếu thuốc nói:

- Còn chứ… tôi ép ngũ đứa cháu của hai ông bà.

Nghe đến đây, hai ông bà vội hốt hoảng. Bà lão thì cố giữ lấy đứa cháu, ông lão thì vội chặn bọn phản động đang lao tới lôi đứa cháu đi, ông nói giọng bức xúc:

- Không đươc! Các người không được làm thế! Nó còn quá nhỏ!

Thấy ông lão quá vướng víu, bọn phản động liền rút dùi cui nện cho ông lão mấy cái ộc máu mồm, ông lão ngã xuống đất. Thấy chồng mình bị thương, bà lão vội chạy tới bên cạnh ông. Lúc này bọn phản động lôi đứa nhóc đi, đứa nhóc vừa khóc vừa hét:

- Ông ơi!!! Bà ơi …!

Con cún con lúc này chạy theo cắn vào chân tên phản động đang lôi đứa bé đi. Lập tức tên đội trưởng rút súng cho một viên đạn vào đầu con cún con, chỉ thấy con cún con nằm im không nhúc nhích. Lúc này thằng bé mới gào khóc lớn hơn:

- Milu ơi!!!!!!!!!

Đứa nhóc bị quang lên thùng xe, hai chiếc xe tiến đi xa dần. Bà lão cố đỡ ông lão dậy, ông lão lúc này cũng bật khóc nức nở, ông đưa tay hướng về chiếc xe tải như muốn chạy theo, ông nói giọng nghẹn ngào:

- Cháu … cháu ơi …

… Tại phòng họp cấp cao thuộc thành phố Hồ Chí Minh …

Trong cuộc họp này có nhiều vị lãnh đạo cấp cao bao gồm cả thủ tướng, và tất nhiên là có cả mặt của Hằng. Một vị lãnh đạo thông báo tình hình sơ bộ:

- Các chiến sĩ trinh thám của ta gần địa phận Đồng Hới báo cáo về cho thấy quân địch đang có dấu hiệu tập trung một lượng lớn quân lực ở đây. Thêm vào đó, một số lính trinh thám ở gần miền Bắc hơn nữa thì báo cào về rằng quân phản động dùng tàu hỏa đi tới một điểm nhất định, sau đó chúng bắt quân đội hành quân thẳng tới Đồng Hới.

Một đồng chí lãnh đạo cấp cao khác mới nói thêm vào:

- Những theo những gì chúng ta biết về quân phản động thì bọn chúng có ma lực thì cần gì phải dùng đến phương tiện vận chuyển cơ chứ? Có dấu hiệu gì của quỷ binh hay như linh thú đi kèm không?

Vị lãnh đạo kia lúc này mới đáp lại:

- Theo như tin tình báo là không, toàn bộ là quân phản động lính đánh bộ.

Một vị lãnh đạo cấp cao khác nói thêm vào:

- Tuy nhiên cũng không chỉ vì như thế mà lơ là mất cảnh giác. Tôi chắc hẳn rằng qua những trận chiến trước đây, chúng ta có thể rút ra một bài học đó là không bao giờ coi thường đối phương đúng không nào? Thế cho nên theo ý kiến của cá nhân tôi, cho dù quân địch có biểu hiện gì đi chăng nữa, chúng ta vẫn phải đề phòng, và luôn trang bị đầy đủ vú khí đặc biệt làm từ “Lệ Thanh” và “Tinh Giáp” ra tiền tuyến.

Lúc này toàn bộ các vị lãnh đạo cấp cao khác và ngay cả thủ tướng cũng gật đầu tán thành và bắt đầu bàn tán sôn sao. Một vị lãnh đạo khác phụ trách việc nhân sự lúc này mới lên tiếng:

- Nhưng chúng ta vẫn còn có một vấn đề khác cần phải giải quyết ngay đó là tình hình nhân lực. Như các vị đã biết, sau một loạt thất bại, nhất là ở địa phận Thanh Hóa, thì nhân lực trong quân đội của ta gần như đã bị diệt trừ hoàn toàn. Hiện giờ số lượng quân đóng tại Quảng Trị có lẽ sẽ là không đủ để giữ chân quân phản động lâu được đâu. Các đồng trí có ý kiến gì không?

Mọi người bàn tán nhốn nháo một lúc, thế rồi một vị lãnh đạo đứng lên nói:

- Tôi thấy trong hoàn cảnh bắt buộc này thì chúng ta cần ban lệnh tuyển quân cấp tốc, với lời tuyên truyền rằng “Tổ quốc đang cần sự giúp đỡ của toàn thể nhân dân, hãy cũng tham gia vào quân đội, cùng nhau đẩy lui quân phản động”. Và đương nhiên đây không còn phụ thuộc vào vấn đề tự nguyện mà là bắt buộc. Mỗi gia đình ít nhất phải có 1 người gia nhập quân đội, tầm tuổi từ 18 đến 40…

Đang nói đến đây thì Hằng lên tiếng chen ngang:

- Theo như tôi thấy thì với cái hoàn cảnh như hiện nay, chúng ta không thể làm như thế được đâu đồng chí ạ. Đồng ý là vấn đề nhân lực hiện nay rất cấp bách, tuy nhiên chúng ta cũng không thể nào ép buộc người dân phải gia nhập quân đội được.

Vị lãnh đạo này nghe xong thì nhìn thẳng vào mặt Hằng và hỏi:

- Thế theo đồng chí thì chúng ta phải làm thế nào bây giờ?

Lúc này thủ tướng cũng trực tiếp lên tiếng:

- Đồng chí Hằng nói vậy là đúng, cho dù là ở hoàn cảnh nào đi chăng nữa, thì chúng ta không thể ép buộc người dân phải gia nhập quân đội được. Họ phải có quyền lựa chọn.

Vị lãnh đọa này nhìn về phía thủ tướng và nói:

- Không lẽ ý của thủ tướng là truyền thanh lời kêu gọi gia nhập quân đội và để cho họ tự nguyện gia nhập?

Thử tướng gật đầu, lúc này vị lãnh đạo lắc đầu nói:

- Thủ tướng cho rằng sau khi tin tức bại trận ở Thanh Hóa bị dò rỉ ra thì người dân vẫn tự nguyện gia nhập quân đội hay sao? Thêm vào đó là cả tin tức tuyên truyền gây rối về sự việc ở Đồng Hới và Quảng Trị nữa? thủ tướng tin rằng họ vẫn sẽ tự nguyện?

Thủ tướng còn lưỡng lự chưa biết trả lời sao cho câu hỏi trất vấn đó thì Hằng đã lên tiếng:

- Vậy theo đồng chí thì cứ ra lệnh với bắt buộc là người dân sẽ ngoan ngoãn vâng lời hay sao? Không lẽ đồng chí đã quên hai cuộc biểu tình và nổi loạn tại thành phố Hồ Chí Minh vừa rồi? đồng chí nghĩ rằng ra lệnh ép quân thì người dân sẽ chịu để yên hay sao?

Hai người liên tục đưa ra những lý lẽ và biện mình của mình, không ai chịu nhường ai. Một thế hệ cũ và một thế hệ mới, biết bên nào đúng bên nào sai đây? Thủ tướng ngồi giữa có lẽ là không thể nào chịu nổi nữa, ông ta liền nói:

- Tôi yêu cầu hai đồng chí yên lặng.

Lúc này hai người mới yên lặng và hướng mắt nhìn về phía thủ tướng. Thủ tướng lúc này mới đứng lên và bắt đầu phát biểu:

- Với cương vị là người đứng đầu chính phủ Việt Nam, tôi có đôi lời như sau. Lý lẽ và ý kiến của hai đồng chí đưa ra đều có phần đúng, tuy nhiên, xét thấy tình hình hiện nay. Cái việc mà ra lệnh cưỡng chế ép quân là không nên, vì xét cho cùng thì mục đích trên hết của quân đội nhân dân Việt Nam vẫn là bảo vệ người dân. Thế cho nên tôi thiết nghĩ rằng, cứ phát lệnh tuyển quân với khẩu hiệu “Tổ quốc kêu gọi nhân dân” và để cho người dân tự nguyện gia nhập vào quân đội. Tôi tin rằng nên làm như thế là bời vì, dù cho có kết quả ra sao đi nữa, thì nếu miền Nam mà mất vào tay quân phản động thì cũng đồng nghĩa với việc đắt dấu chấm hết cho một quốc gia mà thôi. Tôi và các đồng chí hay như là những người dân, chúng ta không còn gì để mất cả đâu.

Nghe thấy mấy lời phát biểu đó của thủ tướng chính phủ, khắp phòng họp ai ai cũng có phần nghẹn ngạo. Thế rồi mọi người bắt đầu bỏ phiếu để coi nên dùng biện pháp cưỡng chế hay tự nguyện, và đương nhiên, phần lớn phiếu bầu cho việc tự nguyện. Và rồi ngay sau cái cuộc họp đó, chiến dịch “Tổ quốc kêu gọi nhân dân” đã được thông qua và đưa vào hoạt động.

… Ngày thứ hai tính kể từ khi chiến dịch “Tổ quốc kêu gọi nhân dân” bắt đầu …

Chiến dịch “Tổ quốc kêu gọi nhân dân” được đưa vào thực thi, ngày đầu tiên chưa có ai tình nguyện gia nhập cả, chắc có lẽ người dân tại miền Nam vẫn đang dò la tin tức về chiến dịch này, cũng có lẽ họ đang tự cân nhắc lòng mình. Rất nhiều trạm tuyển quân đã được đặt khắp miền Nam. Ngày đầu tiên thì có vẻ như không thu được một chút kết quả gì, vì người dân chủ yếu là tới các trạm và nói chuyện với những chiến sĩ bộ đội làm nhiệm vụ tuyển quân, trong đó có cả Hằng. Chạm của Hằng có lẽ là đồng đảo người dân tới nhất, có lẽ vì người ta nhận ra cái khuôn mặt trẻ trung của cô nữ chiến sĩ cán bộ quốc phòng này. Người dân tới đông đảo và hỏi thẳng Hằng chuyện gì đang thực sự xảy ra và mục đích chính của chiến dịch lần này là gì, Hằng cũng không ngần ngại khi trả lời những câu hỏi đó, cô trực tiếp cho người dân biết được tình hình quân lực hiện nay và những mối nguy hiểm tiềm ẩn nếu như miền Nam thất thủ. Những có lẽ Hằng cũng hơi hối hận khi mà cô cho người dân biết quá rõ về cái thực tế cay đắng này, nhiều người sau khi nghe những thông tin mà Hằng cho biết, trên mặt họ xuất hiện một nỗi buồn man mác rất khó tả. Không thể nào biết rõ được rằng họ đang buồn phiền lo lắng về tình hình quân lực hiện nay? Họ lo lắng cho cái số phận của bản thân họ? hay như họ buồn phiền và sợ hãi cho cái sự lâm nguy của nước nhà.

Ngày hôm sau, mọi việc dường như quay ngoặt một trăm tám mươi độ, rất nhiều người đứng xếp hàng tình nguyện gia nhập quân đội. Nhiều trạm tuyển quân thậm chí còn dùng hết cả đơn tuyển quân đã được in sẵn, họ phải dùng đến cả giấy trắng và viết một cái đơn mới. Điều còn đáng ngạc nhiên hơn nữa đó là có nhiều người đã quá tuổi nhập ngũ, hay như nhiều thiếu niên cũng tự động xung phong gia nhập quân đội. Nhiều cán bộ chiến sĩ tuyển quân đã can ngăn những người này, nhưng có lẽ cái ý chí kiên định, cái lòng yêu nước của những người này đã khiến cho các chiến sĩ cảm động, họ vừa làm đơn mà vừa rơi nước mắt cho những người anh hùng này. Tại trạm canh gác của Hằng, cô đang ngồi điền đơn liền tay cho những người gia nhập quân đội. Hằng ngửng đầu lên hỏi người thanh niên:

- Tên anh là gì? Bao nhiểu tuổi? sinh ngày?

Người thah niên đáp:

- Vũ Trọng Phu (tên chỉ mang tính chất ví dụ), năm nay ba mươi tuổi, sinh ngày 20/9/1980.

Sau khi đã hoàn thành đơn xong, Hằng gọi người kế tiếp và cô lại hỏi:

- Tên bạn là gì? Bao nhiêu tuổi? ngày sinh?

Người thanh niên này trả lời:

- Vũ Trọng Luân (tên chỉ mang tính chất ví dụ), năm nay 25 tuổi, sinh ngày 14/6/1985.

Hằng ghi ghi chép chép. Sau đó cô gọi người kế tiếp. Người tiếp theo là một cậu thiếu niên trẻ măng, Hằng nhìn cậu bé mỉm cười và hỏi:

- Chị nhìn em thì biết là em chửa đủ tuổi nhập ngũ đâu đúng không?

Cậu bé khẽ gật đầu, Hằng lại hỏi tiếp:

- Em có thể cho chị biết lí do gì khiến em nhập ngũ được không? mẹ em bắt em? Hay là em làm theo các bạn?

Cậu bé dó cúi mặt ngượng ngùng một lúc, những rồi cậu nghiêm mình đứng nói:

- Em không làm theo ai cả, cũng không ai bắt em cả. Em làm vì tổ quốc cần em.

Hằng nghe xong câu đó thì cô có hơi sững sờ, không thể nào mà một đứa bé trẻ tuổi như vậy lại có thể nói ra những lời như thế này. Hằng hơi rưng rưng nước mắt cảm động, thế rồi cô hỏi:

- Em đã nghĩ kĩ chưa?

Cậu nhóc này nhìn thẳng vào mắt Hằng. qua cái đối mặt của người thiếu niên này, Hằng dường như có thể thấy được lòng yêu nước và ý trí quyết tâm của cậu ta là vô bờ. Người thiếu niên này nói:

- Em đã sẵn sàng rồi, mong chị cho toại.

Hằng nghe thấy câu đó thì cô đứng lên bắt tay người thiếu niên này và nói giọng nghẹn ngào:

- Thay mặt toàn bộ quân đội nhân dân Việt Nam, chị cám ơn em.

Thế rồi Hằng ngồi xuống lấy giấy ra và hỏi:
- Em tên gì? Bao nhiêu tuổi? ngày tháng năm sinh?

Người thiếu niên đáp:

- Em tên là Vũ Trọng Hải, 17 tuổi, sinh ngày 13/10/1994.

Hằng hỏi nột một số câu hỏi cần thiết rồi cô bảo người thiếu niên này đi sang bên cạnh nhận giấy triệu tập, thông tin sơ bộ, và đo quân phục. Bất chợt khi Hằng để lại tờ đơn đó vào đồng đơn, cô dường như ngạc nhiên và nhận ra rằng ba tờ đơn cô mới viết là của ba người có cùng họ và cùng tên đệm. Hằng coi kĩ lại thì cô như nhận ra cả ba người này đều là máu mủ ruột thịt. Hằng cầm ba tờ đơn đứng lên nhìn về phía trạm đo quân phục thì thấy ba người vẫn đang đứng đó. Cô hô lớn:

- Ba người mới nhập ngũ khoan đã.

Tức thẩy cả ba người quay lại nhìn Hằng, Hằng quay qua phía một chiến sĩ bộ đội đứng ở phía sau và nói nhỏ:

- Cậu làm giúp mình một lúc nhé.

Chiến sĩ bộ đội này gật đầu sau đó thế chỗ cho Hằng, sau đó cô tiến ra phía ba người cầm đơn đọc tên từng người một. Ba người đưa tay lên chào Hằng theo nghi thức quân đội, Hằng cũng đưa tay lên chào theo, đợi sau khi ba người đã may đo quân phục và nhận lệnh xong, Hằng gọi cả ba người ra một chỗ riêng và bắt đầu hỏi:

- Cả ba người là anh em ruột hả?

Cả ba người lúc này nhìn nhau thế rồi người anh cả gật đầu. Hằng hết sức ngỡ ngàng, thế rồi cô nói tiếp:

- Nhà của các bạn có còn anh hay chị em gì nữa không?

Lúc này cả ba người đồng thanh lắc đầu. Hằng lấy tay che miệng như cố giấu đi sự kinh hãi của mình, thế rồi cô nói tiếp:

- Nếu như cả ba người cùng nhập ngũ, thì ai sẽ ở lại chăm sóc bố mẹ các bạn?

Cả ba người nhìn nhau không trả lời, Hằng lại nói tiếp:

- Tuy biết rằng việc nhập ngủ là dựa trên sự tự nguyên của người dân. Nhưng tôi nghĩ rằng các bạn nên có một người ở lại để chăm lo bố mẹ … hơn thế nữa, chiến trường khắc nghiệt, nếu không may có chuyện gì xảy ra, thì ít nhất gia đình vẫn có một người con nối dõi chứ?

Cả ba người cúi đầu không biết nói gì, Hằng lúc này mới tiến tới đặt tay lên vai người em út mà nói:

- Chị biết lòng yêu nước của em là vô bờ bến. nhưng chị mong em hãy nghĩ lại, em nên ở lại để chăm nom bố mẹ em chứ?

Lúc này người em trái ngửng mặt lên và nói:

- Em đã quyết tâm rồi, xin chị đừng ngăn cản em.

Hằng còn đang định nói gì thêm thì một tiếng nói vọng tới:

- Có chuyện gì thế cán bộ ơi …?

Hằng quay lại nhìn thì đó là một bà lão tầm bẩy mươi tuổi đang từ từ tiến lại. Bà lão mỉm cười nhìn Hằng và nói:

- Có chuyện gì thế cán bộ?

Hằng nhìn bà lão như nhận ra điều gì đó, thế rồi cô nói:

- Bà đừng gọi con như vậy, con tên là hằng ạ. Bà có phải là mẹ của ba người này ?

Bà lão mỉm cười nói:

- Không cô ạ, tôi là bà ngoại của chúng nó… mấy đứa nhóc này lại quậy phá cái gì hử cô?

Hằng nghe thấy bà lão tự nhận mình là bà ngoại của ba người thì cô không biết nói gì hơn, khi hằng định hỏi gì thêm thì bà lão đã nói:

- Tôi biết cô đang nghĩ gì … cả ba và má của bọn chúng đều mất tại Thanh Hóa rồi cô ạ.

Hằng nghe thấy vậy thì cô lấy tay che miệng lại như cố kìm nén cái sự ngỡ ngàng này. Bà lão xoa đầu cậu em út rồi nói:

- Tôi ngày xưa cũng là nữ giải phóng quân đấy cô ạ … cả ba má của chúng cũng làm trong ngành quân đội, khi đất nước kêu gọi, thì sẵn dàng ngay. Ba đứa cháu này được nuôi dưỡng trong một gia đình cách mạng, bây giờ đất nước lại lâm nguy thì thử hỏi sao mà chúng nó có thể ngồi im mà dương mắt nhìn được cơ chứ?

Hằng hai mắt đã tuôn rơi hai dòng lệ từ lúc nào, thế rồi cô nói giọng nghẹn ngào:

- Thế nhưng ai sẽ chăm sóc bà bây giờ ạ?

Bà lão mỉm cười nhìn Hằng nói:

- Cái thân già này cũng chẳng sống lâu được nữa đâu, nhưng điều mà thân già này muốn nhìn thấy là cái ngày mà hòa bình lập lại … tôi có thể sang sống cùng bên họ hàng được … nhưng những đứa cháu của tôi thì nhất định phải đi tìm đường cứu nước…không phải do tôi bắt buộc … mà là do lòng yêu nước, và tấm gương của ba má chúng mà thôi…

Nghe đến đây thì cả ba an hem đứng nghiêm người đưa tay lên đầu hô lớn:

- Chúng tôi tình nguyện gia nhập quân đội, đáp trả lại lời kêu gọi của tổ quốc, quyết tâm bảo vệ bờ cõi nước nhà.

Hằng lúc này thì cô đã khóc, khóc nhiều lắm. Cô ôm chầm lấy bà lão, bà lão cũng tuôn rơi nước mắt và ôm lấy Hằng, bà vỗ về cô, Hằng nói giọng thì tháo:

- Cón cám ơn mẹ … người mẹ Việt Nam anh hùng…

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website TruyenOnl.COM
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK